Giáo án Sinh học 12 Cánh diều Bài 4: Đột biến gene
Giáo án Sinh học 12 Cánh diều Bài 4: Đột biến gene
Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Sinh 12 Cánh diều bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được khái niệm đột biến gene. Phân biệt được các dạng đột biến gene.
- Phân tích được nguyên nhân, cơ chế phát sinh của đột biến gene.
- Trình bày được vai trò của đột biến gene trong tiến hóa, trong chọn giống và trong nghiên cứu di truyền.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: HS chủ động, tích cực tìm hiểu kiến thức. Lập kế hoạch tìm hiểu về cơ chế di truyền và ứng dụng của nghiên cứu đột biến gene trong đời sống.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học kết hợp thảo luận trong nhóm xây dựng nội dung kiến thức theo yêu cầu.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xây dựng được ý tưởng mới trong việc ứng dụng kiến thức đột biến gene vào đời sống.
Năng lực sinh học:
- Năng lực nhận thức sinh học:
+ Nêu được khái niệm đột biến gene. Phân biệt được các dạng đột biến gene.
+ Phân tích được nguyên nhân, cơ chế phát sinh của đột biến gene.
+ Trình bày được vai trò của đột biến gene trong tiến hóa, trong chọn giống và trong nghiên cứu di truyền.
- Năng lực tìm hiểu thế giới sống: Trình bày được nguyên nhân, cơ chế phát sinh một số đột biến gene.
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: HS giải thích được và sơ đồ hóa kiến thức nội dung bài học. Phân tích ứng dụng hiểu biết về các cơ chế đột biến gene trong giải quyết các hiện tượng phát sinh để phục vụ đời sống con người.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ: Tích cực học tập, tự nghiên cứu bài học để chuẩn bị nội dung bài học.
- Trách nhiệm: Nghiêm túc trong học tập, rèn luyện và hoàn thành nội dung được giao.
- Nhân ái: Chia sẻ với các bạn về nội dung tìm hiểu được.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, kế hoạch bài dạy môn Sinh học 12 - Cánh Diều.
- Hình ảnh 4.1 - 4.4 SGK và các hình ảnh liên quan đến đột biến gene.
- Video hành trình bảo vệ tầng ozone của Việt Nam:
https://youtu.be/xvX5AQj8Zlo?si=toY9S5_vrJYgZVJZ
- Phiếu học tập.
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Sinh học 12 - Cánh Diều.
- Nghiên cứu bài học trước giờ lên lớp.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Thu hút, tạo hứng thú học tập cho HS, tạo tính huống và xác định vấn đề học tập.
b. Nội dung: GV sử dụng câu hỏi mở đầu trong SGK, yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi, thảo luận thực hiện nhiệm vụ được giao.
c. Sản phẩm học tập:
- Câu trả lời của HS.
- Tâm thế hứng khởi, sẵn sàng, mong muốn khám phá kiến thức mới của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt vấn đề: Ở các bài học trước, chúng ta đã được biết sự tái bản DNA là cơ chế phân tử của sự truyền thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào và các thế hệ cơ thể. Thông tin di truyền từ DNA (gene) qua mRNA trong phiên mã đến chuỗi polypeptide trong dịch mã, từ đó tạo thành protein và quy định tính trạng ở sinh vật.
- GV dẫn dắt HS, yêu cầu HS trả lời câu hỏi Khởi động tr.19 SGK:
Quan sát hình 4.1 và nhận xét sự khác nhau giữa đoạn trình tự gene của người bình thường và người bị bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm. Cho biết nguyên nhân, cơ chế phát sinh của bệnh. Có thể dự đoán được sự xuất hiện của bệnh dựa trên sự phân tích kiểu gene của bố mẹ không? Vì sao?
Hình 4.1. Sự khác biệt về đoạn trình tự gene và hình dạng hồng cầu ở người: bình thường (a) và bị bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm (b)
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời HS xung phong trả lời:
+ Vị trí thứ 6 trên đoạn trình tự gen của người bình thường là cặp T - A, còn trên đoạn trình tự gene ở người có hồng cầu hình liềm là A - T.
+ Nguyên nhân là do đột biến gen thay thế cặp T - A thành A - T ở codon thứ 6 làm hồng cầu bị kéo dài, làm mất khả năng vận chuyển.
+ Cơ chế phát sinh bệnh: Sự đột biến xảy ra ở vị trí thứ 6 trên chuỗi beta globin thuộc phân tử hemoglobin. Bộ ba 5’GAG3’ mã hóa cho glutamic acid ưa nước bị thay thế thành 5’GTG3’ mã hóa cho valine kị nước làm biến đổi HbA thành HbS, làm các tế bào hồng cầu từ dạng hình đĩa lõm hai mặt trở thành hình liềm không liên kết được với các phân tử khí O2 và CO2. Các tế bào hồng cầu có hình liềm này có thể bị mắc kẹt trong các mạch máu nhỏ, dẫn đến làm chậm hoặc chặn lưu lượng máu chứa oxy và dinh dưỡng đến các bộ phận của cơ thể.
+ Gen bệnh được truyền từ thế hệ trước sang thế hệ sau theo cơ chế gene lặn trên nhiễm sắc thể thường.
- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, chốt đáp án.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều trường hợp đột biến gene. Ví dụ như bạch tạng, dị tật thừa ngón,... Vậy, đột biến gene là gì? Có phải tất cả các trường hợp đột biến gene đều có hại hay không? Để có câu trả lời chính xác cho các câu hỏi này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu Bài 4: Đột biến gen.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái niệm và các dạng đột biến gene
a. Mục tiêu: Nêu được khái niệm đột biến gene. Phân biệt được các dạng đột biến gene.
b. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ, HS hoạt động nhóm, đọc hiểu thông tin mục I SGK, quan sát Hình 4.2 trả lời các câu hỏi và hoàn thành Phiếu học tập số 1.
c. Sản phẩm học tập: Khái niệm và các dạng đột biến gene.
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Sinh học 12 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Sinh học lớp 12 Cánh diều hay, chuẩn khác:
Giáo án Sinh học 12 Bài 5: Nhiễm sắc thể và cơ chế di truyền nhiễm sắc thể
Giáo án Sinh học 12 Bài 7: Di truyền học Mendel và mở rộng học thuyết Mendel
Giáo án Sinh học 12 Bài 8: Di truyền liên kết giới tính, liên kết gene và hoán vị gene
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giáo án lớp 12 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 12 (các môn học)
- Giáo án Toán 12
- Giáo án Ngữ văn 12
- Giáo án Vật Lí 12
- Giáo án Hóa học 12
- Giáo án Sinh học 12
- Giáo án Địa Lí 12
- Giáo án Lịch Sử 12
- Giáo án Lịch Sử 12 mới
- Giáo án GDCD 12
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 12
- Giáo án Tin học 12
- Giáo án Công nghệ 12
- Giáo án GDQP 12
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Đề thi Ngữ văn 12
- Đề thi Toán 12
- Đề thi Tiếng Anh 12 mới
- Đề thi Tiếng Anh 12
- Đề thi Vật Lí 12
- Đề thi Hóa học 12
- Đề thi Sinh học 12
- Đề thi Địa Lí 12
- Đề thi Lịch Sử 12
- Đề thi Giáo dục Kinh tế Pháp luật 12
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 12
- Đề thi Tin học 12
- Đề thi Công nghệ 12