Giáo án bài Thành ngữ, dấu chấm phẩy - Giáo án Ngữ văn 6 Cánh diều
Với giáo án bài Thành ngữ, dấu chấm phẩy Ngữ văn lớp 6 Cánh diều được biên soạn theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ Giáo dục giúp Giáo viên soạn giáo án Văn 6 dễ dàng hơn.
Giáo án bài Thành ngữ, dấu chấm phẩy - Cánh diều
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Văn 6 Cánh diều bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU (Học xong bài học, học sinh sẽ đạt được)
1. Về kiến thức:
+ Tri thức được thành ngữ, dấu chấm phẩy
+ Nghĩa của thành ngữ, công dụng của dấu chấm phẩy.
2. Về năng lực:
- Nhận biết được một số thành ngữ.
- Giải thích được nghĩa của một số thành ngữ thông dụng.
- Nhận biết được công dụng của dấu chấm phẩy.
- Rèn luyện được kĩ năng nói, viết, đặt câu có sử dụng thành ngữ, dấu chấm phẩy.
- Biết cách viết một đoạn văn theo mẫu có phép so sánh.
3. Về phẩm chất:
- Yêu nước: Hiểu và tự hào về sự phong phú của tiếng Việt, bồi dưỡng tình yêu với tiếng Việt – ngôn ngữ của dân tộc chúng ta.
- Chăm chỉ: HS có ý thức vận dụng bài học vào các tình huống, hoàn cảnh thực tế đời sống của bản thân.
-Trách nhiệm: Làm chủ được bản thân trong quá trình học tập, có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị: Máy chiếu, máy tính, Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm, Phiếu học tập, Bảng kiểm tra, đánh giá thái độ làm việc nhóm, rubic chấm đoạn văn, bài trình bày của HS.
2. Học liệu: Sgk, kế hoạch bài dạy, sách tham khảo, phiếu học tập, ....
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HĐ 1: Xác định vấn đề
Mục tiêu: HS kết nối kiến thức trong cuộc sống vào nội dung của bài học. |
|
Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Nhìn hình đoán chữ |
|
Tổ chức thực hiện |
Dự kiến sản phẩm |
GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua trò chơi: “Nhìn hình đoán chữ” Luật chơi: HS quan sát các hình ảnh minh họa trên máy chiếu (1) Đoán các từ trái nghĩa. (2) Tìm các cụm từ thông dụng được tạo lên từ các cặp từ trái nghĩa vừa tìm mà em thường gặp trong cuộc sống? +Giáo viên gọi tinh thần xung phong để học sinh thể hiện sự tự tin của mình. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - Giáo viên: hướng dẫn học sinh đoán từ, gợi ý nếu cần - Học sinh làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Học sinh lần lượt trả lời. - Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá, dẫn dắt vào bài: các cụm từ các em vừa tìm được được gọi là Thành ngữ và bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu về kiến thức này cũng như giới thiệu đến các em công dụng của một dấu câu nữa: dấu chấm phẩy. |
2. HĐ 2: Hình thành kiến thức mới
1. Thành ngữ |
||||||||||||||||||||||
Mục tiêu: Giúp HS - Hiểu được thế nào là Thành ngữ -Giải thích được nghĩa của một số thành ngữ thông dụng -Biết tìm thành ngữ theo yêu cầu Nội dung: - GV đặt câu hỏi cho HS thảo luận và hướng dẫn học sinh làm các bài tập - HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm để hoàn thiện nhiệm vụ. - HS trình bày sản phẩm, theo dõi, nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). |
||||||||||||||||||||||
Tổ chức thực hiện |
Sản phẩm |
|||||||||||||||||||||
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - GV yêu cầu HS đọc phần kiến thức Ngữ văn và trả lời các câu hỏi. ? Thế nào là Thành ngữ ? Cho ví dụ. B2: Thực hiện nhiệm vụ HS: HS quan sát, suy nghĩ trả lời câu hỏi - Đọc phần kiến thức ngữ văn SGK trang 73 GV: Hướng dẫn HS hoàn thành nhiệm vụ. B3: Báo cáo, thảo luận HS: Trả lời câu hỏi - Nhận xét và bổ sung cho bạn (nếu cần) B4: Kết luận, nhận định (GV) - Chốt kiến thức lên màn hình - Chuyển dẫn sang câu hỏi phần bài tập |
a) Kiến thức cơ bản - Thành ngữ là những cụm từ cố định quen dùng, thường ngắn gọn, có hình ảnh Ví dụ: khỏe như voi, chậm như rùa,trên đe dưới búa, một cổ hai tròng… - Việc sử dụng thành ngữ giúp cho lời ăn tiếng nói sinh động, có tính biểu cảm cao. |
|||||||||||||||||||||
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Yêu cầu HS xác định yêu cầu của bài tập 1, 2, 3, 4 SGK trang 78- 79. - Chia lớp thành 4 nhóm thảo luận B2: Thực hiện nhiệm vụ - HS đọc bài tập trong SGK và xác định yêu cầu của đề bài. - Suy nghĩ cá nhân và viết ra giấy kết quả, trao đổi trong nhóm - GV hướng dẫn HS bám sát yêu cầu của đề bài. B3: Báo cáo, thảo luận - GV yêu cầu và hướng dẫn HS báo cáo. - HS báo cáo sản phẩm thảo luận nhóm. B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét và chốt kiến thức, chuyển dẫn sang đề mục sau. |
b) Luyện tập Bài tập 1: a.Lớn nhanh như thổi: chỉ người hoặc sự việc lớn rất nhanh b. Hôi như cú: chỉ cơ thể có mùi hôi khó chịu c. Cá chậu chim lồng: chỉ tình cảnh bị giam giữ, tù túng, mất tự do. d. Bể cạn non mòn: nói về sự thay đổi của thiên nhiên, của trời đất e. Buôn thúng bán bưng: chỉ nhưng người nghèo khổ, có ít vốn liếng buôn bán vặt vãnh, tần tảo. Bài tập 2
Bài tập 3
Bài tập 4 1– e 4 - c 2– d 5 - a 3– b -> Biện pháo tu từ: tương phản ( sử dụng từ ngữ đối lập) và biện pháp ẩn dụ. |
|||||||||||||||||||||
2. Dấu chấm phẩy |
||||||||||||||||||||||
Mục tiêu: Giúp HS: - Hiểu được vai trò của dấu chấm phẩy - Biết sử dụng dấu chấm phẩy trong tạo lập văn bản. Nội dung: - GV chia nhóm, đưa ra yêu cầu cho HS - HS làm việc thảo luận nhóm thống nhất ý kiến đưa ra đáp án |
||||||||||||||||||||||
Tổ chức thực hiện |
Sản phẩm |
|||||||||||||||||||||
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Yêu cầu HS đọc CHUYỆN VUI VỀ DẤU CÂU và trả lời câu hỏi: ? Câu chuyện nhắc đến các dấu câu nào em đã được học. ? Theo em dấu câu có quan trọng không?? Từ phần Kiến thức ngữ văn SGK trang 74 em hiểu gì về dấu chấm phẩy? B2: Thực hiện nhiệm vụ - HS đọc Chuyện vui về dấu câu và Kiến thức ngữ văn - Trả lời câu hỏi B3: Báo cáo, thảo luận - GV yêu cầu và hướng dẫn HS báo cáo. - HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ . B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét và chốt kiến thức, chuyển dẫn sang đề mục sau. |
a) Kiến thức cơ bản - Dấu chấm phẩy dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp. VD: “Những bí quyết để sống lâu: từ: nhân đức, phúc hậu; kiệm: chừng mực; hòa: vui vẻ, khoan dung; tĩnh: điềm đạm, không nóng nảy” (Ngạn ngữ phương Đông).
|
|||||||||||||||||||||
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Yêu cầu HS xác định yêu cầu của bài tập 5 SGK trang 79. - GV chia nhóm cho HS thảo luận B2: Thực hiện nhiệm vụ HS đọc SGK ,tìm dấu và xác định tác dụng của dấu chấm phẩy GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ B3: Báo cáo, thảo luận HS báo cáo sản phẩm thảo luận nhóm. GV yêu cầu và hướng dẫn HS báo cáo. B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của HS, chuyển dẫn vào HĐ sau. |
b) Luyện tập Bài tập 5 a) Tác dụng: Đánh dấu ranh giới các bộ phận trong phép liệt kê phức tạp. b) Tác dụng:Đánh dấu ranh giới các bộ phận trong phép liệt kê phức tạp. |
|||||||||||||||||||||
3. HĐ 3: Luyện tập a) Mục tiêu:Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể b) Nội dung:HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao c) Sản phẩm: Đáp án đúng của bài tập d) Tổ chức thực hiện |
||||||||||||||||||||||
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HS Bài tập Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 dòng) về một tác phẩm, tác giả hoặc nhân vật trong những tác phẩm văn học em đã học trong đoạn văn có sử dụng biện pháp tu từ so sánh như trong câu sau: Có thể nói mỗi dòng chữ ông viết ra là một dòng nước mắt nóng bỏng tình xót thương ép thẳng ra từ trái timvoo cùng nhạy cảm của mình. (Nguyễn Đăng Mạnh). (Khuyến khích sử dụng thành ngữ hoặc dấu chấm phẩy) B2: Thực hiện nhiệm vụ GV hướng dẫn HS: đúng hình thức, đúng chủ đề + Một đoạn văn, không xuống dòng, tách đoạn, có liên kết câu chặt chẽ. + Đúng chủ đề, có sử dụng câu chủ đề trong đoạn văn. HS : Làm bài theo yêu cầu của GV B3: Báo cáo, thảo luận: - GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình. - HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định:GV đánh giá bài làm của HS bằng điểm số. |
Sản phẩm dự kiến : Thực hành viết đoạn văn Nhân vật Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ là một nhân vật bất hạnh nhưng kiên cường. Hồng được sinh ra trong một gia đình đặc biệt: cha nghiện ngập mất sớm, mẹ vì túng quẫn quá nên phải đi tha hương cầu thực. Thiếu vắng tình thương gia đình, ngay cả đến tình thương của người thân, họ hàng em cũng không được trải nghiệm khi mọi người đều ghét bỏ, lạnh lùng với em. Cả nhà, mà nổi bật nhất là nhân vật bà cô, luôn cố tình gieo rắc những ý nghĩ xấu xa, thù hằn về mẹ trong em. Tuy nhiên, với sự trưởng thành, thông minh và lòng yêu thương mẹ vô bờ, chú bé Hồng không bao giờ mất niềm tin cũng như sự thương cảm của mình với người mẹ. Bé Hồng luôn ước những cổ tục giống như hòn đá hay cục thủy tinh để nhai, để nghiến cho vụn nát mới thôi. Qua văn bản, Nguyên Hồng đã kể lại thuở thơ ấu tủi khổ của mình, đồng thời thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng, cao cả. |
|||||||||||||||||||||
4. HĐ 4: Vận dụng a) Mục tiêu: Củng cố kiến thức, liên hệ thực tiễn Phát triển năng lực sử dụng CNTT trong học tập. b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ. c) Sản phẩm: Sản phẩm của HS sau khi đã được chỉnh sửa (nếu cần). d) Tổ chứcthực hiện |
||||||||||||||||||||||
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao nhiệm vụ) (1) Tổ chức Trò chơi: “Ai nhanh hơn” (Tại lớp) - Nội dung: HS xem một đoạn phim hoạt hình Tom and Jerry. Từ các hình ảnh trong đoạn phim hãy tìm các thành ngữ có hình ảnh “con chuột” - Hình thức trò chơi: Tiếp sức - Thời gian: 3’ - Kết thúc: Đội nào tìm được thành ngữ chính xác, nhiều nhất sẽ là đội thắng cuộc (2) Sưu tầm thành ngữ có hình ảnh “con mèo” và giải nghĩa thành ngữ đó. (Làm ở nhà) B2: Thực hiện nhiệm vụ HS:(1) Xem phim hoạt hình, xác định yêu cầu của bài tập và thi đua tìm thành ngữ. (2) Tìm kiếm tư liệu trên mạng internet. GV hướng dẫn HS xác định nhiệm vụ và cách tìm kiếm tư liệu trên nhiều nguồn cách nộp sản phẩm qua zalo, hoặc gmail B3: Báo cáo, thảo luận HS (1) Tham gia trò chơi tiếp sức (2) Nộp sản phẩm cho GV qua hệ thống CNTT mà GV hướng dẫn. B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét ý thức tham gia trò chơi của HS và kết quả trò chơi. - Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho bài mới. |
Sản phẩm: - Đầu voi đuôi chuột - Cháy nhà ra mặt chuột - Chuột sa chĩnh gạo - Chuột chạy cùng sào - Chuột gặm chân mèo… |
Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 6 Cánh diều hay, chuẩn khác:
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giáo án Ngữ văn lớp 6 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 6 Tập 1 và Tập 2 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 6 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 6
- Giáo án Toán 6
- Giáo án Tiếng Anh 6
- Giáo án Khoa học tự nhiên 6
- Giáo án Lịch Sử 6
- Giáo án Địa Lí 6
- Giáo án GDCD 6
- Giáo án Tin học 6
- Giáo án Công nghệ 6
- Giáo án HĐTN 6
- Giáo án Âm nhạc 6
- Giáo án Vật Lí 6
- Giáo án Sinh học 6
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi Toán 6 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 6
- Chuyên đề dạy thêm Toán 6 năm 2024 (có lời giải)
- Đề thi Ngữ Văn 6 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 6
- Bộ Đề thi Tiếng Anh 6 (có đáp án)
- Bộ Đề thi Khoa học tự nhiên 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 6 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 6 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 6 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 6 (có đáp án)
- Đề thi Toán Kangaroo cấp độ 3 (Lớp 5, 6)