Biện pháp nhân hóa lớp 4 (Lý thuyết, Bài tập)

Tài liệu Biện pháp nhân hóa lớp 4 chọn lọc với lý thuyết chi tiết (định nghĩa, phân loại, tác dụng) và bài tập đa dạng có hướng dẫn giải chi tiết giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Tiếng Việt lớp 4.

Biện pháp nhân hóa lớp 4 (Lý thuyết, Bài tập)

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Chuyên đề Tiếng Việt lớp 4 (Lý thuyết + Bài tập) bản word có lời giải chi tiết:

Quảng cáo
Cài đặt app vietjack

I. Nhân hóa là gì?

- Khái niệm: Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật,… trở nên gần gũi, sinh động hơn.

- Ví dụ: Bác xe ngửi thấy mùi đất mới.

II. Các cách nhân hóa

a) Gọi vật, hiện tượng tự nhiên bằng những từ ngữ chỉ người

- Đây là một trong những cách nhân hóa phổ biến của biện pháp nhân hoá. Trong nhiều bài văn, các con vật, sự vật, hiện tượng tự nhiên thường được gọi bằng những từ chỉ người như: chú, chị, ông,... Cách gọi này khiến cho các sự vật trở nên gần gũi, thân thuộc hơn rất nhiều.

- Ví dụ: Bác gà trống trông thật oai vệ.

b) Dùng từ ngữ chỉ hoạt động, đặc điểm của người để kể, tả về vật, hiện tượng tự nhiên

- Cách nhân hoá này mang lại hiệu quả nghệ thuật rất cao, khiến cho các sự vật trở nên sống động lạ kì, khiến lời văn, ý thơ tạo được ấn tượng trong lòng người đọc.

- Dùng từ ngữ chỉ hoạt động, đặc điểm của người để kể, tả về vật, hiện tượng tự nhiên thường tạo cho tác phẩm văn học có nhiều ý nghĩa, gợi hình, gợi ảnh làm cho tác phẩm sinh động hơn.

- Ví dụ: Chú ếch con đang ngồi học.

Quảng cáo

c) Trò chuyện, xưng hô với vật, hiện tượng tự nhiên như với người

- Đây là cách nhân hoá trò chuyện, xưng hô với vật, hiện tượng tự nhiên gần gũi, thân mật như đang nói chuyện với con người. Cách này khiến vật, hiện tượng tự nhiên trở nên gần gũi hơn, không còn là vật vô tri, vô giác, mà có cảm xúc giống như con người.

- Ví dụ: Chị gió ơi! Chị gió ơi!

III. Dấu hiệu nhận biết biện pháp nhân hóa

- Vật hay hiện tượng tự nhiên nào đó được nhân hóa và có các từ ngữ được dùng để nhân hóa như:

+ Anh, chị, cô, chú, bác, nàng, chàng,…: Đây là những từ ngữ chỉ người được dùng để gọi vật, hiện tượng tự nhiên.

+ Gọi, hát, vẫy tay, cười, duyên dáng, chất phác,…: Đây là những từ ngữ chỉ hoạt động, đặc điểm của người được dùng để kể, tả về vật, hiện tượng tự nhiên.

+ Chị gió ơi; Bác gà trống đang làm gì thế?; Chị sơn ca hát cùng tôi nhé!,…: Trò chuyện, xưng hô với vật, hiện tượng tự nhiên như với người.

IV. Các bước để sử dụng biện pháp nhân hóa

Bước 1. Xác định sự vật được nhân hóa

Quảng cáo

- Cần phải xác định được vật (con vật, đồ vật, cây cối,…), hiện tượng tự nhiên (mây, mưa, gió,…) nào được nhân hóa.

- Ví dụ: Bác chim đang đậu trên ngọn cây hót véo von. (Sự vật được nhân hóa là “chim”.)

Bước 2. Xác định cách nhân hóa phù hợp

- Cần xác định được cách nhân hóa phù hợp với vật, hiện tượng tự nhiên nói đến trong câu để sự vật trở nên gần gũi và gắn bó với con người.

Bước 3. Tiến hành thực hiện biện pháp nhân hóa với nội dung của câu

- Ví dụ: Mỗi loài chim đều có đặc điểm riêng: chim chích choè biết múa, chào mào biết hát, vẹt biết nói, cu gáy biết chơi nhạc cụ.

V. Tác dụng của biện pháp nhân hóa

- Làm cho các sự vật trở nên sinh động hơn trong suy nghĩ, đem lại cho người đọc cảm giác gần gũi và thân thiết hơn.

- Giúp những vật, hiện tượng tự nhiên có thể biểu hiện được các suy nghĩ hay bày tỏ thái độ, tình cảm như con người.

- Giúp tác phẩm trở nên có hồn và sống động hơn.

Quảng cáo

VI. Bài tập về biện pháp nhân hóa

Bài 1. Gạch chân dưới các sự vật được nhân hóa trong nhưng câu văn sau:

a. Mùa xuân về, chồi non nhỏ bé khẽ cựa mình, cởi lớp áo xanh mỏng manh ra để vươn lên cao hơn.

b. Gió nghịch ngợm xô vào cánh cửa gỗ, khiến anh cửa kêu lên kẽo kẹt.

c. Ả mèo mướp vừa ăn no đã leo lên mái nhà, nằm ngủ say dưới ánh nắng ấm áp.

d. Mặc anh gà trống gọi mãi, chị mèo Mướp vẫn ngủ nướng bên hiên nhà.

Trả lời:

a. Mùa xuân về, chồi non nhỏ bé khẽ cựa mình, cởi lớp áo xanh mỏng manh ra để vươn lên cao hơn.

b. Gió nghịch ngợm xô vào cánh cửa gỗ, khiến anh cửa kêu lên kẽo kẹt.

c. Ả mèo mướp vừa ăn no đã leo lên mái nhà, nằm ngủ say dưới ánh nắng ấm áp.

d. Mặc anh gà trống gọi mãi, chị mèo Mướp vẫn ngủ nướng bên hiên nhà.

Bài 2. Hãy cho biết, các sự vật được in đậm trong những câu văn sau được nhân hóa bằng cách nào?

a. Trên sân trường, bầy chim nhỏ tung tăng chạy nhảy, nô đùa với những chiếc lá bàng khô.

b. Bạn ếch nhỏ đang say sưa ngắm nhìn đàn cá đang bơi lội dưới mặt nước.

c. Đàn chim én từ phương Nam bay về đang ca múa tưng bừng, báo cho mọi người rằng mùa xuân đã về.

d. Ông trâu già bước từng bước nặng nề, chậm chạp để trở về chuồng.

Trả lời:

a. Trên sân trường, bầy chim nhỏ tung tăng chạy nhảy, nô đùa với những chiếc lá bàng khô. (Dùng từ ngữ chỉ hoạt động, đặc điểm của người để kể, tả về vật, hiện tượng tự nhiên.)

b. Bạn ếch nhỏ đang say sưa ngắm nhìn đàn cá đang bơi lội dưới mặt nước. (Gọi vật, hiện tượng tự nhiên bằng những từ ngữ chỉ người.)

c. Đàn chim én từ phương Nam bay về đang ca múa tưng bừng, báo cho mọi người rằng mùa xuân đã về. (Dùng từ ngữ chỉ hoạt động, đặc điểm của người để kể, tả về vật, hiện tượng tự nhiên.)

d. Ông trâu già bước từng bước nặng nề, chậm chạp để trở về chuồng. (Gọi vật, hiện tượng tự nhiên bằng những từ ngữ chỉ người.)

Bài 3. Viết lại các câu sau bằng cách nhân hóa sự vật được in đậm.

a. Đàn bò đang gặm cỏ.

b. Vạt cỏ xanh tươi.

c. Đám mây trắng xốp.

Trả lời:

a. Đàn bò đang say sưa gặm cỏ.

b. Vạt cỏ nghiêng mình khoe vạt áo xanh tươi.

c. Đám mây trắng xốp nhẹ nhàng dạo chơi trên bầu trời.

Bài 4. Viết tiếp các câu sau bằng cách nhân hóa sự vật ở chủ ngữ:

a. Con mèo già ...........

b. Đám mây ...........

c. Hàng dừa xanh .............

d. Chiếc lá bàng ..................

Trả lời:

a. Con mèo già lười biếng nằm tắm nắng.

b. Đám mây lững thững dạo chơi khắp nơi.

c. Hàng dừa xanh nghiêng mình reo vui.

d. Chiếc lá bàng nằm im buồn bã bên sân trường.

Bài 5. Viết đoạn văn với chủ đề tự do, trong đó có ít nhất một câu sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa.

Trả lời:

Mấy hôm nay trời đã vào thu, không khí trở nên se lạnh. Mấy chị cúc họa mi cũng vội vã xúng xính chuẩn bị trẩy hội. Chỉ qua một đêm, vườn cúc họa mi còn e ấp đã đồng loạt nở rộ. Chị nào cũng hớn hở khoe những cánh hoa tim tím nhỏ xinh với bác làm vườn. Bác làm vườn cũng chịu khó lắm. Đi qua luống hoa nào bác cũng dừng lại ngắm nghía rồi khen ngợi vài câu, khiến các chị cúc họa mi vui sướng vẫy vẫy mãi mấy cái lá xanh bên thân mình.

- Câu sử dụng phép nhân hóa: Mấy chị cúc họa mi cũng vội vã xúng xính chuẩn bị trẩy hội.

Xem thử

Xem thêm tài liệu Chuyên đề Tiếng Việt lớp 4 chọn lọc, hay khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án các lớp các môn học