Giáo án bài Thảo luận nhóm về một vấn đề trang 82 - 83 - 84 - Cánh diều
Với giáo án bài Thảo luận nhóm về một vấn đề trang 82 - 83 - 84 Ngữ văn lớp 6 Cánh diều được biên soạn theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ Giáo dục giúp Giáo viên soạn giáo án Văn 6 dễ dàng hơn.
Giáo án bài Thảo luận nhóm về một vấn đề trang 82 - 83 - 84 - Cánh diều
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 6 Cánh diều bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức:
- HS phân biệt được văn viết với văn nói chú ý đến các yếu tố phi ngôn ngữ (phong cách, giọng điệu, cử chỉ, nét mặt, ánh mắt…).
- Biết lựa chọn vấn đề cần thảo luận.
- Tìm hiểu thu thập thông tin về vấn đề cần thảo luận.
- Biết cách nói và nghe phù hợp với đặc trưng của kiểu bài văn nghị luận
2. Về năng lực:
- Năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ: Khiêm tốn, lắng nghe tích cực trong giao tiếp. Diễn đạt ý tưởng một cách tự tin; thể hiện được biểu cảm phù hợp với đối tượng và bối cảnh giao tiếp.
- Năng lực giải quyết vấn đề: Phát hiện, lựa chọn và thu thập thông tin trong thực tiễn.
- Năng lực sáng tạo: Phát hiện những khía cạnh, giá trị mới của vấn đề.
- Năng lực hợp tác: Tham gia hoạt động nhóm, điều chỉnh thái độ, cách ứng xử phù hợp.
3. Về phẩm chất:
- Nhân ái: Biết quan tâm, nhường nhịn, vị tha, biết chia sẻ.
- Chăm chỉ: Luôn nỗ lực, sáng tạo những điều mới mang dấu ấn cá nhân.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị: Máy chiếu, máy tính, Giấy A1hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm, Phiếu học tập, Bảng kiểm tra, đánh giá thái độ làm việc nhóm, rubic chấm đoạn văn, bài trình bày của HS.
2. Học liệu: Sgk, kế hoạch bài dạy, sách tham khảo, phiếu học tập, ....
- Phiếu đánh giá theo tiêu chí HĐ nói.
TIÊU CHÍ |
NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ |
KẾT QUẢ |
|
ĐẠT |
CHƯA ĐẠT |
||
NỘI DUNG THẢO LUẬN |
Nêu lý do và lựa chọn được vấn đề thảo luận. Xác định rõ tác hại của chơi game, tách rõ các ý gồm: Hại với người nghiện game (về sức khỏe, về thời gian, về tiền bạc, về kết quả học tập); Hại với gia đình; Hại với xã hội. |
||
Đảm bảo các yêu cầu của bài văn nghị luận: luận điểm, luận cứ, cách lập luận chính xác, đầy đủ, rõ ràng và có sức thuyết phục. |
|||
Bài có bố cục đầy đủ 3 phần: MB-TB-KB. |
|||
NGÔN NGỮ TÁC PHONG |
Phong thái tự tin, nhiệt tình. |
||
Diễn đạt lưu loát, lời nói có cảm xúc với nội dung được trình bày. Không mắc lỗi diễn đạt, ngắt nghỉ đúng, không mắc lỗi phát âm. |
|||
Điệu bộ, nét mặt, ánh mắt phù hợp với nội dung nói và tương tác tốt với người nghe. |
|||
Vốn ngôn ngữ phong phú, đa dạng các kiểu câu. |
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề a) Mục tiêu: HS kết nối kiến thức của cuộc sống vào bài học b) Nội dung: - GV yêu cầu HS quan sát video bài thuyết trình NLXH về vấn đề Sống ảo và giao nhiệm vụ cho HS. c) Sản phẩm: HS xác định được nội dung của tiết học là thảo luận nhóm về một vấn đề trong học tập, sinh hoạt. d) Tổ chức thực hiện: |
|
HĐ của thầy và trò |
Sản phẩm dự kiến |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV nêu nhiệm vụ và giao nhiệm vụ cho HS: Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS quan sát video, lắng nghe và suy nghĩ cá nhân - GV nhắc nhở những HS chưa tập trung vào bài (nếu có), phát hiện các khó khăn học sinh gặp phải và giúp đỡ HS. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - HS trả lời câu hỏi của GV Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét và kết nối vào bài |
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Nhiệm vụ 1: CHUẨN BỊ BÀI NÓI a) Mục tiêu: - HS xác định được mục đích nói và người nghe - Chuẩn bị nội dung nói và luyện nói b) Nội dung: - GV hỏi & nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS. - HS trả lời câu hỏi của GV & nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. c) Sản phẩm: Các câu trả lời của học sinh d) Tổ chức thực hiện: |
|
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi 1. Mục đích nói của bài nói là gì? Đó là những vấn đề nào? 2. Những người nghe là ai? 3. Để tham gia thảo luận các em cần lưu ý những gì? - GV hướng dẫn HS chuẩn bị nội dung nói: - HS nhận nhiệm vụ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ câu hỏi của GV. - Dự kiến KK: HS không trả lời được câu hỏi. - Tháo gỡ KK: GV đặt câu hỏi phụ. ? Em sẽ nói về nội dung gì? Bước 3: Thảo luận, báo cáo - HS trả lời câu hỏi của GV. Bước 4: Kết luận, nhận định (GV) GV: Nhận xét câu trả lời của HS và chốt mục đích nói, chuyển dẫn sang mục sau. |
1. Định hướng - Trong cuộc sống học tập và sinh hoạt có những vấn đề các em cần phải thảo luận trong nhóm nhỏ để có giải pháp thống nhất. + Một hiện tượng đời sống. + Các nội dung học tập, các văn bản đọc hiểu. + Hành động của một nhân vật trước nhiều nhận xét khác nhau. * Lưu ý: - Xác định được vấn đề chưa thống nhất, có thể có nhiều ý kiến khác nhau. - Biết đặt và trả lời các câu hỏi trong quá trình thảo luận nhóm. - Biết nêu một vài đề xuất dựa trên các ý tưởng được trình bày trong quá trình thảo luận. - Biết nêu ý kiến của mình và tôn trọng, lắng nghe người trao đổi trong nhóm. 2. Thực hành Bài tập: Trao đổi về vấn đề “Chơi game chỉ có tác hại. Đúng hay sai?” a. Chuẩn bị - Lựa chọn vấn đề cần thảo luận. - Tìm hiểu, thu thập thông tin về vấn đề cần thảo luận. - Xem lại các yêu cầu nói và nghe trong thảo luận nhóm. b. Tìm ý và lập dàn ý - Xem lại dàn ý đã chuẩn bị, bổ sung và chỉnh sửa. - Chú ý kiểm tra các luận điểm được đưa ra và chú ý các ý kiến khác nhau trong nội dung chính. |
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Nhiệm vụ 2: TRÌNH BÀY BÀI NÓI a) Mục tiêu: Giúp HS - Luyện kĩ năng nói cho HS - Giúp HS nói có đúng nội dung giao tiếp và biết một số kĩ năng nói trước đám đông. b) Nội dung: GV yêu cầu: HS nói theo dàn ý có sắn đã được chuẩn bị & nhận xét HĐ nói của bạn. c) Sản phẩm: - Sản phẩm nói của học sinh. d) Tổ chức thực hiện: |
|
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Yêu cầu HS nói theo dàn ý đã được gợi ý trong SGK - Trình chiếu phiếu đánh giá nói theo các tiêu chí và yêu cầu HS đọc. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS xem lại dàn ý - GV hướng dẫn HS nói theo phiếu tiêu chí Bước 3: Thảo luận, báo cáo - HS nói (4 – 5 phút). - GV hướng dẫn HS nói Bước 4: Kết luận, nhận định - Nhận xét HĐ của HS và chuyển dẫn sang mục sau. |
c, Nói và nghe - Dựa vào dàn ý đã chuẩn bị, trình bày ý kiến thảo luận. - Nêu các câu hỏi chất vấn những điều chưa rõ hoặc không tán thành ý kiến. - Trả lời câu hỏi bạn nêu ra cho em. - Tập trung theo dõi và tôn trọng khi bạn phát biểu. |
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Nhiệm vụ 3: TRAO ĐỔI VỀ BÀI NÓI a) Mục tiêu: Giúp HS - Biết nhận xét, đánh giá về HĐ nói của nhau dựa trên phiếu đánh giá tiêu chí. - Thấy được ưu điểm và tồn tại của bài nói. - Chỉnh sửa bài nói cho mình và cho bạn. b) Nội dung: - GV yêu cầu HS nhận xét, đánh giá HĐ nói dựa trên các tiêu chí. - HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm và trình bày kết quả. c) Sản phẩm: Lời nhận xét về HĐ nói của từng HS. d) Tổ chức thực hiện: |
|
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) Giáo viên: - Trình chiếu phiếu đánh giá HĐ nói theo các tiêu chí. - Yêu cầu HS đánh giá theo các tiêu chí đã nêu ra trong phiếu đánh giá - GV đặt thêm câu hỏi: + Với người nghe: Em thích nhất điều gì trong phần trình bày của bạn? Nếu muốn thay đổi, em muốn thay đổi điều gì trong phần trình bày của bạn? + Với người nói: Em tâm đắc nhất điều gì trong phần trình bày của mình? Em muốn trao đổi, bảo lưu hay tiếp thu những góp ý của các bạn và thầy cô? Nếu được trình bày lại, em muốn thay đổi điều gì? - Học sinh: tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ GV: Hướng dẫn HS nhận xét, đánh giá HĐ nói của bạn theo phiếu tiêu chí. HS: Ghi nhận xét, đánh giá HĐ nói của bạn ra giấy. Bước 3: Thảo luận, báo cáo - GV yêu cầu HS nhận xét, đánh giá. - HS nhận xét, đánh giá HĐ nói của bạn theo phiếu đánh giá các tiêu chí nói. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét HĐ nói của HS, nhận xét nhận xét của HS và kết nối sang hoạt động sau. |
d, Kiểm tra và chỉnh sửa - Nhớ lại, rút kinh nghiệm về nội dung vấn đề thảo luận và cách phát biểu, thảo luận: + Người nói xem xét lại nội dung thảo luận; rút kinh nghiệm cách phát biểu và các lỗi trong phát biểu, thảo luận. + Người nghe: Xem xét yêu cầu nắm được thông tin; rút kinh nghiệm các lỗi về thái độ trong khi nghe và khi phát biểu, thảo luận. |
3. Hoạt động 3: Luyện tập a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể. b) Nội dung: HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao. c) Sản phẩm: Bài làm của học sinh. d) Tổ chức thực hiện: |
|
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HS: HS có thể lựa chọn một trong hai vấn đề sau: Đề 1: Nên xưng hô với các bạn cùng lớp, cùng giới và khác giới như thế nào cho đúng? Đề 2: Thảo luận về lòng nhân hậu vị tha qua truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS xác định được vấn đề cần đưa ra ý kiến và xác lập được luận điểm, luận cứ và cách lập luận cho bài viết của mình. - GV hướng dẫn HS: đưa ra những luận điểm. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình. - HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần). Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét bài làm của HS. |
|
4. Hoạt động 4: Vận dụng a) Mục tiêu: Củng cố và mở rộng kiến thức nội dung của bài học cho HS b) Nội dung: Giáo viên giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ. c) Sản phẩm: Sản phẩm của HS sau khi đã được chỉnh sửa (nếu cần). d) Tổ chức thực hiện: |
|
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao bài tập) Bài tập 1: Thu thập thêm những tư liệu về các vấn đề trong học tập, sinh hoạt mà các em cần phải thảo luận để có giải pháp thống nhất. Bài tập 2: Em hãy lựa chọn một vấn đề trong bài tập 1 để viết bài trình bày ý kiến của mình. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - GV hướng dẫn các em tìm hiểu yêu cầu của đề. - HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập 1 & 2. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm cho GV sau khi hoàn thành. - HS làm bài tập ra giấy và nộp lại cho GV qua hệ thống CNTT mà GV hướng dẫn. Bước 4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét ý thức làm bài của HS, nhắc nhở những HS không nộp bài hoặc nộp bài không đúng qui định (nếu có). - Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho bài học sau. |
Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 6 Cánh diều hay, chuẩn khác:
Giáo án Thực hành tiếng Việt: Dấu ngoặc kép, lựa chọn từ ngữ và cấu trúc câu phù hợp
Giáo án Thực hành đọc hiểu: Những phát minh "tình cờ" và "bất ngờ"
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giáo án Ngữ văn lớp 6 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 6 Tập 1 và Tập 2 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 6 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 6
- Giáo án Toán 6
- Giáo án Tiếng Anh 6
- Giáo án Khoa học tự nhiên 6
- Giáo án Lịch Sử 6
- Giáo án Địa Lí 6
- Giáo án GDCD 6
- Giáo án Tin học 6
- Giáo án Công nghệ 6
- Giáo án HĐTN 6
- Giáo án Âm nhạc 6
- Giáo án Vật Lí 6
- Giáo án Sinh học 6
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi Toán 6 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 6
- Chuyên đề dạy thêm Toán 6 năm 2024 (có lời giải)
- Đề thi Ngữ Văn 6 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 6
- Bộ Đề thi Tiếng Anh 6 (có đáp án)
- Bộ Đề thi Khoa học tự nhiên 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 6 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 6 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 6 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 6 (có đáp án)
- Đề thi Toán Kangaroo cấp độ 3 (Lớp 5, 6)