Ôn thi vào lớp 10 Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh năm 2024

Ôn thi vào lớp 10 Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh năm 2024

Nhằm mục đích giúp học sinh nắm chắc kiến thức môn Ngữ văn lớp 9 để chuẩn bị tốt cho kì thi vào lớp 10 năm 2024, VietJack tổng hợp toàn bộ nội dung trọng tâm của tác phẩm Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh đầy đủ, chi tiết.

Tác phẩm Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh

I. Những nét chính về tác giả - tác phẩm

1. Tác giả

- Phạm Đình Hổ (1768 - 1839), người làng Đan Loan, huyện Đường An, tỉnh Hải Dương.

- Ngay từ nhỏ, ông đã tỏ ra là một người có chí hướng: “Làm người con trai phải lập thân hành đạo... Lấy văn thơ nổi tiếng ở đời

- Là một người có nhân cách cao thượng, sống trong thời buổi đất nước loạn lạc, nhiễu nhương, nên dù nhiều lần được vua vời ra làm quan, nhưng được ít lâu lại xin về ẩn dật.

- Ông để lại nhiều công trình biên soạn, khảo cứu có giá trị thuộc đủ các lĩnh vực: văn học, triết học, lịch sử, địa lí,... tất cả đều viết bằng chữ Hán.

2. Tác phẩm

a. Xuất xứ

- Đoạn trích nằm trong tác phẩm “Vũ Trung tùy bút” (tùy bút viết trong những ngày mưa) được viết khoảng đầu đời Nguyễn (thế kỉ XIX). Tác phẩm gồm 88 mẩu truyện nhỏ, ghi chép lại hiện thực đen tối của lịch sử nước ta.

- Tác phẩm vừa có giá trị văn chương đặc sắc, vừa là những tài liệu quý về sử học, địa lí và xã hội học.

b. Thể loại

- Tùy bút là thể loại ghi chép một cách chân thực, sinh động về những người, sự kiện cụ thể có thực. Trong đó, tác giả bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ, nhận thức, đánh giá của mình về con người và cuộc sống hiện tại.

- Tùy bút ghi chép một cách tản mạn, tùy theo cảm hứng chủ quan của tác giả, bởi vậy cấu trúc không bị ràng buộc, song vẫn theo một tư tưởng, cảm xúc chủ đạo, và vì thế nó cũng giàu chất trữ tình.

c. Bố cục: hai phần

- Phần một: Từ đầu đến “biết đó là triệu bất tường”: Những thú ăn chơi của Chúa Trịnh.

- Phần hai: Còn lại: Sự tham lam, nhũng nhiễu của quan lại trong phủ Chúa.

II. Trọng tâm kiến thức

1. Thói ăn chơi của Chúa Trịnh và các quan lại cận thần trong phủ Chúa

- Thú chơi đèn đuốc:

+ Chúa cho xây dựng thật nhiều cung điện, đình đài để thỏa thú “chơi đèn đuốc”, ngắm cảnh đẹp. Vì vậy “xây dựng đình đài cứ liên miên”, dần đến hao tiền tốn của.

+ Chúa bày ra nhiều cuộc dạo chơi tốn kém ở các li cung. Đó là những cung điện, lâu đài xa chốn kinh thành.

+ Đặc biệt, chúa thường xuyên tổ chức những cuộc dạo chơi ở Hồ Tây “tháng ba bốn lần" huy động động người hầu kẻ hạ, các nội thần, các quan hộ giá, nhạc công... bày ra nhiều trò giải trí lố lăng, tốn kém.

- Thú chơi cây cảnh:

+ Chúa dùng quyền lực để cưỡng đoạt, vơ vét những của quý trong thiên hạ như “trân cầm, dị thú”, “cơ mộc quái thạch”. Đó không phải là sự hưởng thụ cái đẹp chính đáng mà là sự chiếm đoạt.

+ Quang cảnh phủ Chúa được gợi ra bằng những cảnh tượng rùng rợn, bí hiểm, ma quái. “Mỗi khi đêm thanh cảnh vắng, tiếng chim kêu vượn hót ran khắp bốn bề, hoặc nửa đêm ồn ào như trận mưa sa gió táp, vỡ đổ tan đàn, kẻ thức giả biết đó là triệu bất tường”. Nó không phải là một cuộc sống bình thường, vì nó gợi nên sự chết chóc - một sự sống cận kề cái chết, với ngày tận thế.

    Có thể thấy cách sống của các vua chúa thời phong kiến suy tàn là chỉ lo ăn chơi xa xỉ, không lo việc nước, ăn chơi bằng quyền lực thiếu văn hóa. Nó như dự báo trước sự suy vong tất yếu của một triều đại.

2. Sự tham lam, nhũng nhiễu của bọn quan lại trong phủ Chúa

-Tác giả đã vạch trần thủ đoạn “mượn gió bẻ măng” của bọn hoạn quan, cung giám: Lợi dụng uy quyền của các chúa để vơ vét của cải trong thiên hạ: vừa ăn cướp, vừa la làng.

- Thủ đoạn này đã nhiều lần gây tai họa cho dân lành: các nhà giàu bị họ vu cho là giấu vật cung phụng, thường phải bỏ của ra kêu van chí chết".

    Vua nào, tôi ấy, tham lam, nham hiểm, mặc sức vơ vét của dân

    Tác giả đã kết thúc bài tùy bút bằng cách ghi lại một sự việc có thực đã từng xảy ra ngay trong nhà mình. Điều đó khiến người đọc tin vào sự chân thực của câu chuyện; thấy được sự thật thối nát trong phủ chúa là điều không thể chối cãi. Đồng thời, Phạm Đình Hổ đã kín đáo gửi gắm thái độ bất bình, phê phán.

III. Tổng kết

1. Nội dung

    Tác phẩm đã phản ánh một cách chân thực đời sống xa hoa của phủ Chúa và sự nhũng nhiễu của bọn quan lại thời Lê - Trịnh.

2. Nghệ thuật

- Lối văn ghi chép sự việc cụ thể, chân thực và sinh động.

- Thủ pháp liệt kê làm nhấn mạnh thói ăn chơi xa xỉ và sự nhũng nhiễu của bọn quan lại trong phủ Chúa

Xem thêm các tài liệu Văn ôn thi vào lớp 10 năm 2024 hay khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ Văn được các Giáo viên hàng đầu biên soạn bám sát kiến thức trọng tâm, hệ thống lại câu hỏi phần Tiếng Việt, các tác phẩm văn học, bài thơ có trong đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 9 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên