Giáo án bài Từ đơn và từ phức - Cánh diều

Với giáo án bài Từ đơn và từ phức Ngữ văn lớp 6 Cánh diều được biên soạn theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ Giáo dục giúp Giáo viên soạn giáo án Văn 6 dễ dàng hơn.

Giáo án bài Từ đơn và từ phức - Cánh diều

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 6 Cánh diều bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

Quảng cáo

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

- HS nhận biết được từ đơn, từ phức (từ ghép và từ láy)

- Phân biệt được từ ghép và từ láy.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực riêng biệt:

- Năng lực nhận diện nghĩa của từ ngữ, thành ngữ trong văn bản và chỉ ra được các từ loại trong văn bản.

3. Phẩm chất:

Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.

Quảng cáo

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên: 

- Giáo án 

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp 

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.    

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b) Nội dung: GV trình bày vấn đề

Quảng cáo

c) Sản phẩm: câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV đặt câu hỏi:  

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS nghe và trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

Gv dẫn dắt: Ở Tiểu học, các em đã được học về tiếng và từ. Tuy nhiên để giúp các em có thể hiểu sâu hơn và sử dụng thành thạo hơn từ tiếng việt, chúng ta sẽ đến với nội dung Thực hành Tiếng Việt

Quảng cáo

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 

Hoạt động 1: Tìm hiểu về từ đơn, từ phức

a. Mục tiêu: Nắm được cách xác định từ đơn, từ ghép, từ láy.

b. Nội dung: HS sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS 

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV1 :

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS: Dựa vào kiến thức đã học từ tiểu học, hãy xác định các từ đơn, từ ghép, từ láy trong câu văn sau:

Bài 1

a. Sứ giả/ vừa / kinh ngạc, / vừa / mừng rỡ,/ vội vàng / về / tâu / vua.

b. Từ/ ngày/ công chúa/ bị/ mất tích,/ nhà vua/ vô cùng/ đau đớn.

- Gv đặt tiếp câu hỏi: Em hãy nhận xét số tiếng của các từ. Em hiểu thế nào là từ đơn, từ phức? Trong những từ phức, từ nào có tiếng quan hệ về nghĩa, từ nào có các tiếng quan hệ về âm? Em hiểu thế nào là từ ghép, từ láy?

Dựa vào sơ đồ sau đây, hãy trình bày cấu tạo của từ

Giáo án bài Từ đơn và từ phức | Giáo án Ngữ văn 6 Cánh diều

- HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS thực hiện nhiệm vụ 

+ Dự kiến sản phẩm: 

Kiểu cấu tạo từ

Ví dụ


Từ đơn

a. vừa, về, tâu, vua.

b. từ, ngày, bị.


Từ phức

Từ  ghép

a. sứ giả, kinh ngạc, mừng rỡ 

b. công chúa, mất tích, nhà vua, vô cùng

Từ 

láy

a. vội vàng.

b. đau đớn.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng.

- GV củng cố kiến thức: Từ tiếng việt có thể do một tiếng hoặc nhiều tiếng tạo thành. 

Gv mở rộng:

Trừ trường hợp lặp lại nguyên vẹn một tiếng có nghĩa như xanh xanh, ngời ngời,... trong các tiếng tạo thành từ láy, chỉ một tiếng có nghĩa hoặc tất cả các tiếng đều không nghĩa. Đây là điểm phân biệt từ láy với những từ ghép ngẫu nhiên có sự trùng lặp ngữ âm giữa các tiếng tạo thành như: hoa hồng, học hành, lí lẽ, gom góp,...

I. Từ đơn và từ phức

1. Từ đơn 

Từ đơn là từ chỉ có một tiếng, ví dụ: ông, bà, nói, cười, đi, mừng,...

2.Từ phức (từ ghép, từ láy)

- Từ phức là từ có hai hay nhiều tiếng, ví dụ: cha mẹ, hiển lành, hợp tác xà, sạch sẽ, sạch sành sanh,...

- Từ ghép là từ phức do hai hay nhiều tiếng có quan hệ vé nghĩa với nhau tạo thành, ví dụ: cha mẹ, hiền lành, khôn lớn, làm ăn,...; đỏ loè, xanh um, chịu khó, phá tan,...

+ Từ láy là từ phức do hai hay nhiều tiếng có âm đầu hoặc vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau tạo thành, ví dụ: chăm chỉ, thật thà, lim dim, lủi thủi, từ từ,...

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.

b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.

c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.

d. Tổ chức thực hiện: 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV1: Bài tập 1

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS: làm bài tập 2

GV hướng dẫn HS cách để tạo ra từ ghép.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

Dự kiến sản phẩm: 

a) Ghép các yếu tố có nghĩa gần nhau hoặc giống nhau: làng xóm, ngày đêm, tìm kiếm, phải trái, tài giỏi, hiền lành, trốn tráng, giẫm đạp

b) Ghép các yếu tố có nghĩa trái ngược nhau: trước sau, trên dưới, đầu đuôi, được thua, bờ cõi, non yếu.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng

Gv kết luận: như vậy từ ghép có thể tạo ra bằng cách ghép các yếu tố có nghĩa gần nhau hoặc giống nhau hoặc ghép các yếu tố có nghĩa trái ngược nhau. 

NV3: 

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS làm bài tập 3, xếp các từ ghép thuộc cùng nhóm về chất liệu, cách chế biến, tính chất, hình dáng của món ăn.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

Dự kiến sản phẩm: 

a) Chỉ chất liệu để làm món ăn: bánh tẻ, bánh khoai, bánh đậu xanh, bánh cốm, bánh tôm

b) Chỉ cách chế biến món ăn: bánh nướng

c) Chỉ tính chất của món ăn: bánh xốp

d) Chỉ hình dáng của món ăn: bánh tai voi, bánh bèo, bánh khúc

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng

GV chuẩn kiến thức: 

NV4: 

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc bài tập 4.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng

GV chuẩn kiến thức: Từ láy là những từ gợi tả về dáng hình, trạng thái hay âm thanh.

Bài tập 2/ trang 24

a) Ghép các yếu tố có nghĩa gần nhau hoặc giống nhau: làng xóm, ngày đêm, tìm kiếm, phải trái, tài giỏi, hiền lành, trốn tráng, giẫm đạp

b) Ghép các yếu tố có nghĩa trái ngược nhau: trước sau, trên dưới, đầu đuôi, được thua, bờ cõi, non yếu.

















Bài 3/Trang 24

a) Chỉ chất liệu để làm món ăn: bánh tẻ, bánh khoai, bánh đậu xanh, bánh cốm, bánh tôm

b) Chỉ cách chế biến món ăn: bánh nướng

c) Chỉ tính chất của món ăn: bánh xốp

d) Chỉ hình dáng của món ăn: bánh tai voi, bánh bèo, bánh khúc












Bài  4/ trang 25

a) Gợi tả dáng vẻ, trạng thái của sự vật: lủi thủi, rười rượi, rón rén

b) Gợi tả âm thanh: véo von











Bài 4/ trang 31

- Niêu cơm Thạch Sanh: là niêu cơm ăn không bao giờ hết, nguồn cung cấp vô hạn

- Một số thành ngữ hình thành từ các truyện kể: hiền như cô Tấm,...

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.

b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS: viết đoạn văn  (5-7 câu) miêu tả người anh hùng Thạch Sanh hoặc Thánh Gióng. Chỉ ra trong đoạn văn từ đơn, từ ghép và từ láy.

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá

Phương pháp

đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

- Hình thức hỏi – đáp 

- Tổ chức trò chơi

- Phù hợp với mục tiêu, nội dung

- Hấp dẫn, sinh động

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học

- Báo cáo thực hiện công việc.

- Hệ thống câu hỏi và bài tập

- Trao đổi, thảo luận

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 6 Cánh diều hay, chuẩn khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Ngữ văn lớp 6 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 6 Tập 1 và Tập 2 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 6 các môn học
Tài liệu giáo viên