Giáo án Hóa học 11 Chương 6 : Hiđrocacbon không no (mới, chuẩn nhất)
Với mục đích giúp các Thầy / Cô giảng dạy môn Hóa học dễ dàng biên soạn Giáo án Hóa học lớp 11, VietJack biên soạn Bộ Giáo án Hóa học 11 Chương 6 : Hiđrocacbon không no phương pháp mới theo hướng phát triển năng lực theo 5 bước bám sát mẫu Giáo án môn Hóa học chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu Giáo án Hóa học 11 này sẽ được Thầy/Cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quí báu.
Giáo án Hóa học 11 Chương 6 : Hiđrocacbon không no (mới, chuẩn nhất)
- Giáo án Hóa học 11 Bài 29 : Anken
- Giáo án Hóa học 11 Bài 30 : Ankađien
- Giáo án Hóa học 11 Bài 31 : Luyện tập : Anken và ankađien
- Giáo án Hóa học 11 Bài 32 : Ankin
- Giáo án Hóa học 11 Bài 33 : Luyện tập : Ankin
- Giáo án Hóa học 11 Bài 34 : Bài thực hành 4 : Điều chế và tính chất của etilen và axetilen
Giáo án Hóa học 11 Bài 29 : Anken
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: HS biết được:
- Công thức chung, đặc điểm cấu tạo phân tử, đồng phân cấu tạo và đồng phân hình học.
- Cách gọi tên thông thường và tên thay thế của anken.
- Tính chất vật lí chung (quy luật biến đổi về nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng, tính tan) của anken.
- Phương pháp điều chế anken trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. ứng dụng.
2. Kĩ năng:
- Quan sát thí nghiệm, mô hình rút ra được nhận xét về đặc điểm cấu tạo và tính chất.
- Viết được công thức cấu tạo và tên gọi của các đồng phân tương ứng với một công thức phân tử (không quá 6 nguyên tử C trong phân tử).
3. Thái độ: Kích thích sự hứng thú với bộ môn, phát huy khả năng tư duy của học sinh
4. Phát triển năng lực:
- Phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề
- Phát triển năng lực sáng tạo
II. PHƯƠNG PHÁP:
- Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề
- PPDH đàm thoại tái hiện.
III. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Mô hình đồng phân hình học của But-2-en; etilen. Máy chiếu.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài mới
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Nội dung:
Hoạt động của GV và HS | Nội dung cần đạt |
Hoạt động 1: Đồng đẳng - Gv: giới thiệu chất đơn giản nhất của dãy anken là CH2 = CH2 (cho Hs xem mô hình) Hs: Nhận xét về đặc điểm cấu tạo của C2H4, từ đó nêu khái niệm anken. - Gv: Từ công thức và khái niệm đồng đẳng hs đã biết, yêu cầu hs: + Viết tiếp dãy đồng đẳng của C2H4. + Viết CTTQ của anken Hs: trả lời Hoạt động 2: Đồng phân - Gv: Trên cơ sở những khái niệm đồng phân hs đã biết, yêu cầu hs khái quát về các loại đồng phân có thể có của anken. Hs: Đp mạch cacbon, đp về vị trí lk đôi. Hs: Vận dụng viết các ctct của C4H8. - Gv giới thiệu: Trái với ankan phân tử có thể xoay chung quanh trục C – C, trong anken ko có chuyển động quay đó nên với 2 CTCT: cis, trans (dùng mô hình sau: lấy vd) * Cis-: 2 nhóm giống nhau hoặc tương tự nhau ở cùng phía mặt phẳng lk đôi C=C * Trans-: … khác phía … + Viết ctct của but-2-en dưới dạng cis và dạng trans. - Gv: Giới thiệu đồng phân mạch vòng → Xicloankan Hoạt động 3: Danh pháp anken - Gv: Yêu cầu hs nghiên cứu sgk và nêu quy tắc gọi tên, phân biệt 2 cách gọi tên: theo tên thông thường và tên hệ thống. - Gv: Yêu cầu hs gọi tên các anken ở phần 2 Hs: Vận dụng quy tắc gọi tên một số anken khác - Gv lưu ý: Cách đánh số thứ tự mạch chính (từ phía gần đầu nối đôi hơn sau đó mới xét tới nhánh). Hoạt động 4: Tính chất vật lí anken - Gv: Hướng dẫn hs nghiên cứu sgk và trả lời các câu hỏi liên quan đến t/c vật lý: trạng thái, quy luật biến đổi về tnc, ts, khối lượng riêng, tính tan. Hs: trình bày t/c vật lý của anken. Hoạt động 5: Điều chế và ứng dụng - HS dựa vào kiến thức đã biết nêu phương pháp điều chế anken như dựa vào phản ứng tách hiđro, phản ứng crăckinh. - HS nghiên cứu SGK rút ra ứng dụng cơ bản của anken. |
I. Đồng đẳng,đồng phân,danh pháp: 1.Dãy đồng đẳng etilen: (anken) - C2H4 , C3H6 ,C4H8 …. - CTTQ: Cn H2n (n ≥ 2) → Anken: Hiđrocacbon không no, mạch hở, có 1 liên kết đôi trong phân tử 2.Đồng phân: - Từ C4H10 trở đi có đồng phân mạch C và vị trí liên kết đôi. Vd: Viết các đp của C4H8 - Đồng phân mạch C và vị trí lk đôi: CH2=CH-CH2-CH3 but-1-en CH3-CH=CH-CH3 but-2-en - Đồng phân hình học. cis-but-2-en trans-but-2-en Vd: Viết các đồng phân có thể có của C5H10 (làm việc nhóm) 3.Danh pháp: a) Tên thông thường: Từ tên ankan thay đuôi an thành đuôi ilen Ví dụ : b) Tên thay thế: Tên ankan – an + en Số chỉ nhánh – tên nhánh – tên mạch C chính – số chỉ liên kết đôi – en * Ví dụ : CH2=CH2 Eten CH2=CH-CH3 Propen II.Tính chất vật lí: sgk III. Điều chế và ứng dụng: 1. Điều chế: a) Trong PTN: b) Trong CN: Tách hiđro 2. Ứng dụng: - Tổng hợp polime: P.E, P.P, … - Tổng hợp các hoá chất khác: etanol, etilen oxit, etilen glicol,… |
4.Củng cố: Cho học sinh gọi tên một số anken, viết phương trình điều chế một số anken
5. Dặn dò:
- Học bài, làm bài tập 1,2/132
- Chuẩn bị: Phần tính chất hoá học
Giáo án Hóa học 11 Bài 30 : Ankađien
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nêu được khái niệm về ankadien.
- Đọc được tên của ankadien theo danh pháp thay thế.
- Nêu được tính chất hóa học ( phản ứng cộng, phản ứng trùng hợp và phản ứng oxi hóa khử ) và ứng dụng của ankadien.
- Nêu được phương pháp điều chế một số ankadien tiêu biểu: buta-1,3-dien và isopren.
2. Kĩ năng:
- Viết được phương trình hóa học thể hiện tính chất hóa học của ankadien.
- Viết được phương trình điều chế một số ankadien tiêu biểu: buta-1,3-dien và isopren.
- Làm được một số bài tập về ankadien.
3. Thái độ:
- Nâng cao lòng yêu thích môn học.
- Học sinh tích cực, chủ động tiếp thu bài mới
- Học sinh tập trung nghiêm túc, cố gắng giải quyết vấn đề giáo viên đưa ra
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Nghiên cứu tài liệu, thiết kế kế hoạch dạy học
2. Học sinh:
- Ôn lại kiến thức về anken và đọc trước bài ankadien.
III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Đàm thoại
- Sử dụng phương tiện trực quan
- Hoạt động nhóm
IV. Kế hoạch dạy học
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | Nội dung |
Hoạt động 1: Ổn định lớp học, kiểm tra bài cũ và vào bài mới ( 5 phút ) | ||
-GV kiểm tra sĩ số và ổn định lớp học. -GV gọi 1 HS trả lời câu hỏi. Câu 1: Nêu đặc điểm trong cấu tạo của anken từ đó cho biết phản ứng đặc trưng của anken? Nêu phương pháp điều chế anken? -GV nhận xét câu trả lời của HS. -GV: “ Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về 1 loại hợp chất tương tự anken đó là ankadien.” |
-Lớp trưởng báo cáo sĩ số. -HS trả lời câu hỏi. |
Câu 1: anken có 1 liên đôi C=C và phản ứng đặc trưng của anken là phản ứng cộng. Phương pháp điều chế anken là đề hidro hóa ankan. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu về định nghĩa và phân loại ankadien ( 8 phút ) | ||
-GV: “ Từ tên gọi 1 bạn hãy giúp cô định nghĩa ankadien.” GV gọi HS trả lời câu hỏi. -GV đưa ra định nghĩa ankadien. -GV : “ Các em hãy dựa vào vị trí của 2 liên kết đôi, phân loại ankadien giúp cô.” GV gọi 1 HS trả lời câu hỏi. -GV nhận xét và chốt kiến thức. -GV: đưa ra danh pháp thay thế. -GV lấy 1 vài ví dụ yêu cầu HS gọi tên theo danh pháp thay thế + CH2=C=CH2 : propađien + CH2=CH-CH=CH2 : buta-1,3-đien + CH2=CH-CH2-CH=CH2 : penta-1,4-đien + CH2=C(CH3)–CH=CH2 : 2-metylbuta-1,3-dien -GV chú ý cho HS biết 1 vài ankadien có tên riêng ( anlen, butadien , isopren). |
-HS trả lời câu hỏi. -HS lắng nghe và ghi chép kiến thức vào vở. |
I.ĐỊNH NGHĨA, PHÂN LOẠI 1. Định nghĩa - Ankađien là hiđrocacbon mạch hở chứa 2 liên kết đôi C=C trong phân tử. - Công thức phân tử tổng quát: CnH2n-2 (n ≥ 3). 2. Phân loại + Ankađien có 2 liên kết đôi cạnh nhau. Ví dụ: CH2=C=CH2 : propađien + Ankađien có 2 liên kết đôi cách nhau 1 liên kết đơn (ankađien liên hợp). Ví dụ: CH2=CH-CH=CH2 : buta-1,3-đien + Ankađien có 2 liên kết đôi cách nhau từ 2 liên kết đơn trở lên. Ví dụ: CH2=CH-CH2-CH=CH2 : penta-1,4-đien - Danh pháp thay thế: số chỉ vị trí nhánh + tên nhánh + tên mạch chính + a + số chỉ vị trí nối đôi + đien. - Quan trọng nhất là các ankađien liên hợp như buta-1,3- đien CH2 = CH - CH = CH2, isopren CH2=C(CH3)–CH=CH2 vì chúng có nhiều ứng dụng thực tế. |
Hoạt động 3: Tìm hiểu về tính chất hóa học của ankadien ( 15 phút ) | ||
-GV : “ Chúng ta thấy trong cấu tạo của ankadien có 2 liên kết π vì thế tính chất học đặc trưng của ankadien chính là phản ứng cộng tương tự anken.” -GV : Mời 2 HS lên bảng viết phương trình thể hiện tính chất hóa học của ankadien. Lấy buta-1,3-đien làm ví dụ. ( thời gian cho mỗi HS là 3 phút) + HS 1: Viết PTHH cho buta-1,3-đien tác dụng với H2 dư, Br2 ( 1:1), Br2 (1:2). + HS 2: Viết PTHH cho buta-1,3-đien tác dụng với hidro halogenua tỉ lệ 1:1 và 1:2 ( HBr), phản ứng trùng hợp và oxi hóa buta-1,3-đien. -GV : Nhận xét và chốt kiến thức. -GV đưa ra lưu ý về tỉ lệ phản ứng và điều kiện phản ứng. |
- HS lắng nghe và làm theo yêu cầu giáo viên. -HS ghi chép vào vở. |
II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC 1.Phản ứng cộng a. Cộng hiđro: b. Cộng Brom: c. Cộng hiđro halogenua: * Chú ý - Ở nhiệt độ cao: ưu tiên hướng cộng 1,4. - Ở nhiệt độ thấp: ưu tiên hướng cộng 1,2. - Nếu dùng dư tác nhân thì sẽ cộng vào 2 nối đôi. 2. Phản ứng trùng hợp: 3. Phản ứng oxi hóa: a. Phản ứng oxi hóa không hoàn toàn: b. Phản ứng oxi hóa không hoàn toàn: Làm mất nàu dung dịch KMnO4 |
Xem thêm các bài soạn Giáo án Hóa học lớp 11 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:
- Giáo án Hóa học 11 Chương 1: Sự điện li
- Giáo án Hóa học 11 Chương 2: Nitơ - Photpho
- Giáo án Hóa học 11 Chương 3: Cacbon - Silic
- Giáo án Hóa học 11 Chương 4: Đại cương về hóa học hữu cơ
- Giáo án Hóa học 11 Chương 5 : Hiđrocacbon no
- Giáo án Hóa học 11 Chương 7: Hiđrocacbon thơm. Nguồn hiđrocacbon thiên nhiên. Hệ thống hóa về hiđrocacbon
- Giáo án Hóa học 11 Chương 8: Dẫn xuất halogen - Ancol - Phenol
- Giáo án Hóa học 11 Chương 9: Anđehit - Xeton - Axit cacboxylic
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 11 (các môn học)
- Giáo án Toán 11
- Giáo án Ngữ văn 11
- Giáo án Tiếng Anh 11
- Giáo án Vật Lí 11
- Giáo án Hóa học 11
- Giáo án Sinh học 11
- Giáo án Lịch Sử 11
- Giáo án Địa Lí 11
- Giáo án KTPL 11
- Giáo án HĐTN 11
- Giáo án Tin học 11
- Giáo án Công nghệ 11
- Giáo án GDQP 11
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 11 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 11
- Đề cương ôn tập Văn 11
- Đề thi Toán 11 (có đáp án)
- Đề thi Toán 11 cấu trúc mới
- Đề cương ôn tập Toán 11
- Đề thi Tiếng Anh 11 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 11 mới (có đáp án)
- Đề thi Vật Lí 11 (có đáp án)
- Đề thi Hóa học 11 (có đáp án)
- Đề thi Sinh học 11 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 11
- Đề thi Địa Lí 11 (có đáp án)
- Đề thi KTPL 11
- Đề thi Tin học 11 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 11
- Đề thi GDQP 11 (có đáp án)