Giáo án Toán 12 Bài 5: Phương trình mũ và phương trình lôgarit

Giáo án Toán 12 Bài 5: Phương trình mũ và phương trình lôgarit

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Toán 12 bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Biết nhận dạng phương trình mũ, phương trình lôgarit cơ bản. Sử dụng được công thức nghiệm để tìm nghiệm của phương trình mũ, phương trình lôgarít cơ bản.

- Giải được một số phương trình mũ, phương trình lôgarit đơn giản bằng phương pháp đưa về cùng cơ số, phương pháp đặt ẩn phụ, phương pháp lôgarít hóa, phương pháp mũ hóa, đưa về phương trình tích, ...

- Hiểu biết thêm về hạt nhân nguyên tử, về sự phân rã của các chất phóng xạ, về lãi suất ngân hàng và về sự tăng trưởng của một số loài vi khuẩn, về sự gia tăng dân số của tỉnh, của cả nước và của thế giới, … Giải được một số bài toán tình huống thực tế liên quan.

Quảng cáo

2. Năng lực

- Năng lực tự học: Học sinh xác định đúng đắn động cơ, thái độ học tập; tự đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học tập; tự nhận ra được sai sót và cách khắc phục sai sót.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết tiếp nhận câu hỏi, bài tập có vấn đề hoặc đặt ra câu hỏi. Phân tích được các tình huống trong học tập. Huy động được kiến thức đã học (các tính chất lũy thừa, lôgarít, một số phương pháp được trang bị như: phương pháp đưa về cùng cơ số, phương pháp đặt ẩn phụ, phương pháp lôgarít hóa, phương pháp mũ hóa, đưa về phương trình tích, ...), kiến thức liên môn (hiểu biết về các vấn đề: gia tăng dân số, lãi suất ngân hàng, sự tăng trưởng các loài vi khuẩn, …) để giải quyết các câu hỏi, bài tập, tình huống được đưa ra trong giờ học. Đưa ra được cách giải hay, sáng tạo đối với một số bài tập.

Quảng cáo

- Năng lực tự chủ: Làm chủ cảm xúc của bản thân trong quá trình học tập và trong cuộc sống; trưởng nhóm biết quản lý nhóm mình, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên nhóm, các thành viên tự ý thức được nhiệm vụ của mình và hoàn thành được nhiệm vụ được giao.

- Năng lực giao tiếp: Tiếp thu kiến thức, trao đổi học hỏi bạn bè thông qua hoạt động nhóm; có thái độ tôn trọng, lắng nghe, có phản ứng tích cực trong giao tiếp.

- Năng lực hợp tác: Xác định nhiệm vụ của nhóm, trách nhiệm của bản thân, đưa ra ý kiến đóng góp hoàn thành nhiệm vụ, có tinh thần hợp tác với các thành viên khác và với tập thể trong quá trình hoạt động nhóm.

Quảng cáo

- Năng lực ngôn ngữ: Học sinh nói và viết chính xác các ký hiệu lũy thừa, lôgarít, … bằng ngôn ngữ Toán học.

- Năng lực tin học và công nghệ: Học sinh sử dụng máy tính, mạng internet, các phần mềm hỗ trợ học tập để xử lý các yêu cầu bài học.

- Năng lực tính toán: Xử lý các phép toán một cách chính xác.

3. Phẩm chất:

- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác. Tư duy các vấn đề toán học một cách lôgic và hệ thống.

- Chủ động phát hiện, chiếm lĩnh tri thức mới, biết quy lạ về quen, có tinh thần trách nhiệmhợp tác xây dựng cao.

- Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của giáo viên.

- Năng động, trung thực, sáng tạo trong quá trình tiếp cận tri thức mới, biết quy lạ về quen, có tinh thần hợp tác xây dựng cao.

- Hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ, và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

- Kiến thức về lũy thừa, lôgarít, hàm số lũy thừa, hàm số mũ, hàm số lôgarít.

- Máy chiếu

- Bảng phụ

- Phiếu học tập

III. Tiến trình dạy học:

1. Hoạt động 1: Mở đầu

a) Mục tiêu:

- Học sinh tiếp cận được một tình huống thực tế dẫn đến việc phải giải phương trình mũ.

- Học sinh giải được Bài toán liên quan đến lãi kép bằng kiến thức đã học.

b) Nội dung:Học sinh hoàn thành BẢNG HỎI ở nhà và trình bày kết quả tại lớp vào giờ học.

c) Sản phẩm:Trả lời BẢNG HỎI được chuẩn bị trước ở nhà.

d) Tổ chức thực hiện:

*) Chuyển giao nhiệm vụ:

Trong tiết trước, giáo viên gửi BẢNG HỎI để học sinh tìm hiểu và chuẩn bị trước ở nhà.

BẢNG HỎI

Một học sinh dùng 5 triệu đồng tiền Lì xì Tết để gửi tiết kiệm với lãi suất 8,4%/năm và lãi hàng năm được nhập vào vốn (lãi kép).

HỎI

TRẢ LỜI

H1. Sau 2 năm thì bạn ấy nhận được bao nhiêu tiền? Sau n năm bạn ấy nhận được bao nhiêu tiền?

H2. Sau bao nhiêu năm thì bạn ấy nhận được số tiền gấp đôi số tiền ban đầu?

*) Thực hiện:

Học sinh nhận BẢNG HỎI của giáo viên từ trước, vận dụng kiến thức đã học và tham khảo Sách giáo khoa để trả lời BẢNG HỎI.

*) Báo cáo, thảo luận:

- Giáo viên gọi 1 học sinh bất kỳ trả lời BẢNG HỎI.

Một học sinh dùng 5 triệu đồng tiền Lì xì Tết để gửi tiết kiệm với lãi suất 8,4%/năm và lãi hàng năm được nhập vào vốn (lãi kép).

HỎI

TRẢ LỜI

H1. Sau 2 năm thì bạn ấy nhận được bao nhiêu tiền? Sau n năm bạn ấy nhận được bao nhiêu tiền?

TL1. P2 = 5.(1,084)2 = 5,875280 (triệu đồng)

Pn = 5.(1,084)n (triệu đồng)

H2. Sau bao nhiêu năm thì bạn ấy nhận được số tiền gấp đôi số tiền ban đầu?

TL2. Để nhận được số tiền gấp đôi ban đầu thì (1,084)n = 2 n = log1,08428,59366. Vậy sau 9 năm bạn ấy sẽ nhận được số tiền gấp đôi.

­- Giáo viên yêu cầu 1 học sinh khác nhận xét kết quả vừa trình bày.

*) Đánh giá, nhận xét:

- Giáo viên nhận xét và củng cố cách trả lời BẢNG HỎI của học sinh, có thể xem qua sơ lược cách thực hiện của một vài học sinh và đưa ra nhận xét chung về thái độ học tập của học sinh.

- Dẫn dắt vào bài: Để giải quyết bài toán trên đòi hỏi chúng ta phải tìm n từ đẳng thức (1,084)n = 2, đây chính là giải một phương trình mũ cơ bản.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung có trong bộ Giáo án Toán 12 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng truy cập Tài liệu Giáo án, đề thi mới, chuẩn

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Toán lớp 12 mới nhất, hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Đề thi, giáo án lớp 12 các môn học
Tài liệu giáo viên