Giáo án Vật Lí 12 Cánh diều Bài tập chủ đề 1

Giáo án Vật Lí 12 Cánh diều Bài tập chủ đề 1

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Vật Lí 12 Cánh diều (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu

Sau bài học này, HS sẽ:

- Trình bày tóm tắt được những kiến thức đã học về Chủ đề 1 Vật lí nhiệt.

- Áp dụng được các công thức tính nhiệt lượng, công thức của định luật 1 của nhiệt động lực học để giải được các bài tập định tính và định lượng có liên quan đến sự biến đổi nội năng của vật và các quá trình chuyển thể.

2. Năng lực

Năng lực chung:

- Năng lực tự học: Chủ động tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập thông qua việc tham gia đóng góp ý tưởng, đặt câu hỏi và trả lời các yêu cầu của GV đưa ra; biết lựa chọn các nguồn tài liệu học tập phù hợp.

- Năng lực giao tiếp hợp tác: Thảo luận nhóm, tiếp thu sự góp ý và hỗ trợ thành viên trong nhóm khi ôn tập về nội dung chủ đề 1.

- Năng lực giải quyết vấn đề: Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến giải bài tập vật lí nhiệt, đề xuất giải pháp giải quyết..

Quảng cáo

Năng lực vật lí:

- Nêu được những kiến thức cơ bản đã học về nội dung vật lí nhiệt.

- Vận dụng được kiến thức ở chủ đề 1 vào giải các bài tập định tính và định lượng có liên quan đến sự biến đổi nội năng của vật và quá trình chuyển thể.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm trong học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1. Đối với giáo viên:

- SGK, SBT, SGV Vật lí 12, Kế hoạch bài dạy.

- Phiếu học tập.

- Máy chiếu, máy tính (nếu có).

2. Đối với học sinh:

- SGK, SBT Vật lí 12.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS trình bày được những kiến thức cơ học đã học trong Chủ đề 1 Vật lí nhiệt.

Quảng cáo

b. Nội dung: GV đặt câu hỏi kiểm tra bài cũ; HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề cần tìm hiểu.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa nội dung kiến thức chủ đề 1 và nộp cho GV trước buổi học.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà và nộp sản phẩm theo yêu cầu của GV.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV chiếu nhanh một số sơ đồ đầy đủ nội dung và có hình thức đẹp.

Ví dụ:

Giáo án Vật Lí 12 Cánh diều Bài tập chủ đề 1

- GV mời 1 – 2 HS trình bày hệ thống kiến thức theo sơ đồ.

Quảng cáo

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét chung và dẫn dắt vào bài học mới: Để giải các bài tập Vật lí nhiệt cần đến những kiến thức và công thức cơ bản nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học mới để có được câu trả lời chính xác nhất. – Bài tập chủ đề 1.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động. Hướng dẫn giải một số bài toán cụ thể

a. Mục tiêu: Giúp HS nêu được các lưu ý khi giải bài tập vật lí nhiệt và vận dụng được các công thức tính nhiệt lượng, công thức của định luật 1 của nhiệt động lực học để giải các bài tập định tính và định lượng có liên quan đến sự biến đổi nội năng của vật và các quá trình chuyển thể.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS giải một số bài toán vật lí nhiệt trong SGK.

c. Sản phẩm học tập: HS hoàn thành nội dung Phiếu học tập.

PHIẾU HỌC TẬP

1. Với cùng một chất, quá trình chuyển thể nào sẽ làm giảm lực tương tác giữa các phân tử nhiều nhất?

A. Nóng chảy.

B. Đông đặc.

C. Hoá hơi.

D. Ngưng tụ.

2. Phát biểu nào sau đây về nội năng là không đúng?

A. Nội năng là một dạng năng lượng.

B. Nội năng là nhiệt lượng.

C. Nội năng của một vật có thể tăng hoặc giảm.

D. Nội năng có thể chuyển hoá thành các dạng năng lượng khác.

3. Mô tả những thay đổi về động năng của các phân tử và nội năng của hệ trong các trường hợp sau:

a) Một tảng băng đang tan ở 00C.

b) Lượng nước tan ra từ tảng băng và nhiệt độ tăng từ 00C đến 200C.

4. Thực hiện công 100 J để nén khí trong một xilanh thì khí truyền ra môi trường xung quanh nhiệt lượng là 20 J. Xác định độ thay đổi nội năng của khí trong xilanh.

5. Một bình chứa carbon dioxide (CO2) ở nhiệt độ phòng và áp suất 20 atm (áp suất không khí trong phòng là 1 atm). Để quan sát hiện tượng khối khí CO2 giảm nhiệt độ và hoá rắn khi phun ra khỏi bình, người ta đặt một miếng vải ở miệng ống xả của bình chứa và mở van thì thấy CO2 rắn (có nhiệt độ thấp) được hình thành trên miếng vải. Hiện tượng khối khí biến đổi trực tiếp thành chất rắn như CO2 trong hiện tượng này được gọi là sự ngưng kết. Hãy vận dụng định luật 1 nhiệt động lực học để giải thích vì sao CO2 khi phun ra lại giảm nhiệt độ.

6. Hoàn thành bảng ghi nhiệt độ các điểm nóng chảy và sôi (ở áp suất không khí tiêu chuẩn) của các vật liệu khác nhau theo nhiệt độ Celsius và nhiệt độ Kelvin.

Chất

Điểm nóng chảy

Điểm sôi

0C

K

0C

K

Oxygen (O2)

-223

?

?

90

Hydrogen (H2)

?

14

-253

?

Chì (Pb)

327

?

?

2023

Thủy ngân (Hg)

?

234

357

?

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Vật Lí 12 Cánh diều năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Vật Lí lớp 12 Cánh diều chuẩn khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Đề thi, giáo án lớp 12 các môn học
Tài liệu giáo viên