Giáo án bài Sự tích Hồ Gươm - Cánh diều

Với giáo án bài Sự tích Hồ Gươm Ngữ văn lớp 6 Cánh diều được biên soạn theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ Giáo dục giúp Giáo viên soạn giáo án Văn 6 dễ dàng hơn.

Giáo án bài Sự tích Hồ Gươm - Cánh diều

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 6 Cánh diều bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

Quảng cáo

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

- HS xác định được chủ đề của truyện.

- HS nhận biết được những đặc điểm cơ bản làm nên truyện truyền thuyết: tình huống điển hình của cốt truyện, các chi tiết tiêu biểu, nhân vật có tính biểu trưng cho ý chí và sức mạnh của tập thể, lời kể có nhiều chi tiết hoang đường, kì ảo…

- HS hiểu và cảm nhận được nội dung, ý nghĩa của truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm: Nhân vật, sự kiện trong tác phẩm thuộc truyền thuyết địa danh; Cốt lõi lịch sử trong một tác phẩm thuộc chuỗi truyền thuyết về người anh hùng Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

- Nắm được sơ lược vẻ đẹp của một số hình ảnh, chi tiết kì ảo giàu ý nghĩa trong tác phẩm.

- HS nhận xét, đánh giá về một số thủ pháp nghệ thuật nhằm tô đậm tính xác thực của câu chuyện trong lời kể truyền thuyết.

Quảng cáo

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực riêng biệt:

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Sự tích Hồ Gươm.

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Sự tích Hồ Gươm.

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa truyện.

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các truyện có cùng chủ đề.    

3. Phẩm chất:

- Yêu quý tự hào về những địa danh, di tích lịch sử và truyền thống dân tộc: lòng yêu nước, yêu hoà bình, tinh thần chống xâm lược. Từ đó ý thức được trách nhiệm bảo vệ, gìn giữ những danh thắng, di tích đó và phát huy truyền thống dân tộc. 

Quảng cáo

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên: 

- Giáo án 

- Tranh ảnh minh họa

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp 

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.    

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b) Nội dung: HS chia sẻ 

c) Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

Quảng cáo

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV cho HS quan sát hình ảnh Hồ Gươm và đặt câu hỏi: Hãy cho biết đây là danh lam thắng cảnh nào ở nước ta? Hãy nêu những hiểu biết của em về danh lam thắng cảnh đó.

HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS nghe và trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV dẫn dắt: Đây là danh thắng nổi tiếng của thủ đô Hà nội. Địa danh này gắn với tên tuổi người anh hùng Lê Lợi và xuất phát từ một truyền thuyết – Sự tích Hồ Gươm. Vậy truyền thuyết này có những đặc sắc gì về nội dung và nghệ thuật? Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu văn bản này.

- HS nêu được tên danh lam thắng cảnh Hồ Gươm.

- Giới thiệu những hiểu biết của mình về Hồ Gươm.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 

Hoạt động 1: Đọc văn bản

a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại, giải nghĩa từ khó trong văn bản. 

b. Nội dung: HS sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS 

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS: Sự tích Hồ Gươm thuộc thể loại nào trong truyện dân gian? 

- GV hướng dẫn cách đọc: 

GV đọc mẫu thành tiếng một đoạn đầu, sau đó HS thay nhau đọc thành tiếng toàn VB. Yêu cầu giọng đọc: giọng chậm rãi, gợi không khí cổ tích.

- GV yêu cầu HS giải nghĩa những từ khó: bạo ngược, thiên hạ, tuỳ tòng, phó thác, Tả Vọng, Hoàn Kiếm.

 - HS lắng nghe.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng

GV bổ sung: 

Sự tích Hồ Gươm là một trong những truyền thuyết tiêu biểu nhất về hồ Hoàn Kiếm và về Lê Lợi.

I. Tìm hiểu chung

1. Thể loại

- Truyện Sự tích Hồ Gươm thuộc thể loại truyền thuyết địa danh: Loại truyền thuyết giải thích nguồn gốc lịch sử của một địa danh.

Hoạt động 2: Khám phá văn bản

a. Mục tiêu: Nắm được  nội dung và nghệ thuật văn bản. 

b. Nội dung: HS sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS 

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV1: 

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS dựa vào văn bản vừa đọc, trả lời câu hỏi: 

+ Tóm tắt văn bản Sự tích HG? Chi tiết nào khiến em thích nhất?

+ Câu chuyện được kể theo ngôi thứ mấy?

+ GV yêu cầu HS xác định phương thức biểu đạt? Bố cục của văn bản?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

Dự kiến sản phẩm:

- Ngôi kể: ngôi thứ ba 

- PTBĐ: tự sự

- Tóm tắt:

 Các sự việc chính:

- Giặc Minh đô hộ, nghĩa quân Lam Sơn nổi dậy nhưng thất bại, Long Quân quyết định cho mượn gươm thần.

- Lên Thận đi đánh cá, ba lần kéo lưới đều thấy lưỡi gươm, bèn mang về nhà.

- Lê Lợi đến nhà Thận, thấy lưỡi gươm phát sáng, cầm lên xem.

- Lê Lợi thua trận, chạy vào rừng, tình cờ bắt được chuôi gươm.

- Lê Lợi gặp lại Thận, kể lại truyện, hai người đem gươm ra tra vào nhau vừa như in. Lê Thận cùng tướng lĩnh nguyện một lòng phò Lê Lợi cứu nước. Từ đó nghĩa quân nhanh chóng quét sạch giặc ngoại xâm.

- Đất nước thanh bình, Lê Lợi lên làm vua, Long Quân sai Rùa Vàng đòi lại gươm thần.

- Vua trả gươm, từ đó hồ Tả Vọng mang tên Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng

GV bổ sung:

NV2

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV đặt câu hỏi: 

1. Long quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần trong hoàn cảnh nào?

2. Ba Lần kéo lưới của Lê Thận có gì đáng chú ý?

3. Lê Lợi đã nhận được gươm thần như thế nào? Cách Long Quân cho Lê Lợi và nghĩa quân mượn gươm có ý nghĩa gì?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

Dự kiến sản phẩm:

- Hoàn cảnh: Giặc Minh đô hộ. Nghĩa quân Lam Sơn còn yếu nên đã nhiều lần bị thua -> Long Quân cho mượn gươm.

- Ba lần Lê Thận đều kéo lưới được một lưỡi gươm

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng

Gv bổ sung: Việc Long Quân cho Lê Lợi và nghĩa quân mượn gươm chứng tỏ đây là cuộc khởi nghĩa chính nghĩa, được tổ tiên, thần thiêng ủng hộ, giúp đỡ.

Long Quân không trực tiếp cho Lê Lợi mượn gươm mà do Lê Thận ba lần thả lưới bắt được lưỡi gươm ở dưới sông và khi Lê Lợi chạy giặc mới nhặt được chuôi gươm ở trên rừng -> tra vào nhau vừa in -> thanh gươm là tượng trưng cho sức mạnh của toàn dân tham gia đánh giặc. 

NV3: 

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS thảo luận câu hỏi:

+ Tìm những chi tiết cho thấy thanh gươm này là thanh gươm thần kì?

+ Nêu ý nghĩa chi tiết thanh gươm phát sáng ở xó nhà; ý nghĩa của từ “thuận thiên”?

+ So sánh thế lực của nghĩa quân trước và sau khi có gươm?

- GV đặt câu hỏi:

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

Dự kiến sản phẩm: 

+ Các chi tiết: sang rực, sáng lạ… cho thấy thanh gươm này là thanh gươm thần kì

+ Ý nghĩa: Thể hiện sự thiêng liêng, thanh gươm gặp được minh chủ sử dụng vào việc lớn => phát sáng => dưới hợp lòng dân, trên thuận ý trời.

+ So sánh

Trước khi có gươm

Sau khi có gươm

- Non yếu

- Trốn tránh

- Ăn uống khổ sở

- Nhuệ khí tăng tiến

- Xông xáo tìm địch

- Đầy đủ, chiếm được các kho lương của địch

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng

GV chuẩn kiến thức: 

NV4: 

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV đặt câu hỏi :

+ Long Quân đòi gươm trong hoàn cảnh nào?

+ Em biết truyền thuyết nào của nước ta cũng có hình ảnh rùa vàng đòi gươm? Theo em, hình tượng rùa vàng trong truyền thyết VN tượng trưng cho ai và cho cái gì?

+ Ý nghĩa chi tiết rùa vàng đòi gươm?

+ Vì sao khi mượn gươm thì ở Thanh Hoá, còn khi trả gươm lại ở hồ Tả Vọng?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

Dự kiến sản phẩm: 

- Hoàn cảnh: 

+ Đất nước, nhân dân đã đánh đuổi được giặc Minh.

+ Lê Lợi lên ngôi vua, nhà Lê dời đô về Thăng Long.

- Truyền thuyết An Dương Vương - Hình ảnh rùa vàng là sử giả của Long Quân, tượng trưng cho tổ tiên, khí thiêng sông núi, tư tưởng, tình cảm, trí tuệ của nhân dân.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng

GV bổ sung: Con người VN vốn là những con người hiền lành, chất phác, yêu lao động nhưng khi đất nước lâm nguy những con người ấy sẵn sàng xả thân vì đất nước “Rũ bùn đứng dậy sáng loà”. Đất nước thanh bình, chính những con người ấy “Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa”.

=> Tinh thần yêu hòa bình, quyết tâm chống xâm lăng, niềm kiêu hãnh về một đất nước nghìn năm văn hiến.

Thanh gươm được mượn ở Thah Hoá vì Thanh Hoá là nơi mở đầu cuộc khởi nghĩa, Thăng Long là nơi kết thúc cuộc kháng chiến. Trả kiếm ở hồ Tả Vọng, thủ đô, trung tâm chính trị, văn hoá của cả nước là để mở ra một thời kì mới, thời kì hoà bình, lao động, xây dựng, thể hiện hết được tư tưởng yêu hoà bình và tinh thần cảnh giác của cả nước của toàn dân.

NV5

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV đặt câu hỏi: 

+ Truyện có ý nghĩa gì? Nêu những đặc sắc nghệ thuật của truyện?

+ Truyện muốn ca ngợi hay giải thích điều gì ? Điều ấy có ý nghĩa như thế nào ?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng

GV chuẩn kiến thức: 

2. Đọc- kể tóm tắt

- Ngôi kể: ngôi thứ ba 

- PTBĐ: tự sự

3. Bố cục: 3 phần

- P1: Từ đầu đến đất nước: Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần.

- P2: Còn lại: Long Quân đòi lại gươm thần.





















II. Tìm hiểu chi tiết

1. Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần đánh giặc




















- Thanh gươm thần kì là tượng trưng cho sức mạnh của toàn dân tham gia đánh giặc. 









Thể hiện sự thiêng liêng, thanh gươm gặp được minh chủ sử dụng vào việc lớn => phát sáng => dưới hợp lòng dân, trên thuận ý trời.






2. Long Quân đòi gươm

- Hoàn cảnh: 

+ Đất nước, nhân dân đã đánh đuổi được giặc Minh.

+ Lê Lợi lên ngôi vua, nhà Lê dời đô về Thăng Long.


































III. Tổng kết

1. Nội dung – Ý nghĩa:

* Nội dung: Truyện giải thích nguồn gốc tên gọi Hồ Hoàn Kiếm, ca ngợi cuộc kháng chiến chính nghĩa chống giặc Minh do Lê Lợi lãnh đạo đã chiến thắng vẻ vang. 

* Ý nghĩa: Truyện khẳng định ý nguyện đoàn kết, khát vọng hòa bình của dân tộc ta.

b. Nghệ thuật

- Xây dựng chi tiết kì ảo, tăng sức hấp dẫn cho truyện.

- Cách kể chuyện hấp dẫn sinh động.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.

b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.

c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.

d. Tổ chức thực hiện: 

- GV yêu cầu HS:

1.  Đóng vai Lê Lợi kể lại truyện Sự tích HG.

2. Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm:

(Màu đỏ in đậm là đáp án)

Câu 1: Trong truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm, đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn vật gì?

A. Thanh gươm thần.

B. Chiếc nỏ thần.

C. Bản đồ chỉ dẫn vào doanh trại quân giặc.

D. Lá cờ thêu sáu chữ vàng.

Câu 2: Chi tiết Lê Lợi được trao gươm báu trong truyện Sự tích Hồ Gươm thể hiện:

A. Lê Lợi là người "nhà Trời" được cử xuống giúp dân ta đánh giặc.

B. Tính chất chính nghĩa, hợp lòng dân, ý trời của cuộc khởi nghĩa

C. Niềm tin vững chắc của nhân dân ta đối với sự thắng lợi của cuộc khởi nghĩa.

D. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn được sự giúp đỡ, phù trợ của thánh thần.

Câu 3: Nhân vật nào trong truyền thuyết nhận được thanh gươm đầu tiên?

A. Lê Lợi.

B. Lê Lai.

C. Nguyễn Trãi.

D. Lê Thận.

Câu 4: Sau khi nhận được báu vật của đức Long Quân, uy thế của nghĩa quân như thế nào?

A. Mạnh lên gấp bội và đuổi được quân xâm lược ra khỏi bờ cõi.

B. Ngày một tăng, đánh thắng nhiều trận, làm cho quân xâm lược hoang mang.

C. Không có nhiều thay đổi do không có người biết sử dụng.

D. Yếu hơn so với lúc chưa có báu vật.

Câu 5: Khẳng định truyện Sự tích Hồ Gươm là một truyền thuyết vì:

A. Câu chuyện kể về hoạt động của Lê Lợi và nghĩa quân trong quá trình khởi nghĩa.

B. Câu chuyện kể về Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa chống quân Minh được kể lại bằng trí tưởng tượng, bằng sự sáng tạo lại hiện thực lịch sử.

C. Câu chuyện ghi chép hiện thực lịch sử cuộc kháng chiến chống quân Minh.

D. Câu chuyện được sáng tạo nhờ trí tưởng tượng, hư cấu vô cùng phong phú của tác giả dân gian

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.

b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS: Từ chi tiết Lê Lợi trả gươm trong truyện, em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của bản thân trong việc giữ gìn hòa bình trong giai đoạn hiện nay? GV đưa ra yêu cầu: không phá vỡ tính chỉnh thể của thế giới cổ tích. 

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá

Phương pháp

đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

- Hình thức hỏi – đáp 

- Thuyết trình sản phẩm.

- Phù hợp với mục tiêu, nội dung

- Hấp dẫn, sinh động

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học

- Báo cáo thực hiện công việc.

- Hệ thống câu hỏi và bài tập

- Trao đổi, thảo luận

V. HỒ SƠ DẠY HỌC

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 6 Cánh diều hay, chuẩn khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Ngữ văn lớp 6 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 6 Tập 1 và Tập 2 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 6 các môn học
Tài liệu giáo viên