Bài tập Đo thể tích vật rắn không thấm nước (có lời giải - phần 2) | Trắc nghiệm Vật Lí 6

Với bài tập trắc nghiệm Đo thể tích vật rắn không thấm nước (phần 2) Vật Lí lớp 6 có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm trắc nghiệm Đo thể tích vật rắn không thấm nước (phần 2).

Bài tập Đo thể tích vật rắn không thấm nước (có lời giải - phần 2)

Câu 1 : Trên một bình chia độ có ghi cm3 chứa 60cm3 nước. Người ta dùng bình này để đo thể tích của một viên bi sắt. Khi thả viên bi vào, thì mực nước trong bình dâng lên 85cm3. Vậy thể tích viên bi sắt là:

A. 72,5 cm3

B. 12,5 cm3

C. 25 cm3

D. 20 cm3

Đáp án C

Giải thích: Thể tích của vật là V = V2 – V1 = 85 – 60 = 25 cm3

Câu 2 : Để đo thể tích của một vật rắn không thấm nước. Ba bạn Bình, Lan, Chi cùng tranh luận:

Bình: Đổ nước vào bình chia độ trước, đánh dấu mực nước trong bình (V1). Sau đó thả vật vào, đánh dấu mực nước dâng lên trong bình (V2). Thể tích vật sẽ là:V = V2 - V1

Lan: Thả vật vào bình trước, đổ nước vào đầy bình, đánh dấu mực nước trong bình (V1). Sau đó vớt vật ra, đánh dấu mực nước trong bình (V2). Thể tích vật sẽ là: V = V1 – V2.

Chi: Mình dùng bình tràn, thể tích nước tràn ra ngoài (được đo bằng bình chia độ) chính là thể tích vật.

A. Chỉ có Bình đúng.

B. Chỉ có Lan đúng.

C. Chỉ có Chi đúng.

D. Bình và Chi cùng đúng.

Đáp án D

Giải thích: Có hai cách để đo thể tích vật rắn không thấm nước

Cách 1: Dùng bình chứa và bình tràn, bình chia độ.

+ Đổ nước vào bình tràn, mực nước xấp xỉ vòi tràn.

+ Thả vật vào, nước tràn ra được hứng vào bình chứa.

+ Đổ nước từ bình chứa vào bình chia độ và đọc thể tích nước tràn ra chính là thể tích vật.

Cách 2: Dùng bình chia độ

+ Đổ nước vào bình chia độ, đánh dấu vị trí thể tích V1

+ Thả vật vào bình, nước dâng lên đến thể tích V2

+ Thể tích vật là V = V2 – V1

Vậy cách của Bình và Chi đúng.

Câu 3 : Khi dùng bình tràn để đo thể tích vật rắn không thấm nước thì thể tích của vật là::

A. Thể tích mực nước chứa trong bình tràn.

B. Thể tích bình chứa.

C. Thể tích nước tràn ra khỏi bình tràn.

D. Thể tích bình tràn.

Đáp án C

Giải thích: Khi dùng bình tràn để đo thể tích vật rắn không thấm nước, ta thực hiện:

+ Đổ nước vào bình tràn, mực nước xấp xỉ vòi tràn.

+ Thả vật vào, nước tràn ra được hứng vào bình chứa.

+ Đổ nước từ bình chứa vào bình chia độ và đọc thể tích

Thể tích nước tràn ra chính là thể tích vật.

Câu 4 : Bốc một nắm cát, bỏ vào bình chia độ rồi lắc đều sao cho mặt trên của cát bằng với mực ghi 40cm3 của một bình chia độ. Thể tích của cát là:

A. 40 cm3.

B. Lớn hơn 40 cm3.

C. Nhỏ hơn 40 cm3.

D. Tùy theo diện tích đáy của bình chia độ.

Đáp án C

Giải thích: Vì cát được cấu thành từ các hạt có kích thước, giữa các hạt cát có khoảng cách, mặc dù ta đã lắc cho đều. Vì vậy, dù mặt bằng trên của cát bằng với mực ghi thể tích 40 cm3 thì thể tích thực của cát vẫn nhỏ hơn 40 cm3.

Câu 5 : Lấy nước đổ vào bình chia độ đựng cát đã nói ở trên, ta đổ cho đến khi mực nước trong bình đạt mức 75cm3. Thể tích nước đổ vào là:

A. V = 35cm3.

B. Lớn hơn 35cm3.

C. Nhỏ hơn 35cm3.

D. Tùy theo hình dáng của mỗi bình chia độ.

Đáp án B

Giải thích: Đổ nước đến khi nước ngang với vạch 75 cm3 thì tổng thể tích nước và cát là 75 cm3. Thể tích cát nhỏ hơn 40 cm3. Nên:

Thể tích nước sẽ lớn hơn : 75 – 40 = 35 cm3.

Câu 6 : Bỏ một viên sắt vào bình chia độ, sau đó đổ nước vào bình cho đến khi mực nước trong bình đạt đến chỉ số 200cm3. Vớt viên bi ra thì thể tích nước còn lại đạt đến chỉ số 140 cm3. Thể tích viên bi là:

A. V = 50 cm3

B. V = 45cm3.

C. V = 60cm3.

D. Chưa thể khẳng định chắc chắn được.

Đáp án D

Giải thích: Phương pháp đo thể tích vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ là:

+ Đổ nước vào bình chia độ, đánh dấu vị trí thể tích V1

+ Thả vật vào bình, nước dâng lên đến thể tích V2

+ Thể tích vật là V = V2 – V1

Phương pháp làm của bạn trong bài là không đúng, nên chưa thể khẳng định chắc chắn được. Vì nếu vật có phần rỗng, khi vớt ra, vật mang theo một phần thể tích nước ra ngoài thì phần hiệu thể tích không phải là thể tích của vật cần đo.

Câu 7 : Một bình chia độ có 16 vạch chia, chỉ số bé nhất và lớn nhất trên bình là 0 và 150cm3. Người ta dùng bình này để hứng lượng nước tràn ra từ bình tràn, khi đo thể tích của một vật có kích thước lớn. Mực nước ở bình chia độ ở vạch thứ 8. Thể tích vật có kích thước lớn đó là:

A. 80 cm3

B. 40 cm3

C. 60 cm3

D. 70 cm3

Đáp án D

Giải thích: Bình chia độ có chỉ số lớn nhất là 150 cm3 vậy GHĐ là 150 cm3.

Vì có 16 vạch, ứng với 15 khoảng chia độ (vạch đầu tiên chỉ số 0 và vạch thứ 16 chỉ số 150 cm3). Vậy ĐCNN của bình là 150 cm3 : 15 = 10 cm3.

Mực nước ở bình chia độ ứng với vạch thứ 8, tức là 7 khoảng. Thể tích của vật là V = 10 cm3 x 7 = 70 cm3.

Câu 8 : Nước ở trong bình chia độ ở mức 150 cm3. Khi bỏ một vật có thể tích 50 cm3 vào bình. Mực nước mới trong bình bây giờ là:

A. 100 cm3

B. 200 cm3

C. 175 cm3

D. 220 cm3

Đáp án B

Giải thích: Ban đầu nước có thể tích V1 = 150 cm3. Vật được thả vào có thể tích V làm nước dâng lên đến V2 = V1 + V = 150 + 50 = 200 cm3.

Câu 9 : Một viên gạch 4 lỗ (gạch xây dựng) có kích thước (10 x 20 x10) cm được bỏ trong một bình tràn. Lượng nước tràn ra có thể tích:

A. 2000 cm3

B. Lớn hơn 2000 cm3

C. Bé hơn 2000 cm3

D. Tùy thuộc vào gạch ngấm nước nhiều hay ngấm nước ít.

Đáp án C

Giải thích:

Lượng nước tràn ra chính bằng thể tích viên gạch.

Nếu viên gạch đặc thì thể tích của viên gạch là 10 x 20 x 10 = 2000 cm3.

Vì viên gạch có 4 lỗ rỗng nên thể tích của nó nhỏ hơn 2000 cm3. Do đó lượng nước tràn ra bé hơn 2000 cm3.

Câu 10 : Một quả cầu sắt có thể tích 3,5cm3 rỗng ruột. Biết thể tích phần rỗng ở bên trong quả cầu là 0,5cm3. Người ta đem quả cầu nói trên đặt vào bên trong bình tràn. Thể tích nước thoát ra khỏi bình tràn là:

A. 4 cm3.

B. 3 cm3

C. 3,5 cm3

D. 4,5 cm3

Đáp án B

Giải thích: Thể tích nước thoát ra khỏi bình tràn là thể tích phần đặc của quả cầu sắt (do nước có thể tràn vào chiếm lấy phần rỗng của quả cầu). Thể tích nước tràn ra là 3,5 cm3 – 0,5 cm3 = 3 cm3.

Xem thêm các Bài tập trắc nghiệm Vật Lí lớp 6 có đáp án, hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt môn Vật Lí lớp 6 khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 6 có đáp án của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung chương trình Vật Lý lớp 6.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên