Giáo án Công nghệ 12 Kết nối tri thức Bài 17: Phương pháp bảo quản và chế biến thức ăn thuỷ sản
Giáo án Công nghệ 12 Kết nối tri thức Bài 17: Phương pháp bảo quản và chế biến thức ăn thuỷ sản
Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Công nghệ 12 Kết nối tri thức bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Mô tả được một số phương pháp bảo quản, chế biến thức ăn thủy sản.
- Thực hiện được một số phương pháp bảo quản, chế biến thức ăn thủy sản ở quy mô nhỏ.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Giao tiếp và hợp tác: Khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Tự chủ và tự học: Biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực riêng:
- Năng lực tìm hiểu công nghệ: Lựa chọn được các nguồn tài liệu phù hợp để tìm hiểu về phương pháp bảo quản, chế biến thức ăn thủy sản.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ: HS chuẩn bị bài trước khi đến lớp, hăng say tìm tòi kiến thức bên ngoài để mở rộng hiểu biết và thường xuyên xem lại kiến thức bài cũ.
- Trung thực: HS thật thà, ngay thẳng trong việc đánh giá và tự đánh giá; HS mạnh dạn nói lên ý tưởng, suy nghĩ của mình.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV, SBT Công nghệ Lâm nghiệp – Thủy sản – Kết nối tri thức với cuộc sống.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Hình ảnh, video liên quan đến việc bảo quản, chế biến thức ăn thủy sản.
- Phiếu học tập.
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Công nghệ Lâm nghiệp – Thủy sản – Kết nối tri thức với cuộc sống.
- Tìm hiểu trước thông tin phục vụ cho bài học qua SGK Công nghệ Lâm nghiệp – Thủy sản và internet.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Giúp HS gợi nhớ lại những kiến thức, kinh nghiệm đã có về bảo quản và chế biến thức ăn thủy sản, đồng thời kích thích HS mong muốn tìm hiểu bài học mới.
b. Nội dung: HS quan sát hình và thực hiện yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về ưu, nhược điểm của phương pháp bảo quản thức ăn thủy sản trong hình.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh sau:
- GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã có để trả lời câu hỏi: Phương pháp bảo quản thức ăn thủy sản trong Hình 17.1 phù hợp để bảo quản nhóm thức ăn nào? Phương pháp bảo quản này có những ưu và nhược điểm gì?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình, thực hiện yêu cầu của GV.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV mời đại diện 2 – 3 HS xung phong trả lời:
+ Phương pháp trong Hình 17.1 phù hợp để bảo quản nhóm thức ăn hỗn hợp.
+ Ưu điểm: Bảo quản được lâu dài.
+ Nhược điểm: Cần diện tích chứa lớn; thức ăn cần được đóng bao cẩn thận; môi trường khô, mát, thông thoáng.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV chưa chốt đúng sai mà dẫn dắt HS vào bài học: Để biết được câu trả lời của các bạn là đúng hay sai cũng như tìm hiểu về các phương pháp chế biến, bảo quản thức ăn thủy sản, chúng ta cùng nghiên cứu bài học ngày hôm nay – Bài 17: Phương pháp bảo quản và chế biến thức ăn thủy sản.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số phương pháp bảo quản thức ăn thuỷ sản
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS mô tả được một số phương pháp bảo quản thức ăn thuỷ sản phổ biến.
b. Nội dung: HS làm việc nhóm, khai thác thông tin mục I SGK tr.85 - 86, hoàn thành yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về một số phương pháp bảo quản thức ăn thuỷ sản phổ biến.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp ra thành 4 nhóm. - GV yêu cầu HS từng nhóm thảo luận, quan sát hình ảnh, đọc thông tin trong SGK và giao nhiệm vụ cụ thể: + Nhóm 1: Tìm hiểu về bảo quản thức ăn hỗn hợp. + Nhóm 2: Tìm hiểu về bảo quản chất bổ sung. + Nhóm 3: Tìm hiểu về bảo quản thức ăn tươi sống. + Nhóm 4: Tìm hiểu về bảo quản nguyên liệu. - GV yêu cầu HS tiếp tục thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi mục Kết nối: Trình bày một số biện pháp bảo quản thức ăn thuỷ sản tươi sống đang được áp dụng ở gia đình, địa phương em. |
I. Một số phương pháp bảo quản thức ăn thuỷ sản 1. Bảo quản thức ăn hỗn hợp - Thức ăn hỗn hợp dùng cho nuôi thuỷ sản thường ở dạng viên nổi (sử dụng cho nuôi cá) hoặc viên chìm (sử dụng cho nuôi tôm) có thành phần dinh dưỡng cân đối, lượng nước trong thức ăn thấp (độ ẩm từ 10% đến 12%). - Bảo quản được lâu dài (từ 2 đến 3 tháng). - Thức ăn cần được đóng bao cẩn thận, bảo quản nơi khô, mát, thông thoáng; thức ăn được xếp trên kệ, cách mặt sàn từ 10 cm đến 15 cm (Hình 17.2). 2. Bảo quản chất bổ sung - Các chất bổ sung vào thức ăn thuỷ sản thường có độ ẩm rất thấp (từ 5% đến 7%). - Được bao gói cẩn thận, riêng rẽ từng loại và dán nhãn mác đầy đủ; |
................................
................................
................................
(Nguồn: NXB Giáo dục)
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Công nghệ 12 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Công nghệ lớp 12 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:
Giáo án Công nghệ 12 Bài 18: Ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo quản, chế biến thức ăn thuỷ sản
Giáo án Công nghệ 12 Bài 19: Công nghệ nuôi một số loài thuỷ sản phổ biến ở Việt Nam
Giáo án Công nghệ 12 Bài 20: Nuôi thuỷ sản theo tiêu chuẩn VietGAP
Giáo án Công nghệ 12 Bài 21: Một số ứng dụng công nghệ cao trong nuôi thuỷ sản
Giáo án Công nghệ 12 Bài 22: Bảo quản và chế biến sản phẩm thuỷ sản sản
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giáo án lớp 12 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 12 (các môn học)
- Giáo án Toán 12
- Giáo án Ngữ văn 12
- Giáo án Vật Lí 12
- Giáo án Hóa học 12
- Giáo án Sinh học 12
- Giáo án Địa Lí 12
- Giáo án Lịch Sử 12
- Giáo án Lịch Sử 12 mới
- Giáo án GDCD 12
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 12
- Giáo án Tin học 12
- Giáo án Công nghệ 12
- Giáo án GDQP 12
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Đề thi Ngữ văn 12
- Đề thi Toán 12
- Đề thi Tiếng Anh 12 mới
- Đề thi Tiếng Anh 12
- Đề thi Vật Lí 12
- Đề thi Hóa học 12
- Đề thi Sinh học 12
- Đề thi Địa Lí 12
- Đề thi Lịch Sử 12
- Đề thi Giáo dục Kinh tế Pháp luật 12
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 12
- Đề thi Tin học 12
- Đề thi Công nghệ 12