500 câu hỏi ôn tập Ngữ văn lớp 9 Học kì 1 cực hay, chọn lọc

Tài liệu tổng hợp bộ 500 câu hỏi ôn tập môn Ngữ văn lớp 9 Học kì 1 chọn lọc, cực hay được biên soạn theo từng bài học. Hi vọng bộ câu hỏi ôn tập này sẽ hỗ trợ Thầy/Cô tốt hơn trong quá trình giúp học sinh hiểu bài và qua đó giúp các em ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ văn đạt kết quả cao.

Mục lục Câu hỏi ôn tập Ngữ văn 9 Học kì 1

Quảng cáo

Câu hỏi ôn tập bài Chuyện người con gái Nam Xương

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 tới câu 5:

Vũ Thị Thiết, người con gái Nam Xương, tính tình đã thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp. Trong làng có chàng Trương Sinh, mến vì dung hạnh, xin mẹ đem trăm lạng vàng cưới về. Song Trương Sinh có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức. Nàng cũng giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải bất hòa. Cuộc sum vầy chưa được bao lâu thì xảy ra việc triều đình bắt lính đi đánh giặc Chiêm. Trương tuy con hào phú nhưng không có học, nên phải ghi trong sổ lính vào loại đầu.

Câu 1: Đoạn trích trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?

Câu 2: Nội dung tổng quát của đoạn trích trên là gì?

Câu 3: Giải thích cụm từ “tư dung tốt đẹp” và từ “dung hạnh” được sử dụng trong hai câu đầu đoạn trích.

Câu 4: Em hãy nêu ra phương thức liên kết trong đoạn văn trên?

Câu 5: Tìm thành phần biệt lập được sử dụng trong đoạn trích trên?

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 6 đến câu 10:

Nàng bất đắc dĩ nói:

- Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng, vì có cái thú vui nghi gia nghi thất. Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồm xa, đâu còn có thể lên núi Vọng Phu kia nữa.

Câu 6: Vũ Nương nói câu nói trên trong hoàn cảnh nào?

Câu 7: Cụm từ “thú vui nghi gia nghi thất” có nghĩa là gì?

Câu 8: Nêu hàm ý của câu “Nay đã bình rơi trâm gãy… Vọng Phu kia nữa.”

Câu 9: Chỉ ra phép tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên, nêu tác dụng?

Câu 10: Viết đoạn văn quy nạp (khoảng 10 câu - 12 câu) có sử dụng phép lặp và một câu có thành phần biệt lập, cảm nhận của em về nhân vật Vũ Nương trong cả 2 đoạn trích trên.

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi từ câu 11, câu 12:

- Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngày chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ.

Câu 11: Lời nói của Vũ Nương chứng tỏ điều gì về nhân vật này?

Câu 12: Nguyên nhân nào dẫn tới cái chết của Vũ Nương?

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi 13 tới câu 18:

Chàng bèn theo lời, lập một đàn tràng ba ngày đêm ở bến Hoàng Giang. Rồi quả thấy Vũ Nương ngồi trên chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau đó đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng, rực rỡ đầy sông, lúc ẩn, lúc hiện.

Chàng vội gọi, nàng vẫn ở giữa dòng mà nói vọng vào:

- Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa.

Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt rồi dần biến mất.

Câu 13: Đoạn trích trên sử dụng ngôi kể số mấy, nêu tác dụng của ngôi kể đó?

Câu 14: Nêu ngắn gọn nội dung chính của đoạn trích trên?

Câu 15: Chỉ ra chi tiết kì ảo trong đoạn trích trên và nêu tác dụng?

Câu 16: Từ phần kết phía trên, em thấy truyện này kết thúc có hậu hay không có hậu, vì sao?

Câu 17: Hãy nêu tên một số tác phẩm đã học trong chương trình THCS có nói về thân phận người phụ nữ chịu nhiều bất hạnh, khổ cực trong xã hội phong kiến xưa.

Câu 18: So với truyện cổ tích Chuyện chàng Trương, Nguyễn Dữ đã sáng tạo thêm đoạn kết kì ảo (cuộc đời gặp gỡ giữa Phan Lang và Vũ Nương chốn thủy cung; lần gặp mặt ngắn ngủi của hai vợ chồng, sau đó là chia ly vĩnh viễn). Những chi tiết có tác dụng gì trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm

Hướng dẫn trả lời

Câu 1: Đoạn trích trên được viết theo phương thức tự sự.

Câu 2: Nội dung chính: giới thiệu về nhân vật Vũ Nương - người con gái đẹp người đẹp nết được Trương Sinh, con nhà hào phú, cưới về làm vợ.

Câu 3: Tư dung tốt đẹp: nhan sắc và dáng vẻ tốt đẹp.

    - Dung hạnh: chỉ nhan sắc và đức hạnh.

Ý nói Vũ Nương là người con gái không chỉ đẹp về ngoại hình, dung nhan mà còn đức hạnh.

Câu 4: Phương thức liên kết trong đoạn văn trên: phép nối, phép lặp, phép thế.

    - Phép nối: từ ngữ để nối “song”.

    - Phép thế: từ “nàng”, “vợ” thế cho từ “Vũ Nương”.

    - Phép lặp: từ “Trương Sinh”.

Câu 5: Thành phần biệt lập: thành phần phụ chú (người con gái quê ở Nam Xương), nhằm bổ sung thông tin về quê quán cho nhân vật được kể.

Câu 6: Vũ Nương nói câu trên khi bị chồng nghi oan nàng hai lòng, không chung thủy.

Câu 7: Thú vui nghi gia nghi thất: ý nói nên cửa nên nhà, thành vợ thành chồng, cùng nhau xây dựng hạnh phúc gia đình.

Câu 8: Vũ Nương đau khổ tới tột cùng vì hạnh phúc lứa đôi tan vỡ, ngay cả việc chờ đợi chồng, trông ngóng chồng như trước kia cũng không thể. Vũ Nương thất vọng khi bị Trương Sinh ruồng bỏ, tình vợ chồng gắn bó bấy lâu tan vỡ.

.............................

Câu hỏi ôn tập bài Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Khoảng năm Giáp Ngọ, Ất Mùi (1774 - 1775) trong nước vô sự, Thịnh Vượng (Trịnh Sâm) thích chơi đèn đuốc, thường ngự ở các li cung trên Tây Hồ, núi Tử Trầm, núi Dũng Thúy. Việc xây dựng đền đài cứ liên miên. Mỗi tháng ba bốn lần, Vương ra cung Thụy Liên trên bờ Tây Hồ, binh lính dàn hồ vòng quanh bốn mặt hồ, các nội thần thì đều bịt kín khăn, mặc áo như đàn bà, bày bách hóa chung quanh bờ hồ để bán.

Câu 1: Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt nào?

Câu 2: Nội dung của đoạn trích trên là gì?

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 3 tới câu 7:

Buổi ấy, bao nhiêu những loài trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch, chậu hoa cây cảnh ở chốn nhân gian, Chúa đều ra sức thu lấy, không thiếu một thứ gì. Có khi lấy cả cây đa to, cành lá rườm rà, từ bên bắc chở qua sông đem về. Nó giống như một cây cổ thụ mọc trên đầu non hốc đá, rễ dài ra đến vài trượng, phải một cơ binh khiêng mới nổi, lại bốn người đi kèm, đều cầm gươm, đánh thanh la đốc thúc quân lính khiêng đi cho đều tay. Trong phủ, tùy chỗ điểm xuyết bày vẽ ra hình núi non bộ trông như bến bể đầu non. Mỗi khi đêm thanh vắng, tiếng chim kêu vượn hót ran khắp bốn bề, hoặc nửa đêm ồn ào như trận mưa sa gió táp, vỡ tổ tan đàn, kẻ thức giả biết đó là triệu bất thường.

Câu 3: Trong đoạn trích trên câu nào sử dụng biện pháp liệt kê, nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.

Câu 4: Hình ảnh chúa trong đoạn trích trên được thể hiện như thế nào?

Câu 5: Nhận xét thái độ của tác giả trong đoạn trích trên.

Câu 6: Nhận xét cách ghi chép của tác giả.

Câu 7: Ấn tượng về cảnh đêm nơi vườn chúa được miêu tả thế nào?

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ câu 8 tới câu 12

Bọn hoạn quan cung giám lại thường nhờ gió bẻ măng, ra ngoài dọa dẫm. Họ dò xem nhà nào có chậu hoa cây cảnh, chim tốt khướu hay, thì biên ngay hai chữ “phụng thủ” vào. Đêm đến, các cậy trèo qua tường thành lẻn ra, sai tay chân binh lính đến lấy phăng đi, rồi buộc cho tội đem giấu vật cung phụng để dọa lấy tiền. Hòn đá hoặc cây cối gì to lớn quá, thậm chí phải phá hủy tường nhà để khiêng ra. Các nhà giàu bị họ vu cho là giấu vật cung phụng, thường phải bỏ của ra kêu van chí chết, có khi phải đập bỏ núi non bộ, hoặc phá bỏ cây cảnh để tránh khỏi tai vạ.

Câu 8: Đoạn trích trên sử dụng chủ yếu phương thức biểu đạt nào?

Câu 9: Bọn quan lại hầu cận trong phủ chúa đã nhũng nhiễu dân bằng nhưng thủ đoạn nào?

Câu 10: Hình ảnh người dân trong đoạn trích như thế nào?

Câu 11: Qua đoạn trích em cảm nhận về tình trạng nước ta thời vua Lê - Trịnh thế nào?

Câu 12: Theo em thể văn tùy bút có gì khác so với những thể truyện các em đã học ở bài trước.

Câu 13: Qua Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh, em có nhận xét gì về cách viết kí của Phạm Đình Hổ.

Hướng dẫn trả lời

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: tự sự.

Câu 2: Nội dung: Thói ăn chơi xa đọa của vua chúa và nhũng nhiễu của bọn vua chúa, quan lại thời Trịnh được Phạm Đình Hổ miêu tả rất cụ thể, sinh động.

    + Chúa cho xây dựng đền đài, cung điện ở khắp nơi liên miên, thỏa ý thích chơi đèn đuốc, ngắm cảnh đẹp.

    + Chúa bày ra các cuộc dạo chơi tốn kém ở li cung: tháng ba lần, huy động binh lính dàn hầu bốn mặt hồ.

    + Nơi linh thiêng của phật giáo cũng trở thành nơi hòa nhạc của bọn vũ công.

Câu 3: Câu văn sử dụng biện pháp liệt kê: “Buổi ấy, biết bao nhiêu những loại trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch, chậu hoa cây cảnh ở chốn nhân gian, Chúa đều sức thu lấy, không thiếu một thứ gì.

Các từ ngữ liệt kê: trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch, chậu hoa cây cảnh.

    - Nhấn mạnh những thứ quý hiếm trong dân gian đều bị chúa ra sức vơ vét, chiếm làm của riêng. Chúa Trịnh là kẻ tham lam, tàn ác.

Câu 4: Hình ảnh chúa Trịnh trước ngòi bút miêu tả của tác giả Phạm Đình Hổ.

    - Dùng quyền lực để cướp bóc những thứ của quý trong thiên hạ về tô điểm cho phủ chúa.

    - Cảnh điển hình của cuộc cướp đoạt: bọn lính tráng khiêng một cây đa cổ thụ về phủ chúa.

    - Tác giả miêu tả kĩ lưỡng, công phu, bằng ngôn từ chân thật, sống động.

Câu 5: Tác giả thể hiện thái độ căm ghét, phẫn nộ trước hành động tham lam của bọn quan lại, đặc biệt là hành động cướp bóc thức quý hiếm trong dân gian của chúa.

    - Tác giả đau xót trước hiện trạng đất nước ngày càng suy yếu, còn vua chúa sa đọa, quan lại thì nhũng nhiễu, vơ vét đầy túi.

Câu 6: Cách ghi chép của tác giả trong đoạn trích: ngòi bút chân thực, việc ghi chép cụ thể, sinh động.

.............................

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ Văn được các Giáo viên hàng đầu biên soạn bám sát kiến thức trọng tâm, hệ thống lại câu hỏi phần Tiếng Việt, các tác phẩm văn học, bài thơ có trong đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 9 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên