Trắc nghiệm Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên có đáp án

Trắc nghiệm Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

Câu 1 : (THPT QG 2017 – Đề chính thức – MĐ 301). Ở nước ta, bão tập trung nhiều nhất vào tháng nào trong năm?

A. XI.

B. X.

C. VIII.

D. IX.

Đáp án: D

Hướng dẫn: SGK/62, địa lí 12 cơ bản.

Câu 2 : (THPT QG 2017 – Đề chính thức – MĐ 302). Nguyên nhân chính dẫn đến ngập lụt ở Trung Bộ vào tháng IX - X là do:

A. mưa lcm và triều cường.

B. mưa bão lớn và lũ nguồn về.

C. không có đê sông ngăn lũ.

D. địa hình thấp hơn mực nước biển.

Đáp án: B

Hướng dẫn: SGK/63, địa lí 12 cơ bản.

Câu 3 : (THPT QG 2017 – Đề chính thức – MĐ 303). Mưa lớn, địa hình dốc, lớp phủ thực vật bị mất là nguyên nhân dẫn đến thiên tai nào sau đây?

A. Lũ quét.

B. Bão.

C. Động đất.

D. Hạn hán.

Đáp án: A

Hướng dẫn: SGK/63, địa lí 12 cơ bản.

Câu 4 : (THPT QG 2017 – Đề chính thức – MĐ 303). Để phòng chống khô hạn ở nước ta, biện pháp quan trọng nhất là

A. thực hiện tốt công tác dự báo.

B. xây dựng các công trình thủy lợi.

C. chuyển đổi cơ cấu mùa vụ.

D. tạo ra các giống cây chịu hạn.

Đáp án: B

Hướng dẫn: SGK/64, địa lí 12 cơ bản.

Câu 5 : (THPT QG 2017 – Đề chính thức – MĐ 304). Vùng nào sau đây ở nước ta ít chịu ảnh hưởng của bão hơn cả?

A. Duyên hải Nam Trung Bộ.

B. Đồng bằng sông Hồng.

C. Đồng bằng sông Cửu Long.

D. Bắc Trung Bộ.

Đáp án: C

Hướng dẫn: SGK/62, địa lí 12 cơ bản.

Câu 6 : (THPT QG 2017 – Đề tham khảo – MĐ 003). Khu vực nào sau đây ở nước ta có động đất mạnh nhất?

A. Nam Bộ.

B. Miền Trung.

C. Tây Bắc.

D. Đông Bắc.

Đáp án: C

Hướng dẫn: SGK/64, địa lí 12 cơ bản.

Câu 7 : (THPT QG 2019 – Đề chính thức – MĐ 301). Chống bão ở nước ta phải luôn kết hợp với chống

A. hạn hán

B. Sương muối.

C. Động đất.

D. Ngập lụt.

Đáp án: D

Hướng dẫn: SGK/62, địa lí 12 cơ bản.

Câu 8 : (THPT QG 2019 – Đề chính thức – MĐ 301). Biện pháp hạn chế xói mòn đất ở đồi núi nước ta là:

A. Bón phân thích hợp

B. Đẩy mạnh thâm canh

C. Làm ruộng bậc thang

D. Tiến hành tăng vụ

Đáp án: C

Hướng dẫn: SGK/61, địa lí 12 cơ bản.

Câu 9 : (THPT QG 2019 – Đề minh họa – MĐ 001). Biện pháp nào sau đây được sử dụng trong bảo vệ đất ở đồng bằng nước ta?

A. Làm ruộng bậc thang.

B. Chống nhiễm mặn.

C. Trồng cây theo băng.

D. Đào hố kiểu vẩy cá.

Đáp án: B

Hướng dẫn: SGK/61, địa lí 12 cơ bản.

Câu 10 : (THPT QG 2019 – Đề minh họa – MĐ 001). Nơi nào sau đây ở nước ta có động đất biểu hiện rất yếu?

A. Tây Bắc.

B. Đông Bắc.

C. Miền Trung.

D. Nam Bộ.

Đáp án: D

Hướng dẫn: SGK/64, địa lí 12 cơ bản.

Câu 11 : (THPT Chuyên Bắc Kạn – Bắc Kạn 2017 L1). Bảo vệ môi trường cần tập trung ở các vùng:

A. Đồi núi, cao nguyên, đồng bằng và biển

B. Đồi núi, đồng bằng ven biển và biển

C. Đồi núi, thành thị, nông thôn và ven biển

D. Đồi núi, thành thị, nông thôn, vùng biển

Đáp án: A

Hướng dẫn: SGK/62, địa lí 12 cơ bản.

Câu 12 : (THPT Chuyên Bắc Kạn – Bắc Kạn 2017 L1). Nguyên nhân làm cho đất đai nước ta dễ bị suy thoái là:

A. Khí hậu nhiệt ẩm cao, mưa theo mùa, địa hình nhiều đồi núi thấp

B. Địa hình nhiều đồi núi, mưa lớn và tập trung một mùa

C. Mưa theo mùa, xói mòn nhiều, địa hình nhiều đồi núi

D. Khí hậu nhiệt ẩm cao, mưa theo mùa, địa hình nhiều đồi núi

Đáp án: D

Hướng dẫn: SGK/60, địa lí 12 cơ bản.

Câu 13 : (THPT Nguyễn Cảnh Chân – Nghệ An 2018 L2). Biện pháp nào sau đây không liên quan trực tiếp về quy định khai thác để đảm bảo sử dụng lâu dài các nguồn lợi sinh vật của đất nước?

A. Cấm gây ô nhiễm không khí.        B. Cấm khai thác gỗ quý.

C. Cấm săn bắt động vật trái phép.        D. Cấm gây độc hại cho môi trường nước.

Đáp án: A

Hướng dẫn: SGK/60, địa lí 12 cơ bản.

Câu 14 : (THPT Nguyễn Văn Trỗi – Tây Ninh 2017). Nguyên nhân về mặt tự nhiên làm suy giảm tính đa dạng sinh vật của nước ta là:

A. Ô nhiễm môi trường.

B. Chiến tranh tàn phá các khu rừng, các hệ sinh thái.

C. Sự biến đổi thất thường của khí hậu Trái Đất gây ra nhiều thiên tai.

D. Săn bắn, buôn bán trái phép các động vật hoang dã.

Đáp án: C

Hướng dẫn: SGK/59-60, địa lí 12 cơ bản.

Câu 15 : (Sở GD và ĐT Hà Nội – Hà Nội 2017). Khu vực hạn hán kéo dài nhất nước ta là:

A. Vùng đất thấp thuộc Tây Nguyên       B. Đồng bằng ven biển Bắc Bộ

C. Ven biển cực Nam Trung Bộ        D. Các thung lũng khuất gió

Đáp án: C

Hướng dẫn: SGK/64, địa lí 12 cơ bản.

Câu 16 : (Sở GD và ĐT Hà Nội – Hà Nội 2017). Ở nước ta hiện nay, tài nguyên đang bị giảm sút rõ rệt là:

A. Đất trồng        B. Nguồn hải sản

C. Khoáng sản        D. Rừng ngập mặn

Đáp án: B

Hướng dẫn: SGK/59, địa lí 12 cơ bản.

Câu 17 : (THPT Cù Huy Cận – Hà Tĩnh 2017). Ngập úng thường xảy ra ở vùng nào sau đây?

A. Bắc Trung Bộ.        B. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

C. Đồng bằng sông Hồng.        D. Tây Nguyên.

Đáp án: C

Hướng dẫn: SGK/63, địa lí 12 cơ bản.

Câu 18 : (THPT Cù Huy Cận – Hà Tĩnh 2017). Nguyên nhân chủ yếu nào dẫn đến diện tích rừng ngập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long bị giảm sút?

A. Lấy gỗ làm nguyên liệu cho công nghiệp.

B. ốt rừng lấy đất để làm nương rẫy.

C. Do mực nước biển ngày càng dâng cao.

D. Phá rừng lấy diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản.

Đáp án: D

Hướng dẫn: Hiện nay do việc phá rừng lấy diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản nên đã dẫn đến diện tích rừng ngập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long bị giảm sút nhiều và gây nên tình trạng “Tôm đến, rừng đi”.

Câu 19 : (THPT Cù Huy Cận – Hà Tĩnh 2017). Hậu quả lớn nhất của tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường là:

A. thiên tai gia tăng, biến đổi thất thường về thời tiết và khí hậu.

B. mất cân bằng các chu trình tuần hoàn.

C. suy giảm tính đa dạng sinh học.

D. suy giảm tài nguyên rừng.

Đáp án: A

Hướng dẫn: Hậu quả lớn nhất của tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường là thiên tai gia tăng, biến đổi thất thường về thời tiết và khí hậu mà con người không thể dự báo trước được gây ra những thiệt hại rất lớn về người, của, công trình xây dựng,…

Câu 20 : (THPT Cù Huy Cận – Hà Tĩnh 2017). Vùng nào chịu ảnh hưởng mạnh nhất của bão ở nước ta?

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.        B. Đồng bằng sông Cửu Long

C. Duyên hải miền Trung.        D. Đồng bằng Sông Hồng.

Đáp án: C

Hướng dẫn: SGK/62, địa lí 12 cơ bản.

Câu 21 : (THPT Chuyên Bắc Ninh – Bắc Ninh 2018 L2). Nội dung chủ yếu của chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường là nhằm mục đích nào sau đây?

A. Đảm bảo chất lượng môi trường phù hợp vói yêu cầu đòi sống con người

B. Phòng và khắc phục sự suy giảm môi trường, đảm bảo cho sự phát triển bền vững

C. Đảm bảo việc bảo vệ tài nguyên môi trường đi đôi vói sự phát triển bền vững

D. Cân bằng giữa phát triển dân số với khả năng sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên

Đáp án: C

Hướng dẫn: SGK/65, địa lí 12 cơ bản.

Câu 22 : (Phòng quản lý chất lượng Giáo Dục – Bắc Ninh 2018). Việc trồng rừng ven biển ở Bắc Trung Bộ có vai trò quan trọng là:

A. chống xói mòn, rửa trôi đất.

B. chắn gió, bão, ngăn cát bay, cát chảy.

C. điều hòa nguồn nước ngầm.

D. hạn chế tác hại của lũ trên các hệ thống sông.

Đáp án: B

Hướng dẫn: Bắc Trung Bộ là vùng chịu ảnh hưởng nhiều thiên tại nhất nước ta nên việc trồng rừng ven biển ở Bắc Trung Bộ có vai trò quan trọng là trong việc chắn gió, bão, ngăn cát bay và cát chảy.

Câu 23 : (THPT Chuyên Bắc Ninh – Bắc Ninh 2018 L2). Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu làm cho nguồn nước của nước ta bị ô nhiễm nghiêm trọng?

A. Giao thông vận tải đường thủy phát triển, lượng xăng dầu, chất thải trên sông nhiều

B. Hầu hết nước thải của công nghiệp và đô thị đồ thẳng ra sông mà chưa qua xử lí

C. Việc khai thác dầu khí ỏ ngoài thềm lục địa và các sự cố tràn dầu trên biển

D. Sử dụng quá nhiều phân hóa học, thuốc trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp

Đáp án: B

Hướng dẫn: SGK/62, địa lí 12 cơ bản.

Câu 24 : (THPT Chuyên Bắc Ninh – Bắc Ninh 2018 L2). Nhận định nào sau đây đúng nhất về tài nguyên rừng của nước ta hiện nay?

A. Đang được phục hồi cả về số lượng và chất lượng

B. Tổng diện tích đang được phục hồi nhưng chất lượng vẫn suy giảm

C. Đang tiếp tục bị suy giảm cả về số lượng và chất lượng

D. Chất lượng đã được phục hồi nhưng diện tích giảm sút nhanh

Đáp án: B

Hướng dẫn: SGK/58, địa lí 12 cơ bản.

Câu 25 : (THPT Trần Quốc Tuấn – Quảng Ngãi 2017). Nguyên nhân nào không ảnh hưởng đến việc suy giảm tài nguyên rừng ở nước ta?

A. Khai thác không tính đến hậu quả về môi trường.

B. Phương thức du canh, du cư của đồng bào dân tộc.

C. Sự gia tăng của diện tích đất trống, đồi trọc.

D. Các biện pháp bảo vệ rừng hiệu quả chưa cao.

Đáp án: C

Hướng dẫn: SGK/58-59, địa lí 12 cơ bản.

Câu 26 : (THPT Lương V.Chánh – Phú Yên 2017 L1). Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự suy thoái tài nguyên rừng của nước ta:

A. khai thác bừa bãi, quá mức.

B. chủ trương, chính sách của Nhà nước.

C. nạn cháy rừng.

D. sự tàn phá của chiến tranh.

Đáp án: A

Hướng dẫn: SGK/58, địa lí 12 cơ bản.

Câu 27 : (THPT Hà Trung – Thanh Hóa 2018 L1 – MĐ 603). Đặc điểm nào sau đây không đúng với hệ sinh thái rừng ngập mặn?

A. Diện tích đã bị thu hẹp nhiều.        B. Cho năng suất sinh học cao.

C. Có nhiều loài cây gỗ quý.        D. Phân bố ở ven biển.

Đáp án: C

Hướng dẫn: Đặc điểm rừng ngập mặn là phân bố ở ven biển (đặc biệt là vùng Đồng bằng sông Cửu Long), cho năng suất sinh học cao và diện tích đã bị thu hẹp nhiều do việc phá rừng để nuôi tôm.

Câu 28 : (THPT Lương V.Chánh – Phú Yên 2017 L1). Thảm thực vật rừng ở Việt Nam đa dạng về kiểu hệ sinh thái vì:

A. sự phong phú đa dạng của các nhóm đất.

B. vị trí nằm ở nơi giao lưu của các luồng di cư sinh vật.

C. địa hình đồi núi chiểm ưu thế và phân hóa phức tạp.

D. khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, phân hóa phức tạp với nhiều kiểu khí hậu.

Đáp án: D

Hướng dẫn: Thảm thực vật rừng ở Việt Nam đa dạng về kiểu hệ sinh thái vì nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, phân hóa phức tạp với nhiều kiểu khí hậu. Đồng thời, nước ta có nhiều loại đất khác nhau đa dạng,…

Câu 29 : (THPT Đô Lương 2 – Nghệ An 2018 L2). Biết tổng diện tích vùng Bắc Trung Bộ là 51,5 nghìn km2, độ che phủ rừng của vùng đứng thứ hai sau Tây Nguyên với 47,8 % (năm 2006).Vậy diện tích đất có rừng của vùng năm 2006 là:

A. 2461,7 km2       B. 2461,7 ha        C. 24671 ha        D. 24617 km2

Đáp án: D

Hướng dẫn: Diện tích đất rừng của vùng Bắc Trung Bộ năm 2006 là: (51,5 x 47,8) / 100 = 24,617 nghìn km2 (Tức là 24617 km2).

Câu 30 : (THPT Nguyễn Văn Trỗi – Tây Ninh 2017). Khó khăn lớn nhất trong việc sử dụng đất đai của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là?

A. Thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô.

B. Thời tiết không ổn định.

C. Bão, lũ, trượt lở đất.

D. Hạn hán, bão, lũ.

Đáp án: A

Hướng dẫn: SGK/64, địa lí 12 cơ bản.

Xem thêm Bộ câu hỏi trắc nghiệm 28 chuyên đề Địa Lí có trong đề thi Tốt nghiệp THPT khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

28-chuyen-de-on-thi-dai-hoc-mon-dia-li-co-dap-an.jsp

Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên