Giáo án Hóa học 11 Chương 4: Đại cương về hóa học hữu cơ (mới, chuẩn nhất)

Với mục đích giúp các Thầy / Cô giảng dạy môn Hóa học dễ dàng biên soạn Giáo án Hóa học lớp 11, VietJack biên soạn Bộ Giáo án Hóa học 11 Chương 4: Đại cương về hóa học hữu cơ phương pháp mới theo hướng phát triển năng lực theo 5 bước bám sát mẫu Giáo án môn Hóa học chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu Giáo án Hóa học 11 này sẽ được Thầy/Cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quí báu.

Giáo án Hóa học 11 Chương 4: Đại cương về hóa học hữu cơ (mới, chuẩn nhất)

Giáo án Hóa học 11 Bài 20 : Mở đầu về hóa học hữu cơ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: HS biết được:

- Khái niệm hoá học hữu cơ và hợp chất hữu cơ, đặc điểm chung của các hợp chất hữu cơ.

- Phân loại hợp chất hữu cơ theo thành phần nguyên tố (hiđrocacbon và dẫn xuất).

- Các loại công thức của hợp chất hữu cơ: Công thức chung, công thức đơn giản nhất, công thức phân tử và công thức cấu tạo.

- Sơ lược về phân tích nguyên tố: Phân tích định tính, phân tích định lượng.

2. Kĩ năng:

- Tính được phân tử khối của chất hữu cơ dựa vào tỉ khối hơi.

- Phân biệt được hiđrocacbon và dẫn xuất của hiđrocacbon theo thành phần phân tử.

3. Thái độ: Tập trung, chủ động tiếp thu kiến thức mới

4. Phát triển năng lực:

- Phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề

- Phát triển năng lực sáng tạo

II. PHƯƠNG PHÁP:

- Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề

- PPDH đàm thoại tái hiện.

III. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Giáo án. Máy chiếu.

2. Học sinh: Chuẩn bị bài mới

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...

2. Kiểm tra bài cũ: Không

3. Nội dung:

Đặt vấn đề: Hãy kể tên một số hợp chất hữu cơ đã học ở lớp 9? Đó chỉ là một vài hợp chất hữu cơ cơ bản, trong chương này chúng ta sẽ khảo sát một cách tổng thể về hoá học hữu cơ...

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ

- Gv: Có các chất sau: Muối ăn, nước, đường, ancol, đá vôi, giấm, bazơ (NaOH),axit (HCl), benzen, dầu ăn…

→Yêu cầu hs xác định đâu là chất thuộc loại hợp chất hữu cơ và đâu là hợp chất vô cơ?

Hs: + HCVC: muối ăn, nước, đá vôi, bazơ,axit.

+ HCHC: Đường, ancol, giấm, benzen, dầu ăn.

- Gv: Yêu cầu hs tìm ra những đặc điểm chung về thành phần nguyên tố tạo nên HCHC (C12H22O11, C2H5OH, CH3COOH, C6H6…)

Hs: Trả lời

- Gv bổ sung: Hoá học hữu cơ là ngành hoá học nghiên cứu các hợp chất hữu cơ

Hoạt động 2: Phân loại hợp chất hữu cơ

- Gv: Thông tin về sự phân loại hợp chất hữu cơ theo thành phần nguyên tố và theo mạch cacbon

- Gv: Ghi 1 số công thức của hiđrocabon và dẫn xuất của hiđrocacbon, yêu cầu hs phân biệt HC và dẫn xuất của HC; Hợp chất mạch vòng và mạch hở

- Gv: Cho hs xem bảng phân loại hợp chất hữu cơ, đưa ra 1 số vd minh hoạ.

 

 

Hoạt động 3: Đặt điểm chung của hợp chất hữu cơ

- Gv: Nhận xét về thành phần nguyên tố?Dựa vào kiến thức về liên kết hoá học ở lớp 10, yêu cầu Hs cho biết loại liên kết hoá học chủ yếu trong HCHC? Các chất có liên kết CHT thường có những đặc điểm gì về tính chất?

Hs: Trả lời

- Gv: Giới thiệu bình có chứa xăng, rót từ từ xăng vào nước , quan sát và nêu hiện tượng .

- Rút ra nhận xét chung về tính chất vật lí của hợp chất hữu cơ

Hs: Xăng: to nóng chảy và to sôi thấp. Không tan trong nước → rút ra tính chất vật lý

- Gv: Nêu vd minh hoạ về xăng → Hchc kém bền nhiệt và dễ cháy.

+ So sánh tính chất vật lí và tính chất hoá học của hợp chất hữu cơ với hợp chất vô cơ ?

+ Nêu ví dụ phản ứng hữu cơ trong đời sống: Lên men tinh bột để nấu rượu, làm giấm, nấu xà phòng...

Hoạt động 3 : Sơ lượt về phân tích nguyên tố

- Gv: Nêu mục đích và nguyên tắc của phương pháp phân tích định tính?

- Gv: Làm TN phân tích glucozơ: Trộn 2g glucozơ + 2g CuO cho vào đáy ống nghiệm .

+ Đưa nhúm bông có tẩm CuSO4 khan vào khoảng 1/3 ống nghiệm

+ Lắp ống nghiệm lên giá đỡ

+ Đun nóng cẩn thận ống nghiệm

Hs: Nhận xét hiện tượng và rút ra kết luận.

Giáo án Hóa học 11 Bài 20 : Mở đầu về hóa học hữu cơ mới nhất

Nhận ra CO2:

CO2 +Ca(OH)2 → CaCO3↓(trắng) + H2O

Nhận ra H2O:

CuSO4 + 5 H2O → CuSO4. 5 H2O (xanh)

Kết luận: Trong thành phần glucozơ có C và H.

 

 

 

 

- Gv: Tổng quát với hợp chất hữu cơ bất kì.

- Gv: Nêu mục đích và nguyên tắc của pp phân tích định lượng.

 

 

Hs: Rút ra pp tiến hành.

- Gv: Hướng dẫn hs cách thiết lập biểu thức tính phần trăm khối lượng của hầu hết các nguyên tố

I. Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ:

- Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon (trừ các oxit của cacbon, muối cacbonat, xianua và cacbua…)

- Hoá học hữu cơ là ngành hoá học nghiên cứu các hợp chất hữu cơ.

 

 

 

II. Phân loại hợp chất hữu cơ:

1. Dựa vào thành phần các nguyên tố:

- Hidrocacbon: Chỉ chứa C và H.

Gồm :

+ HC no : Chỉ có liên kết đơn

+ HC không no : Chứa liên kết bội

+ HC thơm : Chứa vòng benzen

- Dẫn xuất của hidrocacbon: Ngoài H,C còn có O, Cl, N, S…Gồm: Dẫn xuất halogen (R-Cl; R-Br; R-I; ...); Ancol (R-OH); Phenol (C6 H5 – OH); ete (R- O – R’); Anđehit (R-CHO); Xeton (-CO-); Amin (R-NH2, ...); Nitro (- NO2); Axit (R-COOH); Este (R-COO-R’); Hợp chất tạp chức, polime ...

2. Theo mạch cacbon: Vòng và không vòng.

III. Đặt điểm chung của hợp chất hữu cơ:

1. Đặc điểm cấu tạo:

- Nguyên tố bắt buộc có là cacbon

- Thường gặp H, O, N, S , P , Hal . . .

- Liên kết hóa học chủ yếu trong chất hữu cơ là liên kết cộng hóa trị.

2. Tính chất vật lý:

- Các hợp chất hữu cơ thường dễ bay hơi (tonc, tobay hơi thấp)

- Kém bền đối với nhiệt và dễ cháy

- Không tan hoặc ít tan trong nước, tan trong dung môi hữu cơ

3. Tính chất hóa học:

- Kém bền với nhiệt, dễ bị phân hủy.

- Các phản ứng của hợp chất hữu cơ thường chậm và không hoàn toàn theo một hướng nhất định→ Thu được hỗn hợp sản phẩm

 

 

IV. Sơ lượt về phân tích nguyên tố:

1. Phân tích định tính:

a. Mục đích: Xác định các nguyên tố có trong hợp chất hữu cơ.

b. Nguyên tắc: Chuyển hợp chất hữu cơ thành các chất vô cơ đơn giản, rồi nhận biết bằng phản ứng đặc trưng.

 

 

c. Phương pháp tiến hành:

* Xác định C, H:

Chuyển C thành CO2 (làm đục nước vôi trong)

CO2 +Ca(OH)2 → CaCO3↓(trắng) + H2O

Chuyển H thành H2O (hóa xanh CuSO4 khan)

CuSO4 + 5 H2O → CuSO4. 5 H2O (xanh)

* Xác định nitơ: Chuyển N thành NH3 → quì ẩm hóa xanh → có N

2. Phân tích định lượng:

a. Mục đích: Xác định % khối lượng các nguyên tố trong phân tử HCHC.

b. Nguyên tắc: Cân 1 lượng chính xác HCHC (a gam), sau đó chuyển HCHC thành HCVC, rồi định lượng chúng bằng PP khối lượng hoặc thể tích.

c. Phương pháp tiến hành: Sgk

d. Biểu thức tính:

Giáo án Hóa học 11 Bài 20 : Mở đầu về hóa học hữu cơ mới nhất

 

Giáo án Hóa học 11 Bài 21 : Công thức phân tử hợp chất hữu cơ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: HS biết được:

- Các loại công thức của hợp chất hữu cơ: Công thức chung, công thức đơn giản nhất, công thức phân tử và công thức cấu tạo.

- Biết cách thiết lập công thức đơn giản.

2. Kĩ năng: Tính được phân tử khối của chất hữu cơ dựa vào tỉ khối hơi.

3. Thái độ: Kích thích sự hứng thú với bộ môn, phát huy khả năng tư duy của học sinh

4. Phát triển năng lực:

- Phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề

- Phát triển năng lực sáng tạo

II. PHƯƠNG PHÁP:

- Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề

- PPDH đàm thoại tái hiện.

III. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Giáo án, máy chiếu.

2. Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...

2. Kiểm tra bài cũ:Phân biệt các loại hợp chất hữu cơ sau: C2H6; C2H5OH; C2H5-O-CH3; CH3-COOH; CH3-CHO; CH3-COOCH3; CH3-OH

- GV nhận xét, cho điểm.

3. Nội dung:

Đặt vấn đề: Hãy viết công thức axit axetic? Giáo viên thông tin về CTPT, CTTQ, CTĐG, CTCT của axit axetic → Vào bài

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Định nghĩa CTĐGN

- Gv: Cho hs nghiên cứu sgk để nắm được định nghĩa về CTĐGN.

Hs: Nêu ý nghĩa của CTĐGN.

Hoạt động 2: Cách thiết lập CTĐGN

- Gv: Hướng dẫn hs rút ra biểu thức về tỉ lệ số nguyên tử của các nguyên tố trong HCHC A

Hs: Làm theo các bước như sau.

+ Đặt CTĐGN của A

+ Lập tỉ lệ số mol các ngtố có trong A.

+ Cho biết mối liên hệ giữa tỉ lệ mol và tỉ lệ số ngtử → CTĐGN của A

- Gv: Lấy ví dụ cho hs hiểu về CTĐGN.

Vd: Đốt cháy hoàn toàn 0,6 gam một HCHC A thu được 0,448 lit khí CO2 (đkc) và 0,36 gam H2O. Tìm CTĐGN của A?

Gv: Yêu cầu hs làm như các bước thiết lập CTĐGN.

Hs: Thảo luận 3’, một hs lên bảng, hs khác nhận xét, bổ sung

- Gv: Đánh giá

I. Công thức đơn giản nhất:

1. Định nghĩa:

-CTĐGN là CT biểu thị tỉ lệ tối giản về số nguyên tử của các nguyên ltố trong phân tử.

2. Cách thiết lập CTĐGN:

- Gọi CTĐGN của hợp chất đó là: CxHyOz

- Lập tỉ lệ:

Giáo án Hóa học 11 Bài 21 : Công thức phân tử hợp chất hữu cơ mới nhất

=>CTĐGN của hợp chất: CxHyOz (x, y, z: Số nguyên tối giản)

* Thí dụ: Đặt CTĐGN của A là CxHyOz Giáo án Hóa học 11 Bài 21 : Công thức phân tử hợp chất hữu cơ mới nhất

- Biến đổi thành tỉ lệ số nguyên đơn giản: 1:2:1

=> CTĐGN là: CH2

Xem thêm các bài soạn Giáo án Hóa học lớp 11 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:

Ngân hàng trắc nghiệm lớp 11 tại khoahoc.vietjack.com

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên