Top 100 Đề thi Công nghệ 11 Kết nối tri thức (có đáp án)
Tuyển chọn 100 Đề thi Công nghệ 11 Kết nối tri thức Học kì 1, Học kì 2 năm 2024 mới nhất có đáp án và lời giải chi tiết, cực sát đề thi chính thức gồm đề thi giữa kì, đề thi học kì giúp học sinh 11 ôn luyện và đạt điểm cao trong các bài thi Công nghệ 11.
Đề thi Công nghệ 11 Kết nối tri thức (có đáp án)
Xem thử Đề thi GK1 Công nghệ 11 CNCK Xem thử Đề thi GK1 Công nghệ 11 CNCN Xem thử Đề thi CK1 Công nghệ 11 CNCK Xem thử Đề thi CK1 Công nghệ 11 CNCN Xem thử Đề thi GK2 Công nghệ 11 CNCK Xem thử Đề thi GK2 Công nghệ 11 CNCN Xem thử Đề thi CK2 Công nghệ 11 CNCK Xem thử Đề thi CK2 Công nghệ 11 CNCN
Chỉ từ 50k mua trọn bộ đề thi Công nghệ 11 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Đề thi Công nghệ 11 Giữa kì 1 Kết nối tri thức
Đề thi Giữa kì 1 Công nghệ 11 Kết nối tri thức (có đáp án) - Công nghệ chăn nuôi
Đề thi Giữa kì 1 Công nghệ 11 Kết nối tri thức (có đáp án) - Công nghệ Cơ khí
Đề thi Công nghệ 11 Học kì 1 Kết nối tri thức
Đề thi Học kì 1 Công nghệ 11 Kết nối tri thức (có đáp án) - Công nghệ chăn nuôi
Đề thi Học kì 1 Công nghệ 11 Kết nối tri thức (có đáp án) - Công nghệ Cơ khí
Đề thi Công nghệ 11 Giữa kì 2 Kết nối tri thức
Đề thi Giữa kì 2 Công nghệ 11 Kết nối tri thức (có đáp án) - Công nghệ chăn nuôi
Đề thi Giữa kì 2 Công nghệ 11 Kết nối tri thức (có đáp án) - Công nghệ Cơ khí
Đề thi Công nghệ 11 Học kì 2 Kết nối tri thức
Đề thi Học kì 2 Công nghệ 11 Kết nối tri thức (có đáp án) - Công nghệ chăn nuôi
Đề thi Học kì 2 Công nghệ 11 Kết nối tri thức (có đáp án) - Công nghệ Cơ khí
Xem thêm Đề thi Công nghệ 11 cả ba sách:
Sở Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 1 - Kết nối tri thức
Năm học 2024 - 2025
Môn: Công nghệ 11 - Công nghệ chăn nuôi
Thời gian làm bài: phút
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (28 câu - 7,0 điểm)
Chọn phương án trả lời đúng trong mỗi câu dưới đây:
Câu 1. Vai trò của chăn nuôi là:
A. Cung cấp sức kéo
B. Cung cấp phân bón
C. Cung cấp nguyên liệu cho chế biến
D. Cung cấp sức kéo, phân bón, nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu.
Câu 2. Triển vọng thứ hai của chăn nuôi trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ 4.0 là:
A. Phát triển để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của con người.
B. Phát triển để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu
C. Phát triển nhờ ứng dụng khoa học công nghệ.
D. Nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ.
Câu 3. Triển vọng thứ ba của chăn nuôi trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ 4.0 là:
A. Phát triển để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của con người.
B. Phát triển để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu
C. Phát triển nhờ ứng dụng khoa học công nghệ.
D. Nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ.
Câu 4. Triển vọng thứ tư của chăn nuôi trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ 4.0 là:
A. Phát triển để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của con người.
B. Phát triển để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu
C. Phát triển nhờ ứng dụng khoa học công nghệ.
D. Nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ.
Câu 5. Có mấy thành tựu nổi bật của ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 6. Thành tựu nổi bật của ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi là:
A. Thành tựu trong công tác chọn giống
B. Thành tựu trong nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi
C. Thành tựu trong xử lí chất thải và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
D. Thành tựu trong công tác chọn giống; trong nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi; trong xử lí chất thải và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi.
Câu 7. Thành tựu trong công tác chọn giống là:
A. Công nghệ thụ tinh nhân tạo
B. Công nghệ internet kết nối vạn vật.
C. Công nghệ cảm biến
D. Công nghệ thông tin và truyền thông
Câu 8. Thành tựu trong nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi là:
A. Công nghệ cấy truyền phôi
B. Công nghệ gene
C. Công nghệ cảm biến
D. Công nghệ cấy truyền phôi
Câu 9. Đâu là yêu cầu đối với người lao động của một số ngành nghề phổ biến trong chăn nuôi?
A. Chăm chỉ
B. Có kiến thức về chăn nuôi
C. Tuân thủ an toàn về lao động
D. Chăm chỉ, có kiến thức, tuân thủ an toàn về chăn nuôi
Câu 10. Đối với người lao động của một số ngành nghề phổ biến trong chăn nuôi cần có sự yêu thích môn học nào?
A. Công nghệ
B. Sinh học
C. Địa lí
D. Công nghệ, sinh học, địa lí
Câu 11. Theo nguồn gốc, vật nuôi gồm mấy nhóm chính?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 12. Vật nuôi phân loại theo nguồn gốc?
A. Vật nuôi bản địa
B. Vật nuôi ngoại nhập
C. Vật nuôi bản địa, vật nuôi ngoại nhập
D. Vật nuôi trên cạn
Câu 13. Vật nuôi nào sau đây là vật nuôi bản địa?
A. Gà Đông Tảo
B. Bò Red Sindhi
C. Dê Boer
D. Gà Đông Tảo, dê Boer
Câu 14. Vật nuôi nào sau đây là vật nuôi ngoại nhập?
A. Vịt cỏ
B. Gà Hồ
C. Dê Boer
D. Cừu Phan Rang
Câu 15. Vật nuôi nào sau đây được phân loại theo đặc tính sinh vật học?
A. Vật nuôi ngoại nhập
B. Vật nuôi lấy sức kéo
C. Vật nuôi bản địa
D. Vật nuôi đẻ trứng
Câu 16. Vật nuôi nào sau đây được phân loại theo mục đích sử dụng?
A. Vật nuôi trên cạn
B. Vật nuôi làm xiếc
C. Vật nuôi dưới nước
D. Vật nuôi đẻ trứng
Câu 17. Chăn nuôi công nghiệp là gì?
A. Là phương thức chăn nuôi không cần chuồng trại, vật nuôi được thả tự do đi lại, kiếm ăn, tận dụng phụ phẩm nông nghiệp.
B. Là quá trình chăn nuôi tập trung với mật độ cao, số lượng vật nuôi lớn và theo một quy trình khép kín.
C. Là chăn nuôi kết hợp giữa chăn nuôi công nghiệp với chăn thả tự do.
D. Là quá trình chăn nuôi tập trung với mật độ thấp, số lượng vật nuôi nhỏ.
Câu 18. Chăn nuôi bán công nghiệp là gì?
A. Là phương thức chăn nuôi không cần chuồng trại, vật nuôi được thả tự do đi lại, kiếm ăn, tận dụng phụ phẩm nông nghiệp.
B. Là quá trình chăn nuôi tập trung với mật độ cao, số lượng vật nuôi lớn và theo một quy trình khép kín.
C. Là chăn nuôi kết hợp giữa chăn nuôi công nghiệp với chăn thả tự do.
D. Là quá trình chăn nuôi tập trung với mật độ thấp, số lượng vật nuôi nhỏ.
Câu 19. Ưu điểm của chăn thả tự do là:
A. Chi phí đầu tư thấp
B. Năng suất cao
C. Đảm bảo an toàn sinh học
D. Ít xảy ra dịch bệnh
Câu 20. Ưu điểm của chăn nuôi công nghiệp là:
A. Khả năng kiểm soát dịch bệnh tốt
B. Năng suất cao, kiểm soát dịch bệnh tốt
C. Chi phí thấp
D. Không ảnh hưởng đến ô nhiễm môi trường
Câu 21. Giống vật nuôi là quần thể vật nuôi:
A. Cùng loài
B. Cùng nguồn gốc
C. Có ngoại hình tương tự nhau
D. Cùng loài, cùng nguồn gốc, có ngoại hình và cấu trúc di truyền tương tự nhau, được hình thành, củng cố, phát triển do tác động của con người.
Câu 22. Có mấy cách phân loại giống vật nuôi?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 23. Phân loại giống vật nuôi dựa vào:
A. Nguồn gốc
B. Mức độ hoàn thiện của giống
C. Mục đích khai thác
D. Nguồn gốc, mức độ hoàn thiện của giống, mục đích khai thác.
Câu 24. Chọn giống vật nuôi là:
A. Lựa chọn những cá thể mang đặc tính tốt.
B. Lựa chọn cá thể phù hợp với mục đích chăn nuôi.
C. Lựa chọn cá thể phù hợp với mong muốn của người chọn giống.
D. Lựa chọn và giữ lại những cá thể mang đặc tính tốt, phù hợp với mục đích chăn nuôi và mong muốn của người chọn giống, đồng thời thải loại các cá thể không đạt yêu cầu.
Câu 25. Chỉ tiêu về ngoại hình là:
A. Hình sáng toàn thân
B. Tốc độ sinh trưởng
C. Kích thước vật nuôi
D. Sức khỏe vật nuôi
Câu 26. Chỉ tiêu về thể chất là:
A. Màu sắc da
B. Số núm vú
C. Tốc độ sinh trưởng
D. Sức kéo
Câu 27. Chỉ tiêu về ngoại hình là gì?
A. Là hình dáng bên ngoài của vật nuôi có liên quan đến sức khỏe cũng như cấu tạo, chức năng của các bộ phận bên trong cơ thể và khả năng sản xuất của con vật, là hình dáng đặc trưng của vật nuôi.
B. Là đặc tính thích nghi của con vật trong những điều kiện sinh sống và di truyền nhất định, có liên quan đến sức khỏe và khả năng sản xuất của con vật.
C. Là sự tích lũy chất hữu cơ do quá trình trao đổi chất, làm cho cơ thể tăng lên về khối lượng.
D. Là quá trình biến đổi về chất của cơ thể.
Câu 28. Lai kinh tế là gì?
A. Là phương pháp lai giữa các cá thể khác giống để tạo ra con lai có sức sản xuất cao.
B. Là phương pháp dùng một giống thường là giống cao sản để cải tạo một cách cơ bản một giống khác khi giống này không đáp ứng được các yêu cầu của sản xuất.
C. Là phương pháp cho các cá thể đực và cá thể cái thuộc hai loài khác nhau giao phối với nhau để tạo con lai có ưu thế lai.
D. Đáp án khác
II. PHẦN TỰ LUẬN (2 câu - 3,0 điểm)
Câu 1 (2 điểm)
Trình bày xu hướng phát triển chăn nuôi Việt Nam và trên thế giới. Liên hệ với thực tiễn chăn nuôi ở địa phương em.
Câu 2 (1 điểm)
Đề xuất phương pháp nhân giống một loại vật nuôi phù hợp với thực tiễn chăn nuôi ở địa phương em.
…………………HẾT…………………
Sở Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 1 - Kết nối tri thức
Năm học 2024 - 2025
Môn: Công nghệ 11 - Công nghệ Cơ khí
Thời gian làm bài: phút
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (28 câu - 7,0 điểm)
Chọn phương án trả lời đúng trong mỗi câu dưới đây:
Câu 1: Cơ khí chế tạo phục vụ cho:
A. Sản xuất
B. Đời sống
C. Sản xuất và đời sống
D. Xuất khẩu
Câu 2: Có thể hiểu cơ khí chế tạo là:
A. là một ngành thuộc lĩnh vực kĩ thuật cơ khí, sản xuất sản phẩm cơ khí phục vụ sản xuất và đời sống.
B. là một ngành bao gồm các nghề thủ công để tạo ra các công cụ phục vụ cho sản xuất.
C. là ngành công nghiệp xương sống của cả nền sản xuất.
D. là ngành phục vụ cho các ngành công nghiệp khác.
Câu 3: Cơ khí chế tạo phục vụ cho:
A. Nghiên cứu
B. Chinh phục thiên nhiên
C. Chinh phục vũ trụ
D. Nghiên cứu, chinh phục thiên nhiên và vũ trụ
Câu 4: Vai trò của cơ khí chế tạo đối với đời sống con người là:
A. Giúp cuộc sống trở nên tiện nghi
B. Giúp cuộc sống trở nên thú vị
C. Giúp nâng cao chất lượng cuộc sống
D. Giúp cuộc sống trở nên tiện nghi, thú vị và nâng cao chất lượng cuộc sống
Câu 5: Sản phẩm của ngành cơ khí chế tạo là:
A. Máy gặt
B. Nhà chung cư
C. Nhà thi đấu thể thao
D. Máy gặt, máy phát điện, nhà chung cư.
Câu 6: Sản phẩm nào sau đây không phải là sản phẩm của ngành cơ khí chế tạo?
A. Cánh cổng
B. Máy bay
C. Công trình nhà ở
D. Máy phát điện
Câu 7: Công cụ lao động của ngành cơ khí chế tạo là:
A. Máy hàn
B. Máy tiện
C. Máy phay
D. máy hàn, máy tiện, máy phay
Câu 8: Quy trình chế tạo cơ khí bao gồm mấy bước?
A. 1
B. 3
C. 5
D. 7
Câu 9: Bước 1 của quy trình chế tạo cơ khí là:
A. Đọc bản vẽ chi tiết
B. Chế tạo phôi
C. Thực hiện gia công các chi tiết máy của sản phẩm
D. Xử lí và bảo vệ bề mặt của sản phẩm
Câu 10: Bước 2 của quy trình chế tạo cơ khí là:
A. Đọc bản vẽ chi tiết
B. Chế tạo phôi
C. Thực hiện gia công các chi tiết máy của sản phẩm
D. Xử lí và bảo vệ bề mặt của sản phẩm
Câu 11: Bước 4 của quy trình chế tạo cơ khí là:
A. Đọc bản vẽ chi tiết
B. Chế tạo phôi
C. Thực hiện gia công các chi tiết máy của sản phẩm
D. Xử lí và bảo vệ bề mặt của sản phẩm
Câu 12: Vật liệu kim loại và hợp kim là:
A. Sắt
B. Chất dẻo
C. Cao su
D. Gỗ
Câu 13: Vật liệu phi kim loại là:
A. Đồng
B. Cao su
C. Nhôm
D. Sắt
Câu 14: Vật liệu cơ khí cần đáp ứng mấy yêu cầu?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 15: Vật liệu cơ khí cần đáp ứng về yêu cầu gì?
A. Tính sử dụng
B. Tính công nghệ
C. Tính kinh tế
D. Tính sử dụng, tính công nghệ, tính cơ khí
Câu 16. Vật liệu nào được sử dụng để chế tạo cánh tay rô bốt?
A. Vật liệu kim loại
B. Vật liệu phi kim
C. Vật liệu mới
D. Vật liệu kim loại, vật liệu phi kim và vật liệu mới
Câu 17. Chi tiết đai truyền được làm từ:
A. Gang
B. Nhôm
C. Cao su
D. Đồng
Câu 18. Vật liệu kim loại là:
A. Gang
B. Cao su
C. Nhựa nhiệt dẻo
D. Nhựa nhiệt rắn
Câu 19. Xác định khả năng biến dạng của kim loại và hợp kim bằng cách:
A. Quan sát
B. Dùng lực của tay bẻ
C. Dùng búa đập
D. Quan sát, dùng lực của tay hoặc dùng búa đập
Câu 20. Xác định tính cứng, tính dẻo của kim loại và hợp kim bằng cách:
A. Quan sát
B. Dùng lực của tay bẻ
C. Dùng búa đập
D. Quan sát, dùng lực của tay hoặc dùng búa đập
Câu 21. Gia công cơ khí có phoi là quá trình gia công cơ khí mà:
A. Khối lượng vật liệu vẫn được giữ nguyên, không có vật liệu thừa thải ra.
B. Có một lượng vật liệu bị cắt gọt bỏ đi gọi là phoi
C. Khối lượng vật liệu vẫn được giữ nguyên, có vật liệu thừa thải ra.
D. Có một lượng vật liệu bị cắt gọt bỏ đi gọi là phôi
Câu 22. Gia công cơ khí không phoi là:
A. Khối lượng vật liệu vẫn được giữ nguyên, không có vật liệu thừa thải ra.
B. Có một lượng vật liệu bị cắt gọt bỏ đi gọi là phoi
C. Khối lượng vật liệu vẫn được giữ nguyên, có vật liệu thừa thải ra.
D. Có một lượng vật liệu bị cắt gọt bỏ đi gọi là phôi
Câu 23. Phương pháp gia công cơ khí được phân loại theo lịch sử phát triển của công nghệ gia công là:
A. Gia công cơ khí không phoi
B. Gia công cơ khí có phoi
C. Gia công cơ khí truyền thống
D. Gia công cắt gọt
Câu 24. Phương pháp đúc phổ biến nhất là:
A. Đúc trong khuôn kim loại
B. Đúc trong khuôn cát
C. Đúc li tâm
D. Đúc áp lực
Câu 25. Gia công cơ khí có phoi là:
A. Đúc
B. Rèn
C. Tiện
D. Đúc, rèn, tiện
Câu 26. Gia công cơ khí không phoi là:
A. Doa
B. Mài
C. Phay
D. Cán
Câu 27. Gia công cơ khí phân loại theo công nghệ gia công là:
A. Gia công cơ khí truyền thống
B. Gia công cơ khí hiện đại
C. Gia công cơ khí không phoi
D. Gia công cơ khí truyền thống và gia công cơ khí hiện đại
Câu 28. Bước 1 của quy trình công nghệ gia công chi tiết là:
A. Tìm hiểu chi tiết cần gia công
B. Xác định dạng sản xuất
C. Chọn phôi và phương pháp chế tạo phôi
D. Xác định trình tự các bước gia công chi tiết
II. PHẦN TỰ LUẬN (2 câu - 3,0 điểm)
Câu 1 (1 điểm):
Hãy kể tên một số vật dụng, máy trong gia đình em và cho biết chi tiết nào được chế tạo từ vật liệu mới?
Câu 2 (2 điểm):
Em hãy mô tả quy trình chế tạo một chiếc kìm nguội dưới dạng sơ đồ khối?
…………………HẾT…………………
Sở Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 1 - Kết nối tri thức
Năm học 2024 - 2025
Môn: Công nghệ 11 - Công nghệ chăn nuôi
Thời gian làm bài: phút
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (28 câu - 7,0 điểm)
Chọn phương án trả lời đúng trong mỗi câu dưới đây:
Câu 1. Vai trò của chăn nuôi là:
A. Cung cấp thực phẩm giàu protein.
B. Cung cấp sức kéo
C. Cung cấp nguyên liệu cho chế biến
D. Cung cấp tực phẩm giàu protein, nguyên liệu cho chế biến, sức kéo
Câu 2. Chăn nuôi có mấy triển vọng chính?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 3. Thành tựu trong công tác chọn giống là:
A. Công nghệ gene
B. Công nghệ cảm biến
C. Cơ giới hóa
D. Công nghệ biogas
Câu 4. Vật nuôi nào sau đây là vật nuôi bản địa?
A. Dê Boer
B. Gà Hybro
C. Vịt cỏ
D. Ngan Pháp
Câu 5. Vật nuôi được phân loại căn cứ theo:
A. Theo nguồn gốc
B. Theo đặc tính sinh vật học
C. Theo mục đích sử dụng
D. Theo nguồn gốc, đặc tính sinh vật học, mục đích sử dụng
Câu 6. Chăn thả tự do là gì?
A. Là phương thức chăn nuôi không cần chuồng trại, vật nuôi được thả tự do đi lại, kiếm ăn, tận dụng phụ phẩm nông nghiệp.
B. Là quá trình chăn nuôi tập trung với mật độ cao, số lượng vật nuôi lớn avf theo quy trình khép kín.
C. Là vật nuôi được nuôi trong chuồng, cung cấp thức ăn đầy đủ kết hợp với chăn thả tự do để vật nuôi tự do vận động.
D. Là chăn nuôi kết hợp giữa chăn nuôi cong nghiệp và chăn nuôi bán công nghiệp
Câu 7. Nhóm vật nuôi nào sau đây được phân loại dựa vào nguồn gốc?
A. Giống nội
B. Giống nguyên thủy
C. Giống quá độ
D. Giống gây thành
Câu 8. Giống kiêm dụng là gì?
A. Là giống chỉ khai khác theo một hướng
B. Là giống khai thác theo nhiều hướng
C. Là giống khai thá theo hướng đẻ trứng
D. Là giống khai thác theo hướng chuyên thịt
Câu 9. Giống vật nuôi là những vật nuôi:
A. Ngoại hình tương tự nhau
B. Khác loài
C. Khác nguồn gốc
D. Ngoại hình khác nhau
Câu 10. Đâu không phải chỉ tiêu chọn giống về ngoại hình?
A. Sừng
B. Chân
C. Mào
D. Sức khỏe vật nuôi
Câu 11. Có mấy phương pháp chọn giống vật nuôi?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 12. Bước 3 của quá trình chọn lọc cá thể là gì?
A. Chọn lọc tổ tiên
B. Chọn lọc bản thân
C. Chọn lọc theo đời sau
D. Xác định chỉ tiêu chọn lọc
Câu 13. Lai xa là:
A. Lai giữa các cá thể khác giống để tạo ra con lai có sức sản xuất cao
B. Là dùng một giống thường là giống cao sản để cải tạo cơ bản một giống khác
C. Là cho các cá thể đực và cá thể cái thuộc hai loài khác nhau giao phối với nhau để tạo con lai có ưu thế lai.
D. Đáp án khác
Câu 14. Người ta chia lai kinh tế thành mấy loại?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 15. Lai kinh tế đơn giản có mấy giống tham gia?
A. 1
B. 2
C. 3
D. Từ 3 giống trở lên
Câu 16. Bước 1 trong quy trình cấy truyền phôi ở bò là gì?
A. Chọn bò cái cho phôi
B. Chọn bò cái nhận phôi
C. Gây động dục đồng pha
D. Gây rụng nhiều trứng ở bò cho phôi
Câu 17. Bước 6 trong quy trình cấy truyền phôi ở bò là gì?
A. Thụ tinh nhân tạo
B. Thu hoạch phôi
C. Cấy phôi vào bò nhận
D. Bò nhận phôi mang thai
Câu 18. “Thụ tinh nhân tạo” thuộc bước thứ mấy của quá trình thụ tinh trong ống nghiệm?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 19. Vai trò của nhóm thức ăn giàu khoáng là:
A. Cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống
B. Tổng hợp các loại protein đặc trưng của cơ thể
C. Điều hòa các phản ứng sinh hóa trong cơ thể vật nuôi
D. Điều hòa quá trình trao đổi chất trong cơ thể
Câu 20. Thức ăn chăn nuôi nào sau đây giàu khoáng?
A. Cám gạo
B. Đậu tương
C. Vỏ ốc
D. Bí đỏ
Câu 21. Lập khẩu phần ăn cần đảm bảo mấy nguyên tắc?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 22. Bước 2 của quá trình sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh dạng bột?
A. Lựa chọn nguyên liệu
B. Làm sạch, sấy khô, nghiền nhỏ nguyên liệu
C. Phối trộn nguyên liệu
D. Đóng bao, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm
Câu 23. Có mấy phương pháp chế biến thức ăn chăn nuôi?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 24. Bước 3 của quy trình chế biến thức ăn chăn nuôi dạng viên bằng dây chuyền tự động là:
A. Nghiền nguyên liệu
B. Phối trộn nguyên liệu
C. Ép viên
D. Sấy khô
Câu 25. Bảo quản thức ăn chăn nuôi bằng phương pháp làm khô là đưa lượng nước trong thức ăn về:
A. 10%
B. 20%
C. 10 – 15%
D. 15%
Câu 26. Bước 1 quy trình bảo quản thức ăn chăn nuôi bằng silo là:
A. Thu hoạch nguyên liệu thô
B. Phơi héo, cắt ngắn, làm giàu dinh dưỡng
C. Thiết lập mô hình lên men, lên men
D. Đưa vào silo
Câu 27. Ưu điểm của bảo quản thức ăn bằng silo là:
A. Sức chứa lớn
B. Tiết kiệm chi phí lao động
C. Chi phí đầu tư thấp
D. Sức chứa lớn, tiết kiệm chi phí lao động
Câu 28. Phương pháp làm khô:
A. Khó thực hiện
B. Tốn kém
C. Bảo quản khó khăn
D. Giúp làm giảm lượng nước có trong thức ăn
II. PHẦN TỰ LUẬN (2 câu - 3,0 điểm)
Câu 1. (2 điểm)
Kể tên ba loại thức ăn tương ứng với nhóm thức ăn: giàu năng lượng, giàu protein, giàu khoáng và giàu vitamin?
Câu 2. (1 điểm)
Đề xuất phương pháp chế biến thức ăn cho một loại vật nuôi phù hợp với thực tiễn ở gia đình hoặc địa phương em?
…………………HẾT…………………
Sở Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 1 - Kết nối tri thức
Năm học 2024 - 2025
Môn: Công nghệ 11 - Công nghệ Cơ khí
Thời gian làm bài: phút
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (28 câu - 7,0 điểm)
Chọn phương án trả lời đúng trong mỗi câu dưới đây:
Câu 1. Cơ khí chế tạo phục vụ cho:
A. Sản xuất.
B. Đời sống.
C. Sản xuất và đời sống.
D. Đáp án khác.
Câu 2. Bước 2 của quy trình chế tạo cơ khí là
A. Đọc bản vẽ chi tiết.
B. Chế tạo phôi.
C. Thực hiện gia công các chi tiết máy của sản phẩm.
D. Xử lí và bảo vệ bề mặt của sản phẩm.
Câu 3. Để chế tạo phôi thường sử dụng phương pháp thông dụng nào?
A. Đúc.
B. Gia công bằng áp lực.
C. Hàn, cắt.
D. Đúc; Gia công áp lực; hàn, cắt.
Câu 4. Vật liệu cơ khí có mấy yêu cầu chung?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 5. Vật liệu mới là
A. Chất dẻo.
B. Sắt.
C. Vật liệu nano.
D. Cao su.
Câu 6. “Không có khả năng rèn, dập vì giòn nhưng tính đúc lại tốt” là tính chất của vật liệu nào sau đây?
A. Gang.
B. Thép hợp kim.
C. Nhôm.
D. Đồng.
Câu 7. Vật liệu nào sau đây dùng làm săm lốp?
A. Nhựa nhiệt dẻo.
B. Nhựa nhiệt rắn.
C. Cao su.
D. Đồng.
Câu 8. Phương pháp nhận biết tính chất cơ bản của kim loại và hợp kim là
A. Xác định tính cứng, tính dẻo.
B. Quan sát đặc trưng quang học.
C. Phá hủy của mẫu khi chịu tác động cơ học.
D. Quan sát đặc trưng quang học và xác định khối lượng riêng.
Câu 9. Đâu là phương pháp gia công cơ khí không phoi?
A. Đúc.
B. Tiện.
C. Phay.
D. Bào.
Câu 10. Gia công cơ khí có phoi sử dụng loại công cụ cầm tay nào sau đây?
A. Cưa.
B. Dũa.
C. Cạo.
D. Cưa, dũa, cạo.
Câu 11. Khi khoan, mũi khoan sẽ tham gia chuyển động gì?
A. Chuyển động quay.
B. Chuyển động tịnh tiến.
C. Chuyển động quay và chuyển động tịnh tiến.
D. Chuyển động quay hoặc chuyển động tịnh tiến.
Câu 12. Bước 3 của quy trình công nghệ gia công chi tiết là
A. Tìm hiểu chi tiết cần gia công.
B. Xác định dạng sản xuất.
C. Chọn phôi và phương pháp chế tạo phôi.
D. Xác định trình tự các bước gia công chi tiết.
Câu 13. Đối với quy trình công nghệ gia công chi tiết mặt bích, chiều dài phôi như thế nào so với chiều dài chi tiết?
A. Bằng nhau.
B. Lớn hơn.
C. Nhỏ hơn.
D. Không liên quan đến nhau.
Câu 14. Bước 1 của quá trình sản xuất cơ khí là
A. Chế tạo phôi.
B. Gia công tạo hình sản phẩm.
C. Xử lí cơ tính và bảo vệ bề mặt chi tiết.
D. Lắp ráp sản phẩm.
Câu 15. Bước 2 của quá trình sản xuất cơ khí là:
A. Chế tạo phôi.
B. Gia công tạo hình sản phẩm.
C. Xử lí cơ tính và bảo vệ bề mặt chi tiết.
D. Lắp ráp sản phẩm.
Câu 16. Tiện thuộc giai đoạn nào của quy trình sản xuất cơ khí?
A. Chế tạo phôi.
B. Gia công tạo hình sản phẩm.
C. Xử lí cơ tính và bảo vệ bề mặt chi tiết.
D. Lắp ráp sản phẩm.
Câu 17. Hàn thuộc giai đoạn nào của quy trình sản xuất cơ khí?
A. Chế tạo phôi.
B. Gia công tạo hình sản phẩm.
C. Xử lí cơ tính và bảo vệ bề mặt chi tiết.
D. Lắp ráp sản phẩm.
Câu 18. Phương pháp xử lí bảo vệ bề mặt là
A. Tôi.
B. Ram.
C. Mạ.
D. Sơn, tôi, mạ.
Câu 19. Có mấy phương pháp lắp ráp sản phẩm?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 20. Vai trò của rô bốt là
A. Giảm thiểu sai sót.
B. Đảm bảo an toàn sản xuất.
C. Giải phóng sức lao động.
D. Giảm thiểu sai sót, đảm bảo an toàn, giải phóng sức lao động.
Câu 21. Nhiệm vụ của rô bôt hàn là
A. Hàn nối các chi tiết của sản phẩm.
B. Lắp ráp các chi tiết khác nhau thành một thành phẩm hoặc bán thành phẩm.
C. Gia công sản phẩm trong dây chuyền sản xuất.
D. Đóng gói sản phẩm.
Câu 22. Nhiệm vụ của rô bôt gia công là
A. Hàn nối các chi tiết của sản phẩm.
B. Lắp ráp các chi tiết khác nhau thành một thành phẩm hoặc bán thành phẩm.
C. Gia công sản phẩm trong dây chuyền sản xuất.
D. Đóng gói sản phẩm.
Câu 23. Một dây chuyền sản xuất tự động bao gồm mấy thành phần cơ bản?
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.
Câu 24. Rô bôt hỗ trợ thực hiện công việc nào sau đây?
A. Cấp phôi.
B. Hàn.
C. Sơn phủ.
D. Gia công lắp ráp.
Câu 25. Rô bôt chức năng không thực hiện công việc nào sau đây?
A. Cấp phôi.
B. Hàn.
C. Sơn phủ.
D. Gia công lắp ráp.
Câu 26. Cách mạng công nghiệp 4.0 dựa trên mấy lĩnh vực chính?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 27. Cách mạng công nghiệp 4.0 dựa trên lĩnh vực chính nào?
A. Kĩ thuật số.
B. Công nghệ sinh học.
C. Vật lí.
D. Kĩ thuật số, công nghệ sinh học, vật lí.
Câu 28. Đâu là robot hỗ trợ?
A. Robot vận chuyển.
B. Robot hàn.
C. Robot sơn.
D. Robot lắp ráp.
II. PHẦN TỰ LUẬN (2 câu - 3,0 điểm)
Câu 1. (2 điểm) Em hãy cho biết các bước để gia công chi tiết bên dưới. Biết rằng phôi hình trụ có đường kính 25 mm dài 40 mm.
Câu 2 (1 điểm) Hãy cho biết, hình bên dưới cho thấy robot đang làm gì? Áp dụng phương pháp này so với phương pháp thủ công thì cải thiện gì về vấn đề an toàn và môi trường?
…………………HẾT…………………
Sở Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 2 - Kết nối tri thức
Năm học 2024 - 2025
Môn: Công nghệ 11 - Công nghệ chăn nuôi
Thời gian làm bài: phút
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (28 câu - 7,0 điểm)
Chọn phương án trả lời đúng trong mỗi câu dưới đây:
Câu 1. Biểu hiện của vật nuôi bị bệnh là
A. Bỏ ăn.
B. Chảy nước mũi.
C. Tiêu chảy.
D. Bỏ ăn, chảy nước mũi, tiêu chảy.
Câu 2. Đâu là nguyên nhân gây bệnh bên trong?
A. Di truyền.
B. Vi sinh vật gây bệnh.
C. Tác động bất lợi của điều kiện sống.
D. Di truyền, vi sinh vật gây bệnh.
Câu 3. Vai trò của việc phòng, trị bệnh cho vật nuôi là
A. Bảo vệ vật nuôi.
B. Nâng cao hiệu quả chăn nuôi.
C. Bảo vệ sức khỏe con người và môi trường.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 4. Tác hại của bệnh đối với vật nuôi là gì?
A. Ảnh hưởng xấu đến quá trình sinh trưởng.
B. Ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển.
C. Gây chết vật nuôi.
D. Ảnh hưởng xấu đến quá trình sinh trưởng, phát triển của vật nuôi, có thể gây chết.
Câu 5. Vai trò của vật nuôi trong việc bảo vệ sức khỏe con người và môi trường là
A. Hạn chế bùng phát dịch.
B. Ngăn chặn lây lan nguồn bệnh.
C. Bảo vệ sức khỏe con người.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 6. Đặc điểm của bệnh dịch tả lợn cổ điển là
A. Cơ chế lây lan chậm.
B. Lây lan bằng nhiều con đường khác nhau.
C. Được xếp vào loại bệnh không nguy hiểm.
D. Cơ chế lây lan chậm và bằng một con đường duy nhất.
Câu 7. Dịch tả lợn cổ điển có mấy thể bệnh?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 8. Con đường lây bệnh tai xanh ở lợn là
A. Lây trực tiếp.
B. Lây gián tiếp qua nhân tố trung gian bị nhiễm virus.
C. Lây trực tiếp hoặc gián tiếp qua nhân tố trung gian bị nhiễm virus.
D. Không lây.
Câu 9. Thời gian tiêm vaccine phòng bệnh tai xanh ở lợn thịt là
A. 2 tuần tuổi.
B. 6 tuần tuổi.
C. 2 – 6 tuần tuổi.
D. 18 tuần tuổi.
Câu 10. Bệnh dịch tả lợn cổ điển do loại vi khuẩn thuộc họ nào gây ra?
A. Pasteurella multocida.
B. Arterivirus.
C. Flaviviridae.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 11. Bệnh tụ huyết trùng gia cầm:
A. Là bệnh truyền nhiễm cấp tính ở gia cầm, xảy ra chủ yếu ở gà.
B. Là bệnh truyền nhiễm cấp tính ở gia cầm và chim hoang dã.
C. Là bệnh truyền nhiễm cấp tính ở gia cầm.
D. Là bệnh truyền nhiễm cấp tính ở gia cầm, không xảy ra ở gà.
Câu 12. Đặc điểm của bệnh Newcastle là
A. Lây lan chậm.
B. Lây lan nhanh.
C. Lây lan nhanh và xảy ra ở mọi lứa tuổi.
D. Xảy ra ở mọi lứa tuổi.
Câu 13. Gà bị liệt cánh sau khi mắc bệnh gà ru bao lâu?
A. 2 ngày.
B. 5 đến 6 ngày.
C. 3 ngày.
D. 10 ngày.
Câu 14. Triệu chứng của bệnh tụ huyết trùng gia cầm là gì?
A. Nghẹo cổ.
B. Kết mạc mắt viêm.
C. Có tiếng khò khè ở khí quản.
D. Nghẹo cổ, kết mạc mắt viêm, có tiếng khò khè ở khí quản.
Câu 15. Loại virus gây bệnh Newcastle có mấy chủng gây bệnh?
A. 1.
B. 2.
C. 1 hoặc 2.
D. Nhiều.
Câu 16. Virus gây bệnh gà rù loại chủng có độc lực thấp gây:
A. Tỉ lệ chết cao.
B. Tỉ lệ chết thấp.
C. Gây bệnh nhẹ.
D. Đáp án khác.
Câu 17. Đặc điểm của bệnh lở mồm, long móng là gì?
A. Lây lan hẹp.
B. Lây lan nhanh.
C. Lây lan nhẹ.
D. lây lan hẹp, nhẹ.
Câu 18. Triệu chứng bệnh lở mồm, long móng là
A. Lở loét ở vùng móng chân.
B. Chân răng đỏ ửng.
C. Mụn nước mọc ở bề mặt lưỡi.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 19. Biện pháp phòng, trị bệnh lở mồm, long móng là
A. Chôn trâu bò chết do dịch ở khu vực chăn nuôi.
B. Chôn trâu bò chết do dịch ở bãi chăn thả động vật.
C. Chôn trâu bò chết do dịch ở ngay nguồn nước sinh hoạt.
D. Chôn trâu bò chết do dịch ở giữa hai lớp vôi rồi lấp đất kĩ.
Câu 20. Nguyên nhân gây bệnh tụ huyết trùng là
A. Vi khuẩn Pasteurella multocida gây ra.
B. Virus lở mồm, long móng gây ra.
C. Do thời tiết gây ra.
D. Do chế độ ăn gây ra.
Câu 21. Ưu điểm của vaccine DNA tái tổ hợp là
A. Đáp ứng sự xuất hiện của biến thể mới.
B. Sản xuất quy mô lớn.
C. Quy mô sản xuất lớn.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 22. Đặc điển của vaccine DNA là
A. Quy mô sản xuất nhỏ.
B. Quy trình chậm.
C. Đáp ứng với sự xuất hiện của virus mới.
D. Quy mô nhỏ, quy trình chậm.
Câu 23. Quy trình ứng dụng công nghệ sinh học phát hiện sớm virus gây bệnh ở vật nuôi gồm mấy bước cơ bản?
A. 1.
B. 3.
C. 5.
D. 7.
Câu 24. Bước 3 của quy trình ứng dụng công nghệ sinh học phát hiện sớm virus gây bệnh ở vật nuôi là
A. Mẫu bệnh phẩm.
B. Tách chiết RNA tổng số.
C. Tổng hợp cDNA từ RNA nhờ quá trình phiên mã ngược.
D. Khuếch đại cDNA bằng phản ứng PCR.
Câu 25. Yêu cầu về hướng chuồng nuôi:
A. Hướng nam.
B. Hướng đông – nam.
C. Hướng nam hoặc đông nam.
D. Hướng tây.
Câu 26. Có kiểu chuồng nuôi phổ biến nào sau đây?
A. Chuồng hở.
B. Chuồng kín.
C. Chuồng kín – hở linh hoạt.
D. Chuồng hở, chuồng kín, chuồng kín – hở linh hoạt.
Câu 27. Kiểu chuồng kín – hở linh hoạt là
A. Thông thoáng tự nhiên, tiểu khí hậu trong chuồng phụ thuộc môi trường bên ngoài.
B. Xây kín như “một đường hầm”, hệ thống thiết bị trong chuồng chủ động tạo ra các yếu tố tiểu khí hậu theo nhu cầu vật nuôi.
C. Chuồng kín nhưng hai bên chuồng có hệ thống cửa sổ có thể đóng mở linh hoạt.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 28. Đặc điểm kiểu chuồng hở là
A. Dễ làm.
B. Chi phí đầu tư cao.
C. Dễ kiểm soát tiểu khí hậu.
D. Phù hợp với chăn nuôi công nghiệp.
II. PHẦN TỰ LUẬN (2 câu - 3,0 điểm)
Câu 1 (2 điểm). Đề xuất biện pháp phòng bệnh an toàn cho người, vật nuôi và môi trường trong hoạt động chăn nuôi gia cầm ở địa phương?
Câu 2 (1 điểm). Đề xuất biện pháp phòng bệnh an toàn cho người, vật nuôi và môi trường trong hoạt động chăn nuôi trâu, bò ở địa phương em?
…………………HẾT…………………
Sở Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 2 - Kết nối tri thức
Năm học 2024 - 2025
Môn: Công nghệ 11 - Công nghệ Cơ khí
Thời gian làm bài: phút
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (28 câu - 7,0 điểm)
Chọn phương án trả lời đúng trong mỗi câu dưới đây:
Câu 1. Hệ thống cơ khí động lực gồm mấy bộ phận?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 2. Đâu là nguồn động lực?
A. Động cơ tua bin .
B. Bánh xe.
C. Chân vịt.
D. Cánh quạt.
Câu 3. Đâu là máy cơ khí động lực hoạt động trên mặt đất?
A. Máy bay.
B. Xe chuyên dụng.
C. Tàu thủy.
D. Máy bay, xe chuyên dụng, tàu thủy.
Câu 4. Xe chuyên dụng là
A. Ô tô.
B. Xe nông nghiệp.
C. Máy bay.
D. Tàu thủy.
Câu 5. Người làm việc trong nhóm nghiên cứu thiết kế, phát triển sản phẩm cơ khí động lực cần:
A. Có trình độ cao, sự sáng tạo, cẩn thận, tỉ mỉ.
B. Có sức khỏe tốt, có trình độ phù hợp, kĩ năng nghề nghiệp thành thạo, tuân thủ quy trình và nội quy lao động.
C. Có sức khỏe tốt, trình độ phù hợp, kĩ năng nghề nghiệp thành thạo, kĩ năng giao tiếp tốt, tuân thủ quy trình và nội quy lao động cao.
D. Không yêu cầu gì.
Câu 6. Người làm việc trong nhóm sản xuất, lắp ráp sản phẩm cơ khí động lực cần:
A. Có trình độ cao, sự sáng tạo, cẩn thận, tỉ mỉ.
B. Có sức khỏe tốt, có trình độ phù hợp, kĩ năng nghề nghiệp thành thạo, tuân thủ quy trình và nội quy lao động.
C. Có sức khỏe tốt, trình độ phù hợp, kĩ năng nghề nghiệp thành thạo, kĩ năng giao tiếp tốt, tuân thủ quy trình và nội quy lao động cao.
D. Không yêu cầu gì.
Câu 7. Động cơ đốt trong:
A. Là động cơ nhiệt.
B. Là động cơ nhiệt mà quá trình đốt cháy nhiên liệu diễn ra trong xi lanh.
C. Là động cơ nhiệt mà quá trình đốt cháy nhiên liệu và quá trình biến đổi nhiệt năng thành cơ năng diễn ra bên trong xilanh của động cơ.
D. Là động cơ nhiệt mà quá trình biến đổi nhiệt năng thành cơ năng diễn ra trong xi lanh.
Câu 8. Động cơ xăng phân loại theo:
A. Theo nhiên liệu.
B. Theo số hành trình của pit-tông.
C. Theo cách bố trí xilanh.
D. Theo phương pháp làm mát.
Câu 9. Có mấy tiêu chí phân loại động cơ đốt trong?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 10. Động cơ đốt trong có cơ cấu là
A. Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền.
B. Cơ cấu khởi động.
C. Cơ cấu bôi trơn.
D. Cơ cấu làm mát.
Câu 11. Động cơ đốt trong không có hệ thống nào sau đây?
A. Hệ thống phối khí.
B. Hệ thống khởi động.
C. Hệ thống bôi trơn.
D. Hệ thống làm mát.
Câu 12. Cấu tạo chung của động cơ xăng có 2 cơ cấu và mấy hệ thống:
A. 5.
B. 6.
C. 7.
D. 8.
Câu 13. Điểm chết trên:
A. Là điểm chết mà tại đó pit tông ở xa tâm trục khuỷu nhất.
B. Là điểm chết mà tại đó pit tông ở gần tâm trục khuỷu nhất.
C. Là vị trí mà tại đó pit tông đổi chiều chuyển động.
D. Là vị trí mà tại đó pit tông dừng chuyển động.
Câu 14. Mối quan hệ giữa hành trình pit tông và bán kính trục khuỷu:
A. S = 2R.
B. R = 2S.
C. .
D. .
Câu 15. Thể tích công tác của xi lanh:
A. Là không gian được giới hạn bởi nắp máy, xi lanh và đỉnh pit tông khi pit tông ở ĐCT.
B. Là không gian được giới hạn bởi nắp máy, xi lanh và đỉnh pit tông khi pit tông ở ĐCD.
C. Là không gian được giới hạn bởi hai điểm chết.
D. Là tổng thể tích công tác của các xi lanh trong động cơ nhiều xi lanh.
Câu 16. Thể tích toàn phần:
A. Là không gian được giới hạn bởi nắp máy, xi lanh và đỉnh pit tông khi pit tông ở ĐCT.
B. Là không gian được giới hạn bởi nắp máy, xi lanh và đỉnh pit tông khi pit tông ở ĐCD.
C. Là không gian được giới hạn bởi hai điểm chết.
D. Là tổng thể tích công tác của các xi lanh trong động cơ nhiều xi lanh.
Câu 17. Khi động cơ xăng 4 kì làm việc, có kì nào sinh công?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 18. Khi động cơ xăng 4 kì làm việc, ở kì thải, xupap đóng hay mở?
A. Xupap đóng.
B. Xupap mở.
C. Xupap nạp đóng, xupap thải mở.
D. Xupap nạp mở, xupap thải đóng.
Câu 19. Động cơ xăng 2 kì có mấy cửa khí?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 20. Thanh truyền có cấu tạo gồm mấy phần?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 21. Rãnh xéc măng được bố trí ở vị trí nào trên pit tông?
A. Đỉnh.
B. Đầu.
C. Thân.
D. Không bố trí trên pit tông.
Câu 22. Chi tiết nào là nơi lắp đầu to thanh truyền?
A. Cổ khuỷu .
B. Chốt khuỷu.
C. Má khuỷu.
D. Đối trọng.
Câu 23. Nhiệm vụ của hệ thống khởi động là
A. Đưa dầu bôi trơn đến các bề mặt làm việc của chi tiết để giảm ma sát và nhiệt độ giữa các chi tiết.
B. Giữ cho nhiệt độ của các chi tiết của động cơ không vượt quá giới hạn cho phép để đảm bảo điều kiện làm việc bình thường của động cơ đốt trong.
C. Làm quay trục khủy của động cơ đến số vòng quay nhất định để động cơ có thể tự nổ máy được.
D. Tạo ra tia lửa điện năng lượng cao để đốt cháy hòa khí trong xi lanh động cơ xăng đúng thời điểm.
Câu 24. Nhiệm vụ của hệ thống bôi trơn là
A. Đưa dầu bôi trơn đến các bề mặt làm việc của chi tiết để giảm ma sát và nhiệt độ giữa các chi tiết.
B. Giữ cho nhiệt độ của các chi tiết của động cơ không vượt quá giới hạn cho phép để đảm bảo điều kiện làm việc bình thường của động cơ đốt trong.
C. Làm quay trục khủy của động cơ đến số vòng quay nhất định để động cơ có thể tự nổ máy được.
D. Tạo ra tia lửa điện năng lượng cao để đốt cháy hòa khí trong xi lanh động cơ xăng đúng thời điểm.
Câu 25. Kí hiệu của thể tích toàn phần là
A. Vc.
B. Vs.
C. Va.
D. Vh.
Câu 26. Kí hiệu của thể tích công tác của xi lanh là
A. Vc.
B. Vs.
C. Va.
D. Vh.
Câu 27. Đơn vị tính mô men có ích là
A. kW.
B. kJ/s.
C. Nm.
D. g/kW.h.
Câu 28. Đơn vị tính suất tiêu thụ nhiên liệu có ích là
A. kW.
B. kJ/s.
C. Nm.
D. g/kW.h.
II. PHẦN TỰ LUẬN (2 câu - 3,0 điểm)
Câu 1 (2 điểm) Áo nước được bố trí ở vị trí nào trên động cơ? Giải thích?
Câu 2 (1 điểm). Tại sao không chế tạo pit tông vừa khít với xi lanh để không phải sử dụng xec măng?
…………………HẾT…………………
Sở Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 2 - Kết nối tri thức
Năm học 2024 - 2025
Môn: Công nghệ 11 - Công nghệ chăn nuôi
Thời gian làm bài: phút
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN (24 câu - 6,0 điểm)
Chọn phương án trả lời đúng trong mỗi câu dưới đây:
Câu 1. Ảnh hưởng xấu của bệnh đến:
A. Quá trình sinh trưởng của vật nuôi.
B. Quá trình phát triển của vật nuôi.
C. Bệnh nặng gây chết vật nuôi
D. Quá trình sinh trưởng và phát triển của vật nuôi, bệnh nặng gây chết vật nuôi.
Câu 2. Chuồng trại trong chăn nuôi nông hộ phải được vệ sinh khử trùng tiêu độc theo:
A. Định kì
B. Sau mỗi đợt nuôi
C. Định kì và sau mỗi đợt nuôi
D. Không cần thiết
Câu 3. Đối với bệnh tụ huyết tùng lợn, cần sử dụng loại kháng sinh nào để trị bệnh?
A. Tylosin
B. Gentamycin
C. Kết hợp Tylosin và Gentamycin
D. Không cần sử dụng kháng sinh
Câu 4. Bệnh tai xanh ở lợn lây nhiễm:
A. Trực tiếp
B. Gián tiếp
C. Trực tiếp giữa lợn ốm, lợn mang virus với lợn khỏe; gián tiếp qua các nhân tố trung gian bị nhiễm virus.
D. Không lây nhiễm
Câu 5. Kháng sinh sử dụng để trị bệnh tụ huyết trùng gia cầm là:
A. Streptomycin
B. Tetracyclin
C. Neotesol
D. Streptomycin, Tetracyclin, Neotesol
Câu 6. Triệu chứng của bệnh tụ huyết trùng gia cầm là gì?
A. Khó thở
B. Có tiếng khò khè khí quản
C. Liệt chân
D. Khó thở, có tiếng khò khè khí quản, liệt chân
Câu 7. Trâu, bò mắc bệnh tụ huyết trùng có biểu hiện nào sau đây?
A. Khó thở
B. Không chảy nước mũi
C. Không chảy nước mắt
D. Không chảy dãi
Câu 8. Thuốc sử dụng để trị bệnh lở mồm, long móng là:
A. Streptomycin
B. Tetracyclin
C. Neotesol
D. Chưa có thuốc điều trị đặc hiệu
Câu 9. Quy trình sản xuất vaccine DNA tái tổ hợp:
A. Chi phí cao
B. Phức tạp
C. Sản xuất ở quy mô lớn
D. Chi phí cao, phức tạp, sản xuất ở quy mô lớn
Câu 10. Mật độ nuôi gà đẻ trứng trung bình bao nhiêu con trên một mét vuông?
A. 3 con
B. 3,5 con
C. 3 đến 3,5 con
D. 4 con
Câu 11. Nên cho gà ăn vào thời điểm nào?
A. Buổi sáng
B. Buổi chiều
C. Buổi sáng và buổi chiều
D. Bất kì lúc nào trong ngày.
Câu 12. Thức ăn cho bò sữa có nhóm nào sau đây?
A. Thức ăn thô
B. Thức ăn tinh
C. Thức ăn bổ sung
D. Thức ăn thô, thức ăn tinh, thức ăn bổ sung
Câu 13. Thức ăn cho bò sữa có mấy nhóm chính?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 14. Theo tiêu chuẩn VietGAP , phải rửa sạch và khử trùng chuồng nuôi khi nào?
A. Sau mỗi đợt nuôi
B. Trước mõi đợt nuôi
C. Trước và sau mỗi đợt nuôi
D. Chuồng nuôi sạch sẽ nên không cần làm sạch, khử trùng.
Câu 15. Theo tiêu chuẩn VietGAP thì thời gian lưu trữ số ghi chép là bao lâu?
A. Ít nhất 12 tháng
B. Nhiều nhất 12 tháng
C. Ít nhất 2 tháng
D. Nhiều nhất 2 tháng
Câu 16. Công nghệ nào sau đây được ứng dụng trong chăn nuôi công nghệ cao?
A. Công nghệ tự động hóa
B. Công nghệ IoT
C. Chip sinh học
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 17. Ở mô hình chăn nuôi lợn gắn chip, mỗi con lợn nái được gắn số lượng chíp là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 18. Ở mô hình chăn nuôi lợn gắn chip, chip có khả năng ghi nhận thông tin về:
A. Khối lượng
B. Nhiệt độ cơ thể
C. Tình trạng sức khỏe
D. Khối lượng cơ thể, nhiệt độ cơ thể và tình trạng sức khỏe
Câu 19. Bước 2 của quy trình bảo quản lạnh sữa tươi từ trang trại đến cơ sở chế biến sữa là:
A. Lọc sữa
B. Làm lạnh
C. Vận chuyển
D. Sử dụng
Câu 20. Quy trình thanh trùng sữa gồm mấy bước?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 21. Tác hại của chất thải chăn nuôi là gì?
A. Ô nhiễm nguồn nước
B. Ô nhiễm không khí
C. Làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và vật nuôi
D. Ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí, làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và vật nuôi
Câu 22. Mục đích của việc áp dụng công nghệ chăn nuôi tiên tiến, chăn nuôi thông minh là gì?
A. Tối đa hóa năng suất
B. Tối ưu hóa lợi nhuận
C. Giảm ô nhiễm môi trường và tăng việc đối xử nhân đạo với vật nuôi
D. Tối đa hóa năng suất, tối ưu hóa lợi nhuận, giảm ô nhiễm môi trường và tăng việc đối xử nhân đạo với vật nuôi.
Câu 23. Có mấy cách chuyển đổi phương thức chăn nuôi để hạn chế ô nhiễm môi trường?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 24. Đặc điểm của phương pháp xử lí nhiệt là gì?
A. Đơn giản
B. Khó áp dụng
C. Phức tạp
D. Phức tạp và khó áp dụng
II. PHẦN TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI (4 câu - 1,0 điểm)
Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, chọn đúng hoặc sai
Câu 1. Ưu điểm của kiểu chuồng nuôi hở đó là
a) Khó kiểm soát tiểu khí hậu.
b) Chi phí đầu tư thấp
c) Đảm bảo an toàn sinh học
d) Phù hợp với chăn nuôi công nghiệp
Câu 2. Mục đích của chăn nuôi công nghệ cao là gì?
a) Nâng cao hiệu quả chăn nuôi
b) Giải phóng sức lao động cho người chăn nuôi
c) Gia tăng tác động đến môi trường
d) Giảm thiểu hiệu quả của chăn nuôi
Câu 3. Đâu là công nghệ sinh học trong xử lí chất thải chăn nuôi:
a) Chăn nuôi có đệm lót vi sinh.
b) Sử dụng chế phẩm vi sinh trong xử lí chất thải chăn nuôi.
c) Chăn nuôi có đệm lót vi sinh và sử dụng chế phẩm vi sinh trong xử lí chất thải chăn nuôi.
d) Loại bỏ việc xử lí chế phẩm vi sinh trong xử lí chất thải chăn nuôi và đệm lót sinh học.
Câu 4. Mục đích của việc sử dụng các chế phẩm vi sinh trong xử lí chất thải chăn nuôi là gì?
a) Đẩy nhanh quá trình phân hủy chất hữu cơ trong chất thải
b) Giảm được chất thải ra môi trường.
c) Duy trì mầm bệnh
d) Làm chậm quá trình phân hủy chất hữu cơ trong chất thải, gia tăng chất thải ra môi trường
III. PHẦN TỰ LUẬN (2 câu - 3,0 điểm)
Câu 1 (2 điểm). Vì sao phương pháp bảo quản lạnh đông lại có thể bảo quản được thịt trong thời gian dài?
Câu 2 (1 điểm). Nêu một số nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi?
…………………HẾT…………………
Sở Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 2 - Kết nối tri thức
Năm học 2024 - 2025
Môn: Công nghệ 11 - Công nghệ Cơ khí
Thời gian làm bài: phút
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN (24 câu - 6,0 điểm)
Chọn phương án trả lời đúng trong mỗi câu dưới đây:
Câu 1. Động cơ tua bin thuộc bộ phận nào của hệ thống cơ khí động lực?
A. Nguồn động lực
B. Hệ thống truyền lực
C. Máy công tác
D. Nguồn động lực và máy công tác
Câu 2. Máy cơ khí động lực nào sau đây thuộc nhóm hoạt động trên không?
A. Ô tô
B. Tàu ngầm
C. Tàu vũ trụ
D. Xe quân sự
Câu 3. Nghề nào sau đây thuộc nhóm sản xuất, lắp ráp sản phẩm cơ khí động lực?
A. Thợ hàn
B. Thợ cơ khí và sửa chữa xe cơ giới
C. Thợ cơ khí và sửa chữa máy bay
D. Thợ cơ khí và sửa chữa máy móc nông nghiệp và công nghiệp.
Câu 4. Động cơ nào sau đây được phân loại theo hành trình pit tông?
A. Động cơ xăng
B. Động cơ 4 kì
C. Động cơ thẳng hàng
D. Động cơ gas
Câu 5. Động cơ Diesel không có chi tiết nào sau đây?
A. Nắp máy
B. Thân máy
C. Bugi
D. Cacte
Câu 6. Đối với động cơ xăng 4 kì, ở kì nạp, xi lanh sẽ hút:
A. Xăng
B. Không khí
C. Hỗn hợp xăng và không khí
D. Diesel
Câu 7. Ở động cơ xăng 2 kì, chi tiết nào làm nhiệm vụ của van trượt?
A. Cửa nạp
B. Cửa thải
C. Cửa khí
D. Pit tông
Câu 8. Pit tông có loại đỉnh nào sau đây?
A. Đỉnh bằng
B. Đỉnh lồi
C. Đỉnh lõm
D. Đỉnh bằng, đỉnh lồi, đỉnh lõm
Câu 9. Thanh truyền có:
A. Đỉnh
B. Đầu nhỏ
C. Đầu
D. Thân
Câu 10. Chi tiết nào sau đây của trục khuỷu không có dạng hình trụ?
A. Đầu trục khuỷu
B. Cổ khuỷu
C. Chốt khuỷu
D. Đối trọng
Câu 11. Cơ cấu phân phối khí xupap đặt không có chi tiết nào sau đây?
A. Con đội
B. Đũa đẩy
C. Lò xo
D. Con đội và đũa đẩy
Câu 12. Áo nước được bố trí ở đâu?
A. Thân máy
B. Nắp máy
C. Thân máy và nắp máy
D. Cacte
Câu 13. Vai trò của ô tô là:
A. Vệ sinh môi trường đô thị
B. Nâng chuyển cấu kiện xây dựng
C. Cứu hộ cứu nạn
D. Vệ sinh môi trường đô thị, nâng chuyển cấu kiện xây dựng, cứu hộ cứu nạn.
Câu 14. Ô tô gây ra những tiêu cực nào sau đây?
A. Tai nạn giao thông
B. Ô nhiễm môi trường
C. Cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên
D. Tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên
Câu 15. Đâu là bộ phận chính của ô tô?
A. Hệ thống treo
B. Hệ thống lái
C. Hệ thống phanh
D. Hệ thống treo, hệ thống lái, hệ thống phanh
Câu 16. Nhiệm vụ của hệ thống truyền lực là:
A. Tạo nguồn mô men chủ động giúp ô tô chuyển động
B. Truyền và biến đổi mô men chủ động đến các bánh xe chủ động để bánh xe quay và ô tô chuyển động
C. Điều khiển hướng chuyển động của ô tô
D. Điều khiển giảm tốc độ chuyển động của xe hoặc dừng xe lâu dài.
Câu 17. Nhiệm vụ của hệ thống lái là:
A. Tạo nguồn mô men chủ động giúp ô tô chuyển động
B. Truyền và biến đổi mô men chủ động đến các bánh xe chủ động để bánh xe quay và ô tô chuyển động
C. Điều khiển hướng chuyển động của ô tô
D. Điều khiển giảm tốc độ chuyển động của xe hoặc dừng xe lâu dài.
Câu 18. Li hợp ô tô có:
A. Đĩa ma sát
B. Trục sơ cấp
C. Trục thứ cấp
D. Cần số
Câu 19. Hộp số ô tô có:
A. Đĩa ma sát
B. Đĩa ép
C. Trục trung gian
D. Lò xo ép
Câu 20. Hệ thống treo có mấy bộ phận chính?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 21. Hệ thống điện, điện tử giúp cho ô tô hoạt động:
A. An toàn
B. Hiệu quả
C. Tiện nghi
D. An toàn, hiệu quả và tiện nghi
Câu 22. Yêu cầu khi đóng li hợp:
A. Nhanh
B. Dứt khoát
C. Nhạnh và dứt khoát
D. Từ từ
Câu 23. Đối với xe ô tô số tự động, Chuyển về số lùi có kí hiệu:
A. Chữ D
B. Chữ R
C. Chữ N
D. Chữ P
Câu 24. Khi đỗ xe, ta chuyển cần số về vị trí nào?
A. Chữ D
B. Chữ R
C. Chữ N
D. Chữ P
II. PHẦN TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI (4 câu - 1,0 điểm)
Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, chọn đúng hoặc sai
Câu 1. Nhận xét về động cơ xăng 4 kì, học sinh trả lời như sau:
a) Chu trình công tác diễn ra trong 4 hành trình của pít tông
b) Ở kì nạp, chỉ có xăng được đưa vào xi lanh động cơ.
c) Cuối kì nén, vòi phun phun nhiên liệu với áp xuất cao vào xi lanh động cơ. Ở điều kiện nhiệt độ và áp suất cao, hỗn hợp xăng và không khí tự bốc cháy.
d) Kì nổ được gọi là kì sinh công
Câu 2. Học sinh phát biểu về động cơ Diesel 4 kì:
a) Hỗn hợp xăng và không khí được nén trong xi lanh. Cuối kì nén, hòa khí tự bốc cháy.
b) Pít tông thực hiện nhiệm vụ của van trượt để đóng, mở các cửa khí.
c) Do có tỉ số nén thấp nên hòa khí nén ở nhiệt độ và áp suất cao sẽ tự cháy, không cần bugi.
d) Tên nhiên liệu được bắt nguồn từ tên của nhà phát minh.
Câu 3. Nhận xét về động cơ xăng 2 kì :
a) Động cơ xăng 2 kì có 2 cửa khí, đó là cửa nạp và cửa thải
b) Hòa khí được nén dưới các te trước khi qua cửa quét vào trong xi lanh động cơ.
c) Mỗi kì sẽ bao gồm nhiều quá trình xảy ra
d) Hòa khí tự bốc cháy nên không có bugi
Câu 4. Học sinh phát biểu về ô tô như sau:
a) Ô tô thường được làm mát bằng nước
b) Nhiên liệu sử dụng cho tất cả các loại ô tô là xăng.
c) Khói qua ống thải ra môi trường có màu xanh sẽ gây ô nhiễm môi trường ít hơn là loại khói có màu đen
d) Người sử dụng bằng lái xe B2 không được hành nghề tacxi
III. PHẦN TỰ LUẬN (2 câu - 3,0 điểm)
Câu 1 (2 điểm). Tại sao không bố trí bộ phận làm mát dưới cacte?
Câu 2 (1 điểm). Tại sao phải về số thấp thích hợp khi xe chuyển động xuống đèo, dốc dài?
…………………HẾT…………………
Tham khảo đề thi Công nghệ 11 bộ sách khác có đáp án hay khác:
Xem thêm đề thi lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 11 (các môn học)
- Giáo án Toán 11
- Giáo án Ngữ văn 11
- Giáo án Tiếng Anh 11
- Giáo án Vật Lí 11
- Giáo án Hóa học 11
- Giáo án Sinh học 11
- Giáo án Lịch Sử 11
- Giáo án Địa Lí 11
- Giáo án KTPL 11
- Giáo án HĐTN 11
- Giáo án Tin học 11
- Giáo án Công nghệ 11
- Giáo án GDQP 11
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 11 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 11
- Đề cương ôn tập Văn 11
- Đề thi Toán 11 (có đáp án)
- Đề thi Toán 11 cấu trúc mới
- Đề cương ôn tập Toán 11
- Đề thi Tiếng Anh 11 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 11 mới (có đáp án)
- Đề thi Vật Lí 11 (có đáp án)
- Đề thi Hóa học 11 (có đáp án)
- Đề thi Sinh học 11 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 11
- Đề thi Địa Lí 11 (có đáp án)
- Đề thi KTPL 11
- Đề thi Tin học 11 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 11
- Đề thi GDQP 11 (có đáp án)