Giáo án bài Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ - Giáo án Ngữ văn 6 Cánh diều

Với giáo án bài Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ Ngữ văn lớp 6 Cánh diều được biên soạn theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ Giáo dục giúp Giáo viên soạn giáo án Văn 6 dễ dàng hơn.

Giáo án bài Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ - Cánh diều

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Văn 6 Cánh diều bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

Quảng cáo

1. Mục tiêu

1.1 Về kiến thức:

- HS nắm được những thông tin về trận chiến lịch sử của dân tộc ta tại cứ điểm Điện Biên Phủ trong thời kì kháng chiến chống Pháp: thời gian, địa điểm của từng đợt tiến công, kết quả.

- Hiểu ý nghĩa của sự kiện trọng đại đó.

- Biết được cách thể hiện văn bản thông tin dưới dạng đồ họa thông tin: cách trình bày, lựa chọn hình ảnh, sa pô; cách đọc một đồ họa thông tin.

1.2. Về năng lực

- Nhận biết và bước đầu biết phân tích, đánh giá nội dung và đặc điểm nổi bật về hình thức biểu đạt của văn bản thông tin trình bày dưới dạng đồ họa.

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Cùng nhau trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập GV giao phó.

Quảng cáo

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến chiến dịch Điện Biên Phủ: diễn biến, kết quả, ý nghĩa của chiến dịch.

- Nhận biết được một số yếu tố hình thức của văn bản thông tin thuật lại một sự kiện được trình bày dưới dạng đồ họa thông tin: Sa Pô, cách sắp xếp hình ảnh kết hợp với từ ngữ, câu văn.

1.3. Về phẩm chất

- Yêu nước; tự hào dân tộc; trân trọng giá trị độc lập tự do của dân tộc, có ý thức bảo vệ và xây dựng đất nước.

- Biết ơn thế hệ cha anh đã anh dũng chiến đấu, giành độc lập tự do cho dân tộc.

2. Thiết bị dạy học và học liệu

- SGK, SGV, tranh ảnh ,video tư liệu liên quan đến chiến dịch Điện Biên Phủ.

- Máy chiếu, máy tính

- Bảng phụ, phiếu học tập.

Quảng cáo

3. Tiến trình dạy học

Hoạt động 1: Xác định vấn đề

a.Mục tiêu: Tạo tâm thế háo hứng cho học sinh trước khi vào tìm hiểu văn bản. Huy động những hiểu biết của HS về Chiến thắng Điện Biên Phủ, kết nối vào bài học.

b) Nội dung: HS nghe một bài hát của nhạc sĩ Đỗ Nhuận viết về chiến thắng Điện Biên. GV gợi dẫn giúp HS thể hiện những hiểu biết về chiến dịch Điện Biên Phủ, khơi gợi trong các em cảm nhận về khí thế hào hùng của chiến dịch. 

c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của Thầy và Trò

Nội dung cần đạt

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

GV giao nhiệm vụ cho HS

Lắng nghe một bài hát.

? Em biết gì về bài hát? (tên bài hát, tác giả)

? Em thấy giai điệu bài hát như thế nào? Bài hát nhắc chúng ta nghĩ đến chiến dịch nào?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Giáo viên: hướng dẫn học sinh quan sát clip và trả lời câu hỏi

- Học sinh làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- Học sinh trình bày sản phẩm

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần

 

* Dự kiến sản phẩm:

- Tên bài hát: Giải phóng Điện Biên- nhạc sĩ Đỗ Nhuận.

-  Giai điệu bài hát: hào hùng, ghi lại tinh thần chiến đấu bất khuất ngoan cường trong cuộc chiến tranh vệ quốc của quân và dân ta cũng như niềm cảm xúc sung sướng vỡ òa khi chúng ta giành chiến thắng trong trận đánh lịch sử ở Điện Biên. 

- Bài hát nhắc em nghĩ tới chiến dịch Điện Biên Phủ.

 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

GV nhận xét và giới thiệu bài học:

Giải phóng Điện Biên

Bộ đội ta tiến quân trở về

Giữa mùa này hoa nở, miền Tây Bắc tưng bừng vui…

Đó là những lời ca mở đầu của bài hát Giải phóng Điện Biên một trong những sáng tác bất hủ của cố nhạc sĩ Đỗ Nhuận.  Ca khúc  chất chứa những dấu mốc lịch sử, là khúc khải hoàn, là tiếng reo vui của triệu triệu trái tim con người Việt Nam trước chiến thắng lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu- chiến thắng Điện Biên Phủ.

Để giúp các em phần nào hình dung ra được chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, chúng ta tìm hiểu bài “ Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ” .

Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới

I. TÌM HIỂU CHUNG

a)Mục tiêu:  Học sinh nắm được những thông tin cơ bản về đồ họa thông tin, xuất xứ , thể loại, phương thức biểu đạt của văn bản.

b) Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu

Hiểu biết chung về kiểu văn bản thông tin trình bày dưới dạng đồ họa thông tin.

Hiểu biết chung về tác phẩm ở những nội dung: xuất xứ, thể loại, phương thức biểu đạt.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV: Giao nhiệm vụ cho HS chuẩn bị bài ở nhà theo các yêu cầu ở phiếu học tập số 1

Trên lớp:  GV cho HS trao đổi kết quả chuẩn bị ở nhà với bạn cùng bàn.

1. Quan sát vào văn bản, các em hình thức trình bày của văn bản có gì đặc biệt?

2. Em hiểu Đồ họa thông tin là gì?

3. Nêu những hiểu biết của em về tác phẩm?

(xuất xứ, thể loại, phương thức biểu đạt chính)

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS: chuẩn bị bài ở nhà theo yêu cầu câu hỏi trong phiếu học tập.

- HS trao đổi với các bạn trong nhóm bàn thống nhất ý kiến.

- Trả lời câu hỏi của GV

GV: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.

Hướng theo dõi, quan sát, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- Học sinh trình bày các câu trả lời.

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần.

* Dự kiến Sản phẩm:

1. Văn bản có nhiều hình ảnh minh họa và màu sắc sinh động, bắt mắt, các câu văn cũng rất ngắn gọn.

2. Đồ họa thông tin: Đồ họa thông tin (tiếng Anh: infographic, là từ ghép của Information graphic), là sự kết hợp thông tin ngắn gọn với hình ảnh minh họa và màu sắc sinh động, bắt mắt để có thể truyền đạt thông tin nhanh và rõ ràng hơn.

3. Tác phẩm:

- Xuất xứ: Theo infographics.vn - trang đồ họa, thông tấn xã Việt Nam ngày 06/5/2019.

- Thể loại: văn bản thông tin thuật lại một sự kiện lịch sử.

- Phương thức biểu đạt chính: thuyết minh.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét ý thức chuẩn bị bài ở nhà, thái độ làm việc nhóm của HS.

- Bổ sung thông tin:

+ Đồ họa thông tin: tên tiếng Anh là Infograpphics. là dạng thức thể hiện những thông tin, số liệu, kiến thức bằng mô hình đồ họa. ( kết hợp thông tin ngắn gọn, hình ảnh minh họa và màu sắc sinh động, bắt mắt)

Mục đích chính của thiết kế Infographic là nhằm trình bày thông tin sao cho trở nên gọn gàng, súc tích, dễ nắm bắt và thu hút được sự quan tâm, chú ý của người đọc, người xem hơn. Chúng ta có thể sử dụng hình thức thiết kế này để chuẩn bị những bản báo cáo, tường trình thông tin hoặc làm những tấm poster, quảng cáo.

+ Giới thiệu một số đồ họa thông tin

I. Tìm hiểu chung

1. Đồ họa thông tin: là sự kết hợp thông tin ngắn gọn với hình ảnh minh họa và màu sắc sinh động, bắt mắt để có thể truyền đạt thông tin nhanh và rõ ràng hơn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Văn bản

2.1 Xuất xứ:

- Theo infographics.vn

 2.2. Thể loại: Văn bản thông tin thuật lại một sự kiện lịch sử (theo trật tự thời gian)

2.3. Phương thức biểu đạt chính: thuyết minh

 

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Đọc - hiểu văn bản

a) Mục tiêu:

+ Gv hướng dẫn Hs đọc và tìm hiểu cụ thể nội dung, nghệ thuật của văn bản.

+ Hs nắm được nội dung và nghệ thuật của từng phần trong văn bản.

b) Nội dung: Hướng dẫn học sinh khám phá nội dung, nghệ thuật của văn bản bằng hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập.

c, Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh, sản phẩm hoạt động nhóm

d) Tổ chức thực hiện:

 

Nhiệm vụ 1:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- GV yêu cầu HS đọc SGK và đặt câu hỏi:

? Qua phần soạn bài ở nhà, các em hãy cho biết cách đọc VB này?

GV yêu cầu HS đọc các chú thích dấu (*) trong SGK

HS lắng nghe, tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ (HS)

- HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi, đọc bài, giải thích từ khó.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- HS trả lời.

* Dự kiến sản phẩm:

- HS cần đọc lưu loát, diễn cảm và sáng tạo, chú ý  chuyển đổi ngữ điệu giọng đọc phù hợp; cần nhấn giọng các thông tin về ngày tháng, địa điểm để làm nổi bật sự kiện được nói đến trong bài. HS thay nhau đọc từng đoạn cho đến hết VB.

- HS đọc chú thích và giải thích từ khó (chiến dịch, diễn biến…)

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, sau đó gọi HS nhận xét cho bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

Gv nhận xét, rút kinh nghiệm

II. Đọc hiểu VB

1.Đọc – chú thích

Nhiệm vụ 2

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- GV cho HS thảo luận theo nhóm cặp đôi và đặt câu hỏi:

? Em hãy xác định bố cục của văn bản này?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ:

- 2 phút hoạt động cặp đôi chia sẻ

GV:

- Theo dõi, quan sát HS hoạt động của HS

- Hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho HS nếu cần

Bước 3: Báo cáo, thảo luận (GV & HS)

GV:

- Yêu cầu HS trả lời, báo cáo sản phẩm của nhóm cặp đôi

- Yêu cầu HS nhận xét, đánh giá cặp đôi bạn

HS:

- Báo cáo sản phẩm nhóm;

* Dự kiến sản phẩm:

Bố cục: 3 phần

+ Phần 1: Đợt 1 (13 đến 17/3)

+ Phần 2: Đợt 2 (30/3 đến 30/4)

+ Phần 3: Đợt 3 (1 đến 7/5)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV  nhận xét thái độ làm việc nhóm của HS

- Đánh giá sản phẩm nhóm của HS

1. Bố cục

+ Phần 1: Đợt 1 (13 đến 17/3)

+ Phần 2: Đợt 2 (30/3 đến 30/4)

+ Phần 3: Đợt 3 (1 đến 7/5)

Nhiệm vụ 3

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua câu hỏi:

1. Nhan đề cung cấp thông tin chính là gì? Nhan đề văn bản được trình bày như thế nào?

2. Từ “diễn biến” trong nhan đề cho thấy thông tin trong bài viết sẽ được triển khai theo trình tự nào?

3. Hãy xác định vị trí sapo của bài viết?

4. Nêu nội dung sapo của bài viết? Nội dung sapo có liên quan gì đến nhan đề của văn bản?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.

- HS hình thành kĩ năng khai thác văn bản

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- Học sinh lần lượt trả lời các câu hỏi 

1. Nhan đề nêu lên sự kiện thông tin: diễn biến của chiến dịch Điện Biên Phủ.

Cách trình bày: được in lớn, có màu ở ngay đầu của văn bản.

2. Từ “diễn biến” trong nhan đề cho thấy thông tin trong bài viết sẽ được triển khai theo trình tự thời gian.

3. Vị trí: Nằm ngay dưới nhan đề, được in đậm để thu hút người đọc.

4. Nội dung: Khái quát về chiến dịch Điện Biên Phủ, nội dung sa pô chính là nhan đề văn bản, tóm tắt vấn đề nêu ra trong bài.

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Gv sửa chữa, đánh giá, rút kinh nghiệm, chốt kiến thức.

2. Phân tích

3.1. Nhan đề và sapo

- Nhan đề:

Nêu lên sự kiện thông tin: diễn biến của chiến dịch Điện Biên Phủ.

- Sapo:

Khái quát về chiến dịch Điện Biên Phủ, nội dung sapô chính là nhan đề văn bản, tóm tắt vấn đề nêu ra trong bài.

 

Nhiệm vụ 4

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua câu hỏi, phiếu bài tập.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm điền nội dung vào phiếu học tập:

? Nêu các mốc thời gian và thông tin chính được nhắc đến trong 3 đợt tiến công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc nhóm suy nghĩ, trả lời.

- HS hình thành kĩ năng khai thác văn bản

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- Học sinh lần lượt trả lời các câu hỏi thảo luận nhóm

- Học sinh hoàn thành phiếu bài tập:

Ba đợt tiến công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

+ Đợt 1 (13 đến 17/3):

Tiêu diệt 2 cứ điểm Him Lam, Độc lập, mở toang cử phía Bắc và Đông Bắc

+ Đợt 2 (30/3 đến 30/4):

Kiểm soát các điểm cao, các khu trung tâm khiến địch rơi vào thế bị động, mất tinh thần

+ Đợt 3 (1 đến 7/5):

Tổng công kích, 7/5 toàn thắng.

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Yêu cầu học sinh nhận xét câu trả lời.

- Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.

Nhiệm vụ 5

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV chia lớp thành 4 nhóm HS:

+ Thảo luận nhóm bằng kĩ thuật khăn trải bàn: Mỗi cá nhân sẽ làm việc độc lập và trả lời của vào phần giấy riêng của mình, sau đó cả nhóm thảo luận, thống nhất câu trả lời, treo sản phẩm lên bảng.

Giáo án bài Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ | Giáo án Ngữ văn 6 Cánh diều

- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua câu hỏi và phiếu bài tập:

1. Cách trình bày các thông tin chính về từng đợt tiến công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ giống nhau ở chỗ nào? Em có nhận xét gì về cách trình bày ấy (màu sắc, hình ảnh, cỡ chữ, các kí hiệu...)?

Giáo án bài Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ | Giáo án Ngữ văn 6 Cánh diều

2. Vì sao thông tin cụ thể về Đợt 3 lại được in đậm?

3. Cách trình bày thông tin của văn bản Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ có gì khác so với văn bản Hồ Chí Minh và “Tuyên ngôn Độc lập”?

4. Sự kiện này có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ta?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, hoạt động nhóm, suy nghĩ, trả lời.

- HS hình thành kĩ năng khai thác văn bản

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- Học sinh lần lượt trả lời các câu hỏi:

1. - Cung cấp diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ theo trình tự thời gian. Cách trình bày thời gian được chia làm từng đợt và ghi rõ thời gian mỗi đợt trước đoạn. 

   - Hình thức của văn bản được trình bày giống như một bài báo:  một sự kiện kèm theo một hình ảnh minh họa

   - Hình chụp trắng đen nhằm mô tả chân thực nhất có thể tình hình trận chiến cho người đọc dễ dàng hình dung.

   - Cách trình bày ngắn gọn, dễ theo dõi, với màu sắc dễ dàng phân biệt, kí hiệu đồng nhất, hình ảnh phù hợp với nội dung của từng đợt tiến công, cỡ chữ in đậm vào những câu có nội dung quan trọng thu hút người đọc, khiến người đọc dễ nắm bắt được thông tin và các sự kiện chính, không thấy khô khan, nhàm chán.

2. Thông tin cụ thể về Đợt 3 lại được in đậm vì đây là đợt tiến quân cuối cùng, là kết quả của chiến dịch Điện Biên Phủ.

-> nhằm mục đích giúp nội dung được in đậm sẽ ghi sâu vào tâm trí của bạn đọc hơn. 

3. Cả hai văn bản đều là văn bản thông tin thuật lại một sự kiện lịch sử. Tuy nhiên hai văn bản trên có hình thức và mục đích truyền tải khác nhau.

    + Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn độc lập: nội dung chính được nhấn mạnh là quá trình ra đời của bản tuyên ngôn độc lập. Mốc thời gian chi tiết đến từng ngày được thể hiện qua phần 2 (phần chính) của văn bản.

    + Diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ: nội dung chính là chiến thắng vang dội của quân và dân ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Phần quá trình chiến đấu không được nêu quá chi tiết mà thay vào đó là nhấn mạnh kết quả.

 4. Ý nghĩa: Chiến thắng Điện Biên Phủ là dấu mốc vàng son, là niềm tự hào của toàn dân tộc Việt Nam. Sự kiện khẳng định tinh thần anh dũng, quả cảm, đoàn kết, yêu nước, quyết chiến quyết thắng của quân và dân ta, là nguồn động lực, cổ vũ to lớn trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của Việt Nam và của các nước trên thế giới.

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Yêu cầu học sinh nhận xét câu trả lời.

- Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.

- GV trình chiếu và giới thiệu thêm cho HS về một số tư liệu liên quan đến chiến dịch Điện Biên Phủ để HS nâng cao nhận thức, niềm tự hào về lịch sử nước nhà.

Giáo án bài Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ | Giáo án Ngữ văn 6 Cánh diều Giáo án bài Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ | Giáo án Ngữ văn 6 Cánh diều

GV (mở rộng): Văn bản này đã cho chúng ta hiểu rõ về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ ngày 07/5/1954 của quân và dân ta đã đập tan âm mưu xâm lược của thực dân Pháp và có sự can thiệp của Mỹ.

        Chiến thắng này đã bắt buộc chính phủ Pháp phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ (tháng 7- 1954) công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Đông Dương (trong đó có Việt Nam). Đồng thời kết thúc cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ kéo dài của Quân đội và Nhân dân Việt Nam, chấm dứt ách thống trị của thực dân Pháp kéo dài hàng thế kỷ.

       Chiến thắng lịch sử này đã mở ra một bước ngoặt phát triển mới trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam và nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới.

3.2. Diễn biến của chiến dịch Điện Biên Phủ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-Ba đợt tiến công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

+ Đợt 1 (13 đến 17/3):

Tiêu diệt 2 cứ điểm Him Lam, Độc lập, mở toang cử phía Bắc và Đông Bắc

+ Đợt 2 (30/3 đến 30/4):

Kiểm soát các điểm cao, các khu trung tâm khiến địch rơi vào thế bị động, mất tinh thần

+ Đợt 3 (1 đến 7/5):

Tổng công kích, 7/5 toàn thắng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Cách trình bày các thông tin chính về từng đợt tiến công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Cách trình bày các thông tin theo trình tự thời gian.

+ Cách trình bày này ngắn gọn, dễ theo dõi, dễ dàng nắm bắt được thông tin và  các sự kiện chính. Hình ảnh minh họa kèm theo sinh động, chân thực.

=>Sự kiện này khẳng định tinh thần quả cảm, đoàn kết, yêu nước, quyết chiến quyết thắng của quân và dân ta; là nguồn động lực, cổ vũ to lớn trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

Tổng kết

a) Mục tiêu: Hs nắm được nội dung và nghệ thuật của văn bản

b) Nội dung: Hướng dẫn học sinh  trả lời câu hỏi tổng kết văn bản  để chỉ ra những thành công về nghệ thuật, nêu nội dung, ý nghĩa bài học của văn bản.

c) Sản phẩm: Các câu trả lời của học sinh

d) Tổ chức thực hiện

B1: Giao nhiệm vụ  tổng kết  nội dung, nghệ thuật văn bản.

GV dùng kĩ thuật trình bày 1 phút, trả lời câu hỏi:

? Qua việc tìm hiểu bài ở phần trên, em khái quát lại những đặc điểm tiêu biểu về hình thức nghệ thuật cũng như nội dung của văn bản.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân suy nghĩ, trả lời.

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần.

+ Ví dụ: hình thức trình bày của văn bản, các câu chữ trong văn bản....

+ Văn bản cung cấp thông tin gì?

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- HS: trả lời câu hỏi

+ Nhận xét, bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV  lắng nghe câu trả lời của HS; nhận xét và rút ra nội dung cần nhớ.

- Kết nối với phần Luyện tập- Vận dụng.

III. Tổng kết

1. Nghệ thuật

- Kết hợp thông tin ngắn gọn, hình ảnh minh họa và màu sắc sinh động, bắt mắt.

2. Nội dung

Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ cung cấp thông tin về trận chiến lịch sử của dân tộc ta.

Hoạt động 3: Luyện tập

a. Mục tiêu:

- Củng cố kiến thức, vận dụng kiến thức được tìm hiểu để giải quyết các câu hỏi thực hành.

b. Nội dung:

- HS trả lời các câu hỏi trắc nghiệm, tự luận liên quan đến nội dung bài học.

c. Sản phẩm:

- Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

*GV phát phiếu học tập cho học sinh:

1. Chiến dịch Điện Biên Phủ được chia làm mấy đợt tiến công?

A. 1 đợt tiến công

B. 2 đợt tiến công

C. 3 đợt tiến công       

D. 4 đợt tiến công

2. Hai cứ điểm của địch bị quân ta tiêu diệt trong đợt 1 là gì?

A. Him Lam và Điện Biên Phủ.

B. Him Lam và Độc Lập.

C. Mường Thanh và Độc Lập.

D. Điện Biên Phủ và Mường Thanh.

3. Đâu là đợt tiến công dai dẳng và quyết liệt nhất Chiến dịch Điện Biên Phủ? 

A. Đợt 2 và 3.

B. Đợt 3.

C. Đợt 1.

D. Đợt 2.

4. Chiến thắng Điện Biên Phủ, gắn liền với tên tuổi của vị tướng nào sau đây?

A. Nguyễn Chí Thanh

B. Võ Nguyên Giáp

C. Hoàng Văn Thái

D. Trần Hưng Đạo

5. Sau khi học xong văn bản, em có suy nghĩ gì về thế hệ cha anh trong thời kỳ kháng chiến? Trách nhiệm của bản thân với đất nước trong giai đoạn hiện nay?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Học sinh tiếp nhận: Nắm được yêu cầu, thực hiện nhiệm vụ.

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh nhận xét câu trả lời.

- GV Nhận xét ý thức làm bài của HS, nhắc nhở, tuyên dương những nhóm, HS có ý thức  học tập tốt.

Hoạt động 4: Vận dụng

a. Mục tiêu:

- Học sinh vận dụng kiến thức đã học trong văn bản để giải quyết được bài tập thực hành.

b. Nội dung:

- Tạo lập văn bản thông tin thuật lại một sự kiện lịch sử bằng đồ họa thông tin

c. Sản phẩm:

- Văn bản thông tin thuật lại một sự kiện lịch sử bằng đồ họa thông tin.

d. Tổ chức thực hiện:

 

B1. Chuyển giao nhiệm vụ

G: Giao nhiệm vụ cho HS lựa chọn một sự kiện lịch sử, trình bày sự kiện ấy theo đồ họa thông tin.

Chia lớp ra làm 4 nhóm lớn: yêu cầu cùng thảo luận và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong nhóm.

B2: HS thực hiện nhiệm vụ

- Lựa chọn sự kiện lịch sử phù hợp

- Xây dựng Sa pô, lựa chọn các sự việc liên quan đến sự kiện, sưu tầm hình ảnh, sắp xếp hình ảnh và sự kiện phù hợp…..

B3 : HS báo cáo kết quả

- HS trình bày theo chỉ định của giáo viên.

* Dự kiến sản phẩm:

- HS có thể lựa chọn sự kiện lịch sử: diễn biến cách mạng Tháng Tám/ 1945; diễn biến chiến dịch Hồ Chí Minh; diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ trên không….để xây dựng văn bản và trình bày.

Bước 4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét ý thức làm bài của HS, nhắc nhở, tuyên dương những nhóm, HS có ý thức  học tập tốt.

 

Quảng cáo

* Hướng dẫn về nhà và chuẩn bị bài sau (3 phút)

- Nắm được nội dung bài học cũng như cách trình bày đồ họa thông tin.

- Tạo lập văn bản thông tin thuật lại một sự kiện lịch sử bằng đồ họa thông tin để chuẩn bị cho tiết Viết; Nói và nghe về một văn bản thuyết minh một sự kiện.

* Rút kinh nghiệm.

- Tài liệu và kế hoạch dạy học: 

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

- Tổ chức các hoạt động cho HS:

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

- Hoạt động của HS:

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 6 Cánh diều hay, chuẩn khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Ngữ văn lớp 6 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 6 Tập 1 và Tập 2 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 6 các môn học
Tài liệu giáo viên