Giáo án bài Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ - Cánh diều
Với giáo án bài Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ Ngữ văn lớp 6 Cánh diều được biên soạn theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ Giáo dục giúp Giáo viên soạn giáo án Văn 6 dễ dàng hơn.
Giáo án bài Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ - Cánh diều
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 6 Cánh diều bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU
1 Về kiến thức:
- Một vài thông tin về nhà phê bình Nguyễn Đăng Mạnh
- Đặc điểm của văn bản nghị luận ( Nghị luận văn học) thể hiện qua nội dung, hình thức của văn bản
- Tuổi thơ cơ cực với nhiều cay đắng, tủi hờn của nhà văn Nguyên Hồng
2 Về năng lực:
- Năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực ngôn ngữ…
- Nhận biết được các đặc điểm của văn bản nghị luận văn học qua các văn bản đọc hiểu trong SGK
- Phân tích, so sánh được những điểm khác biệt cơ bản giữa văn bản nghị luận với một số kiểu văn bản đã học như thơ, truyện
3 Về phẩm chất:
- Nhân ái: Biết quan tâm, chia sẻ, yêu thương mọi người đặc biệt là những người bạn có hoàn cảnh khó khăn hơn mình
- Trung thực: chân thành, thẳng thắn với bạn bè, thành thật với thầy cô,cha mẹ…
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK, SGV.
- Máy chiếu, máy tính.
- Tranh ảnh về nhà văn Nguyên Hồng và nhà phê bình Nguyễn Đăng Mạnh.
- Bảng phụ để HS làm việc nhóm.
- Phiếu học tập.
Phiếu học tập số 1
Nội dung chính phần 1 |
Nội dung chính phần 2 |
Nội dung chính phần 3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Phiếu học tập số 2
( Làm việc nhóm)
Nhận xét về đặc điểm văn bản Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ dựa trên các tiêu chí sau:
Hình thức |
Nội dung |
Mục đích của tác giả |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề
a) Mục tiêu: Hs vận dụng kiến thức thực tế vào bài học
b) Nội dung: GV hỏi, HS trả lời.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
a. Mục tiêu: Giúp HS
- Có sự hứng thú, say mê với bài học
- Khám phá kiến thức Ngữ văn.
b. Nội dung: GV gợi mở lại bài đọc Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng vừa học ở bài 3.Từ đó nêu vấn đề : qua văn bản Trong lòng mẹ các em thấy Nguyên Hồng là người như thế nào? Em có ấn tượng gì sâu đậm nhất về con người Nguyên Hồng? Sau khi HS trả lời, GV dẫn vào bài: Để hiểu rõ hơn con người Nguyên Hồng chúng ta cùng đọc hiểu văn bản Nguyên Hồng- nhà văn của những người cùng khổ. Khi đọc các em chú ý xem tại sao văn bản này được coi là nghị luận văn học.
c. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
1. Qua văn bản Trong lòng mẹ các em thấy Nguyên Hồng là người như thế nào?
2. Em có ấn tượng gì sâu đậm nhất về con người Nguyên Hồng?
3. Hãy kể tên các văn bản ở phần đọc hiểu và thực hành đọc hiểu trong bài 4
4. Trong các văn bản này có xuất hiện lời thoại giữa các nhân vật như ở một số truyện đã học hay không? Khi đọc các em chú ý xem tại sao các văn bản này được coi là nghị luận văn học.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS
- Quan sát, đọc đoạn văn, nêu ý kiến
- Đọc phần kiến thứ Ngữ văn
- Thảo luận theo cặp đôi cùng bàn và ghi kết quả ra phiếu học tập
GV:
- Hướng dẫn HS quan sát và đọc đoạn văn
- Theo dõi, hỗ trợ HS trong hoạt động nhóm.
B3: Báo cáo thảo luận
GV:
- Yêu cầu đại diện của một vài nhóm lên trình bày sản phẩm.
- Hướng dẫn HS báo cáo (nếu các em còn gặp khó khăn).
HS:
- Trả lời câu hỏi của GV.
- Đại diện báo cáo sản phẩm nhóm
- HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét (hoạt động nhóm của HS và sản phẩm), chốt kiến thức, chuyển dẫn vào hoạt động hình thành kiến thức mới.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
I. TÌM HIỂU CHUNG |
||
1. Tác giả |
||
a. Mục tiêu: Giúp HS tìm hiểu được những thông tin chính về nhà phê bình Nguyễn Đăng Mạnh b. Nội dung: - HS tìm hiểu thông tin trước ở nhà và trình bày tại lớp c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện |
||
Hoạt động của GV & HS |
Sản phẩm dự kiến |
|
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) ? Nêu những hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Đăng Mạnh. B2: Thực hiện nhiệm vụ GV hướng dẫn HS sắp xếp lại thông tin đã tìm hiểu HS chuẩn bị lại các nội dung đã chuẩn bị B3: Báo cáo, thảo luận GV yêu cầu HS trình bày HS trả lời câu hỏi của GV. B4: Kết luận, nhận định (GV) Nhận xét câu trả lời của HS và và chốt kiến thức lên màn hình. |
- Nguyễn Đăng Mạnh (1930-2018) - Quê: Hà Nội - Là nhà nghiên cứu phê bình văn học nổi tiếng của Việt Nam. |
|
2. Tác phẩm |
||
a. Mục tiêu: Giúp HS - Biết được những nét chung của văn bản ( Đặc điểm về thể loại, mục đích sử dụng…) b. Nội dung: - GV sử dụng một số kĩ thuật dạy học phù hợp giúp hs khám phá tri thức - HS suy nghĩ cá nhân để trả lời, làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. c. Sản phẩm: Câu trả lời và phiếu học tập đã hoàn thành của HS d. Tổ chức thực hiện |
||
Hoạt động của GV & HS |
Sản phẩm dự kiến |
|
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Hướng dẫn cách đọc & yêu cầu HS đọc. - Chú ý quan sát các ô chỉ dẫn bên phải để dễ dàng hiểu nội dung văn bản hơn - Chia nhóm lớp, phát phiếu học tập số 1, giao nhiệm vụ: ?Văn bản “Nguyên Hồng nhà văn của những người cùng khổ” thuộc thể loại nào? Dựa vào đâu em nhận ra điều đó?
? Văn bản gồm 3 phần. Nêu nội dung của từng phần? B2: Thực hiện nhiệm vụ HS: - Đọc văn bản - Làm việc cá nhân 2’, nhóm 5’ + 2 phút đầu, hs trình bày ra phiếu cá nhân ( tự chuẩn bị ) + 5 phút tiếp theo, HS làm việc nhóm, thảo luận và ghi kết quả vào ô giữa của phiếu học tập, dán phiếu cá nhân ở vị trí có tên mình. GV: - Chỉnh cách đọc cho HS (nếu cần). - Theo dõi, hỗ trợ HS trong hoạt động nhóm. B3: Báo cáo, thảo luận HS: Trình bày sản phẩm của nhóm mình. Theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). GV: - Nhận xét cách đọc của và định hướng cách đọc phù hợp cho HS. - Hướng dẫn HS trình bày bằng cách nhắc lại từng câu hỏi B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS. - Chốt kiến thức và chuyển dẫn vào mục sau . |
a. Đọc và tìm hiểu chú thích
b. Thể loại: Văn bản nghị luận - Hệ thống các lí lẽ, bằng chứng, quan điểm, ý kiến của người viết
c. Bố cục + P1: Nguyên Hồng rất dễ xúc động, rất dễ khóc. + P2: Tuổi thơ Nguyên Hồng thiếu tình yêu thương + P3: Phong cách riêng của nhà văn Nguyên Hồng |
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT |
a. Mục tiêu: + Gv hướng dẫn Hs đọc và tìm hiểu cụ thể nội dung và các đặc điểm nghệ thuật của văn bản từ đó thấy được đặc điểm của văn bản nghị luận văn học + Hs nắm được nội dung và nghệ thuật của từng phần trong văn bản. b. Nội dung: Hướng dẫn học sinh khám phá , phát hiện những dấu hiệu đặc trưng của một văn bản nghị luận văn học thông qua văn bản cụ thể bằng hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập. c. Sản phẩm: câu trả lời của HS, sản phẩm của nhóm d. Tổ chức thực hiện |
Hoạt động của GV & HS |
Sản phẩm dự kiến |
Nội dung 1 B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Yêu cầu Hs hoạt động theo cặp đôi cùng bàn - Tác giả nêu những bằng chứng nào để khẳng định Nguyên Hồng rất dễ xúc động, rất dễ khóc. B2: Thực hiện nhiệm vụ Hs - Trao đổi thảo luận theo bàn, ghi kết quả ra phiếu GV hướng dẫn HS thảo luận (nếu cần). trao đổi để hoàn thành những nhiệm vụ còn lại. B3: Báo cáo, thảo luận GV: - Yêu cầu đại diện hs lên trình bày. - Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần). HS: - Đại diện 1 nhóm lên bày sản phẩm. - Các nhóm khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn. B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng nhóm, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế trong HĐ nhóm của HS. - Chốt kiến thức & chuyển dẫn sang mục 2 |
1. Nguyên Hồng “rất dễ xúc động, rất dễ khóc”. - Bằng chứng: + Khóc khi nhớ đến bạn bè, đồng chí… + Khóc khi nghĩ đến đời sống khổ cực của nhân dân + Khóc khi nói đến công ơn Tổ Quốc… + Khóc khi kể lại khổ đau, oan trái của những nhân vật do mình tạo ra. => Dẫn chứng được liệt kê cụ thể, tỉ mỉ, toàn diện
- Ý kiến tác giả: + Ai biết được Nguyên Hồng đã khóc bao nhiêu lần… + Mỗi dòng chữ ông viết ra là một dòng nước mắt _ so sánh => Ý kiến , lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục =>Đặc điểm của văn bản nghị luận |
Nội dung 2 B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Yêu cầu Hs đọc lại phần 2 - Nêu những bằng chứng mà tác giả đưa ra để chứng minh Nguyên Hồng là một người thiếu tình thương từ nhỏ. - Những bằng chứng đó do tác giả tự tưởng tượng ra hay có nguồn gốc từ đâu? ? Theo em tác giả đưa ra những câu trong hồi kí của Nguyên Hồng là bằng chứng cho ý kiến nào? - Nhận xét về tính thuyết phục của các bằng chứng đó. B2: Thực hiện nhiệm vụ - Gv hướng dẫn hs đọc lại phần 2 chú ý vào các ô bên phải chỉ dẫn, định hướng nội dung - Hs Hoạt động theo cặp đôi để phát hiện những bằng chứng, lí lẽ mà tác giả nêu ra. B3. Báo cáo, thảo luận GV: Yêu cầu hs trả lời và hướng dẫn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng cặp đôi , chỉ ra những ưu điểm và hạn chế trong HĐ nhóm của HS. - Chốt kiến thức & chuyển dẫn sang mục 3 |
2. Nguyên Hồng là người thiếu tình thương từ nhỏ - Nguyên Hồng thiếu tình thương từ nhỏ nên luôn khao khát tình thương và dễ thông cảm với người bất hạnh * Bằng chứng - Mồ côi cha khi 12 tuổi - Mẹ lấy chồng khác, thường đi làm ăn xa - “Giá ai cho tôi một xu nhỉ? Chỉ một xu thôi!...” ( Những ngày thơ ấu)
=> Bằng chứng lấy từ thực tế cuộc đời nhà văn Nguyên Hồng, từ tập hồi kí Những ngày thơ ấu
=> Các bằng chứng, lí lẽ rất rõ ràng, thuyết phục người nghe, người đọc |
|
Nội dung 3 B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Yêu cầu Hs đọc lại phần 3 - Những bằng chứng đó do tác giả tự tưởng tượng ra hay có nguồn gốc từ đâu? ? Theo em tác giả đưa ra những câu trong hồi kí của Nguyên Hồng là bằng chứng cho ý kiến nào? - Nhận xét về tính thuyết phục của các bằng chứng đó. - Cảm nhận của em về tình cảm của người viết dành cho nhà văn Nguyên Hồng? B2: Thực hiện nhiệm vụ -Hs đọc lại phần 3 chú ý vào các ô bên phải chỉ dẫn, định hướng nội dung - Hs Hoạt động theo cặp đôi để phát hiện những bằng chứng, lí lẽ mà tác giả nêu ra. B3. Báo cáo, thảo luận GV: Yêu cầu hs trả lời và hướng dẫn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định (GV) - Hs bổ sung ý kiến - Gv nhận xét, chốt kiến thức |
3. Phong cách riêng của nhà văn Nguyên Hồng - Nguyên Hồng vất vả từ nhỏ - Bằng chứng: + “ Ngay từ tuổi cắp sách đến trường…con cá, lá rau” + Năm 16 tuổi đến thành phố Hải Phòng sinh sống => Chất dân nghèo, chất lao động thấm sâu vào văn chương và cung cách sinh hoạt thường ngày:
+ Giản dị trong thói quen ăn mặc, đi đứng, nói năng, thái độ giao tiếp… + Lời nói của bà Nguyên Hồng. Chất dân nghèo thấm sâu vào văn chương nghệ thuật của Nguyên Hồng => Thái độ tôn trọng, ngưỡng mộ, ngợi ca tài năng và phẩm chất tốt đẹp của nhà văn Nguyên Hồng. |
|
III. Tổng kết a. Mục tiêu: Hs nắm được đặc điểm của văn bản nghị luận ( Nghị luận văn học) b. Nội dung: Hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi tổng kết văn bản để củng cố khắc sâu kiến thức về bài nghị luận văn học c. Sản phẩm: Các câu trả lời của học sinh d. Tổ chức thực hiện |
||
B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi - Trình bày khái quát nội dung và những đặc sắc về nghệ thuật của văn bản. - Hãy nêu những đặc điểm của kiểu văn bản nghị luận và nghị luận văn học B 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời. - Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần B 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Học sinh trình bày cá nhân: + Văn bản nghị luận là loại văn bản nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một vấn đề nào đó + Nghị luận văn học là văn bản nghị luận bàn về các vấ đề văn học B 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Yêu cầu học sinh nhận xét câu trả lời. - Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức. |
1. Nghệ thuật: - Các bằng chứng đa dạng, cụ thể, sinh động, phong phú, thuyết phục - Hệ thống lí lẽ, ý kiến nêu ra vừa có tình vừa có lí bộc lộ cảm xúc, thái độ trân trọng của người viết.
2. Nội dung - Nguyên Hồng có tuổi thơ cay đắng , bất hạnh và đó là tiền đề tạo nên một nhà văn Nguyên Hồng rất giàu cảm xúc và dạt dào tình yêu thương. |
|
3. Hoạt động 3: Luyện tập a) Mục tiêu: Học sinh biết vận dụng kiến thức vừa học giải quyết bài tập cụ thể. b) Nội dung: GV hướng dẫn cho HS làm bài tập thông qua phiếu bài tập. c) Sản phẩm: Câu trả lời học sinh d) Tổ chức thực hiện: |
||
B 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập *GV phát phiếu học tập cho học sinh thảo luận cặp đôi Viết một đoạn văn ( khoảng 10 dòng) thể hiện cảm ngĩ của em về nhà văn Nguyên Hồng - Học sinh tiếp nhận, hiểu rõ yêu cầu của nhiệm vụ học tập B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập HS: - Suy nghĩ cá nhân và ghi ra giấy. - Làm việc nhóm (trao đổi, chia sẻ và đi đến thống nhất để hoàn thành phiếu học tập). GV hướng theo dõi, quan sát HS thảo luận nhóm, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn). B3: Báo cáo kết quả và thảo luận HS: Đại diện lên báo cáo kết quả thảo luận nhóm, HS nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn. B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét câu trả lời. - Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức. |
IV. Luyện tập Nguyên Hồng là nhà văn có tuổi thơ bất hạnh. Bố mất sớm, mẹ phải đi làm nơi xa khiến cho nhà văn luôn khao khát có được tình yêu thương. Điều đó thể hiện rất rõ trong tập hồi kí Những ngày thơ ấu của ông. Chính tuổi thơ cơ cực ấy đã khiến cho Nguyên Hồng có một tâm hồn vô cùng nhạy cảm và rất dễ cảm thông với những kiếp người bất hạnh. Hoàn cảnh sống cơ cực vất vả ấy khiến Nguyên Hồng được tiếp xúc với đủ hạng người trong xã hội từ đó càng khiến ông thấu hiểu hơn cuộc sống của họ. Vượt lên chính mình, vượt qua hoàn cảnh Nguyên Hồng đã trở thành nhà văn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam. |
4. Hoạt động 4: Hoạt động vận dụng
a. Mục tiêu: HS vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề trong cuộc sống
b. Nội dung: Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận theo tổ để tìm một số trường hợp ta sử dụng kiểu văn bản nghị luận văn học
c. Sản phẩm: Câu trả lời của hs
d. Tổ chức thực hiện:
B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
*Gv nêu nhiệm vụ học tập hs cần giải quyết
1. Các tình huống sử dụng văn bản nghị luận văn học
2. Em đã từng xây dựng đoạn văn hoặc văn bản thuộc kiểu bài nghị luận văn học hay chưa?
B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh trả lời câu hỏi.
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần.
B3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Học sinh thảo luận theo tổ cử đại diện trình bày.
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần
B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét
- Giáo viên sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.
* Hướng dẫn tự học:
- Tiếp tục ôn tập và tìm hiểu về kiểu bài nghị luận văn học
- Tìm đọc đầy đủ hồi kí Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng
- Chuẩn bị trước bài “ Vẻ đẹp của một bài ca dao
Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 6 Cánh diều hay, chuẩn khác:
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giáo án Ngữ văn lớp 6 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 6 Tập 1 và Tập 2 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 6 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 6
- Giáo án Toán 6
- Giáo án Tiếng Anh 6
- Giáo án Khoa học tự nhiên 6
- Giáo án Lịch Sử 6
- Giáo án Địa Lí 6
- Giáo án GDCD 6
- Giáo án Tin học 6
- Giáo án Công nghệ 6
- Giáo án HĐTN 6
- Giáo án Âm nhạc 6
- Giáo án Vật Lí 6
- Giáo án Sinh học 6
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi Toán 6 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 6
- Chuyên đề dạy thêm Toán 6 năm 2024 (có lời giải)
- Đề thi Ngữ Văn 6 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 6
- Bộ Đề thi Tiếng Anh 6 (có đáp án)
- Bộ Đề thi Khoa học tự nhiên 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 6 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 6 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 6 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 6 (có đáp án)
- Đề thi Toán Kangaroo cấp độ 3 (Lớp 5, 6)