Giáo án bài Ông già và biển cả (Hê-Minh-Uê) - Giáo án Ngữ văn lớp 12
Giáo án bài Ông già và biển cả (Hê-Minh-Uê)
A. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Cảm nhận được vẻ đẹp không những của lão ngư phủ đơn độc và dũng cảm mà cả vẻ đẹp của nhân vật cá kiếm - kì phùng địch thủ của ông.
- Làm quen với nét độc đáo trong nghệ thuật văn xuôi của Hêminhuê: từ những chi tiết giản dị, chân thực của một cuộc săn bắt cá, gợi mở những tầng ý nghĩa rộng lớn, nhân vật mang ý nghĩa biểu tượng.
2. Kĩ năng
- Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
3. Thái độ, tư tưởng
- Bài học về lối viết: chống lối viết hoa mỹ mà rỗng tuếch.
B. Phương tiện thực hiện
1. Giáo viên
Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án.
2. Học sinh
Sách giáo khoa, vở soạn, vở ghi.
C. Phương pháp
- Hướng dẫn HS tìm phần nổi- có nghĩa là những hình ảnh, chi tiết tả thực cuộc săn bắt cá, cuộc đấu tranh giữa hai ″nhân vật″ chính trong diễn biến căng thẳng tới đích; những độc thoại nội tâm hướng tới đối thoại biểu hiện quan hệ đặc biệt của người đi săn với đối thủ của mình.
- Căn cứ trên lớp nghĩa thứ nhất ấy, khuyến khích sự liên tưởng, đồng sáng tạo của HS để tìm ra phần chìm, lớp nghĩa hàm ẩn, khiến cho hai nhân vật chính trở thành những biểu tượng.
D. Hoạt động dạy & học
1. Ổn định tổ chức lớp
Sĩ số: .......................................
2. Kiểm tra bài cũ
Số phận con người (Sô-lô-khốp)
Câu hỏi:
- Vì sao Xô-cô-lốp quyết định nhận bé Va-ni-a làm con? Cuộc sống và tình cảm của anh từ đó thay đổi như thế nào?
- Từ số phận và sự thay đổi trong cuộc đời của nhân vật Xô-cô-lốp, nhận xét về tính cách con người Nga?
- Cảm nhận của em về nhân vật bé Va-ni-a?
- Việc đan xen những đoạn trữ tình ngoại đề theo em có cần thiết không? Nó có tác dụng gì cho câu chuyện?
3. Bài mới
Hoạt động 1. Hoạt động trải nghiệm
Thiên nhiên và con người, con người và hiện thực, con người và ước mơ... đó là những vấn đề mà nhiều nhà văn đã đặt ra trong những tác phẩm của mình. Điều này cũng được thể hiện trong áng văn bất hủ của Hê-minh-uê: Ông già và biển cả.
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
---|---|
TIẾT 82 |
|
Hoạt động 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới ? Cho biết những nét chính về tác giả?
Diễn giảng thêm về nguyên lí ″tảng băng trôi″.
Tóm tắt tác phẩm ″Ông già và biển cả″.
?Em có nhận xét gì về cốt truyện và nhân vật?
?Cho biết vị trí đoạn trích và nội dung đoạn trích?
GV gọi HS đọc văn bản và nhận xét cách đọc. ?Cuộc đấu sức giữa ông lão và con cá kiếm diễn ra vào thời gian nào? Phong độ của ông lão lúc đó ra sao?
?Hình ảnh những chiếc vòng lượn của con cá gợi lên điều gì?
? Cách tiếp xúc của ông lão và con cá kiếm có gì đặc biệt? |
I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Ơ-nít Hê-minh-uê (1899-1961) là nhà văn Mỹ để lại dấu ấn sâu sắc trong văn xuôi hiện đại phương Tây, được tặng giải Noben 1954. - Từng viết báo, làm phóng viên chiến trường trong chiến tranh thế giới. - Đóng góp lớn trong việc đổi mới lối viết truyện, tiểu thuyết trong nền văn học thế giới. - Là người đề xướng nguyên lí tảng băng trôi. - Các tác phẩm: Mặt trời vẫn mọc(1926) Giã từ vũ khí(1929) Chuông nguyện hồn ai(1940) 2. Tác phẩm a. Tóm tắt: SGK b. Một số điểm cần lưu ý - ″Ông già và biển cả″ tiêu biểu cho nguyên lí sáng tác do nhà văn đề ra. Tác phẩm nghệ thuật như một “tảng băng trôi”. - Cốt truỵên không li kì, mà đơn giản chỉ có một hành động chính bao trùm: hành động săn đuổi cá. - Nhân vật: ít - cuộc sống con người xuất hiện trong kí ức ông lão - cách xây dựng nhân vật chu yếu là độc thoại nội tâm. ⇒ Tác phẩm mang không khí biểu tượng, tiếp cận gần với thơ và anh hùng ca. * Tóm lại: Nét độc đáo của tác phẩm là nghệ thuật biểu tượng ẩn dụ, được biểu hiện qua lối so sánh ngầm. 3. Đoạn trích - Vị trí đoạn trích: nằm ở phần cuối truyện. - Nội dung: kể lại việc ông lão Xan-ti-a-gô đuổi theo và bắt được con cá kiếm. II. Đọc hiểu văn bản 1. Cuộc đấu tranh giữa ông lão và con cá kiếm - Thời điểm: mặt trời mọc lên lần thứ ba. - Phong độ: lão mệt thấu xương, mồ hôi ướt đẫm. - Tư thế: đơn độc. - Hình ảnh chiếc vòng lượn của con cá kiếm lặp đi lặp lại: + Gợi lên hình ảnh một ngư phủ lành nghề kiên cường: ước lượng khoảng cách bằng con mắt từng trải và cảm giác đau đớn nơi bàn tay. + Vẽ lên những cố gắng cuối cùng nhưng mãnh liệt của con cá: dũng cảm, kiên cường không kém ông lão. + Ông lão chỉ gián tiếp cảm nhận con cá qua vòng lượn. 2. Cảm nhận của ông lão về con cá kiếm - Từ xa đến gần ″đến vòng thứ ba...″ ngày càng mãnh liệt và trực tiếp. - Cảm nhận gián tiếp (qua sợi dây qua mũi lao) - Bộ phận ⇒ toàn thể: ngày càng lộ dần: nhìn thấy từng bộ phận trước khi nhìn thấy cả con cá. → Diễn biến càng lúc càng mãnh liệt và đau đớn. |
TIẾT 83 Sĩ số: ................................................ |
|
? Nhận xét gì về diễn biến hành động gợi lên diễn biến về cách cảm nhận ?
? Những lời chuyện trò của ông lão với con cá kiếm nói lên điều gì? GV cho HS thảo luận.
Rút ra nhận xét. Kết luận: đối thoại, độc thoại là một trong những thủ pháp nghệ thuật chính để xây dựng tác phẩm. ?Hình ảnh con cá hàm chứa ý nghĩa gì?
Hoạt động 3. Hoạt động thực hành GV dành thời gian hướng dẫn HS luyện tập theo SGK. |
3. Mối liên hệ giữa ông lão và con cá kiếm - Sự cảm nhận của ông lão về con cá bằng thị giác và xúc giác. - Lời đối thoại của ông lão với con cá kiếm cho thấy không chỉ là sự cảm nhận mà cao hơn nữa là sự cảm thông: + Không chỉ bằng động tác mà bằng cả trái tim. + Không chỉ đơn thuần là người đi săn và con mồi. ⇒ Lời lẽ và ý nghĩ của ông lão đã biến con cá thành ″nhân vật″, càng cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của ông lão bằng việc hiểu rõ và chiêm ngưỡng đối thủ của mình. 4. Hình ảnh con cá kiếm và ý nghĩa biểu tượng - Vẻ đẹp con cá, thái độ của người đi săn và con mồi hàm chứa ý nghĩa: Con cá là hình ảnh của ước mơ, của lí tưởng mà mỗi con người theo đuổi trong cuộc đời. - Hình ảnh đẹp đẽ của con cá khi chưa bị chiếm lĩnh (lần xuất hiện cuối cùng) đến khi bị kéo vào sát thuyền, có sự khác biệt: đó là sự chuyển biến từ hình ảnh ước mơ sang hiện thực, nó không còn xa vời, khó nắm bắt và vì thế nó không còn đẹp đẽ, huy hoàng như trước. III. Tổng kết Ghi nhớ: SGK IV. Luyện tập 1. Nghệ thuật sử dụng ngôn từ trực tiếp của nhân vật, cho thấy mối quan hệ khác thường giữa người đi săn và vật bị săn đuổi. Trước mắt ông lão, con cá giống như một con người, một đối thủ đáng nể, một người bạn tâm tình. 2. Tham khảo tựa đề tiếng Anh và nêu lên suy nghĩ. |
Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung
4. Củng cố
Nguyên lí ″tảng băng trôi″ và đóng góp của Hê-minh-uê đối với văn học.
5. Dặn dò
- Học bài cũ.
- Chuẩn bị bài mới: Diễn đạt trong văn nghị luận.
Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 12 chuẩn, mới nhất khác:
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giáo án lớp 12 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 12 (các môn học)
- Giáo án Toán 12
- Giáo án Ngữ văn 12
- Giáo án Vật Lí 12
- Giáo án Hóa học 12
- Giáo án Sinh học 12
- Giáo án Địa Lí 12
- Giáo án Lịch Sử 12
- Giáo án Lịch Sử 12 mới
- Giáo án GDCD 12
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 12
- Giáo án Tin học 12
- Giáo án Công nghệ 12
- Giáo án GDQP 12
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Đề thi Ngữ văn 12
- Đề thi Toán 12
- Đề thi Tiếng Anh 12 mới
- Đề thi Tiếng Anh 12
- Đề thi Vật Lí 12
- Đề thi Hóa học 12
- Đề thi Sinh học 12
- Đề thi Địa Lí 12
- Đề thi Lịch Sử 12
- Đề thi Giáo dục Kinh tế Pháp luật 12
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 12
- Đề thi Tin học 12
- Đề thi Công nghệ 12