Đề tốt nghiệp Lịch Sử 2025 theo form mới (có lời giải)

Bài viết trình bày chi tiết đề tốt nghiệp Lịch Sử năm 2025 theo cấu trúc mới (trắc nghiệm đúng sai và trả lời ngắn) với đáp án chi tiết giúp bạn có kế hoạch ôn thi tốt nghiệp Lịch Sử đạt kết quả cao.

Đề tốt nghiệp Lịch Sử 2025 theo cấu trúc mới (có lời giải)

Quảng cáo

Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.

Câu 1. Sự ra đời của chính quyền Xô viết ở Nga gắn liền với sự kiện nào sau đây?

A. Cách mạng tháng Hai ở Nga thành công (1917).

B. Cách mạng tháng Mười ở Nga thành công (1917).

C. Chính sách Cộng sản thời chiến được ban hành (1919).

D. Chính sách Kinh tế mới (NEP) được ban hành (1921).

Câu 2. Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu là sự sụp đổ của

A. chế độ xã hội chủ nghĩa trên phạm vi toàn thế giới.

B. mô hình chủ nghĩa xã hội chưa đúng đắn, chưa khoa học.

C. học thuyết Mác về hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản chủ nghĩa.

D. ước mơ và niềm tin của nhân loại về chủ nghĩa cộng sản.

Câu 3. Đến cuối thế kỉ XIX, In-đô-nê-xi-a đã trở thành thuộc địa của

A. thực dân Pháp.

B. thực dân Anh.

C. thực dân Hà Lan.

D. thực dân Tây Ban Nha.

Quảng cáo

Câu 4. Điểm nổi bật trong phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1920 là gì?

A. Phong trào theo khuynh hướng tư sản thay thế phong trào theo ý thức hệ phong kiến.

B. Phong trào theo ý thức hệ phong kiến thay thế phong trào theo khuynh hướng tư sản.

C. Tồn tại song song hai khuynh hướng tư sản và vô sản trong phong trào yêu nước.

D. Phong trào đấu tranh theo khuynh hướng vô sản chiếm ưu thế tuyệt đối.

Câu 5. Kế sách nào của Ngô Quyền đã được quân dân nhà Trần kế thừa, vận dụng để đánh đuổi quân Nguyên xâm lược (1288)?

A. Tiên phát chế nhân.

B. Đánh thành diệt viện.

C. Vườn không nhà trống.

D. Đóng cọc trên sông Bạch Đằng.

Câu 6. Không giống với các cuộc kháng chiến chống xâm lược thời Lý - Trần, khởi nghĩa Lam Sơn diễn ra trong bối cảnh

A. Đại Ngu đã bị nhà Minh đô hộ.

B. Đại Việt là quốc gia độc lập, có chủ quyền.

Quảng cáo

C. nhà Minh lâm vào khủng hoảng, suy yếu.

D. nhà Nguyên lâm vào khủng hoảng, suy yếu.

Câu 7. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng bối cảnh triệu tập Hội nghị Ianta (tháng 2/1945)?

A. Nhiều vấn đề cấp thiết đặt ra, cần các nước Đồng minh giải quyết.

B. Quan hệ giữa các nước Đồng minh đã rạn nứt, đối đầu căng thẳng.

C. Chiến tranh thế giới thứ hai thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc.

D. Phe Đồng minh đang giành thắng lợi trên chiến trường.

Câu 8. Việc mở rộng thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) diễn ra lâu dài và đầy trở ngại chủ yếu là do

A. có nhiều khác biệt về văn hóa giữa các quốc gia dân tộc.

B. nguyên tắc hoạt động của ASEAN không phù hợp với một số nước.

C. tác động của cuộc Chiến tranh lạnh và cục diện hai cực, hai phe.

D. các nước thực hiện những chiến lược phát triển kinh tế khác nhau.

Quảng cáo

Câu 9. Một trong những thắng lợi của quân dân miền Nam trong cuộc chiến đấu chống chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mỹ (1965-1968) là

A. Đồng Xoài.

B. Vạn Tường.

C. Trung Lào.

D. Bình Giã.

Câu 10. Đảng Cộng sản Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới đất nước từ tháng 12/1986 trong hoàn cảnh như thế nào?

A. Hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới đã sụp đổ.

B. Tình hình thế giới có rất nhiều điểm thuận lợi.

C. Đất nước đang trên đà phát triển rất mạnh mẽ.

D. Đang lâm vào khủng hoảng về kinh tế-xã hội.

Câu 11. Ngày 6-3-1946, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ký với đại diện của Chính phủ Pháp bản hiệp định nào sau đây?

A. Bàn Môn Điếm.

B. Giơ-ne-vơ.

C. Hiệp định Pa-ri.

D. Hiệp định Sơ-bộ.

Câu 12. Trong quá trình bảo vệ chủ quyền quốc gia ở Biển Đông, Việt Nam đã luôn kiên định con đường

A. bảo vệ vững chắc chủ quyền và lợi ích khu vực.

B. đấu tranh bằng mọi biện pháp, không đàm phán.

C. đấu tranh bằng các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế.

D. bảo vệ hoà bình, phù hợp với luật pháp khu vực và quốc tế.

Câu 13. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX, quan hệ giữa Mĩ và Liên Xô là

A. đối đầu.

B. hợp tác.

C. đối tác.

D. đồng minh.

Câu 14. Cộng đồng Chính trị-An ninh ASEAN được thành lập nhằm mục tiêu nào sau đây?

A. Tạo ra một khối phòng thủ chung để bảo vệ các nước.

B. Tạo dựng môi trường hòa bình và an ninh ở khu vực.

C. Tạo ra một thị trường và nền tảng sản xuất thống nhất.

D. Nâng cao ý thức về cộng đồng và bản sắc chung ASEAN.

Câu 15. Đảng và chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chủ trương thực hiện đường lối đánh lâu dài trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1954) chủ yếu là do

A. chênh lệch lớn về tương quan lực lượng giữa Việt Nam và Pháp.

B. muốn làm phá sản kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp.

C. muốn kéo dài thời gian củng cố, phát triển lực lượng.

D. cần thời gian để tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế.

Câu 16. Sau thất bại trong cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 của quân dân miền Nam, Mỹ phải “Mỹ hóa trở lại” chiến tranh có nghĩa là

A. chống phá kế hoạch lập Liên bang Đông Dương.

B. đã thể hiện quyết tâm đánh bại quân giải phóng.

C. sẽ sử dụng quân đội Sài Gòn như lực lượng chính.

D. thừa nhận sự thất bại của Việt Nam hóa chiến tranh.

Câu 17. Dưới tác động của công cuộc Đổi mới, nền kinh tế Việt Nam vận hành theo định hướng

A. thị trường.

B. quan liêu.

C. bao cấp.

D. tư doanh.

Câu 18. Một trong những hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn 1975 - 1985 là

A. thành lập các tổ chức thương mại khu vực và quốc tế.

B. đấu tranh chống chính sách bao vây, cấm vận từ bên ngoài.

C. tham gia tích cực các diễn đàn của tổ chức ASEAN.

D. đẩy mạnh các hoạt động bảo vệ môi trường và hỗ trợ nhân đạo.

Câu 19. Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (tháng 2/1951) đã quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai ở Việt Nam với tên gọi là

A. Đảng Cộng sản Đông Dương.

B. Đảng Lao động Việt Nam.

C. Đảng Lao động Đông Dương.

D. Đảng Cộng sản Việt Nam.

Câu 20. Hồ Chí Minh sống mãi trong lòng nhân dân Việt Nam vì đã

A. để lại di sản to lớn trên lĩnh vực khoa học - kĩ thuật.

B. để lại di sản to lớn trên lĩnh vực văn học và khoa học.

C. cống hiến và hi sinh cả cuộc đời cho dân tộc Việt Nam.

D. huy động mọi nguồn lực để giúp đỡ người dân Việt Nam.

Câu 21. Nguyên nhân nào sau đây dẫn đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?

A. Có liên minh chiến đấu của ba nước Đông Dương.

B. Sự ủng hộ trực tiếp của các nước xã hội chủ nghĩa.

C. Sự giúp đỡ trực tiếp của các nước Đồng minh.

D. Truyền thống yêu nước của dân tộc được phát huy.

Câu 22. Trong quá trình hoạt động và phát triển, Cộng đồng ASEAN phải đối mặt với thách thức nào sau đây?

A. Sự đa dạng của các nước thành viên về chế độ chính trị, tôn giáo.

B. Quá trình hoàn thiện các thể chế, chính sách tiếp tục được đẩy mạnh.

C. Quan hệ với các đối tác bên ngoài khu vực ngày càng rộng mở.

D. Mức độ liên kết, hợp tác giữa các nước thành viên ngày càng sâu rộng

Câu 23. Sau Chiến tranh lạnh, hầu hết các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược, tập trung vào phát triển

A. kinh tế.

B. quân sự.

C. thể thao.

D. vũ khí hạt nhân.

Câu 24. Sự kiện nào dưới đây chứng tỏ Nguyễn Ái Quốc đã bước đầu thiết lập mối quan hệ của cách mạng Việt Nam với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới?

A. Gửi đến Hội nghị Vécxai bản Yêu sách của nhân dân An Nam.

B. Tham dự Hội nghị quốc tế nông dân.

C. Thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa.

D. Tham dự Đại hội V của Quốc tế cộng sản.

Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý A, B, C, D ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Câu 1. Đọc tư liệu và lựa chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý a, b, c, d trong câu sau:

Tư liệu. “Cuối năm 1974, đầu năm 1975, quân dân miền Nam mở đợt hoạt động quân sự ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ, giành thắng lợi quan trọng ở Đường 14 Phước Long (6-1-1975).

Chiến thắng Đường 14-Phước Long thể hiện sự lớn mạnh và khả năng thắng lợi của quân Giải phóng, đồng thời cho thấy sự suy yếu, bất lực của quân đội Sài Gòn và khả năng can thiệp trở lại của Mỹ là rất hạn chế. Trước tình hình đó, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã bổ sung, hoàn chỉnh kế hoạch giải phóng miền Nam trong hai năm 1975 và 1976, đồng thời chỉ rõ: “Nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975.”

(Nguồn: dẫn theo SGK Lịch sử 12 – bộ sách Cánh diều, trang 49).

A. Đoạn tư liệu trên đề cập đến ý nghĩa của chiến thắng Đường 14-Phước Long.

B. Chiến thắng Đường 14-Phước Long đã chuyển cách mạng miền Nam Việt Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.

C. Chiến thắng Đường 14-Phước Long có ý nghĩa như một trận “trinh sát chiến lược” của quân dân miền Nam.

D. Trận Phước Long đã đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của đế quốc Mĩ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

Câu 2. Đọc tư liệu và lựa chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý a, b, c, d trong câu sau:

Tư liệu. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (tháng 4/2006) của Đảng Cộng sản Việt Nam xác định: đẩy mạnh toàn diện công cuộc Đổi mới, sớm đưa đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển; huy động và sử dụng tốt mọi nguồn lực để tiếp tục thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với kinh tế tri thức. Thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2011-2020, chú trọng đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng.”

(Nguồn: dẫn theo SGK Lịch sử 12 – bộ sách Chân trời sáng tạo, trang 67).

A. Đường lối đổi mới đất nước ở Việt Nam lần đầu tiên được đưa ra tại hội Đảng lần thứ X (2006)

B. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của nhân dân Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2010 là: đổi mới toàn diện đất nước; thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

C. Trong công cuộc Đổi mới, cần gắn công nghiệp hóa, hiện đại hóa với kinh tế tri thức.

D. Các chiến lược phát triển kinh tế trong quá trình Đổi mới (từ 1986 đến nay) đều gắn với cơ cấu lại nền kinh tế.

Câu 3. Đọc tư liệu và lựa chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý a, b, c, d trong câu sau:

Tư liệu: “Vào giai đoạn cuối của Chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình thế giới có những chuyển biến quan trọng. Sức mạnh và ưu thế trên chiến trường thuộc về phe đồng minh chống phát xít. Việc tổ chức lại thế giới sau chiến tranh ngày càng trở nên cấp bách. Chiến tranh diễn ra càng khốc liệt thì ý tưởng về một tổ chức quốc tế thực sự có vai trò trong việc duy trì hoà bình thế giới càng rõ nét.”

(Nguồn: SGK Lịch sử 12 – bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 7).

A. Đoạn tư liệu trên đề cập đến bối cảnh dẫn đến sự thành lập tổ chức Liên hợp quốc.

B. Ở giai đoạn cuối của Chiến tranh thế giới thứ hai, việc tổ chức lại thế giới sau chiến tranh là một trong những vấn đề cấp bách đặt ra cho các cường quốc Đồng minh.

C. Ngay từ khi Chiến tranh thế giới thứ hai chưa kết thúc, ý tưởng về việc thành lập tổ chức Liên hợp quốc đã xuất hiện.

D. Liên hợp quốc ra đời trên cơ sở kế thừa thành công của tổ chức Hội quốc liên.

Câu 4. Đọc tư liệu và lựa chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý a, b, c, d trong câu sau:

Tư liệu. “Ngày 28-01-1941, Nguyễn Ái Quốc cùng đồng chí Hoàng Văn Thụ và các đồng chí đi đón Người đã vượt qua mốc 108 (nay là cột mốc 675) biên giới Việt Nam-Trung Quốc, về đến Pác Bó, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Những ngày đầu về nước, Người ở tại nhà ông Lý Quốc Súng (Máy Lỳ), dân tộc Nùng, ở thôn Pác Bó-một cơ sở cách mạng. Ngày 08/02/1941, Người chuyển đến hang Cốc Bó ở thôn Pác Bó, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng để sống và làm việc.”

(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Chân trời sáng tạo, trang 101).

A. Tư liệu trên đề cập đến sự kiện Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm con đường cứu nước.

B. Sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước, ngày 28/1/1941, Nguyễn Ái Quốc đã về nước trực tiếp chỉ đạo cách mạng.

C. Sau sự kiện ngày 28/1/1941, cách mạng Việt Nam được đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng.

D. Sự kiện ngày 28/1/1941 đã kết tyhucs hành trình 30 năm tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc.

Xem thêm đề ôn thi tốt nghiệp năm 2025 theo cấu trúc mới các môn học hay khác:

Săn shopee giá ưu đãi :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên