Top 4 Đề kiểm tra 15 phút Vật Lí 10 Học kì 2 có đáp án
Phần dưới là danh sách Top 4 Đề kiểm tra 15 phút Vật Lí 10 Học kì 2 có đáp án. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp bạn ôn luyện & đạt điểm cao trong các bài thi Vật Lí 10.
Đề kiểm tra 15 phút Vật Lí 10
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề kiểm tra 15 phút Học kì 2
Môn: Vật lí 10
Thời gian làm bài: 15 phút
(Đề 1)
Câu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng:
A. Động lượng là đại lượng véctơ.
B. Động lượng của một vật không đổi khi vật chuyển động thẳng đều.
C. Động lượng là đại lượng vô hướng.
D. Động lượng của một vật tỉ lệ thuận với vận tốc.
Câu 2: Một vật có khối lượng m đang chuyển động với vận tốc v. Nếu tăng khối lượng một vật lên 2 lần và tăng vận tốc của nó lên 2 lần thì động lượng của vật sẽ:
A. tăng 4 lần. B. không đổi.
C. giảm 2 lần. D. tăng 2 lần.
Câu 3: Điều nào sau đây không đúng khi nói về động lượng :
A. Động lượng của một vật bằng tích khối lượng và vận tốc của vật .
B. Động lượng của một vật là một đại lượng véc tơ.
C. Trong hệ kín, động lượng của hệ được bảo toàn
D. Động lượng của một vật bằng tích khối lượng và bình phương vận tốc.
Câu 4: Chuyển động nào sau đây không phải là chuyển động bằng phản lực
A. Chuyển động của tên lửa
B. Chuyển động của con mực
C. Chuyển động của khinh khí cầu
D. Chuyển động giật của súng khi bắn
Câu 5: Một vật có khối lượng 200 kg đang chuyển động với vận tốc 54 km/h. Động lượng của ôtô là
A. 1,08.104 kgm/s B. 3.103 kgm/s
C. 22,5 kgm/s D. 45.104 kgm/s
Câu 6: Một gàu nước khối lượng 5 kg được kéo cho chuyển động đều lên độ cao 4 m trong khoảng thời gian 50 giây. Tính công suất trung bình của lực kéo (g = 10 m/s2):
A. 4J. B. 4W
C. 40W D. 40J
Câu 7: Gọi α là góc hợp bởi phương của lực và phương dịch chuyển. Trường hợp nào sau đây ứng với công cản:
A. α là góc tù. B. α là góc nhọn.
C. α = π/2 rad. D. α = π rad.
Câu 8: Một vật chịu tác dụng của lần lượt ba lực khác nhau F1 > F2 > F3 và cùng đi được quãng đường trên phương AB như hình vẽ. Sinh công tương ứng là A1; A2 và A3. Hệ thức đúng là
A. A1 > A2 > A3 B. A1 < A2 < A3
C. A1 = A2 = A3 D. A2 < A1 < A3
Câu 9: Một hệ gồm 2 vật có khối lượng m1 = 200 g, m2 = 300 g, có vận tốc v1 = 3 m/s, v2 = 2 m/s. Biết 2 vật chuyển động vuông góc nhau. Độ lớn động lượng của hệ là:
A. 0,85 kg.m/s B. 0
C. 85 kg.m/s D. 1,2 kg.m/s.
Câu 10: Một vật m chuyển động thẳng nhanh dần đều không vận tốc ban đầu. Gọi p và v lần lượt là độ lớn của động lượng và vận tốc của vật đồ thị của động lượng theo vận tốc có dạng là hình vẽ nào sau đây ?
Đáp án & Hướng dẫn giải
Câu hỏi | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Đáp án C | A | D | C | A | B | A | C | A | C |
Câu 1: Chọn C.
Động lượng của một vật khối lượng m đang chuyển động với vận tốc v là đại lượng được xác định bởi công thức: p = mv
Động lượng là một đại lượng vectơ cùng hướng với vận tốc của vật.
Khi vật chuyển động thẳng đều thì vận tốc v không thay đổi nên động lượng không đổi.
Câu 2: Chọn A.
Ta có p = m.v
Khi m’ = 2m; v’ = 2v thì p’ = 2m.2v = 4mv = 4p
Câu 3: Chọn D.
Động lượng của một vật khối lượng m đang chuyển động với vận tốc v là đại lượng được xác định bởi công thức: p = mv
Câu 4: Chọn C.
Chuyển động của khinh khí cầu không phải là chuyển động bằng phản lực
Câu 5: Chọn A.
Ta có: m = 200 kg; v = 54 km/h = 15 m/s.
Động lượng của ôtô là: p = m.v = 200.15 = 3000 kg.m/s = 200.54 (kg.km/h) = 1,08.104 kg.km/h.
Câu 6: Chọn B.
Gàu nước khối lượng 5kg được kéo cho chuyển động đều nên lực kéo F có độ lớn bằng trọng lượng của vật: Fk = mg = 5.10 = 50 N.
Suy ra công suất trung bình của lực kéo:
Câu 7: Chọn A.
Công thực hiện bởi lực F được tính theo công thức:
- Nếu 0o ≤ α ≤ 90o (α nhọn) thì A > 0 và khi đó A gọi là công phát động.
- Nếu α = 90o thì A = 0 và lực vuông góc với phương chuyển dời lực không sinh công.
- Nếu 90o < α ≤ 180o (α tù) thì A < 0 và lực có tác dụng cản trở lại chuyển động, khi đó A gọi là công cản (hay công âm).
Câu 8: Chọn C
Theo công thức tính công ta có: A = F.S.cos α = F.cosα.S = F(S) S (*)
+ F(S) chính là độ dài đại số hình chiếu của lực F lên phương của quỹ đạo chuyển động S
+ Theo hình ta có: F1(S) = F2(S) = F3(S)
+ Mặt khác theo bài: S1 = S2 = S3 = AB
+ Do vậy từ (*) ta suy ra: A1 = A2 = A3
Câu 9: Chọn A.
Độ lớn động lương của mỗi vật lần lượt là:
p1 = m1.v1 = 0,2.3 = 0,6 kg.m/s.
p2 = m2.v2 = 0,3.2 = 0,6 kg.m/s.
Động lượng của hệ: p = p1 + p2
Vì 2 vật chuyển động vuông góc nhau nên p1 ⊥ p2
Suy ra
Câu 10 Chọn C.
Động lượng của một vật khối lượng m đang chuyển động với vận tốc v là đại lượng được xác định bởi công thức: p = mv1
Độ lớn p = mv (*)
Vì khối lượng (m) của vật không thay đổi, còn vận tốc thì thay đổi (vì vật đang chuyển động thẳng nhanh dần đều) như vậy m đóng vai trò là hằng số (m đặt là a), v đóng vai trò là biến số (v đặt là x). Xét độ lớn của động lượng p (p đặt là hàm số y).
Do đó biểu thức (*) có dạng toán học y = a.x đây là hàm bậc nhất với hệ số góc a > 0.
⇒ Hình 3 chính là đồ thị dạng toán học của nó
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề kiểm tra 15 phút Học kì 2
Môn: Vật lí 10
Thời gian làm bài: 15 phút
(Đề 2)
Câu 1: Một người kéo đều một thùng nước có khối lượng 6kg từ giếng sâu 8m lên trong 20s. Lấy g = 10m/s2. Công suất của người ấy là:
A. 60W B. 24W
C. 480W D. 9600W
Câu 2: Dùng lực có độ lớn 8N kéo vật A chuyển động thẳng đều theo phương của lực với vận tốc 2m/s trong 2 phút. Công của lực là:
A. 16J B. 32J
C. 1920J D. Đáp án khác
Câu 3: Một quả bóng đang bay ngang với động lượng thì đập vuông góc vào một bức tường thẳng đứng, bay ngược trở lại theo phương vuông góc với bức tường với cùng độ lớn vận tốc. Độ biến thiên động lượng của quả bóng là
A. 0 B. p
C. 2p D. -2p
Câu 4: Trong quá trình nào sau đây, động lượng của ôtô được bảo toàn?
A. Ôtô tăng tốc
B. Ôtô giảm tốc
C. Ôtô chuyển động tròn đều
D. Ôtô chuyển động thẳng đều trên đường có ma sát
Câu 5: Mục đích của việc tạo ra tên lửa nhiều tầng là:
A. làm tăng vận tốc của tên lửa.
B. làm giảm vận tốc của tên lửa.
C. tăng sự thẩm mỹ.
D. tạo ra sự tăng bằng khi tên lửa chuyển động.
Câu 6: Động lượng được tính bằng:
A. N.s B. N.m
C. N.m/s D. N/s
Câu 7: Khi nói về công suất, phát biểu không đúng là
A. Công suất là đại lượng đo bằng công sinh ra trong một đơn vị thời gian.
B. Công suất là đại lượng đo bằng thương số giữa công A và thời gian t sinh ra công đó.
C. Công suất là đại lượng đo bằng tích giữa công A và thời gian t sinh ra công đó.
D. Với chuyển động thẳng đều do lực F gây ra đo bằng tích của lực F và vận tốc v.
Câu 8: Một tàu chạy trên sông theo đường thẳng kéo một xà lan chở hàng với một lực không đổi F = 5.103 N. Lực thực hiện một công A = 15.106 J thì xà lan rời chỗ theo phương của lực được quãng đường là:
A. 6km. B. 3km.
C. 4km. D. 5km.
Câu 9: Khi lực F không đổi tác dụng lên vật trong khoảng thời gian Δt thì đại lượng nào sau đây được gọi là xung lượng của lực F tác dụng trong khoảng thời gian Δt :
A. B.
C. D. Một biểu thức khác
Câu 10: Hai xe có khối lượng m1 và m2 chuyển động ngược chiều nhau với vận tốc v1 = 10 m/s, v2 = 4 m/s. Sau va chạm 2 xe bị bật trở lại với cùng vận tốc |v1’| = |v2’| = 5 m/s. Tỉ số khối lượng của 2 xe m1/m2 là?
A. 0,6 B. 0,2
C. 5/3 D. 5
Đáp án & Hướng dẫn giải
Câu hỏi | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Đáp án | B | C | D | D | A | A | C | B | A | A |
Câu 1: Chọn B.
Gàu nước khối lượng 6kg được kéo cho chuyển động đều nên lực kéo F có độ lớn bằng trọng lượng của vật: Fk = mg = 6.10 = 60 N.
Suy ra công suất trung bình của lực kéo:
Câu 2: Chọn C.
Vật A chuyển động thẳng đều theo phương của lực với vận tốc 2m/s trong 2 phút.
Do đó quãng đường vật đi được là: S = v.t = 2.2.60 = 240 m.
Công của lực kéo là: A = F.s = 8.240 = 1920 J.
Câu 3: Chọn D.
Độ biến thiên động lượng của vật sau va chạm là:
Do v2 ↑ ↓ v1 và v1 = v2 nên v2 = -v1
Suy ra: Δp = -2mv1 = -2p1 = -2p
Câu 4: Chọn D.
Ôtô chuyển động thẳng đều trên đường có ma sát nên vectơ vận tốc không đổi, do đó động lượng được bảo toàn.
Câu 5: Chọn A.
Chuyển động của tên lửa là chuyển động bằng phản lực và mục đích của việc tạo ra tên lửa nhiều tầng là làm tăng vận tốc của tên lửa.
Câu 6: Chọn A.
Ta có:
Câu 7: Chọn C.
Công suất là công thực hiện được trong một đơn vị thời gian: P = A/t
Với chuyển động thẳng đều do lực F gây ra đo bằng tích của lực F và vận tốc v: P = F.v
Câu 8: Chọn B.
Xà lan rời chỗ theo phương của lực được quãng đường là:
S = A/F = 15.106 / 5.103 = 3.103 m = 3 km.
Câu 9: Chọn A.
Theo định luật II Newton ta có: ma = F
hay
Khi một lực F không đổi tác dụng lên một vật trong khoảng thời gian Δt thì tích F.Δt được định nghĩa là xung lượng của lực F trong khoảng thời gian Δt ấy.
Câu 10: Chọn A.
Chọn chiều dương là chiều của v1 (v1 > 0) ta có:
m1v1 – m2v2 = -m1v1’ + m2v2’
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề kiểm tra 15 phút Học kì 2
Môn: Vật lí 10
Thời gian làm bài: 15 phút
(Đề 3)
Câu 1: Một vật khối lượng không đổi, động năng của nó tăng lên 16 lần thì động lượng sẽ
A. tăng lên 16 lần.
B. tăng lên 4 lần.
C. tăng lên 9 lần.
D. tăng lên 32 lần.
Câu 2: Một vật khối lượng m gắn vào đầu mọt lò xo đàn hồi có độ cứng bằng k, đầu kia của lò xo cố định. Khi lò xo bị nén lại một đoạn Δl thì thế năng đàn hồi bằng
Câu 3: Một lò xo nằm ngang ở trạng thái ban đầu không bị biến dạng. Khi tác dụng một lực F = 3 N kéo lò xo cũng theo phương ngang, ta thấy nó dãn được 2 cm. Công do lực đàn hồi thực hiện khi lò xo được kéo dãn thêm từ 2 cm đến 4 cm có giá trị là
A. –0,09 J. B. 0,09 J.
C. –0,03 J. D. 0,03 J.
Câu 4: Hai vật có cùng động lượng nhưng có khối lượng khác nhau, cùng đi vào chuyển động trên một mặt phẵng có ma sát và bị dừng lại do ma sát. Hệ số ma sát là như nhau. So sánh thời gian chuyển động của mỗi vật cho tới khi bị dừng.
A. Thời gian chuyển động của vật có khối lượng lớn dài hơn.
B. Thời gian chuyển động của vật có khối lượng nhỏ dài hơn.
C. Thời gian chuyển động của hai vật bằng nhau.
D. Thiếu dữ kiện, không kết luận được
Câu 5: Tìm phát biểu SAI trong các phát biểu sau. Thế năng do trọng trường
A. luôn luôn có trị số dương
B. tuỳ thuộc vào mặt phẳng chọn làm mốc thế năng
C. tỷ lệ với khối lượng của vật
D. sai khác nhau một hằng số đối với hai mặt phẳng ngang chọn làm mốc thế năng khác nhau
Câu 6: Hai vật: một vật được thả rơi tự do, một vật được ném ngang ở cùng độ cao. Kết luận nào sau đây là sai ?
A. Gia tốc rơi như nhau.
B. Thời gian rơi như nhau.
C. Vận tốc chạm đất như nhau.
D. Công của trọng lực thực hiện được là bằng nhau.
Câu 7: Khi áp dụng định luật bảo toàn cơ năng cho một vật rơi tự do, trọng lượng của vật phải được xem là
A. ngoại lực B. lực có công triệt tiêu
C. nội lực D. lực quán tính.
Câu 8: Từ một điểm M có độ cao 0,8 m so với mặt đất, ném một vật với vận tốc đầu 2 m/s. Biết khối lượng của vật m = 0,5 kg, lấy g = 10 m/s2. Lấy mốc thế năng ở mặt đất, cơ năng của vật bằng bao nhiêu ?
A. 4 J B. 1 J
C. 5 J D. 8 J
Câu 9: Trong công viên một xe monorail có khối lượng m = 80kg chạy trên quỹ đạo như hình vẽ, biết zA = 20 m; zB = 10 m; zC = 15 m; zD = 5 m; zE = 18 m; g = 9,8 m/s2. Độ giảm thế năng trọng trường của xe khi xe di chuyển từ B đến C là
A. -4000 J B. – 3920 J
C. 3920 J D. -7840 J
Câu 10: Một vật chuyển động không nhất thiết phải có:
A. Thế năng B. Động lượng
C. Động năng D. Cơ năng
Đáp án & Hướng dẫn giải
Câu hỏi | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Đáp án | B | A | A | B | A | C | C | C | B | A |
Câu 1: Chọn B.
Ta có Wđ = 0,5.mv2; p = m.v ⇒ p2 = 2mWđ
Câu 2: Chọn A.
Câu 3: Chọn A.
Ta có: Fđh = k.Δl ⇒ k = Fđh / Δl = 3/0,02 = 150 N/m.
Công do lực đàn hồi thực hiện khi lò xo được kéo dãn thêm từ 2 cm đến 4 cm có giá trị là:
Câu 4: Chọn B.
Hai vật có cùng động lượng nhưng có khối lượng khác nhau → vật có khối lượng lớn sẽ có Wđ lớn hơn → quảng đường đi lơn hơn → thời gian chuyển động của vật có khối lượng nhỏ dài hơn.
Câu 5: Chọn A.
Thế năng trọng trường Wt = mgz
Tùy thuộc vào cách chọn mốc thế năng mà z hay Wt âm, dương hoặc bằng 0.
Câu 6: Chọn C.
Áp dụng định lý biến thiên động năng ta được:
0,5.m.v2 – 0,5.m.v02 = AP = mgh
Với vật thả rơi tự do thì v0 = 0 → lúc chạm đất có vận tốc
Với vật được ném ngang thì v0 ≠ 0, nên khi chạm đất có v2 ≠
Câu 7: Chọn C.
Khi áp dụng định luật bảo toàn cơ năng cho một vật rơi tự do, vật rơi tự do được xem như là một hệ kín gồm vật và trái đất, do vậy trọng lực của vật được xem là nôi lực trong hệ kín, lực tương tác giữa trái đất và vật.
Câu 8: Chọn C.
Cơ năng của vật là:
Câu 9: Chọn B.
Chọn mốc thế năng tại mặt đất.
Thế năng tại B và C là WtB = mgzB, WtC = mgzC
→ Độ giảm thế năng trọng trường là: ΔWt = mg(zB – zC) = 80. 9,8. (10 – 15) = -3920 J.
Câu 10: Chọn A.
Wt = mgh: Tùy việc chọn gốc thế năng.
Ví dụ vật chuyển động trên mặt phẳng nằm ngang. Cho Wt = 0J khi h = 0.
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề kiểm tra 15 phút Học kì 2
Môn: Vật lí 10
Thời gian làm bài: 15 phút
(Đề 4)
Câu 1: Đun nóng khối khí trong một bình kín. Các phân tử khí
A. xích lại gần nhau hơn.
B. có tốc độ trung bình lớn hơn.
C. nở ra lớn hơn.
D. liên kết lại với nhau.
Câu 2: Câu nào sau đây nói về khí lí tưởng là không đúng?
A. Khí lí tưởng là khí mà thể tích của các phân tử có thể bỏ qua.
B. Khí lí tưởng là khí mà khối lượng của các phân tử khí có thể bỏ qua.
C. Khí lí tưởng là khí mà các phân tử chỉ tương tác khi va chạm.
D. Khí lí tưởng là khí có thể gây áp suất lên thành bình.
Câu 3: Trong hệ trục toạ độ OpT đường biểu diễn nào sau đây là đường đẳng tích?
A. Đường hypebol.
B. Đường thẳng nếu kéo dài đi qua gốc toạ độ.
C. Đường thẳng cắt trục áp suất tại điểm p = p0.
D. Đường thẳng nếu kéo dài không đi qua gốc toạ độ.
Câu 4: Khi ấn pittông từ từ xuống để nén khí trong xilanh, thì thông số nào của khí trong xi lanh thay đổi?
A. Nhiệt độ khí giảm.
B. Áp suất khí giảm.
C. Áp suất khí tăng.
D. Khối lượng khí tăng.
Câu 5: Công thức nào sau đây không liên quan đến các đẳng quá trình?
A.
B.
C.
D. p1V1 = p3V3.
Câu 6: Nếu cả áp suất và thể tích của khối khí lí tưởng tăng 2 lần thì nhiệt độ tuyệt đối của khối khí
A. không đổi. B. giảm 2 lần.
C. tăng 2 lần. D. tăng 4 lần.
Câu 7: Sự biến đổi trạng thái của một lượng khí lí tưởng tuân theo:
A. Định luật Bôi-lơ-ma-ri-ốt.
B. Định luật Sác-lơ.
C. Định luật Gay Luy-xác
D. Cả ba định luật trên.
Câu 8: Nén khí đẳng nhiệt từ thể tích 9 lít đến thể tích 6 lít thì thấy áp suất tăng lên một lượng Δp = 40 kPa. Áp suất ban đầu của khí là:
A. 50kPa B. 80 kPa
C. 60 kPa D. 90 kPa
Câu 9: Trên hệ trục tọa độ OpT, một khối lượng khí chuyển từ trạng thái (1) sang trạng thái (2) như hình vẽ. Hãy so sánh các thông số của hai trạng thái của khối khí đó. Chọn đáp án đúng.
A. p2 > p1; T2 > T1 và V2 > V1.
B. p2 > p1; T1 > T2 và V1 > V2.
C. p2 > p1; T2 > T1 và V2 = V1.
D. p1 > p2; T2 = T1 và V1 > V2.
Câu 10: Nén 24 lít khí ở nhiệt độ 27oC cho thể tích của nó chỉ còn là 8 lít. Vì nén nhanh khí bị nóng lên đến 77oC. Hỏi áp suất của khí tăng lên bao nhiêu lần?
A. 4 lần B. 2,3 lần
C. 3,5 lần D. 5 lần.
Đáp án & Hướng dẫn giải
Câu hỏi | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Đáp án | B | B | B | C | B | D | D | B | A | C |
Câu 1: Chọn B.
Chất khí bao gồm các phân tử, kích thước của phân tử nhỏ. Trong phần lớn các trường hợp có thể coi mỗi phân tử như một chất điểm.
- Các phân tử chuyển động hỗn loạn không ngừng (chuyển động nhiệt). Nhiệt độ càng cao thì vận tốc chuyển động càng lớn. Do chuyển động hỗn loạn, tại mỗi thời điểm, hướng vận tốc phân tử phân bố đều trong không gian.
Câu 2: Chọn B.
Theo quan điểm của cấu trúc vi mô, khí lí tưởng là khí mà ở đó các phần tử khí có thể coi là chất điểm, chuyển động hổn loạn không ngừng, chỉ tương tác với nhau khi va chạm.
Do vậy đối với khí lí tưởng, khi chuyển động, mỗi phân tử va chạm với thành bình, bị phản xạ và truyền động lượng cho thành bình, rất nhiều phân tử va chạm với thành bình tạo nên một lực đẩy vào thành bình. Lực này tạo ra áp suất của khí lên thành bình.
Câu 3: Chọn B.
Quá trình đẳng tích. Định luật Sác-lơ
+ Quá trình biến đổi trạng thái khi thể tích không đổi là quá trình đẳng tích.
+ Định luật Sác-lơ: Trong quá trình đẳng tích của một lượng khí nhất định, áp suất tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối.
→ Trong hệ trục tọa độ OpT đường đẳng tích là đường thẳng mà nếu kéo dài sẽ đi qua gốc tọa độ.
Câu 4: Chọn C.
Quá trình nén khí trong xilanh có thể coi gần đúng là quá trình đẳng nhiệt nếu ấn pittong từ từ → p.V = const.
Vì V giảm khi ấn pittong xuống nên p sẽ tăng.
Câu 5: Chọn B.
Trong quá trình đẳng nhiệt của một lượng khí nhất định, áp suất tỉ lệ nghịch với thể tích.
Trong quá trình đẳng tích của một lượng khí nhất định, áp suất tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối.
Trong quá trình đẳng áp của một lượng khí nhất định, thể tích tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối.
Câu 6: Chọn D.
Ta có:
→ p, V cùng tăng lên 2 lần thì T tăng 4 lần.
Câu 7: Chọn D.
Chất khí lí tưởng tuân theo đúng 2 định luật Bôi-lơ-ma-ri-ốt và Sác-lơ thì cũng tuân theo đúng phương trình trạng thái và định luật Gay Luy-xác
Câu 8: Chọn B.
Với quá trình đẳng nhiệt:
p1V1 = p2V2 = (p1 + Δp)V2
Câu 9: Chọn A.
Từ các trạng thái (1) và (2) dựng các đường vuông góc với các trục Op và OT để xác định áp suất và nhiệt độ của các trạng thái ta thấy: p2 > p1; T2 > T1.
Vẽ các đường đẳng tích ứng với các trạng thái (1) và (2) (đi qua gốc tọa độ O).
Vẽ đường đẳng nhiệt ứng với nhiệt độ T’ bất kỳ (vuông góc với trục OT), đường đẳng nhiệt này cắt các đường đẳng tích tại các điểm 1 và 2, từ 1 và 2 xác định p’1 và p’2; với quá trình đẳng nhiệt (ứng với nhiệt độ T’) ta có:
p’1V1 = p’2V2; vì p’1 > p’2 → V2 > V1.
Câu 10:
Từ phương trình trạng thái:
Thay số:
Xem thêm đề thi Vật Lí 10 chọn lọc, có đáp án hay khác:
- Đề kiểm tra 15 phút Vật Lí 10 Học kì 1 có đáp án (3 đề)
- Đề thi Vật Lí 10 Giữa học kì 1 có đáp án (3 đề)
- Đề thi Vật Lí 10 Học kì 1 có đáp án (13 đề)
- Đề thi Vật Lí 10 Giữa học kì 2 có đáp án (3 đề)
- Đề thi Vật Lí 10 Học kì 2 có đáp án (3 đề)
Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 10 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 10
- Giáo án Toán 10
- Giáo án Tiếng Anh 10
- Giáo án Vật Lí 10
- Giáo án Hóa học 10
- Giáo án Sinh học 10
- Giáo án Lịch Sử 10
- Giáo án Địa Lí 10
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 10
- Giáo án Tin học 10
- Giáo án Công nghệ 10
- Giáo án Giáo dục quốc phòng 10
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 10
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 10 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 10
- Đề cương ôn tập Văn 10
- Đề thi Toán 10 (có đáp án)
- Đề thi cương ôn tập Toán 10
- Đề thi Toán 10 cấu trúc mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 10 (có đáp án)
- Đề thi Vật Lí 10 (có đáp án)
- Đề thi Hóa học 10 (có đáp án)
- Đề thi Sinh học 10 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 10 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 10 (có đáp án)
- Đề thi Kinh tế & Pháp luật 10 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 10 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 10 (có đáp án)
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 10 (có đáp án)