Top 15 Đề thi Tin học 10 Học kì 2 năm 2024 (có đáp án)

Để ôn luyện và làm tốt các bài thi Tin học 10, dưới đây là Top 15 Đề thi Tin học 10 Học kì 2 năm 2024 sách mới Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo có đáp án, cực sát đề thi chính thức. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp bạn ôn tập & đạt điểm cao trong các bài thi Tin 10.

Top 15 Đề thi Tin học 10 Học kì 2 năm 2024 (có đáp án)

Xem thử Đề CK2 Tin 10 KNTT Xem thử Đề CK2 Tin 10 CD

Chỉ từ 110k mua trọn bộ đề thi Cuối học kì 2 Tin 10 mỗi bộ sách bản word có lời giải chi tiết, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 2 - Kết nối tri thức

Năm học 2023 - 2024

Môn: Tin học 10

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

Quảng cáo

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Câu 1. Sau khi thực hiện đoạn chương trình, giá trị của s lần lượt là:

Đề thi Học kì 2 Tin học 10 Kết nối tri thức có đáp án (7 đề)

A. 9

B. 10

C. 11

D. 12

Câu 2. Để thêm phần tử vào cuối danh sách ta dùng hàm nào?

A. append()

B. pop()

C. clear()

D. remove() 

Câu 3. Lệnh nào sau đây xoá toàn bộ danh sách?

A. clear().

B. exit().

C. remove().

D. del().

Quảng cáo

Câu 4. Kết quả khi thực hiện chương trình sau?

>>> A = [1, 2, 3, 5]

>>> A.insert(2, 4)

>>> print(A)

A. 1, 2, 3, 4.

B. 1, 2, 4, 3, 5.

C. 1, 2, 3, 4, 5.

D. 1, 2, 4, 5.

Câu 5. Xâu “1234%^^%TFRESDRG” có độ dài bằng bao nhiêu?

A. 16.

B. 17.

C. 18.

D. 15.

Câu 6. Chương trình trên giải quyết bài toán gì?

s = ""

for i in range(10):

    s = s + str(i)

print(s)

A. In một chuỗi kí tự từ 0 tới 10.

B. In một chuỗi kí tự từ 1 đến 9

C. In một chuỗi kí tự từ 1 tới 10.

D. In một chuỗi kí tự từ 0 tới 9.

Quảng cáo

Câu 7. Lệnh sau trả lại giá trị gì?

Đề thi Học kì 2 Tin học 10 Kết nối tri thức có đáp án (7 đề)

A. 5

B. 6

C. 7

D. -1

Câu 8. Muốn nối danh sách gồm các từ thành một xâu ta dùng lệnh nào?

A. Lệnh join()

B. Lệnh split()

C. Lệnh len()

D. Lệnh find()

Câu 9. Mệnh đề nào dưới đây mô tả đúng về hàm tự định nghĩa không trả lại giá trị?

A. Trong mô tả hàm không có từ khóa return.

B. Trong mô tả hàm chỉ có một từ khóa return.

C. Trong mô tả hàm phải có tối thiểu hai từ khóa return.

D. Trong mô tả hàm hoặc không có return hoặc có return nhưng không có giá trị sau từ return.

Câu 10. Kết quả của chương trình sau là:

def Kieu(Number):

    return type(Number);

print(Kieu (5.0))

A. 5.

B. float.

C. bool.

D. int.

Câu 11. Hàm func(m, n) được định nghĩa như sau:

Đề thi Học kì 2 Tin học 10 Kết nối tri thức có đáp án (7 đề)

Kết quả sẽ in ra số nào?

A. 110

B. 11

C. 13

D. 31

Câu 12. Các tham số của f có kiểu dữ liệu gì nếu hàm f được gọi như sau:

f(‘5.0’)

A. str

B. float.

C. int.

D. bool.

Câu 13. Hàm tự định nghĩa trong Python có thể có bao nhiêu tham số?

A. 0

B. 1

C. 2

D. Không hạn chế

Câu 14. Trong Python biến được khai báo và sử dụng bên trong một hàm được gọi là gì?

A. Biến địa phương

B. Biến riêng

C. Biến tổng thể

D. Biến thông thường

Câu 15. Mệnh đề nào dưới đây phát biểu sai về phạm vi tác dụng của biến trong Python?

A. Biến được khai báo bên trong hàm chỉ có tác dụng trong hàm đó, không có tác dụng bên ngoài. 

B. Biến được khai báo bên ngoài hàm sẽ không có tác dụng bên trong hàm như một biến. 

C. Biến khai báo bên ngoài nếu muốn có tác dụng bên trong hàm thì cần khai báo lại trong hàm với từ khoá global. 

D. Biến trong Python khi đã được khai báo sẽ có tác dụng trong tất cả các hàm và bên ngoài.

Câu 16. Giá trị của x, y là bao nhiêu khi thực hiện lệnh f(1, 3)

>>> x, y = 3, 4

>>> def f(x, y):

x = x + y

y = y + 2

return x

A. 2, 3.

B. 4, 5.

C. 5, 4.

D. 3, 4.

Câu 17. Biến đã khai báo bên ngoài sẽ không có tác dụng bên trong hàm như một biến. Nếu muốn có tác dụng thì cần khai báo lại biến này trong hàm với từ khóa nào?

A. def

B. global

C. return

D. lambda

Câu 18. Trong lời gọi hàm, nếu các đối số được truyền vào hàm bị thiếu thì lỗi ngoại lệ phát sinh thuộc loại nào dưới đây?

A. Syntax Error.

B. NameError. 

C. TypeError

D. Không phát sinh lỗi ngoại lệ.

Câu 19. Lệnh sau có lỗi thuộc loại nào?

123ab = {1,2,3]

print(123ab) 

A. Lỗi cú pháp.

B. Lỗi ngoại lệ. 

C. Lỗi khác.

D. Không có lỗi.

Câu 20. Giả sử chương trình có lệnh nhập dữ liệu sau:

n = int(input("Nhập số nguyên n: "))

Khi chúng ta nhập 1.5 thì chương trình có lỗi ngoại lệ nào? 

A. SyntaxError.

B. ValueError. 

C. TypeError

D. IndexError.

Câu 21. Khi dòng lệnh thụt vào không thẳng hàng chương trình đưa ra mã lỗi ngoại lệ nào?

A. ZeroDivisionError.

B. TypeError.

C. IndentationError.

D. SyntaxError.

Câu 22. Mục đích của kiểm thử chương trình là gì?

A. Để tự động sửa lỗi chương trình. 

B. Để tìm ra lỗi của chương trình.

C. Để tìm ra lỗi và tự động sửa lỗi chương trình.

D. Để tìm ra lỗi và phòng ngừa, ngăn chặn các lỗi phát sinh trong tương lai.

Câu 23. Điểm dừng (break point) trong các phần mềm soạn thảo lập trình có ý nghĩa gì?

A. Đó là vị trí chương trình chạy tới đó thì kết thúc. 

B. Đó là vị trí chương trình dừng lại để người lập trình quan sát phát hiện lỗi. 

C. Đó là vị trí chương trình mỗi khi chạy đến dòng lệnh đó sẽ kêu pip pip. 

D. Đó là vị trí chương trình tạm dừng, người lập trình sẽ quan sát các biến của chương trình và có thể điều khiển để chương trình tiếp tục chạy. 

Câu 24. Chương trình chạy phát sinh lỗi ngoại lệ IndexError, nên xử lí như thế nào?

A. Kiểm tra lại giá trị số chia.

B. Kiểm tra lại chỉ số trong mảng.

C. Kiểm tra giá trị của số bị chia.

D. Kiểm tra kiểu dữ liệu nhập vào.

Câu 25. Những kĩ năng nào cần có ở người làm nghề thiết kế đồ họa?

A. Kĩ năng vẽ, sắp xếp các đối tượng đồ hoạ

B. Kĩ năng sử dụng máy tính và thiết bị thông minh

C. Sử dụng thành thạo phần mềm thiết kế đồ hoạ

D. Tất cả các kĩ năng trên

Câu 26. Kĩ năng, tố chất nào là cần thiết nhất cho người thiết kế đồ hoạ?

A. Có hiểu biết sâu về toán học

B. Có khả năng sử dụng thành thạo phần mềm đồ hoạ máy tính và có kiến thức về công nghệ.

C. Biết chơi nhiều nhạc cụ khác nhau

D. Có hiểu biết sâu về lý học

Câu 27. Để sản xuất một phần mềm cần bao nhiêu công đoạn?

A. 5

B. 6

C. 7

D. 8

Câu 28. Tiếp xúc với khách hàng, tìm hiểu về yêu cầu nghiệp vụ, xây dựng hồ sơ yêu cầu của hệ thống là công việc của công đoạn nào trong sản xuất một phần mềm?

A. Phân tích hệ thống.

B. Điều tra khảo sát.

C. Thiết kế hệ thống.

D. Lập trình.

II. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)

Câu 1. (1 điểm) Đoạn chương trình sau có lỗi không? Giải thích?

m, n = 10, 4

def f(a):

k = n + m + a

return k

f(5) 

Câu 2. (1 điểm) Chương trình sau có lỗi không? Nếu có thì lỗi thuộc loại nào?

n = 10

for i in range(n):

Print(i, end = " ")

Câu 3. (1 điểm) Gọi ƯCLN(a, b) là hàm ƯCLN của hai số tự nhiên a, b. Dễ thấy ta có ƯCLN(a, b) = ƯCLN(b, a%b) nếu b > 0 và ƯCLN(a, 0) = a. Từ đó hãy viết chương trình nhập hai số a, b và tính ƯCLN của a và b.

……………………. Hết …………………….

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ SỐ 1

I. Trắc nghiệm (7 điểm)

- Mỗi câu đúng tương ứng với 0,25 điểm.

1. B

2. A

3. A

4. B

5. A

6. D

7. D

8. A

9. D

10. B

11. C

12. A

13. D

14. A

15. D

16. D

 17. B

18. C

19. A

20. B

21. C

22. D

23. D

24. B

25. D

26. B

27. C

28. B

 

 

II. Tự luận (3 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

(1 điểm)

- Không có lỗi.

- Các biến m, n được khai báo bên ngoài hàm f). Bên trong hàm vẫn nhìn thấy và có thể truy cập giá trị của các biến này để sử dụng vào mục đích của mình.

0,5

0,5

Câu 2

(1 điểm)

Có lỗi.

⇒ Đó là lỗi ngoại lệ.

0,5

0,5

Câu 3

(1 điểm)

Chương trình có thể viết như sau:

def UCLN(a, b):

while b > 0:

r = a%b

a = b

b = r

return a

a,b = eval(input("Nhập hai số a, b cách nhau bởi dấu phẩy: "))

print("ƯCLN là: ", UCLN(a,b))

1,0

Xem thử Đề CK2 Tin 10 KNTT

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 2 - Cánh diều

Năm học 2023 - 2024

Môn: Tin học 10

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Câu 1. Cho đoạn lệnh sau:

x=20

if x%2==0:

   x=x+10

else:

   x=x-10;

Sau khi thực hiện đoạn chương trình x nhận giá trị bao nhiêu?

A. 10

B. 20

C. 30

D. 40

Câu 2. Câu lệnh if trong chương trình Python có dạng:

A. if <điều kiện>

        <câu lệnh hay nhóm câu lệnh>

B. if <điều kiện>:

       <câu lệnh hay nhóm câu lệnh>

C. <điều kiện>:

       <câu lệnh hay nhóm câu lệnh>

D. if <điều kiện>:

Câu 3. Hàm range(101, 1, -1) sẽ tạo ra:

A. một dãy số từ 101 về 1

B. một dãy số từ 100 về -1

C. một dãy số từ 100 về 2

D. một dãy số từ 101 về 2

Câu 4. Kết quả của đoạn chương trình sau:

for i in range(3, 10):

       print(i)

A. in ra màn hình các số từ 3 đến 10

B. in ra màn hình các số từ 1 đến 10

C. in ra màn hình các số từ 0 đến 10

D. in ra màn hình các số từ 3 đến 9

Câu 5. Đoạn chương trình sau thực hiện công việc gì?

t=0

 for i in range(1,m):

   if (i %3 ==0) and (i %5 ==0):

       t= t + i

A. Tính tổng các số chia hết cho 3 hoặc 5 trong phạm vi từ 1 đến m -1

B. Tính tổng các số chia hết cho 3 và 5 trong phạm vi từ 1 đến m - 1

C. Tính tổng các số chia hết cho 3 trong phạm vi từ 1 đến m - 1

D. Tính tổng các số chia hết cho 5 trong phạm vi từ 1 đến m - 1

Câu 6. Câu lệnh sau cho kết quả là gì?

for i in range(10):

        if i%2==1: print(i,end='' '')

A. 0 2 4 6 8

B. 1 3 5 7 9

C. 2 4 6 8

D. 2 4 6 8 10

Câu 7. Trong những câu sau, những câu nào đúng?

Vị trí có thể viết hàm trong chương trình là:

1) Viết ở đầu chương trình.

2) Viết bên trong một hàm khác.

3) Viết ở cuối chương trình.

4) Viết sau lời gọi tới nó trong chương trình chính.

5) Viết sau hàm có chứa lời gọi tới nó.

6) Viết trong chương trình chính, trước khi có lời gọi tới nó.

A. 1, 2, 3, 4

B. 2, 3, 4

C. 1, 2, 5, 6

D. 3, 4, 5, 6

 Câu 8. Hàm gcd(x,y) trả về:

A. Bội chung nhỏ nhất của x và y.

B. Căn bậc hai của x và y.

C. Ước chung lớn nhất của x và y.

D. Trị tuyệt đối của x và y.

Câu 9. Thư viện math cung cấp:

A. Thủ tục vào ra của chương trình.

B. Hỗ trợ việc tạo ra các lựa chọn ngẫu nhiên

C. Các hằng và hàm toán học.

D. Hỗ trợ trực tiếp các định dạng nén và lưu trữ dữ liệu

Câu 10. Các lệnh mô tả hàm phải viết:

A. Thẳng hàng với lệnh def.

B. Lùi vào theo quy định của Python.

C. Ngay sau dấu hai chấm (:) và không xuống dòng.

D. Viết thành khối và không được lùi vào.

Câu 11. Xâu rỗng là xâu:

A. có duy nhất một phần tử.

B. không có phần tử nào.

C. có độ dài vô hạn.

D. viết theo chiều thuận và chiều ngược giống nhau.

Câu 12. Cách nào không dùng để biểu diễn xâu kí tự?

A. Đặt xâu trong cặp dấu nháy đơn.

B. Đặt xâu trong cặp dấu nháy kép.

C. Đặt xâu trong ba cặp dấu nháy kép.

D. Ghi như bình thường không có gì đặc biệt.

Câu 13. Cho đoạn code sau:

Đề thi Học kì 2 Tin học 10 Cánh diều có đáp án (7 đề)

Kết quả của đoạn lệnh trên là gì?

A. 1

B. 2

C. 3

D. yes

Câu 14. Để thay thế từ hoặc cụm từ bằng từ hoặc cụm từ khác, ta sử dụng hàm nào?

A. find()

B. len()

C. replace

D. remove()

Câu 15. Để biết kích thước của danh sách ta dùng hàm:

A. type()

B. len()

C. sort()

D. pop()

Câu 16. Cho mảng a=[0,2,4,6]. Phần tử a[1]=?

A. 0

B. 2

C. 4

D. 6

Câu 17. Cho đoạn chương trình:

a=[1,2,3]

a.pop(2)

print(a)

Sau khi thực hiện đoạn chương trình trên thì danh sách a có các phần tử:

A. a=[1,2]

B. a=[2,3]

C. a=[1,3]

D. a=[2]

Câu 18. Cho đoạn chương trình:

a=[1, 2, 3]

a.insert(0, 2)

print(a)

Sau khi thực hiện đoạn chương trình trên thì danh sách a có các phần tử:

A. a=[1, 2, 0, 3]

B. a=[1, 0, 2, 3]

C. a=[2, 1, 2, 3]

D. a=[1, 2, 2, 3]

Câu 19. Hãy chọn báo lỗi đúng, sau khi thực hiện câu lệnh sau:

int(‘abc’)

A. TypeEror

B. NameError

C. ValueError

D. IndexError

Câu 20. Khi thực hiện tìm lỗi trong chương trình và kiểm thử, dữ liệu kiểm thử chia thành mấy nhóm?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 21. Để gỡ lỗi, thực hiện thao tác nào sau đây:

A. Debug > Debugger

B. Edit > Debugger

C. Option > Debugger

D. Shell > Debugger

Câu 22. Khẳng định nào sau đây là sai?

A. Lỗi ngữ nghĩa là lỗi khó phát hiện nhất.

B. Ngôn ngữ lập trình Python cung cấp công cụ Debug để gỡ lỗi .

C. Lỗi ngoại lệ là lỗi xảy ra khi chương trình đang chạy, một lệnh nào đó không thể thực hiện. Lỗi này sẽ được hiển thị ngay trên màn hình.

D. Truy vết để tìm lỗi là một quá trình vô cùng đơn giản, không tốn thời gian.

Câu 23. Có mấy loại chương trình dịch?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 24. Bước viết chương trình là:

A. Lựa chọn cách tổ chức dữ liệu và sử dụng ngôn ngữ lập trình để điễn đạt đúng thuật toán.

B. Xác định những giá trị đã cho và mối quan hệ giữa chúng.

C. Tìm thuật toán dựa trên bước xác định bài toán, dựa trên mối quan hệ giữa các đại lượng đã cho với những giá trị cần tìm, đồng thời xác định cách tổ chức dữ liệu có thể sử dụng tương ứng với thuật toán đó.

D. Dùng các bộ dữ liệu khác nhau để kiểm thử và hiệu chỉnh chương trình.

Câu 25. Khẳng định nào sau đây là sai?

A. Lập trình viên có cơ hội làm việc ở các vị trí trong các cấp chính quyền, cấp bộ ngành, chính phủ.

B. Các hệ thống ngân hàng, tài chính hay tư nhân đều phải sử dụng hệ thống phần mềm phức tạp, có tính nghiệp vụ cao. Từ đó, mở ra nhiều cơ hội lớn cho những người thiết kế và lập trình.

C. Thế giới công nghệ thay đổi từng giây, từng phút, từng giờ. Những kiến thức được học sẽ nhanh bị cũ, vì vậy phải học tập không ngừng.

D. Những nghề thuộc nhóm thiết kế và lập trình chỉ có thể làm ở cơ quan tư nhân.

Câu 26. Công đoạn thiết kế phần mềm là:

A. Phân tích nhu cầu của cộng đồng cần phục vụ, xác định vai trò của phần mềm, xác định thông tin đầu vào, đầu ra của hệ thống phần mềm cần xây dựng.

B. Chuyển những mô tả ở bản thiết kế thành các lệnh thực hiện được trên máy tính để máy tính “hiểu” và “thực hiện” đúng theo thiết kế.

C. Chuyển các yêu cầu về phần mềm thành bản thiết kế phần mềm.

D. Thực hiện các bước thử nghiệm sản phẩm xem có khiếm khuyết gì không để khắc phục kịp thời trước khi phần mềm đến tay người sử dụng.

Câu 27. Những kiến thức nào ở bậc học phổ thông có ích nhất nếu sau này em muốn làm việc trong lĩnh vực phát triển phần mềm?

A. Toán, Văn, Anh

B. Toán, Tin, Anh

C. Anh, Toán, Mỹ thuật

D. Văn, Mỹ thuật, Anh

Câu 28. Đâu không phải là sản phẩm của nghề lập trình web, trò chơi, thiết bị di động?

A. Mẫu áo dài

B. Giao diện trang bán hàng trực tuyến

C. Nhân vật trong trò chơi trực tuyến    

D. Ứng dụng sổ sức khỏe điện tử

II. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)

Câu 1. (1 điểm) Viết chương trình nhập vào từ bàn phím một danh sách các số nguyên, sau đó, thực hiện:

- Thay thế các phần tử âm bằng -1, phần tử dương bằng 1, giữ nguyên các phần tử giá trị 0.

- Đưa ra màn hình danh sách nhận được.

Câu 2. (1 điểm) Tại sao phải tạo nhiều bộ dữ liệu vào khác nhau để kiểm thử chương trình?

Câu 3. (1 điểm) Xét bài toán: Đội Trúc Xanh gồm 3 bạn An, Thuỳ và Minh đứng đầu trong cuộc thi về ca dao, tục ngữ Việt Nam. Cách trao giải của Ban tổ chức cũng khá độc đáo. Trên bàn bày một dãy n túi kẹo, trên túi kẹo thứ i có ghi số nguyên ai, là số lượng kẹo trong túi (ai ≥ 0). Đội thắng cuộc được phép chọn các túi kẹo có số lượng chia hết cho 3. Đội Trúc Xanh quyết định sẽ chọn hết tất cả các túi có kẹo và được phép lấy. Sau đó từ mỗi túi, mỗi người ăn một chiếc kẹo. Phần kẹo còn lại được tập trung và chia đều để mỗi bạn mang về cho em ở nhà. Hãy xác định, mỗi bạn đã ăn bao nhiêu cái kẹo và mang về nhà bao nhiêu cái.

Đề thi Học kì 2 Tin học 10 Cánh diều có đáp án (7 đề)

Em hãy lập trình giải bài toán trên. Trước khi lập trình cần tóm tắt bài toán, xác định thuật toán và cách tổ chức dữ liệu.

Dữ liệu: Nhập vào từ thiết bị vào chuẩn:

- Dòng đầu tiên chứa số nguyên n (1n105).

- Dòng thứ hai chứa n số nguyên a1, a2, …, an (0ai104, i = 1, 2, …, n)

Kết quả: Đưa ra thiết bị ra chuẩn hai số nguyên là số lượng kẹo tương ứng với số kẹo mỗi bạn đã ăn và số kẹo mỗi bạn mang về, các số đưa ra trên cùng một dòng.

Ví dụ:

Input

Output

9

25 16 11 12 14 0 8 30 21

3

18

……………………. Hết …………………….

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ SỐ 1

I. Trắc nghiệm (7 điểm)

- Mỗi câu đúng tương ứng với 0,25 điểm.

1. C

2. B

3. C

4. D

5. B

6. B

7. C

8. C

9. C

10. B

11. B

12. D

13. A

14. C

15. B

16. B

 17. A

18. C

19. C

20. C

21. A

22. D

23. B

24. A

25. D

26. C

27. B

28. A

 

 

II. Tự luận (3 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

(1 điểm)

Đề thi Học kì 2 Tin học 10 Cánh diều có đáp án (7 đề)

1,0

Câu 2

(1 điểm)

Các lỗi ngữ nghĩa thì khó phát hiện hơn, chỉ có thể đoán nhận và tìm thấy thông qua quan sát kết quả thực hiện chương trình với các bộ dữ liệu khác nhau.

1,0

Câu 3

(1 điểm)

Tóm tắt bài toán (Mô hình toán học)

Cho:

- Số nguyên n, (1 n105) và n số nguyên a1, a2, .., an (0 ≤ ai  ≤104, i = 1, 2, .., n).

Yêu cầu:

- Xác định k là số lượng ai lớn hơn 0 và chia hết cho 3.

- Tính tổng (ai – 3)/3 với các ai tìm được.

Thuật toán và cách tổ chức dữ liệu

- Bước 1. Nhập dữ liệu vào (dùng kiểu danh sách cho dãy n số nguyên).

- Bước 2. Chuẩn bị tích luỹ số lượng và tổng: k = 0, s = 0.

- Bước 3. Duyệt với mọi i: Nếu ai > 0 và ai chia hết cho 3 thì tăng k và tích luỹ ai vào s.

- Bước 4. Đưa ra k và (s - 3k)/3.

Tham khảo chương trình sau:

Đề thi Học kì 2 Tin học 10 Cánh diều có đáp án (7 đề)

0,25

 

 

 

 

 

 

0,25

 

 

 

 

 

 

 

 

0,5

Xem thử Đề CK2 Tin 10 CD




Lưu trữ: Đề thi Tin học 10 Học kì 2 (sách cũ)

Xem thêm bộ đề thi Tin học 10 mới năm 2024 chọn lọc khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên