Đề cương ôn tập Giữa kì 1 Hóa học 12 Cánh diều
Bộ đề cương ôn tập Giữa kì 1 Hóa học 12 Cánh diều với bài tập trắc nghiệm, tự luận đa dạng có lời giải chi tiết giúp học sinh nắm vững kiến thức cần ôn tập để đạt điểm cao trong bài thi Hóa 12 Giữa kì 1.
Đề cương ôn tập Giữa kì 1 Hóa học 12 Cánh diều
Chỉ từ 80k mua trọn bộ đề cương ôn tập Giữa kì 1 Hóa học 12 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Đề cương ôn tập Hóa học 12 Giữa kì 1 Cánh diều có 3 Chương (8 bài) trong đó gồm ba hình thức trắc nghiệm:
- Ester – lipid: 20 câu hỏi trắc nghiệm;
- Xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp: 19 câu hỏi trắc nghiệm;
- Giới thiệu về carbohydrate: 29 câu hỏi trắc nghiệm;
- Tính chất hoá học của carbohydrate: 36 câu hỏi trắc nghiệm;
- Amine: 30 câu hỏi trắc nghiệm;
- Amino acid: 24 câu hỏi trắc nghiệm;
- Peptide, protein và enzyme: 24 câu hỏi trắc nghiệm;
I. Nội dung kiểm tra
- Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra sau khi kết thúc Bài 7 – Peptide – protein và enzyme
- Thời gian làm bài: 50 phút.
- Hình thức kiểm tra: Gồm 3 hình thức: Trắc nghiệm một lựa chọn đúng; Trắc nghiệm đúng sai; Trắc nghiệm trả lời ngắn.
- Cấu trúc:
+ Mức độ đề: 40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 30% Vận dụng.
+ Phần trắc một lựa chọn đúng sai: 4,5 điểm, (Gồm 18 câu hỏi: nhận biết 13 câu, thông hiểu 1 câu, vận dụng 4 câu; mỗi câu 0,25 điểm)
+ Phần trắc nghiệm đúng – sai: 4,0 điểm (Gồm 4 câu tương ứng với 16 ý: nhận biết 3 ý, thông hiểu 7 ý, vận dụng 6 ý; đúng 1 ý được 0,1 điểm; đúng 2 ý được 0,25 điểm; đúng 3 ý được 0,5 điểm; đúng cả 4 ý được 1 điểm)
+ Phần trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn: 1,5 điểm (Gồm 6 câu: thông hiểu 4 câu, vận dụng 2 câu; mỗi câu 0,25 điểm)
II. Nội dung ôn tập
BÀI 1. ESTER – LIPID
Phần I. Trắc nghiệm một lựa chọn đúng sai
Câu 1. Công thức của ester tạo bởi acid no, đơn chức mạch hở và alcohol no đơn chức mạch hở là
A. CnH2nO2 (n ≥ 2).
B. CnH2n – 2O2, (n ≥ 3).
C. CnHnO2 (n ≥ 2).
D. CnH2n + 2O2 (n ≥ 3).
Câu 2. Chất béo là triester của acid béo với
A. methyl alcohol.
B. ethylene glycol.
C. ethyl alcohol.
D. glycerol.
Câu 3. Khi phân tích thành phần ester X (mạch hở) thu được phần trăm khối lượng các nguyên tố như sau: 40,00% carbon, 6,67% hydrogen, còn lại là oxygen. X thuộc dãy đồng đẳng của ester nào sau đây?
A. Ester no, đơn chức.
B. Ester có một nối đôi.
C. Ester no, hai chức.
D. Ester no, ba chức.
Câu 4. Phát biểu nào sau đây là không đúng về ester?
A. Ester luôn có nhiệt độ sôi thấp hơn carboxylic acid có cùng số nguyên tử carbon trong phân tử.
B. Phản ứng ester hoá giữa alcohol và carboxylic acid là phản ứng thuận nghịch.
C. Phản ứng xà phòng hoá là phản ứng thuận nghịch.
D. Ở điều kiện thường, các ester đều là chất lỏng hoặc rắn.
Câu 5. [CD – SBT] Chất nào sau đây thuộc loại ester?
A. CH3OOCC2H5.
B. HOOCCH3.
C. H2NCH2COOH.
D. CH3CHO.
Câu 6. [CD – SBT] Quan sát sơ đồ điều chế sau:
Minh họa phương pháp điều chế isoamyl acetate trong phòng thí nghiệm
Cho các phát biểu sau:
(1) Hỗn hợp chất lỏng trước phản ứng trong bình cầu có nhánh gồm isoamyl alcohol, acetic acid và sulfuric acid đặc.
(2) Trong phễu chiết, lớp chất lỏng nặng hơn có thành phần chính là isoamyl acetate.
(3) Nhiệt kế dùng để kiểm soát nhiệt độ trong bình cầu có nhánh.
(4) Phễu chiết dùng để tách isoamyl acetate ra khỏi hỗn hợp sau phản ứng.
(5) Nước làm lạnh cho chảy vào ống sinh hàn ở vị trí (1) và chảy ra ở vị trí (2).
Số phát biểu đúng là
Α. 5.
Β. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 7. [CD – SBT] Để xà phòng hóa hoàn toàn 2,64 g một ester no, đơn chức, mạch hở x cần dùng 30,0 mL dung dịch NaOH 1,0M. Công thức phân tử của ester X là
A.C3H6O2.
B. C4H8O2.
C. C5H10O2.
D. C6H10O2.
Câu 8. Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào cốc thủy tinh chịu nhiệt khoảng 5 gam mỡ lợn và 10ml dung dịch NaOH 40%.
Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp, liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh khoảng 30 phút và thỉnh thoảng thêm nước cất để giữ cho thể tích hỗn hợp không đổi. Để nguội hỗn hợp.
Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 15 – 20ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ. Để yên hỗn hợp.
Cho các phát biểu sau:
(1) Sau bước 3 thấy có lớp chất rắn màu trắng nổi lên là glycerol.
(2) Vai trò của dung dịch NaCl bão hòa ở bước 3 là để tách muối natri của acid béo ra khỏi hỗn hợp.
(3) Ở bước 2, nếu không thêm nước cất, hỗn hợp bị cạn khô thì phản ứng thủy phân không xảy ra.
(4) Ở bước 1, nếu thay mỡ lợn bằng dầu dừa thì hiện tượng thí nghiệm sau bước 3 vẫn xảy ra tương tự.
(5) Trong công nghiệp, phản ứng ở thí nghiệm trên được ứng dụng để sản xuất xà phòng và glycerol.
Số phát biểu đúng là
A. 4.
B. 5.
C. 2.
D. 3.
Câu 9. Hợp chất hữu cơ đơn chức X có mùi thơm của quả dứa chín và được sử dụng trong tổng hợp dược phẩm,... Kết quả phân tích nguyên tố cho thấy X có %C = 58,82%, %H = 9,80% (về khối lượng), còn lại là oxygen. Trên phổ MS của X thấy xuất hiện peak của ion phân tử có giá trị m / z = 102. Trên phổ IR của X thấy xuất hiện tín hiệu đặc trưng ở 1740 cm-1. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. X là carboxylic acid no, đơn chức, có công thức phân tử C5H10O2.
B. X là ester no, đơn chức có công thức phân tử C5H10O2.
C. Phân tử X có tỉ lệ số nguyên tử carbon và hydrogen là 2: 1.
D. Ở điều kiện thường, X phản ứng với NaOH với tỉ lệ mol là 1: 1.
Câu 10. Thuỷ phân triglyceride (C17H35COO)3C3H5 trong dung dịch NaOH, thu được muối có tên gọi nào sau đây?
A. Sodium stearate.
B. Sodium palmitate.
C. Sodium oleate.
D. Sodium acetate.
................................
................................
................................
BÀI 2. XÀ PHÒNG VÀ CHẤT GIẶT RỬA TỔNG HỢP
Phần I. Trắc nghiệm một lựa chọn đúng sai
Câu 1. Phần kị nước trong xà phòng và chất giặt rửa là
A. nhóm carboxylate.
B. nhóm sulfate.
C. gốc hydrocarbon dài.
D. nhóm sulfonate.
Câu 2. Phát biểu nào sau đây đúng về nước bồ kết?
A. Nước bồ kết là xà phòng dạng lỏng.
B. Muối potassium của các acid béo không no là thành phần chính của nước bồ kết.
C. Nước bồ kết thuộc nhóm chất giặt rửa tự nhiên, không phải chất giặt rửa tổng hợp, cũng không phải là xà phòng.
D. Nước bồ kết thuộc nhóm chất giặt rửa tự nhiên vì được điều chế từ các acid béo sẵn có trong tự nhiên.
Câu 3. Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào bát sứ nhỏ khoảng 1 gam dầu thực vật và 3 mL dung dịch NaOH 40%.
Bước 2: Đun sôi nhẹ và khuấy liên tục hỗn hợp bằng đũa thủy tinh. Thỉnh thoảng nhỏ thêm vài giọt nước cất để giữ thể tích hỗn hợp phản ứng không đổi.
Bước 3: Sau 8 – 10 phút, rót thêm vào hỗn hợp 4 – 5 mL dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ. Sau đó để yên hỗn hợp 5 phút, lọc tách riêng phần dung dịch và chất rắn.
Phát biểu nào sau đây sai?
A. Sau bước 1, chất lỏng trong bát sứ tách thành hai lớp.
B. Ở bước 3, NaCl có vai trò làm cho phản ứng xảy ra hoàn toàn.
C. Ở bước 2, xảy ra phản ứng thủy phân chất béo.
D. Dung dịch thu được sau bước 3 có khả năng hòa tan Cu(OH)2CácCâu 1.
Câu 4. Phát biểu nào sau đây về xà phòng là đúng?
A. Xà phòng có thành phần chính là muối sodium hoặc potassium của carboxylic acid.
B. Các phân tử xà phòng đều có đầu kị nước gắn với đuôi dài ưa nước.
C. Xà phòng mất tính giặt rửa khi sử dụng với nước cứng.
D. Nhược điểm của xà phòng là khó bị phân huỷ hoặc phân huỷ chậm, do đó gây hại cho hệ sinh thái.
Câu 5. Trong số các vật phẩm tiêu dùng sau: xà phòng bánh, dầu gội đầu, nước bồ kết và baking soda (NaHCO3), số vật phẩm có thành phần chất giặt rửa tự nhiên và tổng hợp là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 6. Chất nào sau đây là thành phần chủ yếu của xà phòng?
A. CH3COONa.
B. CH3(CH2)3COONa.
C. CH2=CHCOONa.
D. C17H35COONa.
Câu 7. [CD – SBT] Từ tristearin, người ta dùng phản ứng nào để điều chế xà phòng?
A. Phản ứng ester hóa.
B. Phản ứng thủy phân ester trong môi trường acid.
C. Phản ứng cộng hydrogen.
D. Phản ứng thủy phân ester trong môi trường kiềm.
Câu 8. Cho các phát biểu sau:
a) Xà phòng được điều chế từ mỡ lợn là chất giặt rửa tự nhiên.
b) Xà phòng có thể được sản xuất từ nguồn hydrocarbon có trong dầu mỏ.
c) Nước Javel và baking soda là các chất giặt rửa có nguồn gốc vô cơ.
d) Sodium laurylsulfate là chất giặt rửa tổng hợp.
Số phát biểu đúng là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 9. Quần áo bị dính bẩn bởi dầu luyn (dầu nhớt). Nên sử dụng chất nào sau đây để loại bỏ vết bẩn đó?
A. Dung dịch NaOH.
B. Dung dịch muối ăn.
C. Chất giặt rửa tổng hợp.
D. Dung dịch HCl.
Câu 10. Trong quá trình điều chế xà phòng bằng phản ứng xà phòng hóa, nguyên liệu có thể thay thế mỡ động vật bằng hóa chất nào sau đây?
A. tinh dầu chanh sả.
B. dầu ăn.
C. dầu bôi trơn.
D. dầu mỏ.
................................
................................
................................
BÀI 3. GIỚI THIỆU VỀ CARBOHYDRATE
Phần I. Trắc nghiệm một lựa chọn đúng sai
Câu 1. Cặp chất nào sau đây đều có khả năng thủy phân trong môi trường acid, đun nóng?
A. Fructose và tinh bột.
B. Saccharose và cellulose.
C. Glucose và saccharose.
D. Glucose và fructose.
Câu 2. [CD – SBT] Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào không đúng?
A. Glucose và fructose là hai đồng phân cấu tạo.
B. Saccharose và maltose là hai đồng phân cấu tạo.
C. Tinh bột và cellulose là hai đồng phân cấu tạo.
D. Glucose, fructose, saccharose, maltose, tinh bột và cellulose đều là các carbohydrate.
Câu 3. Cellulose thuộc loại polysaccharide, là thành phần chính tạo nên màng tế bào thực vật, có nhiều trong gỗ, bông gòn. Công thức của cellulose là
A. (C6H10O5)n.
B. C12H22O11.
C. C6H12O6.
D. C2H4O2.
Câu 4. Phát biểu nào sau đây không đúng về glucose và fructose?
A. Chúng đều có công thức phân tử C6H12O6.
B. Chúng đều là các hợp chất carbohydrate.
C. Chúng đều là các monosaccharide.
D. Chúng có tính chất hoá học tương tự nhau.
Câu 5. Cho các phát biểu sau về glucose và fructose:
(1) Glucose và fructose là hai đồng phân lập thể.
(2) Fructose còn được gọi là đường trái cây và là carbohydrate tự nhiên có vị ngọt nhất.
(3) Glucose là carbohydrate mà cơ thể sử dụng làm nhiên liệu.
(4) Người mắc bệnh đái tháo đường có lượng glucose trong máu cao hơn mức bình thường.
Số phát biểu đúng là
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 1.
Câu 6. Chất nào sau đây thuộc loại monosaccharide?
A. Saccharose.
B. Maltose.
C. Cellulose.
D. Fructose.
Câu 7. Cho 4 carbohydrate sau: glucose, fructose, maltose và saccharose. Số carbohydrate đã cho có liên kết α-1,2-glycoside trong phân tử là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 8. Cho 4 carbohydrate sau: glucose, fructose, maltose và saccharose. Cấu trúc phân tử của carbohydrate nào trong nhóm nêu trên không có nhóm -OH hemiacetal hoặc hemiketal?
A. Glucose.
C. Saccharose.
B. Fructose.
D. Maltose.
Câu 9. Carbohydrate nào sau đây có cấu trúc phân tử không đổi ở trạng thái rắn hoặc trong dung dịch?
A. Glucose.
B. Saccharose.
C. Fructose.
D. Maltose.
Câu 10. Chất nào dưới đây là một disaccharide?
A. Glucose.
B. Cellulose.
C. Saccharose.
D. Fructose.
................................
................................
................................
Xem thêm đề cương ôn tập Hóa học 12 Cánh diều có lời giải hay khác:
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giáo án lớp 12 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 12 (các môn học)
- Giáo án Toán 12
- Giáo án Ngữ văn 12
- Giáo án Vật Lí 12
- Giáo án Hóa học 12
- Giáo án Sinh học 12
- Giáo án Địa Lí 12
- Giáo án Lịch Sử 12
- Giáo án Lịch Sử 12 mới
- Giáo án GDCD 12
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 12
- Giáo án Tin học 12
- Giáo án Công nghệ 12
- Giáo án GDQP 12
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Đề thi Ngữ văn 12
- Đề thi Toán 12
- Đề thi Tiếng Anh 12 mới
- Đề thi Tiếng Anh 12
- Đề thi Vật Lí 12
- Đề thi Hóa học 12
- Đề thi Sinh học 12
- Đề thi Địa Lí 12
- Đề thi Lịch Sử 12
- Đề thi Giáo dục Kinh tế Pháp luật 12
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 12
- Đề thi Tin học 12
- Đề thi Công nghệ 12