Giáo án Tin học 12 Cánh diều Bài 1: Giới thiệu về trí tuệ nhân tạo
Giáo án Tin học 12 Cánh diều Bài 1: Giới thiệu về trí tuệ nhân tạo
Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tin học 12 Cánh diều bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Giải thích được sơ lược về khái niệm Trí tuệ nhân tạo (AI).
- Nêu được ví dụ để thấy một hệ thống AI có tri thức, có khả năng suy luận và khả năng học,…
- Biết được một số lĩnh vực nghiên cứu của AI.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Năng lực tự chủ và tự học: Biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực riêng:
- Giải thích được sơ lược về khái niệm Trí tuệ nhân tạo (AI).
- Nêu được ví dụ minh hoạ cho một số ứng dụng điển hình của AI.
3. Phẩm chất
- Hình thành ý thức chủ động tìm hiểu và cập nhật những kiến thức mới trong tin học.
- Nghiêm túc, tập trung, tích cực chủ động.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- GV: SGK, SBT Tin học 12 – Định hướng Tin học ứng dụng – Cánh diều, bài trình chiếu (Slide), máy chiếu.
- HS: SGK, SBT Tin học 12 – Định hướng Tin học ứng dụng – Cánh diều, vở ghi, máy tính.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, giúp HS thấy được AI có mặt trong nhiều lĩnh vực khoa học và đời sống khác nhau.
b) Nội dung: HS dựa vào hiểu biết để trả lời các câu hỏi.
c) Sản phẩm: Từ yêu cầu, HS vận dụng sự hiểu biết để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:
- GV dẫn dắt vào bài học, yêu cầu HS suy nghĩ trả lời câu hỏi Khởi động SGK trang 5:
1) Theo em, máy tính làm được những việc gì tốt hơn con người?
2) Em hãy cho ví dụ một việc mà máy tính chưa làm tốt hơn con người?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:
- HS vận dụng kiến thức về AI trong thực tiễn để trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, gợi ý.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:
- GV mời một số HS xung phong trả lời câu hỏi Khởi động tr.5 SGK:
Gợi ý trả lời:
1. Máy tính có một số ưu điểm so với con người trong một số lĩnh vực cụ thể, bao gồm:
- Tính toán nhanh chóng và chính xác: Máy tính có thể thực hiện các phép tính phức tạp và tính toán số liệu một cách nhanh chóng và chính xác hơn so với con người.
- Xử lý dữ liệu lớn: Máy tính có khả năng xử lý lượng lớn dữ liệu một cách hiệu quả hơn con người, giúp phân tích và đưa ra những kết quả quan trọng từ các dữ liệu phức tạp.
- Khả năng lưu trữ và truy xuất thông tin: Máy tính có thể lưu trữ một lượng lớn thông tin và truy xuất thông tin đó một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn con người.
- Không cần nghỉ ngơi và không gặp vấn đề về sức khỏe: Máy tính có thể hoạt động 24/7 mà không cần nghỉ ngơi và không gặp vấn đề về sức khỏe như con người.
2. Một ví dụ điển hình là trong lĩnh vực của sáng tạo và nghệ thuật. Mặc dù máy tính có thể được lập trình để tạo ra hình ảnh, âm nhạc, hoặc văn bản dựa trên một số thuật toán và dữ liệu đầu vào, nhưng chúng thường thiếu sự sáng tạo và cảm nhận mỹ thuật mà con người có.
Ví dụ, một bức tranh được vẽ bằng tay bởi một nghệ sĩ thường chứa đựng nhiều cảm xúc, ý tưởng, và kỹ năng mà máy tính không thể hiện được. Cũng như việc sáng tác âm nhạc, điều này thường đòi hỏi sự sáng tạo, cảm xúc, và khả năng biểu diễn tinh tế mà máy tính hiện tại vẫn chưa thể đạt được.
- HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:
GV đánh giá kết quả của HS, dẫn dắt HS vào bài học mới: Hôm nay chúng ta sẽ bắt đầu một hành trình khám phá thế giới của Trí tuệ Nhân tạo. Trí tuệ nhân tạo, hay AI, không chỉ là một chủ đề được nhắc đến nhiều trong thế giới công nghệ hiện đại, mà còn là một lĩnh vực đầy tiềm năng và quan trọng bậc nhất. Qua việc khám phá định nghĩa và ứng dụng của trí tuệ nhân tạo, chúng ta sẽ được thấy được sự đa dạng và phong phú của AI, từ những ứng dụng hàng ngày đến những cải tiến sáng tạo và triển vọng trong tương lai. Để thực hiện điều đó, chúng ta cùng tìm hiểu Bài 1: Giới thiệu Trí tuệ nhân tạo.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Khái niệm Trí tuệ nhân tạo.
a) Mục tiêu: HS giải thích được sơ lược về khái niệm Trí tuệ nhân tạo.
b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ; HS tìm hiểu nội dung HĐKP trong mục 1. Khái niệm Trí tuệ nhân tạo (AI); Thực hiện và trả lời được các câu hỏi trong SGK – tr.5.
c) Sản phẩm: Khái niệm và một số khả năng của AI.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ: - GV trình chiếu Câu hỏi đầu mục để HS dùng kiến thức thực tế của bản thân trả lời. Theo em, máy tính làm được những gì thì ta nói máy tính có trí tuệ? NV1: Tìm hiểu trí tuệ con người và trí tuệ nhân tạo. - GV cho HS đọc – nghiên cứu thông tin trong phần a, mục 1 SGK.tr.5 để trả lời câu hỏi: + Hãy trình bày sự khác biệt giữa Trí tuệ con người và Trí tuệ nhân tạo. + AI là gì? + Trình bày mô hình “Turing Test”. NV2: Tìm hiểu về sự phát triển của AI - HS thực hiện đọc – hiểu thông tin trong phần b, mục 1 (SGK-tr.6-7) để tìm hiểu về lược sử ra đời của AI. + GV đặt câu hỏi: • Thuật ngữ AI được bắt đầu sử dụng ở đâu và vào năm bao nhiêu? • AI mạnh là gì? Cho ví dụ. • AI hẹp là gì? Cho ví dụ. |
1. Khái niệm Trí tuệ nhân tạo a) Trí tuệ con người và trí tuệ nhân tạo - Con người có trí tuệ được thể hiện qua khả năng tư duy, suy luận, và giải quyết vấn đề, cũng như khả năng học hỏi và kiểm soát cảm xúc. Máy tính có khả năng xử lý dữ liệu lớn nhanh chóng và chính xác. Khái niệm trí tuệ nhân tạo Trí tuệ nhân tạo – AI (Artificial Intelligence) là khả năng của máy tính có thể làm những công việc mang tính trí tuệ con người. Mô hình Turing Test Hình 1. Mô hình bài kiểm tra “Turing Test” - Mô hình bài kiểm tra được minh hoạ trong Hình 1, bao gồm: Người thẩm vấn C; chương trình A và người B (đều trong phòng kín). - Nếu sau một số câu hỏi, người thẩm vấn C không thể phân biệt được là người hay máy trả lời, thì hệ thống A được xem là có trí tuệ. |
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tin học 12 Cánh diều mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Tin học lớp 12 Cánh diều hay, chuẩn khác:
Giáo án Tin 12 Bài 2: Giới thiệu về trí tuệ nhân tạo (tiếp theo)
Giáo án Tin 12 Bài 3: Thực hành thiết lập kết nối và sử dụng mạng
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giáo án lớp 12 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 12 (các môn học)
- Giáo án Toán 12
- Giáo án Ngữ văn 12
- Giáo án Vật Lí 12
- Giáo án Hóa học 12
- Giáo án Sinh học 12
- Giáo án Địa Lí 12
- Giáo án Lịch Sử 12
- Giáo án Lịch Sử 12 mới
- Giáo án GDCD 12
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 12
- Giáo án Tin học 12
- Giáo án Công nghệ 12
- Giáo án GDQP 12
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Đề thi Ngữ văn 12
- Đề thi Toán 12
- Đề thi Tiếng Anh 12 mới
- Đề thi Tiếng Anh 12
- Đề thi Vật Lí 12
- Đề thi Hóa học 12
- Đề thi Sinh học 12
- Đề thi Địa Lí 12
- Đề thi Lịch Sử 12
- Đề thi Giáo dục Kinh tế Pháp luật 12
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 12
- Đề thi Tin học 12
- Đề thi Công nghệ 12