Đề thi tốt nghiệp THPT Công nghệ (Nông nghiệp) 2025 theo form mới (có lời giải)

Bài viết trình bày chi tiết bộ đề thi Tốt nghiệp THPT Công nghệ (Nông nghiệp) năm 2025 theo cấu trúc mới (trắc nghiệm đúng sai và trả lời ngắn) với đáp án chi tiết giúp bạn có kế hoạch ôn thi tốt nghiệp Công nghệ (Nông nghiệp) đạt kết quả cao.

Đề thi tốt nghiệp THPT Công nghệ (Nông nghiệp) 2025 cấu trúc mới (có lời giải)

Quảng cáo

PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24.

Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án

Câu 1. Phát biểu nào sau đây không đúng về vai trò của lâm nghiệp đối với môi trường?

A. Giữ đất, giữ nước, điều hoà dòng chảy, chống xói mòn ở những khu vực đầu nguồn.

B. Chắn sóng, chắn gió, chống cát bay ở những khu vực ven biển.

C. Điều tiết ánh sáng ở những khu dân cư, khu công nghiệp và khu đô thị.

D. Bảo tồn nguồn gene sinh vật và đa đạng sinh học.

Câu 2. Các hoạt động cơ bản của lâm nghiệp gồm:

A. Phát triển rừng, chế biến và thương mại lâm sản, quản lí rừng.

B. Quản lí rừng, bảo vệ rừng, phát triển rừng, chế biến và thương mại lâm sản.

C. Quản lí rừng, bảo vệ rừng, phát triển rừng, khai thác rừng.

D. Quản lí rừng, bảo vệ rừng, phát triển rừng, sử dụng rừng, chế biến và thương mại lâm sản.

Quảng cáo

Câu 3. Phát biểu nào sau đây là đúng về nguyên nhân gây suy thoái tài nguyên rừng do cháy rừng?

A. Cháy rừng làm mất tài nguyên thực vật rừng nhưng không làm đất rừng bị thoái hoá.

B. Cháy rừng thường xảy ra ở những khu vực có diện tích rừng trồng các loại cây dễ cháy như: rừng thông, rừng tre nứa, rừng bạch đàn, rừng khộp.

C. Cháy rừng thường xảy ra vào mùa mưa.

D. Rừng tự nhiên hỗn loài dễ xảy ra cháy hơn so với rừng trồng thuần loài.

Câu 4. Phát biểu nào dưới đây về phát triển của cây rừng là đúng?

A. Phát triển của cây rừng là sự gia tăng về mức độ ảnh hưởng giữa các cây rừng với hoàn cảnh xung quanh.

B. Phát triển của cây rừng là quá trình biến đổi về chất và sự phát sinh các cơ quan trong toàn bộ đời sống của cây.

C. Phát triển của cây rừng là sự thay đổi về cấu trúc tầng tán của hệ sinh thái rừng.

D. Phát triển của cây rừng là sự tăng lên về chiều cao, đường kính theo thời gian.

Câu 5. Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về nhiệm vụ của trồng rừng?

A. Phủ xanh những diện tích đất lâm nghiệp chưa có rừng và những khu vực rừng trồng sau khai thác.

B. Trồng rừng sản xuất để cung cấp lâm sản.

Quảng cáo

C. Cải tạo độ dốc của đất lâm nghiệp.

D. Trồng rừng phòng hộ để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất.

Câu 6. Có các bước trong quy trình kĩ thuật trồng rừng bằng cây con có bầu như sau:

(1) Tạo hố trồng cây.

(2) Đặt cây vào hố.

(3) Rạch và xé bỏ vỏ bầu.

(4) Lấp đất lần 1

(5) Vun gốc.

(6) Lấp đất lần 2.

Thứ tự các bước trồng rừng bằng cây con có bầu nào dưới đây là đúng?

A. (1) → (3) → (2) → (4) → (6) → (5).

B. (1) → (3) → (4) → (5) → (2) → (6).

C. (1) → (3) → (2) → (4) → (5) → (6).

D. (1) → (4) → (3) → (2) → (6) → (5).

Quảng cáo

Câu 7. Phát biểu nào sau đây không đúng về ý nghĩa của bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng bền vững?

A. Bảo tồn nguồn gene sinh vật rừng, bảo tồn đa dạng sinh học.

B. Làm tăng diện tích đồng cỏ chăn nuôi.

C. Duy trì và nâng cao chức năng bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, điều hoà khí hậu của rừng.

D. Góp phần tạo việc làm và cải thiện sinh kế vùng nông thôn.

Câu 8. Phát biểu nào sau đây là đúng về hiện trạng rừng trồng phân theo mục đích sử dụng ở nước ta tính đến năm 2022?

A. Diện tích rừng trồng phòng hộ chiếm tỉ lệ thấp nhất.

B. Diện tích rừng trồng đặc dụng chiếm tỉ lệ cao nhất.

C. Diện tích rừng trồng sản xuất chiếm tỉ lệ cao nhất.

D. Diện tích rừng trồng sản xuất chiếm tỉ lệ thấp nhất.

Câu 9. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về đặc điểm của khai thác chọn?

A. Không có thời kì tái sinh rừng rõ ràng.

B. Do chỉ chặt đi những cây thành thục đã đạt tới một kích cỡ nhất định nên rừng duy trì được cấu trúc nhiều tầng.

C. Hoàn cảnh rừng sau khai thác bị biến đổi rõ rệt, tán rừng bị phá vỡ cấu trúc.

D. Đất rừng không bị phơi trống nên hạn chế được xói mòn đất, tiểu hoàn cảnh rừng ít bị xáo trộn.

Câu 10. Nhận định nào sau đây là sai về xu hướng phát triển của ngành thuỷ sản?

A. Phát triển thuỷ sản bền vững gắn với bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.

B. Tăng tỉ trọng sản lượng từ nuôi trồng thuỷ sản, giảm tỉ trọng sản lượng từ khai thác thuỷ sản.

C. Khai thác các loài nguy cấp, quý, hiếm.

D. Phát triển các sản phẩm thuỷ sản được chứng nhận thực hành nuôi tốt như VietGAP, GlobalGAP,...

Câu 11. Phương thức nuôi trồng thuỷ sản nào dưới đây phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn thức ăn thuỷ sản do người nuôi cung cấp?

A. Nuôi trồng thuỷ sản thâm canh.

B. Nuôi trồng thuỷ sản bán thâm canh.

C. Nuôi trồng thuỷ sản quảng canh.

D. Nuôi trồng thuỷ sản quảng canh cải tiến.

Câu 12. Nhóm thực vật thuỷ sinh thường gặp trong ao nuôi thuỷ sản là

A. rong đuôi chó.

B. bèo lục bình.

C. thực vật phù du (các loài vi tảo).

D. cây sen.

Câu 13. Độ mặn thích hợp cho hầu hết các loài cá nước ngọt là bao nhiêu?

A. Dưới 5%.

B. Trên 10%.

C. Dưới 20%.

D. Trên 30%.

Câu 14. Nước thải sau nuôi thuỷ sản cần được quản lí như thế nào?

A. Thải trực tiếp ra kênh mương tự nhiên không cần xử lí.

B. Thu gom để xử lí trước khi thải ra ngoài kênh mương tự nhiên hoặc tái sử dụng cho vụ nuôi sau.

C. Bơm sang ao nuôi khác không cần xử lí.

D. Chỉ thu gom để xử lí trong trường hợp ao nuôi nhiễm bệnh.

Câu 15. Khi ao nuôi tôm sú gặp trời mưa lớn làm độ mặn giảm thấp người nuôi cần làm gì?

A. Bổ sung vôi bột.

B. Bổ sung thêm nước ngọt.

C. Tháo bớt nước tầng mặt.

D. Bổ sung chế phẩm sinh học.

Câu 16. Đâu là một trong số các nhóm vi khuẩn dị dưỡng có tác dụng phân huỷ chất hữu cơ thường được sử dụng để tạo chế phẩm sinh học xử lí môi trường nuôi thuỷ sản?

A. Nitrosomonas.

B. Aeromonas.

C. Vibrio.

D. Bacillus.

Câu 17. Ao nuôi thuỷ sản thường có hình dạng như thế nào?

A. Hình chữ nhật.

B. Hình tròn.

C. Hình vuông.

D. Hình ngũ giác.

Câu 18. Người ta thường đưa loại thức ăn tươi sống nào vào bể ương ấu trùng tôm ngay trước khi thả giống?

A. Tảo tươi.

B. Rotifer.

C. Copepod.

D. Artemia.

Câu 19. Khi nuôi cá rô phi thương phẩm trong lồng bè, cá thường được cho ăn mấy lần trong một ngày?

A. 8 lần.

B. 4 lần.

C. 6 lần.

D. 2 lần.

Câu 20. Tác dụng của công nghệ nano oxygen khi kết hợp trong công nghệ nuôi tuần hoàn là

A. xử lí chất thải vô cơ dạng hoà tan.

B. lọc chất thải rắn thô và chất thải rắn tinh.

C. xử lí chất thải hữu cơ dạng hoà tan.

D. tăng hàm lượng oxygen trong nước và tiêu diệt mầm bệnh.

Câu 21. Bệnh đốm trắng gây chết tỉ lệ cao trên tôm sú và tôm thẻ chân trắng có nguyên nhân là do

A. một loại virus gây ra.

B. một loại nấm gây ra.

C. một loại kí sinh trùng.

D. một loại vi khuẩn gây ra.

Câu 22. Biện pháp nào sau đây là phù hợp giúp tăng khả năng kháng bệnh đốm trắng cho tôm nuôi nước mặn, lợ

A. Bổ sung men vi sinh, vitamin C, chất kích thích miễn dịch qua đường ngâm.

B. Bổ sung men vi sinh, vitamin C, chất kích thích miễn dịch qua đường thức ăn.

C. Định kì tắm cho tôm bằng nước ngọt.

D. Định kì tắm cho tôm bằng thuốc khử trùng.

Câu 23. Biểu hiện đặc trưng nhất trên cá song nhiễm bệnh hoại tử thần kinh là

A. cá bỏ ăn, bơi xoay tròn, không định hướng.

B. cá ăn nhiều, bơi theo đàn.

C. cá bơi nhanh, thân màu sáng.

D. cá bị mòn vây, bơi yếu.

Câu 24. Loại vaccine được sử dụng phổ biến nhất để phòng bệnh cho cá hiện nay là

A. vaccine nguyên bào bất hoạt.

B. vaccine nguyên bào nhược độc.

C. vaccine tiểu đơn vị.

D. DNA và RNA vaccine.

PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4.

Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Câu 1. Một khu rừng mới trồng có nhiều cỏ dại và cây rừng non còi cọc. Dưới đây là những nhận định về các biện pháp chăm sóc rừng phù hợp nên được áp dụng tại đây:

a) Làm cỏ nhằm giúp cây trồng chính có đủ không gian sống.

b) Trồng xen cây nông nghiệp để giảm cỏ dại.

c) Bón thúc nhằm bổ sung kịp thời dinh dưỡng cho cây trong giai đoạn còn non để cây sinh trưởng tốt nhất.

d) Sử dụng thuốc diệt cỏ dại.

Câu 2. Khi thảo luận về các phương thức nuôi trồng thuỷ sản phổ biến, nhóm học sinh đưa ra một số ý kiến sau:

a) Diện tích ao, đầm nuôi thâm canh thường rất lớn.

b) Phương thức nuôi quảng canh cho năng suất cao, kiểm soát được các khâu trong quá trình nuôi.

c) Trong phương thức nuôi thâm canh, hệ thống nuôi có nguồn nước cấp và thoát nước hoàn toàn chủ động, đầy đủ các trang thiết bị, thuốc, hoá

chất để phòng và xử lí bệnh.

d) Phương thức nuôi thâm canh có mật độ thả giống cao.

Câu 3. Có các ý kiến nhận định về công nghệ biofloc như sau:

a) Công nghệ nuôi có mức độ an toàn sinh học cao, ngăn ngừa sự xâm nhập của mầm bệnh.

b) Giảm chi phí thức ăn, nâng cao hiệu quả nuôi.

c) Quá trình quản lí và vận hành đơn giản, chi phí thấp.

d) Phù hợp để nuôi hầu hết các đối tượng thuỷ sản.

Câu 4. Một nhóm học sinh được giao nhiệm vụ tìm hiểu về ưu và nhược điểm của ứng dụng kĩ thuật PCR trong chẩn đoán bệnh thuỷ sản. Sau đây là tổng hợp một số nhận định của nhóm sau khi tìm hiểu:

a) Chỉ phát hiện được tác nhân gây bệnh ở giai đoạn nhiễm nặng.

b) Phương pháp có độ nhạy và mức độ chính xác cao.

c) Yêu cầu trang thiết bị hiện đại.

d) Bất cứ ai cũng có thể thực hiện được mà không cần qua đào tạo.

Xem thêm đề ôn thi tốt nghiệp năm 2025 theo cấu trúc mới các môn học hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên