Nhớ Việt Bắc lớp 3 | Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều
Lời giải Tiếng Việt lớp 3 Nhớ Việt Bắc trang 55, 56 sách Cánh diều giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 2.
Nhớ Việt Bắc lớp 3 | Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều
Bài đọc 4: Nhớ Việt Bắc
Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình.
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.
Nhớ khi giặc đến giặc lùng
Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây.
Núi giăng thành lũy sắt dày
Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù.
Tố Hữu
Nội dung chính: Vẻ đẹp của núi rừng Việt Bắc.
Đọc hiểu
Câu 1 trang 56 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 2: Bài thơ là lời ai nói với ai? Chọn ý đúng:
a) Là lời của người sắp xa Việt Bắc nói bắn người dân Việt Bắc.
b) Là lời của người dân Việt Bắc nói với người sắp xa Việt Bắc
c) Là lời của người dân Việt Bắc nói với nhau về quê hương.
Trả lời:
Bài thơ là lời của a) Là lời của người sắp xa Việt Bắc nói bắn người dân Việt Bắc.
Câu 2 trang 56 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 2: Tìm những hình ảnh đẹp về núi rừng Việt Bắc trong bài thơ
Trả lời:
Những hình ảnh đẹp về núi rừng Việt Bắc trong bài thơ: Hoa chuối, đèo cao nắng ánh, mơ nở trắng từng, rừng phách đổ vàng.
Câu 3 trang 56 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 2: Tìm những hình ảnh đẹp về người dân Việt Bắc cần cù lao động.
Trả lời:
Những hình ảnh đẹp về người dân Việt Bắc cần cù lao động: Người đan nón chuốt từng sợi giang, Cô em gái hái măng một mình.
Câu 4 trang 56 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 2: Những câu thơ nào nói lên lòng yêu nước của người dân Việt Bắc
Trả lời:
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.
Nhớ khi giặc đến giặc lùng
Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây.
Luyện tập
Câu 1 trang 56 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 2: Có thể thay bông hoa trong mỗi câu dưới đây bằng dấu câu nào?Dấu câu ấy được dùng làm gì?
Trả lời:
a) Mười dòng thơ đâu là một bức tranh đẹp về cảnh và người Việt Bắc: (dấu hai chấm) Cảnh Việt Bắc nên thơ, người Việt Bắc cần cù, tình nghĩa.
b) Ở những dòng thơ cuối, cảnh với người như hòa làm một: (dấu hai chấm) núi rừng cùng con người sát cánh bên nhau, bảo vệ Tổ Quốc.
- Dấu câu dùng để giải thích.
Câu 2 trang 56 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 2: Dựa theo nội dung bài đọc, em hãy viết tiếp tiếp vào vở câu dưới đây, trong câu có sử dụng dấu hai chấm:
Bài thơ Nhớ Việt Bắc dã khắc họa nên hình ảnh đồng bào các dân tộc Việt Bắc với những phẩm chất đáng quý...
Trả lời:
Bài thơ Nhớ Việt Bắc dã khắc họa nên hình ảnh đồng bào các dân tộc Việt Bắc với những phẩm chất đáng quý: cần cù, yêu lao động, yêu Tổ quốc...
Xem thêm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Viết (trang 48 Tiếng Việt lớp 3): Viết tên riêng: Trà Vinh ....
Viết (trang 50, 51 Tiếng Việt lớp 3): Chọn 1 trong 2 đề: Viết đoạn văn tả hình dáng ....
Đọc: Hội đua ghe ngo (trang 51, 52, 53 Tiếng Việt lớp 3): Hội đua ghe ngo diễn ra vào dịp nào? ....
Viết (trang 53, 54 Tiếng Việt lớp 3): Nghe - viết: Hội đua ghe ngo (từ “Vào cuộc đua” đến hết) ....
Tự đánh giá (trang 58 Tiếng Việt lớp 3): Sau bài 14, em đã biết thêm những gì ....
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 3 hay khác:
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều
- Giải vbt Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều
- Giải lớp 3 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 3 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 3 Chân trời sáng tạo (các môn học)
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.