Trắc nghiệm Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt (có đáp án) - Kết nối tri thức

Với 29 câu hỏi trắc nghiệm Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt Ngữ văn lớp 7 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Ngữ Văn 7.

Trắc nghiệm Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt (có đáp án) - Kết nối tri thức

Vài nét về tác giả Vũ Bằng

Câu 1. Đâu là năm sinh, năm mất của tác giả Vũ Bằng?

Quảng cáo

A. 1913 – 1985

B. 1912 – 1984

C. 1913 – 1984

D. 1912 – 1985

Câu 2. Vũ Bằng tên thật là gì?

A. Trần Hữu Tri

B. Nguyễn Sen

C. Nguyễn Đình Lễ

D. Vũ Đăng Bằng

Quảng cáo

Câu 3. Quê gốc của tác giả Vũ Bằng ở đâu?

A. Hà Nội

B. Hải Dương

C. Vĩnh Phúc

D. Hà Nam

Câu 4. Dù quê gốc ở Hải Dương nhưng Vũ Bằng sinh ra tại địa danh nào?

A. Hà Nội

B. Vĩnh Phúc

C. Hà Nam

D. Nam Định

Câu 5. Ngay còn nhỏ đã say mê viết văn, làm báo, Vũ Bằng đã có truyện đăng báo năm bao nhiêu tuổi?

Quảng cáo

A. 15 tuổi

B. 16 tuổi

C. 17 tuổi

D. 18 tuổi

Câu 6. Tác phẩm đầu tay của Vũ Bằng năm 17 tuổi là?

A. Miếng ngon Hà Nội

B. Miếng lạ miền Nam

C. Lọ Văn

D. Thương nhớ mười hai

Câu 7. Vũ Bằng là nhà văn, nhà báo có sở trưởng về thể loại gì?

A. Truyện ngắn

B. Tùy bút

C. Bút kí

D. Tất cả đáp án trên

Quảng cáo

Câu 8. Tùy bút Vũ Bằng có đặc điểm như thế nào?

A. Giàu chất trữ tình

B. Giọng văn sôi nổi, phức tạp

C. Giàu chất thơ

D. Tinh tế, tài hoa, uyên bác

E. Hướng vào biểu hiện thế giới nội tâm phong phú

Câu 9. Văn phong của Vũ Bằng có đặc điểm như thế nào?

A. Tràn đầy cảm xúc

B. Biểu thị những cảm giác tinh tế

C. Giọng văn dồn dập, phức tạp

D. Đáp án A và B đúng

Câu 10. Đâu không phải sáng tác của Vũ Bằng?

A. Miếng ngon Hà Nội

B. Món lá miền Nam

C. Hoa dọc chiến hào

D. Thương nhớ Mười Hai

Vài nét về văn bản Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt

Câu 1. Văn bản Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt trích từ tác phẩm nào?

A. Miếng ngon Hà Nội

B. Miếng lạ miền Nam

C. Thương nhớ Mười Hai

D. Lọ Văn

Câu 2. Thương nhớ Mười Hai được tác giả Vũ Bằng viết trong hoàn cảnh nào?

A. Trong thời gian tác giả sống ở miền Nam, xa cách quê hương miền Bắc

B. Trong thời gian tác giả sống ở miền Nam, xa cách quê hương miền Bắc

C. Trong chuyến đi công tác vùng biển Diêm Điền

D. Thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp

Câu 3. Bố cục đoạn trích Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt được chia thành mấy phần?

A. 2 phần

B. 3 phần

C. 4 phần

D. 5 phần

Câu 4. Đoạn trích Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt thuộc thể loại gì?

A. Truyện ngắn

B. Tùy bút

C. Tiểu thuyết

D. Thơ

Câu 5. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt là?

A. Miêu tả

B. Biểu cảm

C. Tự sự

D. Nghị luận

Câu 6. Đoạn trích Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt là bài thứ mấy trong tập tùy bút Thương nhớ Mười Hai?

A. Đầu tiên

B. Thứ hai

C. Thứ ba

D. Thứ tư

Câu 7. Mạch cảm xúc của Vũ Bằng trong văn bản Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt được khơi gợi qua sự hồi tưởng về?

A. Thời gian

B. Không gian

C. A và B đúng

D. A và B sai

Câu 8. Trong văn bản Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt, cái rét ngọt đầu xuân đã khơi dậy sức sống của?

A. Con người

B. Thiên nhiên

C. A và B đúng

D. A và B sai

Phân tích văn bản Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt

Câu 1. Nội dung của phần 1 đoạn trích "Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt" là gì?

A. Khẳng định cảm xúc trước thiên nhiên bốn mùa.

B. Sắc xuân, cảnh xuân, tình xuân đan xen, hòa quyện cùng nhau, gắn bó, tha thiết.

C. Một số bức tranh vẽ về mùa xuân

D. Nét đẹp của mùa xuân Hà Nội sau rằm tháng Giêng.

Câu 2. Nội dung của phần 2 đoạn trích "Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt" là gì?

A. Khẳng định cảm xúc trước thiên nhiên bốn mùa.

B. Sắc xuân, cảnh xuân, tình xuân đan xen, hòa quyện cùng nhau, gắn bó, tha thiết.

C. Một số bức tranh vẽ về mùa xuân

D. Nét đẹp của mùa xuân Hà Nội sau rằm tháng Giêng.

Câu 3. Nội dung của phần 3 đoạn trích "Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt" là gì?

A. Khẳng định cảm xúc trước thiên nhiên bốn mùa.

B. Sắc xuân, cảnh xuân, tình xuân đan xen, hòa quyện cùng nhau, gắn bó, tha thiết.

C. Một số bức tranh vẽ về mùa xuân

D. Nét đẹp của mùa xuân Hà Nội sau rằm tháng Giêng.

Câu 4. Chi tiết nào miêu tả không gian đặc trưng của mùa xuân Hà Nội khi mùa xuân bắt đầu đến?

A. “Nhang trầm, đèn nến, và nhất là bầu không khí gia đình đoàn tụ êm đềm, trên kính dưới nhường, trước những bàn thờ Phật, bàn thờ Thánh, bàn thờ Tổ tiên làm cho lòng anh ấm lạ ấm lùng, tuy miệng chẳng nói ra nhưng trong lòng thì cảm giác như có không biết bao nhiêu là hoa mới nở, bướm ra ràng mở hội liên hoan”.

B. “Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng…”

C. “Nhưng tôi yêu xuân nhất vào khoảng sau ngày rằm tháng Giêng, Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông đầu Giêng, nhưng trái lại lại nức một mùi hương man mác”

D. “Trên giàn thiên lí, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa. Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên nền trời trong trong có những làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột”; “Đêm xanh biêng biếc, tuy có mưa dây, nhưng nhìn lên thấy rõ từng đàn sếu bay. Về khuya, trời vẫn rét một cách tình tứ nên thơ”.

Câu 5. Giá trị nghệ thuật của văn bản "Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt" là gì?

A. Lối viết trữ tình, giàu chất thơ, hướng vào nội tâm, hướng về phong cảnh thiên nhiên bốn mùa xứ sở…

B. Ngôn từ tinh tế, đầy cảm hứng

C. A và B đều đúng

D. A và B đều sai

Câu 6. Trong bài Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt, tác giả đưa ra những dẫn chứng để thuyết phục mọi người ai cũng thích mùa xuân: 

A. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió, ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con, ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân.

B. Em yêu mùa xuân có phải vì nghe thấy rạo rực nhựa sống trong cành mai, gốc đào, chồi mận ở ngoài vườn.

C. Chàng trai kia yêu mùa xuân, phải chăng là tại lúc đôi mùa giao tiễn nhau, chàng tưởng như nghe thấy đồi núi chuyển mình, sông hồ rung động trong cuộc đổi thay thường xuyên của cuộc đời? Mà người thiếu phụ nọ ở chân trời góc biển yêu mùa xuân có phải là vì đấy là mùa xanh lên hi vọng được trở về nơi bến đợi sông chờ để ngâm lại khúc bạc đầu với người ra đi chưa biết ngày nào trở lại? 

D. Tất cả những ý trên đều đúng.

Câu 7. Chỉ ra biện pháp tu từ được dùng ở cụm từ in đậm trong câu văn sau: Mà người thiếu phụ nọ ở chân trời góc biển yêu mùa xuân có phải là vì đấy là mùa xanh lên hi vọng được trở về nơi bến đợi sông chờ để ngâm lại khúc bạc đầu với người ra đi chưa biết ngày nào trở lại?  

A. Nhân hóa

B. So sánh

C. Ẩn dụ

D. Hoán dụ

Câu 8. Chi tiết miêu tả không gian đặc trưng của mùa xuân Hà Nội vào đầu tháng Giêng trong bài Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt là:

A. Mưa riêu riêu, gió lành lạnh

B. Có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng

C. A và B đều đúng

D. A và B đều sai

Câu 9. Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì trong đoạn văn sau:

Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con, ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân.

A. câu phủ định, điệp từ, so sánh, điệp kiểu câu.

B. câu phủ định, điệp từ, điệp ngữ, điệp kiểu câu.

C. câu phủ định, nhân hóa, điệp ngữ, điệp kiểu câu.

D. câu phủ định, điệp từ, điệp ngữ, câu hỏi tu từ.

Câu 10. Nhà văn cảm nhận sự thay đổi của thiên nhiên qua những đối tượng nào?

A. sự thay đổi của về màu sắc của bầu trời, mặt đất, cây cỏ…

B. sự thay đổi của thiên nhiên, đất trời qua sự thay đổi, chuyển biến về màu sắc, không khí, bầu trời, mặt đất, cây cỏ…

C. sự thay đổi của không khí, bầu trời, mặt đất, cây cỏ…

D. tất cả những ý trên đều sai

Câu 11. Vẻ đẹp của mùa xuân miền Bắc trong tâm trí tác giả là vẻ đẹp như thế nào?

A. Tươi tắn sôi động

B. Lạnh lẽo và u buồn

C. Thiên nhiên se lạnh nhưng lòng người ấm áp tình thương

D. Tất cả những ý trên đều đúng

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn 7 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài soạn văn lớp 7 hay nhất dựa trên đề bài và hình ảnh của sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 Tập 1, Tập 2 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống (NXB Giáo dục). Bản quyền soạn văn lớp 7 thuộc VietJack, nghiêm cấm mọi hành vi sao chép mà chưa được xin phép.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên