Đề kiểm tra 15 phút Hóa học 10 Học kì 1 có đáp án (Bài số 2)(3 đề)
Dưới đây là danh sách Đề kiểm tra 15 phút Hóa học 10 Học kì 1 có đáp án (Bài số 2)(3 đề). Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp bạn ôn luyện & đạt điểm cao trong các bài thi môn Hóa học 10.
Đề kiểm tra 15 phút Hóa học 10 Học kì 1 có đáp án (Bài số 2)(3 đề)
Bài giảng: Đề kiểm tra 15 phút Hóa học 10 Học kì 1 có đáp án (Lần 2 - Tự luận - Trắc nghiệm) - Cô Phạm Thu Huyền (Giáo viên VietJack)
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề kiểm tra 15 phút lần 2 Học kì 1
Môn: Hóa học 10
Thời gian làm bài: 15 phút
(Đề 1)
Bài giảng: Đề kiểm tra 15 phút Hóa học 10 Học kì 1 có đáp án (Lần 2 - Trắc nghiệm) - Cô Phạm Thu Huyền (Giáo viên VietJack)
Câu 1. Chỉ ra nội dung sai khi nói về ion?
A. Ion là phần tử mang điện.
B. Ion âm gọi là cation, ion dương gọi là anion.
C. Ion có thể chia thành ion đơn nguyên tử và ion đa nguyên tử.
D. Ion đơn nguyên tử được hình thành khi nguyên tử nhường hay nhận electron.
Câu 2. Trong các phản ứng hoá học, nguyên tử kim loại có khuynh hướng
A. nhận thêm electron.
B. Nhận hay nhường electron phụ thuộc vào từng phản ứng cụ thể
C. Nhường bớt electron.
D. Nhận hay nhường electron phụ thuộc vào từng kim loại cụ thể.
Câu 3. Liên kết hóa học trong phân tử Br2 thuộc loại liên kết ?
A. cộng hoá trị không cực. B. hiđro.
C. cộng hoá trị có cực. D. ion
Câu 4. Hợp chất mà nguyên tố clo có số oxi hoá +3 là
A. NaClO. B. NaClO2. C. NaClO3. D.NaClO4.
Câu 5. Cho giá trị độ âm điện của các nguyên tố: F (3,98), O (3,44), C (2,55), H (2,20), Na (0,93), Hợp chất nào sau đây là hợp chất ion?
A. NaF. B. CH4. C. H2O. D. CO2.
Câu 6. Loại phản ứng hoá học nào sau đây luôn luôn là phản ứng oxi hóa-khử ?
A. Phản ứng hoá hợp. B. Phản ứng phân huỷ.
C . Phản ứng thế. D. Phản ứng trung hoà.
Câu 7. Cho phản ứng sau: 2FeCl3 + H2S -> 2FeCl2 + S + 2HCl.
Vai trò của H2S là
A. Chất oxi hóa. B. Chất khử.
C. Axit. D. Vừa oxi hóa vừa khử.
Câu 8. Cho sơ đồ phản ứng:
KMnO4 + FeSO4 + H2SO4 Fe2(SO4)3 + K2SO4 + MnSO4 + H2O
Hệ số của chất oxi hóa và chất khử trong phản ứng trên lần lượt là
A. 5 và 2. B. 2 và 10. C. 2 và 5. D. 5 và 1.
Câu 9. Hòa tan hoàn toàn 2,4 gam kim loại Mg vào dung dịch HNO3 loãng, giả sử chỉ thu được V lít khí N2 là sản phẩm khử duy nhất (đktc). Giá trị của V là
A. 0,672 lít. B. 6,72 lít. C. 0,448 lít. D. 4,48 lít.
Câu 10. Trong phản ứng oxi hóa – khử, chất oxi hóa là
A. chất nhận electron. B. chất nhường electron.
C. chất làm tăng số oxi hóa. D. chất không thay đổi số oxi hóa.
Hướng dẫn giải:
Câu 1. B
Ion âm gọi là anion, ion dương gọi là cation.
Câu 2. C
Kim loại thường có 1,2,3 electron lớp ngoài cùng nên sẽ có khuynh hướng nhường electron.
Câu 3. A
Liên kết hình thành giữa hai nguyên tử phi kim giống nhau là liên kết cộng hóa trị không cực.
Câu 4. B
Gọi số oxi hóa của Cl là x.
Ta có số oxi hóa của Na = +1, O = - 2
Áp dụng quy tắc ta có: (+1).1 + x.1 + (-2).2 => x = +3
Câu 5. A
Liên kết ion là liên kết mà hiệu độ âm điện giữa hai nguyên tử tham gia liên kết ≥ 1,7.
Phân tử | NaF | CH4 | H2O | CO2 |
Hiệu độ âm điện | 3,05 | 0,35 | 1,24 | 0,89 |
Câu 6. C
Phản ứng thế luôn là phản ứng oxi hóa – khử.
Một số ví dụ phản ứng không là phản ứng oxi hóa - khử:
CaO + CO2 →CaCO3 là phản ứng hóa hợp nhưng không là phản ứng oxi hóa – khử.
CaCO3 →CaO + CO2 là phản ứng phân hủy nhưng không là phản ứng oxi hóa – khử.
HCl + NaOH → NaCl + H2O là phản ứng trung hòa nhưng không là phản ứng oxi hóa - khử.
Câu 7. B.
Số oxi hóa của S tăng từ -2 lên 0, Vậy H2S đóng vai trò là chất khử.
Câu 8. B
Chất oxi hóa và chất khử lần lượt là KMnO4 và FeSO4.
2KMnO4 + 10FeSO4 + 8H2SO4 5Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2O
Câu 9. C
nMg = 0,1 (mol)
VN2 = 0,02.22,4 = 0,448(l)
Câu 10. A.
Chất oxi hóa là chất nhận electron và có sự giảm số oxi hóa.
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề kiểm tra 15 phút lần 2 Học kì 1
Môn: Hóa học 10
Thời gian làm bài: 15 phút
(Đề 2)
Bài giảng: Đề kiểm tra 15 phút Hóa học 10 Học kì 1 có đáp án (Lần 2 - Trắc nghiệm) - Cô Phạm Thu Huyền (Giáo viên VietJack)
Câu 1. Cho các ion: . Hỏi có bao nhiêu cation ?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 2. Cho các phân tử : H2, O2, HCl, Cl2. Có bao nhiêu phân tử có cực?
A. 1 B. 2 C.3 D. 4
Câu 3. Liên kết ion là liên kết được hình thành bởi yếu tố nào sau đây?
A. Sự góp chung các electron độc thân.
B. Sự cho – nhận cặp electron hoá trị.
C. Lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện trái dấu.
D. Lực hút tĩnh điện giữa các ion dương và electron tự do.
Câu 4. Số oxi hoá của nguyên tố nitơ trong các hợp chất: NH4Cl, HNO3, NO, NO2, N2,N2O lần lượt là
A. - 4, +6, +2, +4, 0, +1. B. 0, +1,–4, +5, –2, 0.
C. -3, +5, +2,+4, 0,+1. D. 0, +1.+3, –5, +2, –4.
Câu 5. Phản ứng nhiệt phân muối thuộc loại phản ứng nào sau đây?
A. Phản ứng oxi hóa – khử.
B. Không là phản ứng oxi hóa – khử.
C. Là phản ứng oxi hóa – khử hoặc không.
D. Phản ứng thuận nghịch.
Câu 6. Cho sơ đồ phản ứng:
KMnO4 + FeSO4 + H2SO4 Fe2(SO4)3 + K2SO4 + MnSO4 + H2O
Hệ số của chất oxi hóa và chất khử trong phản ứng trên lần lượt là
A. 5 và 2. B. 2 và 10. C. 2 và 5. D. 5 và 1.
Câu 7. Oxit nào sau đây bị oxi hoá khi phản ứng với dung dịch HNO3 loãng?
A. MgO. B. Fe2O3.
C. FeO. D. Al2O3.
Câu 8. Trong phản ứng oxi hóa – khử, chất oxi hóa là
A. chất nhận electron. B. chất nhường electron.
C. chất làm tăng số oxi hóa. D. chất không thay đổi số oxi hóa.
Câu 9. Cho m gam Cu phản ứng hết với dung dịch HNO3 thu được 8,96 lít hỗn hợp khí NO và NO2 ở đktc, có tỉ khối đối với H2 là 19. Giá trị của m là A. 25,6 gam. B. 16 gam. C. 2,56 gam. D. 8 gam.
Câu 10. Cho từng chất : Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)3, Fe(NO3)2, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc nóng. Số lượng phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá – khử là
A. 8. B. 6. C. 5. D. 7.
Hướng dẫn giải:
Câu 1. C
Cation là phần tử mang điện dương, các cation lần lượt là: Na+, Ca2+, Al3+,
Câu 2. A
Phân tử có cực là HCl.
Câu 3. C
Câu 4. C
Gọi số oxi hóa của N là x, trong hợp chất số oxi hóa của H = +1, O = -2.
NH4Cl | HNO3 | NO | NO2 | N2 | N2O |
---|---|---|---|---|---|
x + (+1).4 + (-1) = 0 →x = -3 |
(+1) + x + (-2).3 = 0 →x = +5 |
x + (-2) = 0 →x = +2 |
x + (-2).2 = 0 →x = +4 |
0 |
x.2 + (-2) = 0 → x = +1 |
Câu 5. C
Ví dụ: CaCO3 → CaO + CO2 (Không phải phản ứng oxi hóa – khử)
2KNO3 → 2KNO2 + O2 (Phản ứng oxi hóa – khử).
Câu 6. B
Chất oxi hóa và chất khử lần lượt là KMnO4 và FeSO4.
2KMnO4 + 10FeSO4 + 8H2SO4 5Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2O
Câu 7. C
Trong các đáp án A,B,D các kim loại trong oxit đều đã có số oxi hóa cao nhất. Không bị oxi hóa bởi HNO3.
Câu 8. A
Chất oxi hóa là chất nhận electron hay là chất có số oxi hóa giảm sau phản ứng.
Câu 9. A
Gọi = x mol, = y mol.
Ta có:
Mặt khác mkhí= 0,4.19.2 = 15,2 gam
→ 30x + 46y = 15,2 (2)
Giải (1), (2) ta có x = 0,2, y = 0,2 mol.
Ta có các quá trình:
Bảo toàn số mol electron ta có: 2y = 0,8 → y = 0,4 (mol).
→ mCu = 0,4.64 = 25,6 (g).
Câu 10. D
Số lượng phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá – khử xảy ra giữa HNO3 với lần lượt các chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe3O4,Fe(NO3)2, FeSO4,FeCO3. (Hợp chất mà trong đó Fe chưa đạt số oxi hóa là +3).
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề kiểm tra 15 phút lần 2 Học kì 1
Môn: Hóa học 10
Thời gian làm bài: 15 phút
(Đề 3)
Bài giảng: Đề kiểm tra 15 phút Hóa học 10 Học kì 1 có đáp án (Lần 2 - Trắc nghiệm) - Cô Phạm Thu Huyền (Giáo viên VietJack)
Câu 1: Số oxi hóa của S trong các chất H2SO4, S, SO3, H2S lần lượt là
A. +6; +8; +6; -2. B. +4; 0; +4; -2.
C. +4; 0; +6; -2. D. +4; -8; +6; -2.
Câu 2: Ion nào là ion đơn nguyên tử?
A.NH4+. B. NO3-. C. Cl-. D. OH-.
Câu 3: Tổng số electron trong ion NO3- là (cho 7N, 8O)
A.32. B. 3. C. 31. D.24.
Câu 4: Trong phân tử N2, số cặp electron dùng chung là (cho 7N)
A.2. B. 1. C. 3. D. 4.
Câu 5: Liên kết hóa học trong phân tử Br2 thuộc loại liên kết gì?
A. Hiđro. B. Ion.
C. CHT có cực. D. CHT Không cực.
Câu 6. Trong hóa học vô cơ, loại phản ứng hoá học nào sau đây luôn luôn là phản ứng oxi hóa-khử ?
A. Phản ứng hoá hợp B. Phản ứng phân huỷ
C . Phản ứng thế D. Phản ứng trung hoà
Câu 7. Cho sơ đồ phản ứng: Fe(OH)2 + HNO3 -> Fe(NO3)3 + NO + H2O. Sau khi cân bằng, hệ số của các chất tương ứng là
A. 3, 10, 3, 1, 8. B. 3, 28, 9, 1, 14.
C. 3, 26, 9, 2, 13. D. 2, 28, 6, 1, 14.
Câu 8. Hòa tan 4,59 gam Al bằng dung dịch HNO3 dư thu được hỗn hợp khí NO và N2O có tỉ khối hơi đối với hiđro bằng 16,75 (ngoài ra không có sản phẩm khử nào khác). Thể tích NO và N2O ở đktc thu được lần lượt là
A. 2,24 lít và 6,72 lít. B. 2,016 lít và 0,672 lít.
C. 0,672 lít và 2,016 lít. D. 1,972 lít và 0,448 lít.
Câu 9. Cho sơ đồ phản ứng : Cu2S + HNO3 -> Cu(NO3)2 + H2SO4 + NO2 + H2O
Hệ số cân bằng của Cu2S và HNO3 trong phản ứng là
A. 1 và 22. B. 1 và 14. C. 1 và 10. D. 1 và 12.
Câu 10. Từ 2 phản ứng:
Có thể rút ra kết luận:
A. Tính oxi hoá:
B. Tính khử:
C. Tính oxi hoá:
D. Tính khử:
Hướng dẫn giải:
Câu 1: C
Câu 2. C
Ion đơn nguyên tử là ion được cấu tạo từ 1 nguyên tử.
→ Cl- là ion đơn nguyên tử.
Câu 3. A
Số e của ion NO3- là 7 + 3.8 + 1= 32
Câu 4. C
Cấu hình electron nguyên tử N: 1s22s22p3. N có 5electron lớp ngoài cùng, do đó khi hình thành liên kết trong phân tử N2, mỗi nguyên tử N sẽ góp chung 3 electron.
Câu 5. D
Liên kết giữa 2 nguyên tử cùng loại là liên kết cộng hóa trị không cực.
Câu 6. C
Ví dụ cho các trường hợp ngoại lệ không phải phản ứng oxi hóa khử
A. CaO + CO2 →CaCO3
B. CaCO3 →CaO + CO2
D. HCl + NaOH → NaCl + H2O.
Câu 7. A
3Fe(OH)2 + 10HNO3 -> 3Fe(NO3)3 + NO + 8H2O
Câu 8. B
Ta có: nAl = 0,17 (mol). Gọi = x mol, = y mol
Bảo toàn số mol electron: 3x + 8y = 0,51 (1)
Mặt khác:
Giải (1) và (2) ta có: x = 0,09 (mol); y = 0,03 (mol)
=> VNO = 0,09.22,4 = 2,016 (l),VNO2 0,672 (l)
Câu 9. B
Cu2S + 14HNO3 → 2Cu(NO3)2 + H2SO4 + 10NO2 + 6H2O
Câu 10. A
Từ phản ứng: Cu + 2Fe3+ → Cu2+ + 2Fe2+
→ Tính oxi hóa của Fe3+ > Cu2+
Từ phản ứng: Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu
→ Tính oxi hóa của Cu2+ > Fe2+
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề kiểm tra 15 phút lần 2 Học kì 1
Môn: Hóa học 10
Thời gian làm bài: 15 phút
(Đề 4)
Bài giảng: Đề kiểm tra 15 phút Hóa học 10 Học kì 1 có đáp án (Lần 2 - Trắc nghiệm) - Cô Phạm Thu Huyền (Giáo viên VietJack)
Câu 1: Số oxi hóa của S trong các chất Na2S, S, Na2SO4 và K2SO3 lần lượt là
A.-2, 0, +6, +4. B. -2, +4, 0, +6. C. -2, 0, +4, +6. D. +4, -2, 0, +6.
Câu 2: Trong các nhóm chất sau đây, nhóm nào chỉ gồm những hợp chất cộng hóa trị?
A.MgCl2, H2O, HCl. B. K2O, HNO3, NaOH.
C.H2O, CO2, SO2. D. CO2, H2SO4, MgCl2.
Câu 3: Chất nào chỉ chứa liên kết đơn?
A. N2. B. CH4. C. CO2. D. O2.
Câu 4. Chất nào dưới đây chứa ion đa nguyên tử?
A. CaCl2. B. NH4Cl. C. AlCl3. D. HCl.
Câu 5. Cho 9,2 gam hỗn hợp gồm Zn và Al phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được 5,6 lít khí SO2 (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Khối lượng Al có trong hỗn hợp là
A. 2,7 gam. B. 5,4 gam C. 8,1 gam. D. 6,75 gam.
Câu 6. Trong phản ứng oxi hóa – khử, chất bị oxi hóa là
A. chất nhận electron. B. chất nhường electron.
C. chất làm giảm số oxi hóa. D. chất không thay đổi số oxi hóa.
Câu 7. Phản ứng nào sau đây là phản ứng oxi hóa – khử?
A. NH3 + HCl → NH4Cl. B. H2S + 2NaOH → Na2S + 2H2O.
C. 4NH3 + 3O2 → 2N2 + 6H2O. D. H2SO4 + BaCl2 → BaSO4 ↓ + 2HCl.
Câu 8. Hoà tan hoàn toàn 2,16 gam kim loại M hóa trị III bởi lượng dư dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được 2,688 gam khí SO2 (là sản phẩm khử duy nhất). M là
A. Fe. B. Cu. C. Zn. D. Al.
Câu 9. Cho phản ứng hoá học:
Câu nào sau đây diễn tả đúng tính chất của các chất phản ứng?
A. Br2 là chất oxi hoá, Cl2 là chất khử.
B. Br2 là chất oxi hoá, H2O là chất khử.
C. Br2 là chất khử, Cl2 là chất oxi hoá.
D. Cl2 là chất oxi hoá, là chất khử.
Câu 10. Trong phản ứng: sunfuric đóng vai trò là
A. chất oxi hóa. B. vừa là chất oxi hóa, vừa là chất tạo môi trường.
C. chất khử. D. vừa là chất khử, vừa là chất tạo môi trường.
Hướng dẫn giải:
Câu 1. A
Câu 2. C
Liên kết hình thành giữa kim loại điển hình và phi kim điển hình là liên kết ion.
Liên kết hình thành giữa các nguyên tử phi kim với nhau là liên kết cộng hóa trị.
Câu 3. B
Metan:
Câu 4. B
Ion đa nguyên tử là NH4+
Câu 5. A
Ta có: mhh = 9,2 g → 27a + 65b = 9,2 (*)
Bảo toàn số mol electron có: 3a + 2b = 0,5 (**)
Giải (*), (**): a = b = 0,1 mol.
mAl = 0,1.27 = 2,7 gam
Câu 6. B
Chất bị oxi hóa (chất khử) là chất nhường electron hay chất có số oxi hóa tăng sau phản ứng.
Câu 7. C
Câu 8. D
Ta có:
Vậy kim loại cần tìm là nhôm (Al).
Câu 9. C
Số oxi hóa của Br tăng từ 0 lên + 5 → Br2 là chất khử.
Số oxi hóa của Cl giảm từ 0 xuống – 1 → Cl2 là chất oxi hóa.
Câu 10. B
Trong 2 phân tử H2SO4 tham gia phản ứng, có 1 phân tử đóng vai trò là chất oxi hóa, 1 phân tử đóng vai trò là chất tạo môi trường
Xem thêm đề thi Hóa học 10 chọn lọc, có đáp án hay khác:
- Đề kiểm tra 15 phút Hóa học 10 Học kì 1 có đáp án (Bài số 1)(3 đề)
- Đề kiểm tra Hóa học 10 Giữa học kì 1 có đáp án (3 đề)
- Đề thi Hóa học 10 Giữa kì 1 có đáp án (3 đề)
- Đề thi Hóa học 10 Học kì 1 có đáp án (3 đề)
- Đề kiểm tra 15p Hóa học 10 Học kì 2 có đáp án (Bài số 1)(8 đề)
- Đề kiểm tra 15p Hóa học 10 Học kì 2 có đáp án (Bài số 2)(8 đề)
- Đề kiểm tra Hóa học 10 Giữa học kì 2 có đáp án (5 đề)
- Đề thi Hóa học 10 Giữa kì 2 có đáp án (5 đề)
- Đề thi Hóa học 10 Học kì 2 có đáp án (5 đề)
Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 10 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 10
- Giáo án Toán 10
- Giáo án Tiếng Anh 10
- Giáo án Vật Lí 10
- Giáo án Hóa học 10
- Giáo án Sinh học 10
- Giáo án Lịch Sử 10
- Giáo án Địa Lí 10
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 10
- Giáo án Tin học 10
- Giáo án Công nghệ 10
- Giáo án Giáo dục quốc phòng 10
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 10
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 10 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 10
- Đề cương ôn tập Văn 10
- Đề thi Toán 10 (có đáp án)
- Đề thi cương ôn tập Toán 10
- Đề thi Toán 10 cấu trúc mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 10 (có đáp án)
- Đề thi Vật Lí 10 (có đáp án)
- Đề thi Hóa học 10 (có đáp án)
- Đề thi Sinh học 10 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 10 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 10 (có đáp án)
- Đề thi Kinh tế & Pháp luật 10 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 10 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 10 (có đáp án)
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 10 (có đáp án)