Giáo án bài À ơi tay mẹ - Cánh diều
Với giáo án bài À ơi tay mẹ Ngữ văn lớp 6 Cánh diều được biên soạn theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ Giáo dục giúp Giáo viên soạn giáo án Văn 6 dễ dàng hơn.
Giáo án bài À ơi tay mẹ - Cánh diều
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 6 Cánh diều bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- HS hiểu được tình cảm người mẹ dành cho đứa con, đó cũng là hình tượng người phụ nữ Việt Nam điển hình: vất vả, tần tảo, chắt chiu, luôn yêu thương và hi sinh cho con.
- Nhận biết được một số yếu tố hình thức (vần, nhịp, dòng và khổ thơ), nội dung (đề tài, chủ đề, cảm xúc, ý nghĩa…) của bài thơ lục bát.
- Nhận biết và nêu được tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản À ơi tay mẹ.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản À ơi tay mẹ.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa bài thơ.
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của bài thơ với các bài cùng chủ đề.
3. Phẩm chất:
Giúp học sinh hiểu và trân trọng tình cảm của cha mẹ dành cho con cái.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
- Tranh ảnh, video về tình cảm cha mẹ dành cho con cái.
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b) Nội dung: GV đặt cho HS những câu hỏi gợi mở vấn đề.
c) Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV yêu cầu các nhóm thảo luận và thực hiện nhiệm vụ: + Ngày bé, em có từng được nghe bà hoặc mẹ hát ru không? Em có cảm nhận như thế nào về những lời hát ru của bà, của mẹ. HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và trả lời Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận. Các nhóm thuyết minh sản phẩm của nhóm mình. + GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV dẫn dắt: Mẹ là người cho ta cuộc sống, chăm lo cho ta từng bữa ăn giấc ngủ. Tuổi thơ mỗi chúng ta đều được đắm chìm trong những lời ru tiếng hát của mẹ. Tiếng ru à ơi cho chúng ta say trong giấc ngủ bình yên, để dịu đi những ngày nắng hè oi ả. Có ai lớn lên mà không đi qua những câu hát giản đơn đầy ý nghĩa đó. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu bài thơ À ơi tay mẹ để hiểu được những tình cảm của mẹ dành cho những đứa con. |
- HS nêu suy nghĩ và cảm nhận của bản thân. |
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại, giải nghĩa từ khó trong văn bản.
b. Nội dung: HS sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS: xác định thể loại bài thơ? chỉ ra những yếu tố đặc trưng của thể thơ qua bài thơ (vần, nhịp, dòng, khổ thơ) - GV hướng dẫn cách đọc: GV đọc mẫu thành tiếng một đoạn đầu, sau đó HS thay nhau đọc thành tiếng toàn VB. Giọng thơ nhẹ nhàng, truyền cảm, thể hiện được tình cảm của người con. - GV yêu cầu HS giải nghĩa những từ khó: mưa sa - HS lắng nghe. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. Dự kiến sản phẩm: Thể thơ lục bát. Các yếu tố đặc trưng: - Dòng thơ: gồm các câu thơ 6 tiếng và 8 tiếng xen kẽ. - Bài thơ được gieo vần đặc trưng cho thể lục bát: tiếng thứ 6 của dòng lục gieo vần xuống tiếng sáu của dòng bát (sa-qua, dàng – vàng, tròn - còn); tiếng thứ tám của dòng bát gieo xuống tiếng thứ sáu của dòng lục tiếp theo (ngon-tròn, mòn – còn) - Nhịp thơ: ngắt nhịp chẵn 2/2/2 hoặc 4/4 Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV bổ sung: Bài thơ được viết theo thể lục bát, mang đậm âm hưởng của ca dao dân ca Việt Nam. Điều đó giúp cho tác giả bộc lộ được những tình cảm gia đình giản dị mà sâu lắng, đầy ý nghĩa. |
I. Tìm hiểu chung 1. Thể loại: thơ lục bát. |
Hoạt động 2: Khám phá văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản.
b. Nội dung: HS sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS dựa vào văn bản vừa đọc, trả lời câu hỏi: Bài thơ gồm mấy khổ thơ? Có thể chia văn bản thành mấy phần và nội dung từng phần? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV bổ sung: NV2 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi gợi dẫn: + Nhan đề và tranh minh hoạ gợi cho em cảm nhận gì? + Tìm những chi tiết, hình ảnh thể hiện nỗi vất vả mà mẹ phải trải qua + Qua đó, em có cảm nhận gì về sức mạnh của đôi bàn tay mẹ? + Dòng - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: + Nhan đề và tranh minh họa gợi ra hình ảnh người mẹ âu yếm, ru con ngủ với những câu hát ngọt ngào. + Bàn tay mẹ: chắn mưa sa, chắn bão qua mùa màng ⇒ mẹ mạnh mẽ, kiên cường trước mọi gian nan, khó khăn để bảo vệ cho con Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng Gv bình: Từ hình hài bé bỏng đến khi con khôn lớn trưởng thành, đó cũng là quãng thời gian bao gian nan, vất vả ập đến. Thế nhưng, đôi bàn tay gầy guộc, gân guốc của mẹ vẫn giang rộng đển chắn mưa, chặn bão, để xua đi những giông tố cuộc đời, đem lại cho con hạnh phúc và bình yên. Đôi bàn tay của mẹ thực sự nhiệm màu như cô tiên trong những câu chuyện cổ tích ngày xưa. NV3: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ Gv đặt câu hỏi, HS thảo luận nhóm: + Em nhỏ trong bài thơ đã được gọi bằng những từ ngữ nào? Cách gọi đó thể hiện điều đó thể hiện tình cảm mẹ dành cho con? + Ở nhà, cha mẹ có gọi em bằng một tên riêng nào không? Tên gọi ấy có xuất phát từ ý nghĩa nào không? + Bài thơ lặp lại cụm từ “à ơi”, theo em điều này có tác dụng gì? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: + Cách gọi đứa con : cái trăng vàng, cái trăng tròn, cái trăng còn nằm nôi, cái Mặt trời bé con. + Cụm từ à ơi lặp lại làm cho câu thơ giống lời hát ru Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV chuẩn kiến thức: Trái với vẻ cứng rắn, mạnh mẽ trước những bão giông cuộc đời để bảo vệ đứa con bé bỏng là đôi bàn tay dịu dàng, cưng nựng, âu yếm đứa con. Mẹ là vậy, như dòng sữa ngọt ngào tha thiết, luôn dịu dàng yêu mến con thơ. Lời thơ bắt đầu bằng cụm từ à ơi giống như lời ru con của mẹ, đưa con nhẹ nhàng vào giấc ngủ bình yên. NV4: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi : + Hãy tìm những dòng thơ nói lên vất vả, hi sinh của mẹ cho con? + Trong những khổ thơ vừa tìm hiể, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào để làm nổi bật ý thơ? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: - Bàn tay “thức một đời”. “mai sau bể cạn non mòn”, “chắt chiu từ những dãi dầu” - Nghệ thuật: điệp từ, ẩn dụ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV chuẩn kiến thức: Tác giả rất tinh tế khi lựa chọn hình ảnh “bàn tay mẹ” để khắc hoạ hình ảnh người mẹ, người phụ nữ kiên cường, mạnh mẽ nhưng cũng vô cùng ấm áp, dịu dàng. Người mẹ luôn ẩn chứa sức mạnh phi thường để bảo vệ con, nuôi con trước những giông bão cuộc đời. Vậy trong những lời ru của mình, mẹ đã truyền tải những thông điệp gì, những ước vọng nào được gửi gắm cho những đứa con? NV5 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc lại khổ thơ 4 đến khổ 6 của bài thơ và trả lời câu hỏi: + Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong các câu thơ? + Lời ru của mẹ dành cho những ai? Mẹ mong điều gì qua những lời ru ấy? + Mẹ có dành suy nghĩ cho mình hay không? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: - Nghệ thuật điệp từ, điệp cấu trúc “ Ru cho” - Lời ru của mẹ dành cho đứa con: mềm ngọn gió thu, tan đám sương mù lá cây, cái khuyết tròn đầy, sóng lặng bãi bồi. Cho ngoại: không dột chỗ ngoại ngồi vá khâu Cho đời: cho đời nín đau - Mẹ vì mọi người mà quên mất bản thân mình: "À ơi...Mẹ chẳng một câu ru mình". Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV chuẩn kiến thức: Vẫn là mẹ với đôi bàn tay tảo tần, bế con trên tay với lời ru cũng là những ước mong mẹ gửi gắm. Mẹ mong cho mưa thuận gió hoà để con khoẻ mạnh; mong cho con khôn lớn trưởng thành; thương cho những ngày con phải xa hơi ấm từ mẹ. Và rồi, mẹ mong cho ngoại – người đã sinh ra và cả một đời tảo tần vì mẹ được khoẻ mạnh, bình an. Mong cho cuộc đời là những tháng ngày an yên, hạnh phúc. Trong bao gian lao, vất vả hàng ngày, mẹ vẫn suy nghĩ cho những người thân yêu bên cạnh mình nhưng mẹ lại quen đi chính mình “Mẹ chẳng một câu ru mình”. Bài thơ đã khắc hoạ đức hi sinh cao cả, lớn lao của những người mang trong mình thiên chức làm mẹ. NV6 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi: Bài thơ có ý nghĩa gì? Nêu những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV chuẩn kiến thức: |
2. Bố cục: 2 phần - P1: từ đầu… vẫn còn hát ru : Hình ảnh đôi bàn tay mẹ - P2: Tiếp… một câu ru mình: Lời ru của người mẹ hiền
II. Tìm hiểu chi tiết 1. Hình ảnh đôi bàn tay mẹ * Đôi bàn tay trước giông tố cuộc đời - “mưa sa”, “bão qua mùa màng” gợi lên những gian nan, vất vả mẹ phải trải qua. - Các động từ “chắn”, “chặn” thể hiện sự mạnh mẽ, sức mạnh phi thường của mẹ để bảo vệ con trước mọi sóng gió, đêm lại cho con hạnh phúc và bình yên. ⇒ Là sức mạnh, bản năng của người làm mẹ.
* Đôi bàn tay dịu dàng, nuôi nấng con nên người
- Cách gọi đứa con: cái trăng vàng, cái trăng tròn, cái trăng còn nằm nôi, cái Mặt trời bé con. à thể hiện tình cảm âu yếm, dịu dàng, yêu thương con của người mẹ.
* Bàn tay mẹ nhiệm màu, hi sinh vì con
- Bàn tay “thức một đời”. “mai sau bể cạn non mòn”, “chắt chiu từ những dãi dầu” => hình ảnh đã thể hiện đức hi sinh của mẹ, là những vất vả, chắt chiu, chịu thương chịu khó, cả một đời vất vả nuôi con khôn lớn. - Nghệ thuật : + Điệp từ, điệp cấu trúc : “bàn tay mẹ”, “à ơi” + Ẩn dụ: Bàn tay mẹ - người mẹ Cái trăng, mặt trời – người con => Nghệ thuật ẩn dụ làm tăng sức gợi cảm cho sự diễn đạt, biện pháp điệp từ nhấn mạnh được những hi sinh, vất vả của đôi bàn tay mẹ. Qua đó, thể hiện tình cảmyêu thương vô bờ bến của mẹ dành cho đứa con.
2. Lời ru của người mẹ hiền - Nghĩ cho đứa con yếu ớt, nhớ nhung mẹ: + "mềm ngọn gió thu", "tan đám sương mù lá cây":xua tan đi cái rét mướt, lạnh lẽo của thời tiết. → Sự ấm áp đến từ lời ru, từ trái tim người mẹ. + "cái khuyết tròn đầy", "cái thương cái nhớ": thương cho đứa con còn nhỏ, chưa phát triển đầy đủ, thương con khi phải xa mẹ. + Nghĩ cho mẹ, cho bà: "sóng lặng bãi bồi", "mưa không dột chỗ bà ngồi khâu". + Nghĩ cho cả mọi người, cho cuộc đời: "cho đời nín đau". => Tình yêu thương của mẹ rộng lớn, sâu sắc, mẹ dành mọi niềm thương nỗi nhớ cho đứa con của mình.
- Mẹ vì mọi người mà quên mất bản thân, chẳng một mong ước cho mình => Đức hi sinh cao cả, tình cảm thiêng liêng của người mẹ
III. Tổng kết 1. Nội dung – Ý nghĩa: * Nội dung: Bài thơ bày tỏ tình cảm của mẹ với đứa con nhỏ bé của mình. * Ý nghĩa: Qua hình ảnh đôi bàn tay và những lời ru, bài thơ đã khắc họa thành công một người mẹ Việt Nam điển hình: vất vả, chắt chiu, yêu thương, hi sinh...đến quên mình. b. Nghệ thuật - Thể thơ lục bát nhịp nhàng như lối hát ru con. - Phối hợp hài hòa các biện pháp tu từ: ẩn dụ, điệp từ, điệp cấu trúc. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1: Bài thơ À ơi tay mẹ được viết theo thể thơ nào?
A. Tự do.
B. Lục bát.
C, 5 chữ.
D. Song thất lục bát.
Câu 2: Nghệ thuật nào đã được sử dụng trong đoạn thơ sau?
Ru cho sóng lặng bãi bồi
Mưa không chỗ dột ngoại ngồi vá khâu
Ru cho đời nín cái đau
À ơi... Mẹ chẳng một câu ru mình.
A. So sánh.
B. Nói quá.
C. Hoán dụ.
D. Điệp từ.
Câu 3: Qua hai câu dưới đây của bài thơ Về thăm mẹ, tác giả đã nhấn mạnh phẩm chất nào của người mẹ?
Bất ngờ rụng ở trên cành
Trái na cuối vụ mẹ dành phần con.
A. Sự mạnh mẽ, kiên quyết.
b. Lòng yêu thương con.
C. Sự hi sinh quên mình.
C. Lòng yêu thương xóm làng.
Câu 4: Bài thơ Về thăm mẹ có thể chia thành mấy phần?
A. 3
B. 4
C. 2
D. 5
Câu 5. Hai từ "rưng rưng", "nghẹn ngào" là loại từ nào?
A. Từ đơn.
B. Từ ghép.
C. Từ láy.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS:
1. Viết đoạn văn ngắn 5-7 câu nêu cảm nhận của em về tình cảm người mẹ dành cho con trong bài bài thơ.
2. Tìm hiểu để hiểu tehem về tác giả Bình Nguyên và hoàn cảnh sáng tác bài thơ
GV hướng dẫn HS viết một cách chân thực, xúc động, phù hợp với cảm xúc người viết
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
- GV cung cấp thêm về tác giả Bình Nguyên và bài thơ
- Tên thật là Nguyễn Đăng Hào.
- Quê quán: xã Ninh Phúc, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình.
- Chức danh: Là Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Ninh Bình.
- Giải thưởng: Nhận hai giải Thơ lục bát (Giải A - 2003; Giải Ba - 2010) trên báo Văn Nghệ.
2. Tác phẩm
- Hoàn cảnh sáng tác: 2003, bài thơ được tác giả gửi dự thi Thơ lục bát trên báo Văn Nghệ.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá |
Phương pháp đánh giá |
Công cụ đánh giá |
Ghi chú |
- Hình thức hỏi – đáp. - Thuyết trình sản phẩm. |
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học |
- Báo cáo thực hiện công việc. - Phiếu học tập - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 6 Cánh diều hay, chuẩn khác:
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giáo án Ngữ văn lớp 6 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 6 Tập 1 và Tập 2 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 6 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 6
- Giáo án Toán 6
- Giáo án Tiếng Anh 6
- Giáo án Khoa học tự nhiên 6
- Giáo án Lịch Sử 6
- Giáo án Địa Lí 6
- Giáo án GDCD 6
- Giáo án Tin học 6
- Giáo án Công nghệ 6
- Giáo án HĐTN 6
- Giáo án Âm nhạc 6
- Giáo án Vật Lí 6
- Giáo án Sinh học 6
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi Toán 6 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 6
- Chuyên đề dạy thêm Toán 6 năm 2024 (có lời giải)
- Đề thi Ngữ Văn 6 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 6
- Bộ Đề thi Tiếng Anh 6 (có đáp án)
- Bộ Đề thi Khoa học tự nhiên 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 6 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 6 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 6 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 6 (có đáp án)
- Đề thi Toán Kangaroo cấp độ 3 (Lớp 5, 6)