Top 15 Đề thi Công nghệ 11 Học kì 1 năm 2024 (có đáp án)

Trọn bộ 15 đề thi Công nghệ 11 Học kì 1 sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều có đáp án và ma trận sẽ giúp bạn ôn tập và đạt điểm cao trong bài thi Công nghệ 11.

Top 15 Đề thi Công nghệ 11 Học kì 1 năm 2024 (có đáp án)

Xem thử Đề thi CK1 Công nghệ 11 CNCK KNTT Xem thử Đề thi CK1 Công nghệ 11 CNCN KNTT Xem thử Đề thi CK1 Công nghệ 11 CNCN CD Xem thử Đề thi CK1 Công nghệ 11 CKCK CD

Chỉ từ 50k mua trọn bộ đề thi Công nghệ 11 Cuối kì 1 bản word có lời giải chi tiết, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo

Xem thử Đề thi CK1 Công nghệ 11 CNCK KNTT Xem thử Đề thi CK1 Công nghệ 11 CNCN KNTT Xem thử Đề thi CK1 Công nghệ 11 CNCN CD Xem thử Đề thi CK1 Công nghệ 11 CKCK CD

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 1 - Kết nối tri thức

Năm học 2023 - 2024

Môn: Công nghệ 11 - Công nghệ chăn nuôi

Thời gian làm bài: phút

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (28 câu - 7,0 điểm)

Chọn phương án trả lời đúng trong mỗi câu dưới đây:

Câu 1. Vai trò của chăn nuôi là:

A. Cung cấp thực phẩm giàu protein.

B. Cung cấp sức kéo

C. Cung cấp nguyên liệu cho chế biến

D. Cung cấp tực phẩm giàu protein, nguyên liệu cho chế biến, sức kéo

Câu 2. Chăn nuôi có mấy triển vọng chính?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 3. Thành tựu trong công tác chọn giống là:

A. Công nghệ gene

B. Công nghệ cảm biến

C. Cơ giới hóa

D. Công nghệ biogas

Câu 4. Vật nuôi nào sau đây là vật nuôi bản địa?

A. Dê Boer

B. Gà Hybro

C. Vịt cỏ

D. Ngan Pháp

Câu 5. Vật nuôi được phân loại căn cứ theo:

A. Theo nguồn gốc

B. Theo đặc tính sinh vật học

C. Theo mục đích sử dụng

D. Theo nguồn gốc, đặc tính sinh vật học, mục đích sử dụng

Câu 6. Chăn thả tự do là gì?

A. Là phương thức chăn nuôi không cần chuồng trại, vật nuôi được thả tự do đi lại, kiếm ăn, tận dụng phụ phẩm nông nghiệp.

B. Là quá trình chăn nuôi tập trung với mật độ cao, số lượng vật nuôi lớn avf theo quy trình khép kín.

C. Là vật nuôi được nuôi trong chuồng, cung cấp thức ăn đầy đủ kết hợp với chăn thả tự do để vật nuôi tự do vận động.

D. Là chăn nuôi kết hợp giữa chăn nuôi cong nghiệp và chăn nuôi bán công nghiệp

Câu 7. Nhóm vật nuôi nào sau đây được phân loại dựa vào nguồn gốc?

A. Giống nội

B. Giống nguyên thủy

C. Giống quá độ

D. Giống gây thành

Câu 8. Giống kiêm dụng là gì?

A. Là giống chỉ khai khác theo một hướng

B. Là giống khai thác theo nhiều hướng

C. Là giống khai thá theo hướng đẻ trứng

D. Là giống khai thác theo hướng chuyên thịt

Câu 9. Giống vật nuôi là những vật nuôi:

A. Ngoại hình tương tự nhau

B. Khác loài

C. Khác nguồn gốc

D. Ngoại hình khác nhau

Câu 10. Đâu không phải chỉ tiêu chọn giống về ngoại hình?

A. Sừng

B. Chân

C. Mào

D. Sức khỏe vật nuôi

Câu 11. Có mấy phương pháp chọn giống vật nuôi?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 12. Bước 3 của quá trình chọn lọc cá thể là gì?

A. Chọn lọc tổ tiên

B. Chọn lọc bản thân

C. Chọn lọc theo đời sau

D. Xác định chỉ tiêu chọn lọc

Câu 13. Lai xa là:

A. Lai giữa các cá thể khác giống để tạo ra con lai có sức sản xuất cao

B. Là dùng một giống thường là giống cao sản để cải tạo cơ bản một giống khác

C. Là cho các cá thể đực và cá thể cái thuộc hai loài khác nhau giao phối với nhau để tạo con lai có ưu thế lai.

D. Đáp án khác

Câu 14. Người ta chia lai kinh tế thành mấy loại?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 15. Lai kinh tế đơn giản có mấy giống tham gia?

A. 1

B. 2

C. 3

D. Từ 3 giống trở lên

Câu 16. Bước 1 trong quy trình cấy truyền phôi ở bò là gì?

A. Chọn bò cái cho phôi

B. Chọn bò cái nhận phôi

C. Gây động dục đồng pha

D. Gây rụng nhiều trứng ở bò cho phôi

Câu 17. Bước 6 trong quy trình cấy truyền phôi ở bò là gì?

A. Thụ tinh nhân tạo

B. Thu hoạch phôi

C. Cấy phôi vào bò nhận

D. Bò nhận phôi mang thai

Câu 18. “Thụ tinh nhân tạo” thuộc bước thứ mấy của quá trình thụ tinh trong ống nghiệm?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 19. Vai trò của nhóm thức ăn giàu khoáng là:

A. Cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống

B. Tổng hợp các loại protein đặc trưng của cơ thể

C. Điều hòa các phản ứng sinh hóa trong cơ thể vật nuôi

D. Điều hòa quá trình trao đổi chất trong cơ thể

Câu 20. Thức ăn chăn nuôi nào sau đây giàu khoáng?

A. Cám gạo

B. Đậu tương

C. Vỏ ốc

D. Bí đỏ

Câu 21. Lập khẩu phần ăn cần đảm bảo mấy nguyên tắc?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 22. Bước 2 của quá trình sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh dạng bột?

A. Lựa chọn nguyên liệu

B. Làm sạch, sấy khô, nghiền nhỏ nguyên liệu

C. Phối trộn nguyên liệu

D. Đóng bao, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm

Câu 23. Có mấy phương pháp chế biến thức ăn chăn nuôi?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 24. Bước 3 của quy trình chế biến thức ăn chăn nuôi dạng viên bằng dây chuyền tự động là:

A. Nghiền nguyên liệu

B. Phối trộn nguyên liệu

C. Ép viên

D. Sấy khô

Câu 25. Bảo quản thức ăn chăn nuôi bằng phương pháp làm khô là đưa lượng nước trong thức ăn về:

A. 10%

B. 20%

C. 10 – 15%

D. 15%

Câu 26. Bước 1 quy trình bảo quản thức ăn chăn nuôi bằng silo là:

A. Thu hoạch nguyên liệu thô

B. Phơi héo, cắt ngắn, làm giàu dinh dưỡng

C. Thiết lập mô hình lên men, lên men

D. Đưa vào silo

Câu 27. Ưu điểm của bảo quản thức ăn bằng silo là:

A. Sức chứa lớn

B. Tiết kiệm chi phí lao động

C. Chi phí đầu tư thấp

D. Sức chứa lớn, tiết kiệm chi phí lao động

Câu 28. Phương pháp làm khô:

A. Khó thực hiện

B. Tốn kém

C. Bảo quản khó khăn

D. Giúp làm giảm lượng nước có trong thức ăn

II. PHẦN TỰ LUẬN (2 câu - 3,0 điểm)

Câu 1. (2 điểm)

Kể tên ba loại thức ăn tương ứng với nhóm thức ăn: giàu năng lượng, giàu protein, giàu khoáng và giàu vitamin?

Câu 2. (1 điểm)

Đề xuất phương pháp chế biến thức ăn cho một loại vật nuôi phù hợp với thực tiễn ở gia đình hoặc địa phương em?

…………………HẾT…………………

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 1 - Kết nối tri thức

Năm học 2023 - 2024

Môn: Công nghệ 11 - Công nghệ Cơ khí

Thời gian làm bài: phút

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (28 câu - 7,0 điểm)

Chọn phương án trả lời đúng trong mỗi câu dưới đây:

Câu 1. Cơ khí chế tạo phục vụ cho:

A. Sản xuất.

B. Đời sống.

C. Sản xuất và đời sống.

D. Đáp án khác.

Câu 2. Bước 2 của quy trình chế tạo cơ khí là

A. Đọc bản vẽ chi tiết.

B. Chế tạo phôi.

C. Thực hiện gia công các chi tiết máy của sản phẩm.

D. Xử lí và bảo vệ bề mặt của sản phẩm.

Câu 3. Để chế tạo phôi thường sử dụng phương pháp thông dụng nào?

A. Đúc.

B. Gia công bằng áp lực.

C. Hàn, cắt.

D. Đúc; Gia công áp lực; hàn, cắt.

Câu 4. Vật liệu cơ khí có mấy yêu cầu chung?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 5. Vật liệu mới là

A. Chất dẻo.

B. Sắt.

C. Vật liệu nano.

D. Cao su.

Câu 6. “Không có khả năng rèn, dập vì giòn nhưng tính đúc lại tốt” là tính chất của vật liệu nào sau đây?

A. Gang.

B. Thép hợp kim.

C. Nhôm.

D. Đồng.

Câu 7. Vật liệu nào sau đây dùng làm săm lốp?

A. Nhựa nhiệt dẻo.

B. Nhựa nhiệt rắn.

C. Cao su.

D. Đồng.

Câu 8. Phương pháp nhận biết tính chất cơ bản của kim loại và hợp kim là

A. Xác định tính cứng, tính dẻo.

B. Quan sát đặc trưng quang học.

C. Phá hủy của mẫu khi chịu tác động cơ học.

D. Quan sát đặc trưng quang học và xác định khối lượng riêng.

Câu 9. Đâu là phương pháp gia công cơ khí không phoi?

A. Đúc.

B. Tiện.

C. Phay.

D. Bào.

Câu 10. Gia công cơ khí có phoi sử dụng loại công cụ cầm tay nào sau đây?

A. Cưa.

B. Dũa.

C. Cạo.

D. Cưa, dũa, cạo.

Câu 11. Khi khoan, mũi khoan sẽ tham gia chuyển động gì?

A. Chuyển động quay.

B. Chuyển động tịnh tiến.

C. Chuyển động quay và chuyển động tịnh tiến.

D. Chuyển động quay hoặc chuyển động tịnh tiến.

Câu 12. Bước 3 của quy trình công nghệ gia công chi tiết là

A. Tìm hiểu chi tiết cần gia công.

B. Xác định dạng sản xuất.

C. Chọn phôi và phương pháp chế tạo phôi.

D. Xác định trình tự các bước gia công chi tiết.

Câu 13. Đối với quy trình công nghệ gia công chi tiết mặt bích, chiều dài phôi như thế nào so với chiều dài chi tiết?

A. Bằng nhau.

B. Lớn hơn.

C. Nhỏ hơn.

D. Không liên quan đến nhau.

Câu 14.  Bước 1 của quá trình sản xuất cơ khí là

A. Chế tạo phôi.

B. Gia công tạo hình sản phẩm.

C. Xử lí cơ tính và bảo vệ bề mặt chi tiết.

D. Lắp ráp sản phẩm.

Câu 15.  Bước 2 của quá trình sản xuất cơ khí là:

A. Chế tạo phôi.

B. Gia công tạo hình sản phẩm.

C. Xử lí cơ tính và bảo vệ bề mặt chi tiết.

D. Lắp ráp sản phẩm.

Câu 16. Tiện thuộc giai đoạn nào của quy trình sản xuất cơ khí?

A. Chế tạo phôi.

B. Gia công tạo hình sản phẩm.

C. Xử lí cơ tính và bảo vệ bề mặt chi tiết.

D. Lắp ráp sản phẩm.

Câu 17. Hàn thuộc giai đoạn nào của quy trình sản xuất cơ khí?

A. Chế tạo phôi.

B. Gia công tạo hình sản phẩm.

C. Xử lí cơ tính và bảo vệ bề mặt chi tiết.

D. Lắp ráp sản phẩm.

Câu 18. Phương pháp xử lí bảo vệ bề mặt là

A. Tôi.

B. Ram.

C. Mạ.

D. Sơn, tôi, mạ.

Câu 19. Có mấy phương pháp lắp ráp sản phẩm?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 20. Vai trò của rô bốt là

A. Giảm thiểu sai sót.

B. Đảm bảo an toàn sản xuất.

C. Giải phóng sức lao động.

D. Giảm thiểu sai sót, đảm bảo an toàn, giải phóng sức lao động.

Câu 21. Nhiệm vụ của rô bôt hàn là

A. Hàn nối các chi tiết của sản phẩm.

B. Lắp ráp các chi tiết khác nhau thành một thành phẩm hoặc bán thành phẩm.

C. Gia công sản phẩm trong dây chuyền sản xuất.

D. Đóng gói sản phẩm.

Câu 22. Nhiệm vụ của rô bôt gia công là

A. Hàn nối các chi tiết của sản phẩm.

B. Lắp ráp các chi tiết khác nhau thành một thành phẩm hoặc bán thành phẩm.

C. Gia công sản phẩm trong dây chuyền sản xuất.

D. Đóng gói sản phẩm.

Câu 23. Một dây chuyền sản xuất tự động bao gồm mấy thành phần cơ bản?

A. 3.

B. 4.

C. 5.

D. 6.

Câu 24. Rô bôt hỗ trợ thực hiện công việc nào sau đây?

A. Cấp phôi.

B. Hàn.

C. Sơn phủ.

D. Gia công lắp ráp.

Câu 25. Rô bôt chức năng không thực hiện công việc nào sau đây?

A. Cấp phôi.

B. Hàn.

C. Sơn phủ.

D. Gia công lắp ráp.

Câu 26. Cách mạng công nghiệp 4.0 dựa trên mấy lĩnh vực chính?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 27. Cách mạng công nghiệp 4.0 dựa trên lĩnh vực chính nào?

A. Kĩ thuật số.

B. Công nghệ sinh học.

C. Vật lí.

D. Kĩ thuật số, công nghệ sinh học, vật lí.

Câu 28. Đâu là robot hỗ trợ?

A. Robot vận chuyển.

B. Robot hàn.

C. Robot sơn.

D. Robot lắp ráp.

II. PHẦN TỰ LUẬN (2 câu - 3,0 điểm)

Câu 1. (2 điểm) Em hãy cho biết các bước để gia công chi tiết bên dưới. Biết rằng phôi hình trụ có đường kính 25 mm dài 40 mm.

Đề thi Học kì 1 Công nghệ 11 Kết nối tri thức có đáp án (10 đề + ma trận) | Công nghệ Cơ khí

Câu 2 (1 điểm) Hãy cho biết, hình bên dưới cho thấy robot đang làm gì? Áp dụng phương pháp này so với phương pháp thủ công thì cải thiện gì về vấn đề an toàn và môi trường?

Đề thi Học kì 1 Công nghệ 11 Kết nối tri thức có đáp án (10 đề + ma trận) | Công nghệ Cơ khí

…………………HẾT…………………

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 1 - Cánh diều

Năm học 2023 - 2024

Môn: Công nghệ 11 - Công nghệ chăn nuôi

Thời gian làm bài: phút

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (28 câu - 7,0 điểm)

Chọn phương án trả lời đúng trong mỗi câu dưới đây:

Câu 1. Vai trò của chăn nuôi là:

A. Cung cấp phân bón

B. Cung cấp sức kéo

C. Tạo việc làm

D. Cung cấp phân bón, sức kéo, tạo việc làm

Câu 2. Công nghệ cao ứng dụng trong bảo vệ môi trường là:

A. Ứng dụng kĩ thuật PCR

B. Ứng dụng công nghệ gene

C. Ứng dụng công nghệ vi sinh trong chế biến thức ăn

D. Ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo tồn và phát triển giống

Câu 3. Đặc điểm thứ hai của chăn nuôi bền vững là gì?

A. Phát triển kinh tế

B. Nâng cao đời sống cho con người

C. Bảo vệ môi trường, khai thác hợp lí và giữ gìn tài nguyên thiên nhiên

D. Đối xử nhân đạo với vật nuôi

Câu 4. Chuồng nuôi thông minh có mấy đặc điểm chính?

A. 4

B. 5

C. 6

D. 7

Câu 5. Vật nuôi phân loại theo nguồn gốc là:

A. Vật nuôi địa phương

B. Vật nuôi chuyên dụng

C. Vật nuôi kiêm dụng

D. Vật nuôi kiêm dụng, vật nuôi chuyên dụng

Câu 6. Đâu không phải là vật nuôi địa phương?

A. Gà Đông Tảo

B. Vịt Bầu

C. Bò BBB

D. Lợn Ỉ

Câu 7. Đặc điểm của chăn thả tự do là gì?

A. Mức đầu tư cao

B. Sử dụng thức ăn tự nhiên

C. Nguồn lao động có trình độ cao

D. Ô nhiễm môi trường

Câu 8. Vật nuôi đi lại tự do, tự kiếm thức ăn là phương thức chăn nuôi nào?

A. Chăn thả tự do

B. Chăn nuôi công nghiệp

C. Chăn nuôi bán công nghiệp

D. Chăn thả tự do và chăn nuôi công nghiệp

Câu 9. Giống vật nuôi là những vật nuôi :

A. Cùng loài

B. Khác loài

C. Khác nguồn gốc

D. Khác ngoại hình

Câu 10. Vật nuôi muốn được công nhận là giống cần mấy điều điện?

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Câu 11. Có phương pháp chọn giống vật nuôi nào?

A. Chọn lọc hàng loạt

B. Chọn lọc cá thể

C. Chọn lọc hàng loạt và chọn lọc cá thể

D. Chọn lọc tổng hợp

Câu 12. Bước 3 của quá trình chọn lọc cá thể là:

A. Chọn lọc tổ tiên

B. Chọn lọc bản thân

C. Kiểm tra đời con

D. Kiểm tra đời mẹ

Câu 13. Có mấy kiểu lai kinh tế?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 14. Lai cải tạo là gì?

A. Là lai giữa các cá thể khác giống để tạo ra con lai có khả năng sản xuất cao hơn.

B. Là lai khi một giống vật nuôi cơ bản đã đáp ứng đủ yêu cầu, tuy nhiên vẫn còn một vài đặc điểm chưa tốt cần được cải tiến

C. Là lai khi một giống chỉ có một số đặc điểm tốt, vẫn còn nhiều đặc điểm chưa tốt cần phải cải tạo.

D. Là lai giữa các cá thể của hai loài khác nhau với mục đích tạo ra ưu thế lai với những đặc điểm tốt hơn bố mẹ.

Câu 15. Nhu cầu sản xuất là gì?

A. Là chất lượng dinh dưỡng mà vật nuôi cần để duy trì hoạt động sống và sản xuất tạo ra sản phẩm trong 1 ngày đêm.

B. Là nhu cầu dinh dưỡng đảm bảo cho mọi hoạt động của vật nuôi ở mức tối thiểu, con vật không cho sản phẩm, không nuôi thai, không tiết sữa, khối lượng cơ thể ổn định, quá trình trao đổi chất ở trạng thái cân bằng.

C. Là nhu cầu dinh dưỡng cần cho vật nuôi tăng khối lượng cơ thể, nuôi thai, tạo sản phẩm trứng, thịt, sữa.

D. Là chất lượng dinh dưỡng mà vật nuôi cần để duy trì hoạt động sống và sản xuất tạo ra sản phẩm trong 1 tháng.

Câu 16. Tác dụng của việc cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng cho vật nuôi:

A. Vật nuôi sinh trưởng tốt

B. Cho năng suất cao

C. Chất lượng sản phẩm tốt

D. Vật nuôi sinh trưởng tốt, năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt

Câu 17. Thành phần nào đóng vai trò là chất xúc tác trong quá trình trao đổi chất của vật nuôi?

A. Chất khoáng

B. Vitamin

C. Protein

D. Amin axit

Câu 18. Bước 4 của quy trình xây dựng khẩu phần ăn là gì?

A. Xác định đối tượng

B. Xác định nhu cầu dinh dưỡng

C. Xác định hàm lượng dinh dưỡng

D. Chọn nguyên liệu để sử dụng

Câu 19. Thức ăn giàu năng lượng có hàm lượng xơ thô:

A. < 18%

B. > 18%

C. < 20%

D. > 20%

Câu 20. Thức ăn giàu protein được chia thành mấy loại?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 21. Đặc điểm của thức ăn ủ chua:

A. Ít bị mất chất dinh dưỡng

B. Không ngon

C. Vật nuôi không thích ăn

D. Bảo quản trong thời gian ngắn

Câu 22. Thức ăn protein có nguồn gốc động vật là:

A. Bột cá

B. Đậu tương

C. Vi tảo

D. Bột cá, đậu tương, vi tảo.

Câu 23. Thức ăn hỗn hợp gồm mấy loại?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 24. Hạt ngũ cốc thuộc nhóm thức ăn nào sau đây?

A. Thức ăn xanh

B. Thức ăn ủ chua

C. Thức ăn giàu protein

D. Thức ăn giàu năng lượng

Câu 25. Có phương pháp sản xuất thức ăn nào?

A. Sản xuất thức ăn ủ chua

B. Sản xuất thức ăn ủ men

C. Sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp

D. Ủ chua, ủ men, sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp

Câu 26. Quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh gồm mấy bước?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 27. Bước 3 của quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh là:

A. Nhập nguyên liệu và làm sạch

B. Cân, nghiền và phối trộn

C. Hấp chín và ép viên

D. Sàng phân loại và đóng bao

Câu 28. Phương pháp bảo quản thô là:

A. Phơi khô

B. Ủ chua

C. Kiềm hóa

D. Phơi khô, ủ chua, kiềm hóa

II. PHẦN TỰ LUẬN (2 câu - 3,0 điểm)

Câu 1. (2 điểm) Các cơ sở chăn nuôi ở địa phương em cung cấp hoặc bổ sung vitamin cho vật nuôi từ loại thức ăn nào?

Câu 2. (1 điểm) Vì sao thức ăn giàu protein, vitamin, premix,... lại cần được bảo quản trong kho lạnh?

…………………HẾT…………………

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 1 - Cánh diều

Năm học 2023 - 2024

Môn: Công nghệ 11 - Công nghệ Cơ khí

Thời gian làm bài: phút

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (28 câu - 7,0 điểm)

Chọn phương án trả lời đúng trong mỗi câu dưới đây:

Câu 1. Sản phẩm của cơ khí chế tạo là

A. Các công trình.

B. Các máy móc.

C. Các loại phương tiện.

D. Các công trình, máy móc, phương tiện.

Câu 2. Gia công cắt gọt kim loại là gì?

A. Là công việc liên quan đến thiết kế sản phẩm phục vụ cho quá trình sản xuất hoặc đời sống con người.

B. Là quá trình bóc tách các lớp kim loại trên bề mặt phôi để tạo ra các chi tiết máy có hình dạng, kích thước và độ chính xác gia công theo yêu cầu của bản vẽ kĩ thuật.

C. Là công việc liên quan đến thi công lắp ráp, kiểm tra, hiệu chỉnh, ... các thiết bị, máy móc, dây chuyền sản xuất.

D. Là quá trình bóc tách các lớp kim loại dưới bề mặt phôi.

Câu 3. Công việc thiết kế cơ khí được thực hiện bởi:

A. Kĩ sư cơ khí.

B. Thợ gia công cơ khí.

C. Thợ lắp ráp.

D. Kĩ sư cơ khí, thợ gia công cơ khí, thợ lắp ráp.

Câu 4. Bước 2 của quy trình chế tạo cơ khí là gì?

A. Chuẩn bị chế tạo.

B. Gia công các chi tiết.

C. Lắp ráp các chi tiết.

D. Kiểm tra và hoàn thiện sản phẩm.

Câu 5. Quy trình gia công chi tiết giá đỡ trục gồm mấy bước?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 6. Nghiên cứu bản vẽ thuộc bước nào của quy trình chế tạo cơ khí?

A. Chuẩn bị chế tạo.

B. Gia công các chi tiết.

C. Lắp ráp các chi tiết.

D. Kiểm tra và hoàn thiện sản phẩm.

Câu 7. Căn cứ vào nguồn gốc, cấu tạo, tính chất thì vật liệu cơ khí được chia thành:

A. Vật liệu kim loại.

B. vật liệu phi kim.

C. Vật liệu cơ khí.

D. Vật liệu kim loại, vật liệu phi kim, vật liệu mới.

Câu 8. Tính chất cơ học của vật liệu cơ khí là

A. Độ bền.

B. Tính dẫn điện.

C. Tính chống ăn mòn.

D. Tính hàn.

Câu 9. Độ cứng là gì?

A. Là khả năng chống lại biến dạng dẻo hay phá hủy của vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực.

B. Là khả năng biến dạng dẻo của vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực.

C. Là khẳng năng chống lại biến dạng dẻo của lớp bề mặt vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực.

D. Là khẳng năng chống lại biến dạng dẻo của lớp bề mặt vật liệu dưới tác dụng của nội lực.

Câu 10. Có mấy loại gang?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 11. Tính chất của gang trắng là

A. Rất cứng.

B. Giòn.

C. Khó cắt gọt.

D. Cứng, giòn và khó cắt gọt.

Câu 12. Bánh răng của động cơ được làm từ:

A. Hợp kim đồng.

B. Hợp kim nhôm.

C. Sắt.

D. Thép.

Câu 13. Theo sự hình thành phoi, gia công cơ khí được chia thành mấy loại?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 14. Đâu là phương pháp gia công không phoi?

A. Mài.

B. Xọc.

C. Cán.

D. Mài, xọc, cán.

Câu 15. Phương pháp đúc trong khuôn cát, khuôn được sử dụng như thế nào?

A. Chỉ sử dụng 1 lần.

B. Sử dụng 2 lần.

C. Sử dụng 3 lần.

D. Sử dụng được nhiều lần.

Câu 16. Đúc trong khuôn kim loại được thực hiện theo mấy bước?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 17. Hình ảnh sau đây thể hiện bề mặt gia công nào?

Đề thi Học kì 1 Công nghệ 11 Cánh diều có đáp án (10 đề + ma trận) | Công nghệ Cơ khí

A. Tiện mặt đầu.

B. Tiện mặt trụ trong.

C. Tiện mặt trụ ngoài.

D. Tiện ren ngoài.

Câu 18. Ưu điểm của phương pháp khoan là gì?

A. Năng suất cao.

B. Gia công được lỗ trên phôi đặc.

C. Năng suất cao và gia công được lỗ trên phôi đặc.

D. Đáp án khác.

Câu 19. Quá trình bóc tách vật liệu của phương pháp khoan, phôi chuyển động như thế nào?

A. Chuyển động tịnh tiến.

B. Chuyển động quay tròn.

C. Đứng yên.

D. Chuyển động tịnh tiến và chuyển động quay tròn.

Câu 20. Quá trình bóc tách vật liệu của phương pháp khoan thực hiện nhờ:

A. Chuyển động quay tròn.

B. Chuyển động tịnh tiến.

C. Chuyển động quy tròn và chuyển động tịnh tiến.

D. Chuyển động lắc.

Câu 21. Xác định chức năng làm việc của chi tiết thuộc bước bào của quy trình công nghệ gia công chi tiết?

A. Nghiên cứu bản vẽ chi tiết.

B. Lựa chọn phôi.

C. Xác định thứ tự các nguyên công.

D. Lựa chọn thiết bị, dụng cụ gia công.

Câu 22. Đối với quy trình công nghệ gia công chi tiết, yêu cầu về chất lượng bề mặt của chi tiết là

A. Cao.

B. Không cao.

C. Trung bình.

D. Không xác định.

Câu 23. Bước 3 của quá trình sản xuất cơ khí là

A. Sản xuất phôi.

B. Chế tạo cơ khí.

C. Đóng gói.

D. Đóng gói và bảo quản.

Câu 24. Bước quan trọng nhất của quá trình sản xuất cơ khí là gì?

A. Sản xuất phôi.

B. Chế tạo cơ khí.

C. Đóng gói.

D. Đóng gói và bảo quản.

Câu 25. Đâu là phương phái gia công thường dùng của quá trình chế tạo cơ khí?

A. Tiện.

B. Phay.

C. Khoan.

D. Tiện, phay, khoan.

Câu 26. Kí hiệu sau trên bao bì có nghĩa là gì?

Đề thi Học kì 1 Công nghệ 11 Cánh diều có đáp án (10 đề + ma trận) | Công nghệ Cơ khí

A. Giữ khô ráo.

B. Dễ vỡ.

C. Xử lí cẩn thận.

D. Tránh nắng và nhiệt độ.

Câu 27. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 được gọi là

A. Cuộc cách mạng công nghiệp 1.0

B. Cuộc cách mạng công nghiệp 2.0

C. Cuộc cách mạng công nghiệp 3.0

D. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Câu 28 . Trí tuệ nhân tạo và điều khiển giúp:

A. Giảm chi phí sản xuất.

B. Tạo ra vật liệu có nhiều ưu điểm nổi bật.

C. Giúp con người kiểm soát từ xa, không giới hạn về thời gian và không gian.

D. Thúc đẩy tự động hóa và sản xuất thông minh.

II. PHẦN TỰ LUẬN (2 câu - 3,0 điểm)

Câu 1 (2 điểm) Hãy kể tên một số sản phẩm xung quanh em được chế tạo bằng phương pháp gia công cơ khí?

Câu 2 (1 điểm) Nguyên nhân gây ra tai nạn trong sản xuất cơ khí là gì?

…………………HẾT…………………




Lưu trữ: Đề thi Học kì 1 Công nghệ 11 (sách cũ)

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên