3 Đề thi Giữa kì 1 Công nghệ 11 Kết nối tri thức (có đáp án + ma trận) - Công nghệ chăn nuôi

Với bộ 3 đề thi Công nghệ 11 Giữa kì 1 Kết nối tri thức năm 2024 có đáp án và ma trận được biên soạn và chọn lọc từ đề thi Công nghệ 11 của các trường THPT trên cả nước sẽ giúp học sinh 11 ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi Giữa học kì 1 Công nghệ 11.

3 Đề thi Giữa kì 1 Công nghệ 11 Kết nối tri thức (có đáp án + ma trận) - Công nghệ chăn nuôi

Xem thử

Chỉ từ 50k mua trọn bộ Đề thi Giữa kì 1 Công nghệ 11 Công nghệ chăn nuôi Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết:

Quảng cáo

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Kết nối tri thức

Năm học 2024 - 2025

Môn: Công nghệ 11 - Công nghệ chăn nuôi

Thời gian làm bài: phút

(Đề số 1)

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (28 câu - 7,0 điểm)

Chọn phương án trả lời đúng trong mỗi câu dưới đây:

Câu 1. Vai trò của chăn nuôi là:

A. Cung cấp sức kéo

B. Cung cấp phân bón

C. Cung cấp nguyên liệu cho chế biến

D. Cung cấp sức kéo, phân bón, nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu.

Câu 2. Triển vọng thứ hai của chăn nuôi trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ 4.0 là:

A. Phát triển để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của con người.

B. Phát triển để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu

C. Phát triển nhờ ứng dụng khoa học công nghệ.

D. Nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ.

Quảng cáo

Câu 3. Triển vọng thứ ba của chăn nuôi trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ 4.0 là:

A. Phát triển để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của con người.

B. Phát triển để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu

C. Phát triển nhờ ứng dụng khoa học công nghệ.

D. Nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ.

Câu 4. Triển vọng thứ tư của chăn nuôi trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ 4.0 là:

A. Phát triển để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của con người.

B. Phát triển để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu

C. Phát triển nhờ ứng dụng khoa học công nghệ.

D. Nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ.

Câu 5. Có mấy thành tựu nổi bật của ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Quảng cáo

Câu 6. Thành tựu nổi bật của ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi là:

A. Thành tựu trong công tác chọn giống

B. Thành tựu trong nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi

C. Thành tựu trong xử lí chất thải và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi

D. Thành tựu trong công tác chọn giống; trong nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi;  trong xử lí chất thải và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi.

Câu 7. Thành tựu trong công tác chọn giống là:

A. Công nghệ thụ tinh nhân tạo

B. Công nghệ internet kết nối vạn vật.

C. Công nghệ cảm biến

D. Công nghệ thông tin và truyền thông

Câu 8. Thành tựu trong nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi là:

A. Công nghệ cấy truyền phôi

B. Công nghệ gene

C. Công nghệ cảm biến

D. Công nghệ cấy truyền phôi

Quảng cáo

Câu 9. Đâu là yêu cầu đối với người lao động của một số ngành nghề phổ biến trong chăn nuôi?

A. Chăm chỉ

B. Có kiến thức về chăn nuôi

C. Tuân thủ an toàn về lao động

D. Chăm chỉ, có kiến thức, tuân thủ an toàn về chăn nuôi

Câu 10. Đối với người lao động của một số ngành nghề phổ biến trong chăn nuôi cần có sự yêu thích môn học nào?

A. Công nghệ

B. Sinh học

C. Địa lí

D. Công nghệ, sinh học, địa lí

Câu 11. Theo nguồn gốc, vật nuôi gồm mấy nhóm chính?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 12. Vật nuôi phân loại theo nguồn gốc?

A. Vật nuôi bản địa

B. Vật nuôi ngoại nhập

C. Vật nuôi bản địa, vật nuôi ngoại nhập

D. Vật nuôi trên cạn

Câu 13. Vật nuôi nào sau đây là vật nuôi bản địa?

A. Gà Đông Tảo

B. Bò Red Sindhi

C. Dê Boer

D. Gà Đông Tảo, dê Boer

Câu 14. Vật nuôi nào sau đây là vật nuôi ngoại nhập?

A. Vịt cỏ

B. Gà Hồ

C. Dê Boer

D. Cừu Phan Rang

Câu 15. Vật nuôi nào sau đây được phân loại theo đặc tính sinh vật học?

A. Vật nuôi ngoại nhập

B. Vật nuôi lấy sức kéo

C. Vật nuôi bản địa

D. Vật nuôi đẻ trứng

Câu 16. Vật nuôi nào sau đây được phân loại theo mục đích sử dụng?

A. Vật nuôi trên cạn

B. Vật nuôi làm xiếc

C. Vật nuôi dưới nước

D. Vật nuôi đẻ trứng

Câu 17. Chăn nuôi công nghiệp là gì?

A. Là phương thức chăn nuôi không cần chuồng trại, vật nuôi được thả tự do đi lại, kiếm ăn, tận dụng phụ phẩm nông nghiệp.

B. Là quá trình chăn nuôi tập trung với mật độ cao, số lượng vật nuôi lớn và theo một quy trình khép kín.

C. Là chăn nuôi kết hợp giữa chăn nuôi công nghiệp với chăn thả tự do.

D. Là quá trình chăn nuôi tập trung với mật độ thấp, số lượng vật nuôi nhỏ.

Câu 18. Chăn nuôi bán công nghiệp là gì?

A. Là phương thức chăn nuôi không cần chuồng trại, vật nuôi được thả tự do đi lại, kiếm ăn, tận dụng phụ phẩm nông nghiệp.

B. Là quá trình chăn nuôi tập trung với mật độ cao, số lượng vật nuôi lớn và theo một quy trình khép kín.

C. Là chăn nuôi kết hợp giữa chăn nuôi công nghiệp với chăn thả tự do.

D. Là quá trình chăn nuôi tập trung với mật độ thấp, số lượng vật nuôi nhỏ.

Câu 19. Ưu điểm của chăn thả tự do là:

A. Chi phí đầu tư thấp

B. Năng suất cao

C. Đảm bảo an toàn sinh học

D. Ít xảy ra dịch bệnh

Câu 20. Ưu điểm của chăn nuôi công nghiệp là:

A. Khả năng kiểm soát dịch bệnh tốt

B. Năng suất cao, kiểm soát dịch bệnh tốt

C. Chi phí thấp

D. Không ảnh hưởng đến ô nhiễm môi trường

Câu 21. Giống vật nuôi là quần thể vật nuôi:

A. Cùng loài

B. Cùng nguồn gốc

C. Có ngoại hình tương tự nhau

D. Cùng loài, cùng nguồn gốc, có ngoại hình và cấu trúc di truyền tương tự nhau, được hình thành, củng cố, phát triển do tác động của con người.

Câu 22. Có mấy cách phân loại giống vật nuôi?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 23. Phân loại giống vật nuôi dựa vào:

A. Nguồn gốc

B. Mức độ hoàn thiện của giống

C. Mục đích khai thác

D. Nguồn gốc, mức độ hoàn thiện của giống, mục đích khai thác.

Câu 24. Chọn giống vật nuôi là:

A. Lựa chọn những cá thể mang đặc tính tốt.

B. Lựa chọn cá thể phù hợp với mục đích chăn nuôi.

C. Lựa chọn cá thể phù hợp với mong muốn của người chọn giống.

D. Lựa chọn và giữ lại những cá thể mang đặc tính tốt, phù hợp với mục đích chăn nuôi và mong muốn của người chọn giống, đồng thời thải loại các cá thể không đạt yêu cầu.

Câu 25. Chỉ tiêu về ngoại hình là:

A. Hình sáng toàn thân

B. Tốc độ sinh trưởng

C. Kích thước vật nuôi

D. Sức khỏe vật nuôi

Câu 26. Chỉ tiêu về thể chất là:

A. Màu sắc da

B. Số núm vú

C. Tốc độ sinh trưởng

D. Sức kéo

Câu 27. Chỉ tiêu về ngoại hình là gì?

A. Là hình dáng bên ngoài của vật nuôi có liên quan đến sức khỏe cũng như cấu tạo, chức năng của các bộ phận bên trong cơ thể và khả năng sản xuất của con vật, là hình dáng đặc trưng của vật nuôi.

B. Là đặc tính thích nghi của con vật trong những điều kiện sinh sống và di truyền nhất định, có liên quan đến sức khỏe và khả năng sản xuất của con vật.

C. Là sự tích lũy chất hữu cơ do quá trình trao đổi chất, làm cho cơ thể tăng lên về khối lượng.

D. Là quá trình biến đổi về chất của cơ thể.

Câu 28. Lai kinh tế là gì?

A. Là phương pháp lai giữa các cá thể khác giống để tạo ra con lai có sức sản xuất cao.

B. Là phương pháp dùng một giống thường là giống cao sản để cải tạo một cách cơ bản một giống khác khi giống này không đáp ứng được các yêu cầu của sản xuất.

C. Là phương pháp cho các cá thể đực và cá thể cái thuộc hai loài khác nhau giao phối với nhau để tạo con lai có ưu thế lai.

D. Đáp án khác

II. PHẦN TỰ LUẬN (2 câu - 3,0 điểm)

Câu 1 (2 điểm)

Trình bày xu hướng phát triển chăn nuôi Việt Nam và trên thế giới. Liên hệ với thực tiễn chăn nuôi ở địa phương em.

Câu 2 (1 điểm)

Đề xuất phương pháp nhân giống một loại vật nuôi phù hợp với thực tiễn chăn nuôi ở địa phương em.

…………………HẾT…………………

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

I. Phần trắc nghiệm

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Câu 11

Câu 12

Câu 13

Câu 14

D

B

C

D

C

D

A

C

D

D

B

C

A

C

Câu 15

Câu 16

Câu 17

Câu 18

Câu 19

Câu 20

Câu 21

Câu 22

Câu 23

Câu 24

Câu 25

Câu 26

Câu 27

Câu 28

D

B

B

C

A

B

D

C

D

D

A

C

A

A

II. Phần tự luận

Câu 1.

- Xu thế phát triển chăn nuôi ở Việt Nam:

+ Ngành sản xuất nông nghiệp đang phục vụ ngày càng nhiều cho chế độ ăn toàn cầu hóa. 

+ Nâng cao chất lượng; sản xuất thực phẩm hữu cơ; thân thiện với môi trường và coi trọng phúc lợi động vật. 

+ Tập trung giải quyết các điểm yếu về năng suất, chất lượng sản phẩm, VSATTP, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường và mở rộng thị trường xuất khẩu.

- Xu thế phát triển chăn nuôi trên thế giới:

+ Giảm diện tích sản xuất và dân số làm nông nghiệp, nhưng sẽ làm gia tăng tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi đông lạnh và chế biến.

+ Phát triển hệ thống chăn nuôi trong những thập kỷ tới chắc chắn sẽ liên quan đến sự cân bằng giữa an ninh lương thực, nghèo đói, bình đẳng, bền vững Môi trường và phát triển kinh tế.

+ Nâng cao chất lượng; sản xuất thực phẩm hữu cơ; thân thiện với môi trường và coi trọng phúc lợi động vật. 

- Liên hệ thực tiễn chăn nuôi ở địa phương: địa phương đang phát triển chăn nuôi gắn với bảo vệ môi trường.

Câu 2.

Đề xuất phương pháp nhân giống một loại vật nuôi phù hợp với thực tiễn chăn nuôi ở địa phương em.

- Nhân giống thuần chủng giữa gà Lơgo và gà Lơgo.

- Nhân giống thuần chủng giữa lợn Móng Cái và lợn Móng Cái.

- Lai giống giữa lợn Móng Cái với lợn Ba Xuyên.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Đề thi Công nghệ 11 mới nhất, để mua tài liệu trả phí đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Tham khảo đề thi Công nghệ 11 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:

Xem thêm đề thi lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 11 các môn học
Tài liệu giáo viên