Giáo án Toán 10 Chương 1: Mệnh đề - Tập hợp (mới, chuẩn nhất)
Với mục đích giúp các Thầy / Cô giảng dạy môn Toán dễ dàng biên soạn Giáo án Toán lớp 10, VietJack biên soạn Bộ Giáo án Toán 10 Chương 1: Mệnh đề - Tập hợp phương pháp mới theo hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Toán chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu Giáo án Toán 10 này sẽ được Thầy/Cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quí báu.
Giáo án Toán 10 Chương 1: Mệnh đề - Tập hợp
Xem thử Giáo án Toán 10 KNTT Xem thử Giáo án Toán 10 CTST Xem thử Giáo án Toán 10 CD
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Toán 10 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
- Giáo án Toán 10 Bài 1: Mệnh đề
- Giáo án Toán 10 Bài 2: Tập hợp
- Giáo án Toán 10 Bài 3: Các phép toán tập hợp
- Giáo án Toán 10 Bài 4: Các tập hợp số
- Giáo án Toán 10 Bài 5: Số gần đúng. Sai số
- Giáo án Toán 10 Ôn tập chương 1 Đại số
Giáo án Toán 10 Bài 1: Mệnh đề
A. KẾ HOẠCH CHUNG
Tiết 1 |
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG |
|
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC |
Mệnh đề, Mệnh đề chứa biến |
|
Tiết 2 |
Mệnh đề phủ định |
|
Mệnh đề kéo theo |
||
Mệnh đề đảo, hai mệnh đề tương đương |
||
Kí hiệu ∀ và ∃ |
||
Tiết 3 |
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG |
B. KẾ HOẠCH DẠY HỌC
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Biết thế nào là một mệnh đề, mệnh đề phủ định, mệnh đề chứa biến.
- Biết ký hiệu phổ biến ∀, kí hiệu ∃
- Biết được mệnh đề kéo theo, mệnh đề tương đương.
- Phân biệt được điều kiện cần, điều kiện đủ, giả thiết và kết luận.
2.Về kĩ năng
- Biết lấy Ví dụ về mệnh đề, mệnh đề phủ định của một mệnh đề, xác định được tính đúng sai của mệnh đề trong những trường hợp đơn giản.
- Nêu được Ví dụ mệnh đề kéo theo và mệnh đề tương đương.
- Biết được mệnh đề đảo của một mệnh đề cho trước.
3.Về tư duy, thái độ
- Rèn tư duy logic , thái độ nghiêm túc.
- Tích cực, chủ động, tự giác trong chiếm lĩnh kiến thức, trả lời các câu hỏi.
- Tư duy sáng tạo.
4. Định hướng phát triển năng lực cho học sinh
- Năng lực chung:
+ Năng lực tự học: Học sinh xác định đúng đắn động cơ thái độ học tập; tự đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học tập; tự nhận ra được sai sót và cách khắc phục sai sót.
+ Năng lực giải quyết vấn đề : Biết tiếp nhận câu hỏi, bài tập có vấn đề hoặc đặt ra câu hỏi. Phân tích được các tình huống trong học tập.
+ Năng lực tự quản lý: Làm chủ cảm xúc của bản thân trong quá trình học tập vào trong cuộc sống; trưởng nhóm biết quản lý nhóm mình,
phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên nhóm, các thành viên tự ý thức được nhiệm vụ của mình và hoàn thành được nhiệm vụ được giao.
+ Năng lực giao tiếp: Tiếp thu kiến thức trao đổi học hỏi bạn bè thông qua hoạt động nhóm; có thái độ tôn trọng, lắng nghe, có phản ứng tích cực trong giao tiếp.
+ Năng lực hợp tác: Xác định nhiệm vụ của nhóm, trách nhiệm của bản thân đưa ra ý kiến đóng góp hoàn thành nhiệm vụ của chủ đề.
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Học sinh nói và viết chính xác bằng ngôn ngữ Toán học .
+ Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông
- Năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực tự học: Đọc trước và nghiên cứu chủ đề qua nội dung bài trong sách giáo khoa Đại số lớp 10 (Ban cơ bản).
+ Năng lực giải quyết vấn đề.
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của GV
+/ Soạn KHBH
+/ Chuẩn bị phương tiện dạy học: Phấn, thước kẻ, máy chiếu...
2. Chuẩn bị của HS
+/ Đọc trước bài
+/ Kê bàn để ngồi học theo nhóm
+/ Chuẩn bị bảng phụ, bút viết bảng, khăn lau bảng …
III. MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ
Nội dung | Nhận thức | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao |
---|---|---|---|---|
Mệnh đề. Mệnh đề chứa biến |
- Hiểu được câu nào là mệnh đề, câu nào không phải là mệnh đề. - Hiểu được thế nào là mệnh đề chứa biến. - Phân biệt được được mệnh đề và mệnh đề chứa biến. |
- Lấy được Ví dụ về mệnh đề, mệnh đề chứa biến. - Xác định được giá trị đúng, sai của một mệnh đề. - Biết gán giá trị cho biến và xác định tính đúng, sai. |
||
Phủ định của một mệnh đề |
- Hiểu được mệnh đề phủ định và kí hiệu. - Xác định được tính đúng, sai của mệnh đề. |
Lập được mệnh đề phủ định |
||
Mệnh đề kéo theo |
- Hiểu được khái niệm mệnh đề kéo theo. - Xác định trong định lý đâu là điều kiện cần, điều kiện đủ |
- Lập được mệnh đề kéo theo khi biết trước hai mệnh đề liên quan. -Phát biểu định lý Toán học dưới dạng mệnh đề kéo theo |
- Xác định được tính đúng sai của mệnh đề kéo theo. - Phát biểu được định lý Toán học dưới dạng điều kiện cần, điều kiện đủ. |
|
Mệnh đề đảo hai mệnh đề tương đương |
Hiểu được khái niệm mệnh đề đảo, hai mệnh đề tương đương. |
- Lập được mệnh đề đảo của mệnh đề, của một mệnh đề kéo theo cho trước. |
- Xác định được tính Đúng, Sai của mệnh đề: kéo theo, mệnh đề đảo. - Phát biểu được hai mệnh đề tương đương dưới ba dạng: tương đương; điều kiện cần, điều kiện đủ; khi và chỉ khi. |
|
Kí hiệu ∀ , ∃ |
Hiểu được ý nghĩa cách đọc của hai kí hiệu ∀ , ∃ |
Lập được mệnh đề chứa hai kí hiệu ∀ , ∃ |
Lập được mệnh đề phủ định của mệnh đề chứa hai kí hiệu ∀ , ∃ |
Xác định được tính đúng, sai của mệnh đề chứa kí hiệu ∀ , ∃ |
IV. THIẾT KẾ CÂU HỎI /BÀI TẬP THEO CÁC MỨC ĐỘ
Mức độ |
Nội dung |
Câu hỏi/ bài tập |
---|---|---|
Nhận biết |
Mệnh đề. Mệnh đề chứa biến |
Ví dụ: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai? 1) Văn hóa cồng chiêng là di sản văn hóa phi vật thể của Thế giới. 2) π2 <8,96 3) 33 là số nguyên tố. 4) Hôm nay trời đẹp quá! 5) Chị ơi mấy giờ rồi? Ví dụ : Nhóm 1/ Xét câu: “n chia hết cho 3”. Câu này phải là mệnh đề không? Nhóm 2/ Xét câu: “x + 3 = 5”. Câu này phải là mệnh đề không? |
Phủ định của một mệnh đề |
Ví dụ 1/SGK/trang 5 |
|
Mệnh đề kéo theo |
• Cho hai mệnh đề: P : “An chăm học” Q : “An thi đậu” • Lập mệnh đề nếu P thì Q? • Phát biểu mệnh đề kéo theo? |
|
Mệnh đề đảo hai mệnh đề tương đương |
HĐ7/SGK/trang7 |
|
Kí hiệu ∀ , ∃ |
||
Thông hiểu |
Mệnh đề. Mệnh đề chứa biến |
|
Phủ định của một mệnh đề |
||
Mệnh đề kéo theo |
+ Vận dụng: ( HĐ nhóm ) 1/ HĐ 5: cho P : “gió đông bắc về”, Q : “Trời trở lạnh” Hãy phát biểu mệnh đề P ⇒ Q? 2/ Cho 1 ví dụ về mệnh đề kéo theo? +Nêu giả thiết, kết luận, điều kiện cần, điều kiện đủ? |
|
Mệnh đề đảo hai mệnh đề tương đương |
||
Kí hiệu ∀ , ∃ |
||
Vận dụng |
Mệnh đề. Mệnh đề chứa biến |
Vận dụng: Xét câu: “x > 3” hãy tìm hai giá trị thực của x để từ câu đã cho nhận được một mệnh đề đúng, một mệnh đề sai. Cho ví dụ về mệnh đề chứa biến? |
Phủ định của một mệnh đề |
HĐ 4: Hãy phủ định các mệnh đề sau • P: “ là một số hữu tỉ”. • Q: “Tổng hai cạnh của tam giác lớn hơn cạnh thứ ba” Xét tính đúng sai của các mệnh đề trên và mệnh đề phủ định. |
|
Mệnh đề kéo theo |
+Vận dụng: ( HĐ nhóm ) HĐ 6 (SGK): Cho tam giác ABC. Xét mệnh đề P: “tam giác ABC có hai góc bằng 600] Q: “ABC là một tam giác đều” Phát biều định lí ⇒ Nêu giả thiết, kết luận và phát biểu định lý dưới dạng điều kiện cần, điều kiện đủ. |
|
Mệnh đề đảo hai mệnh đề tương đương |
||
Kí hiệu ∀ , ∃ |
+Vận dụng: HĐ nhóm 1/ Viết gọn câu : Có 1 số tự nhiên n mà 2n=1 2/ Phủ định “ ∀n∈N*, n2 -1 là bội của 3” “∃x∈Q ,x2=3 ” 3/ Phủ định: “Tất cả các bạn trong lớp em đều có máy tính” |
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Mục tiêu :
+ Hình thành khái niệm về mệnh đề ; các phép toán trên mệnh đề.
+ Hình thành khái niệm tập hợp, Các phép toán tập hợp.
+ Sai số, số gần đúng.
2. Nội dung và phương pháp thực hiện.
*Chuyển giao nhiệm vụ :
Hãy chỉ ra các câu sau, câu nào là câu khẳng định, câu khẳng định có giá trị đúng, câu khẳng định có giá trị sai.
1) Văn hóa cồng chiêng là di sản văn hóa phi vật thể của Thế giới.
2)π2 <8,96
3) 33 là số nguyên tố.
4) Hôm nay trời đẹp quá!
5) Chị ơi mấy giờ rồi?
6) “n chia hết cho 3”.
* Thực hiện nhiệm vụ : Trình bày sản phẩm ra bảng phụ.
* Báo cáo và thảo luận : Một HS đại diện cho nhóm trình bày, nhóm khác theo dõi và ra câu hỏi thảo luận
3. Sản phẩm :
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
HOẠT ĐỘNG 1: Mệnh đề, mệnh đề chứa biến
Mục tiêu: Đưa ra khái niệm mệnh đề, mệnh đề chứa biến.
HS lấy các ví dụ về mệnh đề, mệnh đề chứa biến
Nội dung và phương thức thực hiện:
Từ ví dụ tên HS hãy đưa ra khái niệm mệnh đề, mệnh đề chứa biến và lấy ví dụ minh họa.
HS phát biểu khái niệm về mệnh đề, mện đề chứa biến. Lấy ví dụ về mệnh đề.
HS theo dõi câu trả lời của bạn và nhận xét, chốt kiến thức.
Chốt KT: Mệnh đề là 1 câu khẳng định 1 vấn đề nào đó, mệnh đề nhận một giá trị đúng hoặc sai, mệnh đề không vừa đúng vừa sai.
Tính đúng sai của mệnh đề chứa biến phụ thuộc vào giá trị của biến
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
Giáo án Toán 10 Bài 2: Tập hợp
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Hiểu được khái niệm tập hợp, tập hợp con, hai tập hợp bằng nhau.
2.Về kĩ năng
- Sử dụng được các kí hiệu: ∈;∉;⊂;⊃;∅
- Biết biểu diễn tập hợp bằng hai cách: Liệt kê các phần tử của tập hợp hoặc chỉ ra tính chất đặc trưng của tập hợp
- Vận dụng các khái niệm tập hợp con, tập hợp bằng nhau vào giải toán
- Thực hiện được các phép toán lấy giao của hai tập hợp, hợp của hai tập hợp, phần bù của một tập con
3.Về tư duy, thái độ
- Rèn tư duy logic , thái độ nghiêm túc.
- Tích cực, chủ động, tự giác trong chiếm lĩnh kiến thức, trả lời các câu hỏi.
- Tư duy sáng tạo.
4. Định hướng phát triển năng lực cho học sinh
- Năng lực chung:
+ Năng lực tự học: Học sinh xác định đúng đắn động cơ thái độ học tập; tự đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học tập; tự nhận ra được sai sót và cách khắc phục sai sót.
+ Năng lực giải quyết vấn đề : Biết tiếp nhận câu hỏi, bài tập có vấn đề hoặc đặt ra câu hỏi. Phân tích được các tình huống trong học tập.
+ Năng lực tự quản lý: Làm chủ cảm xúc của bản thân trong quá trình học tập vào trong cuộc sống; trưởng nhóm biết quản lý nhóm mình, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên nhóm, các thành viên tự ý thức được nhiệm vụ của mình và hoàn thành được nhiệm vụ được giao.
+ Năng lực giao tiếp: Tiếp thu kiến thức trao đổi học hỏi bạn bè thông qua hoạt động nhóm; có thái độ tôn trọng, lắng nghe, có phản ứng tích cực trong giao tiếp.
+ Năng lực hợp tác: Xác định nhiệm vụ của nhóm, trách nhiệm của bản thân đưa ra ý kiến đóng góp hoàn thành nhiệm vụ của chủ đề.
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Học sinh nói và viết chính xác bằng ngôn ngữ Toán học .
+ Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông
- Năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực tự học: Đọc trước và nghiên cứu chủ đề qua nội dung bài trong sách giáo khoa Đại số lớp 10 (Ban cơ bản).
+ Năng lực giải quyết vấn đề.
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của GV
+/ Soạn KHBH
+/ Chuẩn bị phương tiện dạy học: Phấn, thước kẻ, máy chiếu...
2. Chuẩn bị của HS
+/ Đọc trước bài
+/ Kê bàn để ngồi học theo nhóm
+/ Chuẩn bị bảng phụ, bút viết bảng, khăn lau bảng …
III. MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ
Nội dung | Nhận thức | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao |
---|---|---|---|---|
Tập hợp và phần tử |
Học sinh nắm được khái niệm tập hợp |
Học sinh lấy được ví dụ về tập hợp,số phần tử của tập hợp,biết sử dụng kí hiệu ∈;∉ |
||
Cách xác định tập hợp |
Học sinh biết được xác định tập hợp có mấy cách |
Học sinh sử dụng được hai cách để xác định một tập hợp |
Học sinh liệt kê được các phần tử của một tập hợp |
Học sinh chỉ ra được tính chất đặc trưng của một tập hợp cho trước |
Tập rỗng |
Học sinh nắm được định nghĩa Học sinh biết sử dụng các kí hiệu ∈;∉;∅ |
|||
Tập hợp con |
Học sinh nắm được khái niệm tập con |
Học sinh hiểu được khái niệm tập con. Sử dụng được các kí hiệu ⊂;⊃ . |
Học sinh xác định được tập con của một tập hợp. |
Học sinh chứng minh được tập này là con của tập kia. |
Tập hợp bằng nhau |
Nắm được khái niệm hai tập hợp bằng nhau |
Hiểu được khái niệm hai tập hợp bằng nhau. |
Xác định được hai tập hợp bằng nhau |
Chứng minh được hai tập hợp bằng nhau. |
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Mục tiêu:
+ Hình thành khái niệm tập hợp.2. Nội dung và phương pháp thực hiện.
*Chuyển giao nhiệm vụ :
Liệt kê tên các bạn trong bàn mình đang ngồi, trong nhóm của mình, đưa ra nhận xét mối quan hệ của các bạn trong bàn với trong nhóm.
* Thực hiện nhiệm vụ : Trình bày sản phẩm ra bảng phụ.
* Báo cáo và thảo luận : Một HS đại diện cho nhóm trình bày, nhóm khác theo dõi và ra câu hỏi thảo luận
* Chốt kiến thức :
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
HĐ1: Tập hợp
- Mục tiêu: tiếp cận khái niệm tập hợp, cách xác định tập hợp
- Nội dung, phương thức tổ chức:
+ Chuyển giao:
Học sinh làm việc cá nhân giải quyết vấn đề sau:
CÂU HỎI | GỢI Ý |
---|---|
H1: Hãy cho ví dụ về một vài tập hợp? H2: Liệt kê các phần tử của tập hợp B là ước cả 30 Cho tập hợp A = {x ∈ R/ x2- 3x +2=0}. Liệt kê các phần tử của tập hợp H3:Biểu diễn tập hợp B bằng biểu đồ ven |
G1: Tập hợp những viên phấn trong hộp phấn. mỗi viên phấn là một phần tử của tập hợp G2: B={1,2,3,5,6,10,15,30} G3: |
+ Thực hiện: Học sinh suy nghĩ và làm ví dụ vào giấy nháp.
+ Báo cáo, thảo luận: Chỉ định một học sinh bất kì trình bày lời giải, các học sinh khác thảo luận để hoàn thiện lời giải.
+ Đánh giá, nhận xét, tổng hợp chốt kiến thức: Trên cơ sở câu trả lời của học sinh, giáo viên chuẩn hóa lời giải, từ đó nêu cách xác định tập hợp và các chú ý. HS viết bài vào vở.
NỘI DUNG GHI BẢNG |
I. KHÁI NIỆM TẬP HỢP 1. Tập hợp và phần tử VD : -Tập hợp các HS lớp 10A5 -Tập hợp những viên phấn trong hộp phấn -Tập hợp các số tự nhiên *Nếu a là phần tử của tập X, KH: a∈ X (a thuộc X) *Nếu a không là phần tử của tập X , KH :a ∉ X (a không thuộc X) |
2. Cách xác định tập hợp Cách 1 : Liệt kê các phần tử của tập hợp Cách 2 : Chỉ rõ các tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp +Minh họa tập hợp bằng biểu đồ ven: |
3. Tập hợp rỗng: Là tập hợp không chứa phần tử nào. KH ∅; |
HĐ2. TẬP HỢP CON, TẬP HỢP BẰNG NHAU
Mục tiêu: tiếp nhận khái niệm tập hợp con, tập hợp bằng nhau
Nội dung, phương thức tổ chức:
+ Chuyển giao:Học sinh làm việc cá nhân giải quyết vấn đề sau:
CÂU HỎI | GỢI Ý |
---|---|
H1:Thực hành hoạt động 5 trong sách giáo khoa H2:Xét 2 tập hợp A={ n∈N/n là bội của 4 và 6} B={n∈N/n là bội của 12} Hãy kiểm tra A⊂B; b⊂A |
G1: có G2: A⊂B; b⊂A |
+ Thực hiện: HS làm việc theo cặp đôi, viết lời giải vào giấy nháp. GV quan sát HS làm việc, nhăc nhở các em không tích cực, giải đáp nếu các em có thắc mắc về nội dung bài tập.
+ Báo cáo, thảo luận: Hết thời gian dự kiến cho từng bài tập, quan sát thấy em nào có lời giải tốt nhất thì gọi lên bảng trình bày lời giải. Các HS khác quan sát lời giải, so sánh với lời giải của mình, cho ý kiến.
+ Đánh giá, nhận xét, tổng hợp: GV chỉnh sửa, hoàn thiện lời giải trên bảng.Yêu cầu HS chép lời giải vào vở.
NỘI DUNG GHI BẢNG |
II. Tập hợp con *ĐN : (SGK) A⊂B ⟺ (∀x, x∈A ⇒ x∈B) */Ta còn viết: A⊂B bằng cách B⊃A */Tính chất A⊂(B và B⊂C)⇒(A⊂C) A⊂A, ∀A ∅⊂A, ∀A +Biểu đồ Ven |
II. Tập Hợp Bằng Nhau Định nghĩa: A=B ⟺ A⊂B và B⊂A Vậy A=B ⟺ ∀x, x∈A ⟺ x∈B Hai tập bằng nhau gồm cùng các phần tử như nhau |
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
Xem thử Giáo án Toán 10 KNTT Xem thử Giáo án Toán 10 CTST Xem thử Giáo án Toán 10 CD
Xem thêm các bài soạn Giáo án Toán lớp 10 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:
- Giáo án Toán 10 Chương 2: Hàm số bậc nhất và bậc hai
- Giáo án Toán 10 Chương 3: Phương trình. Hệ phương trình
- Giáo án Toán 10 Chương 4: Bất đẳng thức. Bất phương trình
- Giáo án Toán 10 Chương 5: Thống kê
- Giáo án Toán 10 Chương 6: Cung và góc lượng giác. Công thức lượng giác
- Giáo án Toán 10 Chương 1: Vectơ
- Giáo án Toán 10 Chương 2: Tích vô hướng của hai vectơ và ứng dụng
- Giáo án Toán 10 Chương 3: Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng
Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giáo án Toán 10 cả ba sách mới của chúng tôi được biên soạn bám sát chuẩn Giáo án môn Toán 10 của Bộ GD & ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 10 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 10
- Giáo án Toán 10
- Giáo án Tiếng Anh 10
- Giáo án Vật Lí 10
- Giáo án Hóa học 10
- Giáo án Sinh học 10
- Giáo án Lịch Sử 10
- Giáo án Địa Lí 10
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 10
- Giáo án Tin học 10
- Giáo án Công nghệ 10
- Giáo án Giáo dục quốc phòng 10
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 10
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 10 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 10
- Đề cương ôn tập Văn 10
- Đề thi Toán 10 (có đáp án)
- Đề thi cương ôn tập Toán 10
- Đề thi Toán 10 cấu trúc mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 10 (có đáp án)
- Đề thi Vật Lí 10 (có đáp án)
- Đề thi Hóa học 10 (có đáp án)
- Đề thi Sinh học 10 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 10 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 10 (có đáp án)
- Đề thi Kinh tế & Pháp luật 10 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 10 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 10 (có đáp án)
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 10 (có đáp án)