Tài liệu Văn ôn thi vào lớp 10 năm 2024 (hay, cực chất)
Nhằm mục đích giúp học sinh có kế hoạch ôn luyện và đạt kết quả cao trong kì thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2023-2024, VietJack biên soạn Tài liệu Ngữ văn ôn thi vào lớp 10 cực hay tổng hợp cấu trúc đề thi, các đoạn văn nghị luận xã hội, nội dung trọng tâm của các tác phẩm quan trọng có trong đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn.
Tài liệu Văn ôn thi vào lớp 10 năm 2024 (hay, cực chất)
Xem thử Đề ôn vào 10 Văn Xem thử Đề vào 10 Văn Hà Nội Xem thử Đề vào 10 Văn Tp.HCM Xem thử Đề vào 10 Văn Đà Nẵng
Chỉ từ 150k mua trọn bộ đề ôn thi Văn vào 10 bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
- Cấu trúc đề thi vào lớp 10 Văn năm 2025 Tp.HCM
- Các đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ hay thi vào lớp 10
- Tuyệt chiêu làm phần đọc hiểu môn Văn thi vào lớp 10 đạt điểm cao năm 2024
- Cấu trúc, phạm vi kiến thức đề thi vào lớp 10 môn Văn năm 2024
- Tài liệu ôn thi vào lớp 10 môn Văn phần Thơ và truyện năm 2024
- Tài liệu ôn thi vào lớp 10 môn Văn phần Văn bản nhật dụng năm 2024
- Tổng hợp đoạn văn nghị luận xã hội về COVID 19 siêu hay năm 2024
- 16 tác phẩm Thơ quan trọng ôn thi vào 10 môn Văn năm 2024
- 8 tác phẩm Truyện quan trọng ôn thi vào 10 môn Văn năm 2024
Kiến thức trọng tâm 24 tác phẩm Ngữ văn lớp 9 quan trọng thi vào 10
- Ôn thi vào lớp 10 Truyện Kiều của Nguyễn Du
- Ôn thi vào lớp 10 Cảnh ngày xuân năm 2024
- Ôn thi vào lớp 10 Chị em Thúy Kiều năm 2024
- Ôn thi vào lớp 10 Kiều ở lầu Ngưng Bích năm 2024
- Ôn thi vào lớp 10 Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga năm 2024
- Ôn thi vào lớp 10 Đồng chí năm 2024
- Ôn thi vào lớp 10 Bài thơ về tiểu đội xe không kính năm 2024
- Ôn thi vào lớp 10 Đoàn thuyền đánh cá năm 2024
- Ôn thi vào lớp 10 Bếp lửa năm 2024
- Ôn thi vào lớp 10 Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ năm 2024
- Ôn thi vào lớp 10 Ánh trăng năm 2024
- Ôn thi vào lớp 10 Con cò năm 2024
- Ôn thi vào lớp 10 Mùa xuân nho nhỏ năm 2024
- Ôn thi vào lớp 10 Viếng Lăng Bác năm 2024
- Ôn thi vào lớp 10 Sang thu năm 2024
- Ôn thi vào lớp 10 Nói với con năm 2024
- Ôn thi vào lớp 10 Chuyện người con gái Nam Xương năm 2024
- Ôn thi vào lớp 10 Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh năm 2024
- Ôn thi vào lớp 10 Hoàng Lê nhất thống chí năm 2024
- Ôn thi vào lớp 10 Làng năm 2024
- Ôn thi vào lớp 10 Lặng lẽ Sa Pa năm 2024
- Ôn thi vào lớp 10 Chiếc lược ngà năm 2024
- Ôn thi vào lớp 10 Bến quê năm 2024
- Ôn thi vào lớp 10 Những ngôi sao xa xôi năm 2024
Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
I. Những nét chính về tác giả - tác phẩm
1. Tác giả
- Thanh Hải (1930 - 1980), tên khai sinh là Phạm Bá Ngoãn, quê huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
- Ông tham gia hoạt động văn nghệ từ cuối năm kháng chiến chống Pháp. Sự nghiệp thơ văn Thanh Hải gắn liền với hai cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc.
- Phong cách sáng tác: ngôn ngữ giàu hình ảnh, nhạc điệu, cảm xúc chân thành, đằm thắm,...
2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh sáng tác
Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” được viết tháng 11 năm 1980. Đây là thời điểm Thanh Hải đang bệnh nặng và chỉ mấy tuần sau ông qua đời. Bài thơ là những dòng chữ cuối cùng mà nhà thơ để lại. Nó như một sự tổng kết về cuộc đời của ông và gửi gắm về lẽ sống cao cả, đẹp đẽ.
b. Ý nghĩa nhan đề
- Tính từ “nho nhỏ” ở nhan đề bài thơ đã cụ thể hóa, hữu hình hóa mùa xuân và mang đến những lớp nghĩa khác nhau:
+ Lớp nghĩa thực: Gợi về mùa xuân của đất trời, của thiên nhiên vũ trụ.
+ Là hình ảnh ẩn dụ độc đáo thể hiện khát vọng, lí tưởng muốn cống hiến tất cả những gì đẹp đẽ nhất, tinh túy nhất cho cuộc đời, quê hương, đất nước của nhà thơ.
c. Bố cục: Ba phần
- Phần một: 1 khổ thơ đầu: Cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân thiên nhiên.
- Phần hai: 2 khổ tiếp theo: Cảm xúc của nhà thơ về mùa xuân đất nước.
- Phần ba: 3 khổ còn lại: Khát vọng và lí tưởng sống cao đẹp của tác giả.
II. Trọng tâm kiến thức
1. Cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân thiên nhiên
Bài thơ mở ra một khung cảnh thiên nhiên trong trẻo và tràn đầy sức sống của mùa xuân:
“Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiên
Hót chi mà vang trời”
- Sử dụng nghệ thuật đảo ngữ:
+ Đảo động từ “mọc” lên đầu câu thơ để tô đậm sức sống mạnh mẽ đến bất ngờ của một bông hoa trên dòng sông xanh.
+ Gợi liên tưởng về một bông hoa đang từ từ vươn lên trên mặt nước tràn đây sức xuân và sắc xuân.
- Bức tranh xuân xứ Huế được chấm phá bằng hình ảnh chọn lọc và giàu sức gợi: “Dòng sông xanh”, “hoa tím biếc”, “chim chiền chiện”.
+ Đó là những hình ảnh, tín hiệu đặc trưng của mùa xuân xứ Hue.
+ Gợi lên không gian mênh mông sóng nước và một bầu trời cao rộng, trong veo.
- Để cho bức tranh thiên nhiên mùa xuân hài hòa, tươi sáng, ông đã sử dụng những gam màu tươi tắn “xanh, tím”.
- Các từ cảm thán “ơi”, “chi” gợi lên một chất giọng ngọt ngào, thân thương, gần gũi.
Khi đối diện với vẻ đẹp ấy, cho dù là ai cũng phải ngỡ ngàng, xao xuyến đến say sưa:
“Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.”
- Hình ảnh “giọt long lanh rơi” thật giàu sức gợi:
+ Đó có thể là giọt mưa mùa xuân, giọt sương buổi sớm long lanh trong ánh sáng.
+ Trong mối quan hệ với câu thơ trước, tiếng hót của con chim chiền chiện vang vọng nhưng không tan biến trong không gian mà đọng lại thành từng giọt trong vắt, “long lanh”. Như một thứ quà tặng của thiên nhiên xứ Huế, thi nhân đã vội vàng đưa đôi bàn tay để hứng lấy. Tiếng chim từ chỗ được cảm nhận bằng thính giác chuyển thành thị giác rồi xúc giác. Đó chính là nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác được Thanh Hải sử dụng một cách tài tình.
- Đại từ “tôi” được điệp hai lần và đi liền với hành động “hứng” cho thấy thái độ trân trọng của thi nhân trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Đồng thời, gợi sự tận hưởng, chiếm lĩnh và giao hòa với mùa xuân.
Chỉ với vài nét vẽ, đan xen một chút chất nhạc, Thanh Hải đã phác họa được một bức tranh có cái hồn mùa xuân xứ Huế. Nó đủ đầy cả màu sắc, hình ảnh, âm thanh. Từ đó, bộc lộ được niềm say xưa, ngây ngất của tác giả trước thiên nhiên đất trời mùa xuân.
2. Cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân đất nước
Từ vẻ đẹp của mùa xuân quê hương, Thanh Hải đã mở rộng để khám phá, ngợi ca vẻ đẹp của mùa xuân đất nước:
“Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao...”
- Nhà thơ cảm nhận mùa xuân đất nước qua hình ảnh “người cầm súng” và “người ra đồng”:
+ Biểu trưng cho hai nhiệm vụ chiến lược quan trọng của đất nước ta là cùng chiến đấu ở tiền tuyến và lao động xây dựng hậu phương vững chắc.
+ Hình ảnh “người cầm súng” đi liền với hình ảnh “lộc giắt đầy trên lưng” gợi liên tưởng đến vòng lá ngụy trang của người chiến sĩ đang nảy những chồi non, lộc biếc cùng các anh ra trận để bảo vệ tổ quốc.
+ Hình ảnh “người ra đồng” đi liền với hình ảnh “lộc trải dài nương mạ” gợi liên tưởng đến những cánh đồng màu mỡ, xanh tươi của những bàn tay khéo léo gieo trồng.
- Điệp từ “mùa xuân”, “lộc”:
+ Gợi quang cảnh mùa xuân tươi đẹp đang vươn những chồi non lộc non.
+ Gợi thành quả trong công cuộc dựng xây và bảo vệ đất nước.
- Điệp từ “tất cả” đi liền với những từ láy “hối hả”, “xôn xao” làm cho nhịp thơ trở nên nhanh, gấp, gợi một nhịp sống sôi động, hối hả, khẩn trương trong nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ đất nước.
Trước mùa xuân của đất nước, nhà thơ đã bày tỏ niềm tự hào và niềm tin vào tương lai tươi sáng:
“Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước”
- Hệ thống tính từ “vất vả”, “gian lao” đã giúp tác giả đúc kết chặng đường 4000 năm dựng nước và giữ nước với biết bao thăng trầm, thử thách. Trong suốt chiều dài lịch sử ấy, đất nước ta đã trải qua biết bao đau thương và mất mát, song đã khẳng định được sức mạnh, ý chí và bản lĩnh của dân tộc mình.
- Hình ảnh so sánh “đất nước như vì sao” gợi lên những liên tưởng và ý nghĩa thật sâu sắc:
+ Gợi liên tưởng đến nguồn sáng lấp lánh, tồn tại vĩnh hằng trong không gian và thời gian.
+ Gợi ý nghĩa về dân tộc Việt Nam ta trong suốt chiều dài lịch sử, từ trong đêm tối nô lệ đã phá tan xiềng xích, thoát khỏi phong kiến, thực dân để tỏa sáng.
+ Gợi niềm tin của tác giả vào một tương lai tươi sáng, rộng mở với khí thế đi lên mạnh mẽ không gì cản nổi.
- Điệp từ “đất nước” cộng với cấu trúc song hành “đất nước bốn ngàn năm... đất nước như vì sao...” diễn tả sự vận động đi lên của lịch sử và khẳng định sự trường tồn vĩnh cửu của đất nước.
- Cụm từ “cứ đi lên” thể hiện ý chí, lòng quyết tâm và niềm tin sắt đá của nhà thơ và cả dân tộc về tương lai tươi sáng của đất nước.
Giọng thơ vừa tha thiết sôi nổi, vừa trang trọng đã gói trọn niềm yêu mến tự hào, tin tưởng của nhà thơ vào đất nước.
3. Khát vọng và lí tưởng sống cao đẹp của nhà thơ
Từ những cảm xúc vui mừng, say xưa, ngây ngất trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời xứ Huế vào xuân, vào tương lai tươi sáng của đất nước, Thanh Hải đã có những lời ước nguyện thật thiết tha, cảm động:
“Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến”
- Đại từ “ta” bộc lộ một cách trực tiếp tâm niệm của thi nhân.
- Điệp cấu trúc ngữ pháp “Ta làm... Ta nhập...” được đặt ở vị trí đầu của ba câu thơ đã khiến cho nhịp điệu thơ trở nên nhẹ nhàng, khiến cho câu thơ như một lời thủ thỉ tâm tình về ước nguyện hóa thân, hiến dâng cho quê hương, đất nước của nhà thơ.
- Hệ thống hình ảnh “con chim hót’’, “cành hoa”, “nốt trầm xao xuyến” là những hình ảnh giản dị nhưng cũng thật hàm xúc:
+ Con chim cất cao tiếng hót để làm vui cho đời; cành hoa điểm sắc để thắm cho mùa xuân; một nốt trầm trong muôn nốt nhạc của bản hòa ca muôn điệu. Đó là những hình ảnh hết sức giản dị, nhỏ bé song đã cho thấy ước nguyện khiêm nhường mà cao quý của thi nhân.
+ Những hình ảnh này có sự đổi ứng chặt chẽ với những hình ảnh mở đầu của bài thơ để khẳng định một lẽ tự nhiên, tất yếu: con chim sinh ra là để dâng tiếng hót cho đời; bông hoa sinh ra là để tỏa hương sắc; bản hòa ca tưng bừng, rộn rã song không thể thiếu nốt trầm.
+ Gợi liên tưởng đến mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng, giữa con người và đất nước.
Cống hiến cho đời, cho đất nước là một lẽ sống tốt đẹp mà Thanh Hải luôn theo đuổi.
Từ cái khát vọng sống cao quý, tác giả đã nâng lên thành một lí tưởng sống cao cả:
“Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dáng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc”
- Tác giả xin được làm một “mùa xuân nho nhỏ” để góp phần làm đẹp cho mùa xuân lớn của dân tộc. Đây chính là một hình ảnh ẩn dụ đặc sắc của nhà thơ Thanh Hải.
- Từ láy “nho nhỏ”:
+ Thể hiện ước muốn, khát vọng khiêm tốn và giản dị của nhà thơ.
+ Gợi về những gì đẹp đẽ và tinh túy nhất của cuộc đời con người để góp cho mùa xuân đất nước.
- Tính từ “lặng lẽ” đã cho thấy vẻ đẹp của một tâm hồn, lối sống và nhân cách. Mùa xuân của Thanh Hải không hề ồn ào, khoa trương, náo nhiệt mà lặng lẽ hiến dâng. Dâng cho đời là dâng một cách tự nguyện, không đòi hỏi sự đền đáp. Đó chính là lối sống, cống hiến đẹp đẽ, vô tư, trong sáng nhất mà con người cần hướng tới.
- Điệp cấu trúc ngữ pháp “Dù là... Dù là...” và hình ảnh tương phản “tuổi hai mươi” và “khi tóc bạc” khiến cho lời thơ như một lời hứa, lời tự nhủ với mình.
Đồng thời, khẳng định sự tồn tại bền vững của những khát vọng sống, lí tưởng sống là cống hiến, hi sinh.
Lời tổng kết của nhà thơ về cuộc đời mình, một cuộc đời thật đẹp xứng đáng để chúng ta suy ngẫm, học tập và noi theo.
Bài thơ khép lại trong giai điệu ngọt ngào, êm dịu của làn điệu dân ca trữ tình xứ Huế:
“Mùa xuân ta xin hát
Câu Nam ai, Nam bình
Nước non ngàn dặm mình
Nước non ngàn dặm tình
Nhịp phách tiền đất Huê”
- Câu “Nam ai” là khúc nhạc buồn thương, da diết để gợi con đường đầy hi sinh, gian khổ mà đất nước đã đi qua.
- Câu “Nam bình” là khúc nhạc êm ái, dịu ngọt để gợi mùa xuân hiện tại với cuộc sống thanh bình, no ấm.
- “Nhịp phách tiền” là điệu nhạc rộn ràng để khép lại bài thơ, đó là giai điệu của cuộc sống mới, sức sống mới của dân tộc.
Tình yêu đời, yêu cuộc sống trỗi dậy thật mãnh liệt, trở thành khúc hát tâm tình trong những dòng thơ cuối. Khúc hát đó thật cảm động, cao quý và đáng trân trọng biết bao.
III. Tổng kết
1. Nội dung
Trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”, tác giả đã tái hiện thành công vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân đất nước. Qua đó bày tỏ lẽ sống cao đẹp, là sẵn sàng dâng hiến cuộc đời mình cho đất nước.
2. Nghệ thuật
- Thể thơ năm chữ, cách gieo vần liền giữa các khổ thơ đã tạo ra sự liền mạch của cảm xúc.
- Ngôn ngữ và hình ảnh thơ giản dị, trong sáng, giàu sức gợi.
- Cảm xúc rất đỗi chân thành, tha thiết, cho nên bài thơ trở thành tiếng lòng của nhà thơ Thanh Hải với đất nước, với cuộc đời.
Bài thơ Viếng Lăng Bác
I. Những nét chính về tác giả - tác phẩm
1. Tác giả
- Viễn Phương (1928 - 2005), tên khai sinh là Phan Thanh Viễn, quê ở tỉnh An Giang.
- Ông là một trong những gương mặt tiêu biểu nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng miền Nam.
- Thơ Viễn Phương tập trung khám phá, ngợi ca vẻ đẹp của nhân dân, đất nước trong công cuộc chiến đấu trường kì, gian khổ của dân tộc.
- Phong cách sáng tác: cảm xúc sâu lắng, thiết tha; giọng thơ nhỏ nhẹ, trong sáng; ngôn ngữ đậm đà màu sắc dân tộc.
2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh sáng tác
- Bài thơ “Viếng lăng Bác” được sáng tác năm 1976, một năm sau ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Đó cũng là khoảng thời gian công trình lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa mới khánh thành. Viễn Phương là một trong số ít đồng bào chiến sĩ miền Nam sớm được ra viếng lăng Bác. Trước lăng Bác, trong phút xúc động thiêng liêng, sự thành kính, lòng biết ơn vô hạn, Viễn Phương đã sáng tác bài thơ này.
- Bài thơ được in trong tập thơ “Như mây mùa xuân” năm 1978.
b. Giọng điệu bài thư: Thành kính, trang nghiêm, trầm lắng, phù hợp với tâm trạng của tác giả và không khí ở trong lăng.
c. Bố cục: Ba phần.
- Phần một: Khổ 1: Cảm xúc ban đầu khi đứng trước lăng Bác.
- Phần hai: Khổ 2: Cảm xúc trước hình ảnh dòng người vào lăng viếng Bác.
- Phần ba: Khố 3: Cảm xúc khi vào trong lăng, đứng trước thi hài Bác.
- Phần bốn: Khổ 4: Cảm xúc của nhà thơ khi từ biệt lăng Bác.
II. Trọng tâm kiến thức
1. Cảm xúc ban đầu của nhà thơ khi đứng trước lăng Bác
Viễn Phương là một người con miền Nam, tham gia hoạt động và chiến đấu ở chiến trường Nam Bộ xa xôi. Cùng như nhiều đồng bào và chiến sĩ miền Nam, nhà thơ mong mỏi một ngày ra thăm Bác. Bởi vậy, khi đứng trước lăng Người, nhà thơ không giấu nỗi niềm xúc động: cảm xúc bồi hồi pha lẫn nỗi xúc động sâu xa:
“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”
- Với lời lẽ giản dị, câu thơ như một lời thông báo ngắn gọn: Nhà thơ ở miền Nam, nơi tuyến đầu của Tổ quốc, sau bao nhiêu năm mong mỏi nay cũng được về thăm Người.
- Sử dụng đại từ nhân xưng “Con - Bác”:
+ Đó là lối nói, lối xưng hô quen thuộc của người miền Nam để gợi sự gần gũi, thân thiết.
+ Thể hiện được lòng tôn kính và tình cảm yêu thương ruột thịt.
+ Gợi một liên tưởng, đó là Viễn Phương như một đứa con xa nay mới được trở về bên vị cha già của dân tộc.
- Biện pháp tu từ nói giảm, nói tránh khi sử dụng từ “thăm” để thay cho từ “viếng”
+ Để giảm bớt nỗi đau thương, mất mát của những đứa con xa về muộn.
+ Đồng thời, bất tử hóa hình tượng Bác trong lòng nhừng người con miền Nam và đối với cả dân tộc Việt Nam.
Câu thơ giản dị như một lời kể, song nó lại gói gém bao tình cảm của người con miền Nam sau bao mong nhớ, đợi chờ mới được về thăm lăng Người.
Đứng trước lăng vị cha già kính yêu của dân tộc, ấn tượng đầu tiên trong lòng nhà thơ chính là hàng tre xanh mát:
“Đã thấy trong sương hàng tre hát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.”
- Từ cảm thán “Ôi!” biểu thị niềm xúc động, tự hào trước hình ảnh hàng tre quanh lăng Bác.
- Hình ảnh “hàng tre bát ngát” là một hình ảnh tả thực về quang cảnh quanh lăng Bác; đồng thời gợi sự gần gũi, thân thương của những xóm làng Việt Nam.
- Hình ảnh “hàng tre xanh xanh Việt Nam” là hình ảnh ẩn dụ mang ý nghĩa tượng trưng:
+ Hàng tre ấy tượng trưng cho những con người, dân tộc Việt Nam với sức sống tràn trề.
+ Gợi tả một quân đội với tinh thần kiên cường, bất khuất, trong “bão táp mưa sa” vẫn đứng bên cạnh giữ giấc ngủ ngàn thu của Người.
+ Thành ngữ “bão táp mưa sa” gợi về những khó khăn, gian khổ mà nhân dân ta đã cùng nhau “chung lưng, đấu cật” để dựng nước và giữ nước.
+ Lối miêu tả “đứng thẳng hàng” gợi những hàng tre mang dáng dấp cứng cỏi, kiên cường, hiên ngang, bất khuất như tính cách của người dân Việt Nam.
Khổ thơ là niềm xúc động sâu sắc, niềm thành kính của Viễn Phương khi đến thăm và đứng trước lăng Bác.
2. Cảm xúc trước hình ảnh dòng người vào lăng viếng Bác
Đứng trước lăng, sau ấn tượng về “hàng tre xanh xanh” là hình ảnh của dòng người vào lăng viếng Bác với nỗi tiếc thương và lòng biết ơn sâu nặng:
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.”
- Nghệ thuật sóng đôi: Giữa hình ảnh “mặt trời” thực và “mặt trời” ẩn dụ:
+ Hình ảnh mặt trời trong câu thơ “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng”, là hình ảnh thực. Đây là mặt trời của thiên nhiên soi sáng không gian vũ trụ và mang lại sự sống cho muôn loài.
+ Hình ảnh mặt trời trong câu thơ: “Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ” là hình ảnh ẩn dụ về Bác Hồ: Bác chính là mặt trời chân lí, soi sáng giúp dân tộc thoát khỏi kiếp nô lệ khổ đau, và mang đến một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Từ đó, ta thấy được sự tôn kính, lòng biết ơn sâu sắc mà cả dân tộc dành cho Bác.
- Mặt trời thiên nhiên được nhân hóa với hai hành động: ngày ngày “đi qua trên lăng” và nhìn thấy mặt trời “trong lăng rất đỏ” đã tô đậm hơn tầm vóc vĩ đại của Người.
- Chi tiết đặc tả “rất đỏ” gợi trái tim đầy nhiệt huyết vì Tổ quốc, vì nhân dân của Bác. Mặt trời đó sẽ mãi mãi soi sáng, sưởi ấm, tô thắm cho đời.
- Hình ảnh “dòng người” đi liền với điệp từ “ngày ngày”:
+ Gợi một dòng thời gian vô tận, từ ngày này sang ngày khác, biết bao dòng người với nỗi tiếc thương vô hạn thành kính vào lăng viếng Bác.
+ Mang giá trị tạo hình, gợi quang cảnh những đoàn người nối hàng dài vào lăng để viếng Bác.
- Hình ảnh “tràng hoa” là hình ảnh ẩn dụ, gợi liên tưởng đến dòng người vào lăng viếng Bác với tấm lòng thành kính, dâng trào như được kết từ hàng vạn trái tim, tấm lòng con người Việt Nam.
- Hình ảnh hoán dụ “bảy mươi chín mùa xuân” để chỉ 79 năm trong cuộc đời của Người - 79 mùa xuân Người hi sinh cho đất nước.
Khổ thơ đã diễn tả được một cách sâu sắc tấm lòng của nhân dân cả nước dành cho vị cha già kính yêu của dân tộc. Người sẽ luôn sống và sáng mãi trong lòng dân tộc Việt Nam.
3. Cảm xúc khi vào trong lăng, đứng trước thi hài Bác
Vào trong lăng, khung cảnh và không khí như ngưng kết cả thời gian, không gian. Hình ảnh thơ đã diễn tả thật chính xác, thật tinh tế sự yên tĩnh, trang nghiêm cùng ánh sáng dịu nhẹ, trong treo của không gian trong lăng Bác:
“Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền.”
- Sử dụng biện pháp nghệ thuật nói giảm, nói tránh để phủ nhận một sự thật đau lòng: Người đang ngủ một giấc bình yên, giữa vầng trăng sáng dịu hiền.
- Hình ảnh ẩn dụ “vầng trăng sáng dịu hiền”:
+ Gợi cho chúng ta nghĩ đến tâm hồn, nhân cách sống cao đẹp, sáng trong của Bác.
+ Bộc lộ tấm lòng biết ơn sâu sắc của tác giả dành cho Bác.
+ Gợi đến những vần thơ tràn ngập ánh trăng của Người.
- Tâm trạng xúc động của nhà thơ được biểu hiện bằng một hình ảnh ẩn dụ sâu xa: “Vẫn biết trời xanh là mãi mãi”.
+ “Trời xanh”, trước tiên được hiểu theo nghĩa tả thực, đó là thiên nhiên gần gũi với chúng ta, tồn tại mãi mãi và vĩnh hằng.
+ Mặt khác, “trời xanh” còn là một hình ảnh ẩn dụ sâu xa: Bác vẫn còn mài với non sông đất nước, như “trời xanh” vĩnh hằng.
- Dù tin như thế nhưng mấy chục triệu người dân Việt Nam vẫn đau xót và nuối tiếc khôn nguôi trước sự ra đi của Bác: “Mà sao nghe nhói ở trong tim”.
+ “Nhói” là từ ngữ biểu cảm trực tiếp, biểu hiện nỗi đau đột ngột, quặn thắt. Tác giả tự cảm thấy nỗi đau mất mát ở tận đáy sâu tâm hồn mình, nỗi đau ấy uất nghẹn tột cùng không nói thành lời.
+ Cặp quan hệ từ “vẫn, mà” diễn tả sự mâu thuẫn. Cảm giác nghe nhói ở trong tim mâu thuẫn với nhận biết trời xanh là mãi mãi. Giữa tình cảm và lí trí có sự mâu thuẫn. Và con người đã không kìm nén được khoảnh khắc yếu lòng.
Cảm xúc này là đỉnh điểm của nỗi nhớ thương, của niềm đau xót. Nó chính là nguyên nhân dẫn đến những khát vọng ở khổ cuối bài thơ.
4. Cảm xúc của nhà thơ khi tạm biệt lăng Bác
Khép lại nỗi đau mất mát ấy là những giọt nước mắt luyến tiếc, bịn rịn không muốn rời Bác. Khổ thơ đã diễn tả tâm trạng lưu luyến của nhà thơ muốn được ở mãi bên lăng Bác.
“Mai về miền Nam thương trào nước mắt”
- Từ chỉ thời gian “Mai” đi liền với địa danh “miền Nam” gợi sự chia xa, gợi khoảng cách, gợi cả tấm lòng, tình cảm của những người con miền Nam.
- Lối nói “thương trào nước mắt” đã cụ thể hóa nỗi nhớ thương da diết, gợi chiều sâu của sự gắn bó với miền Bắc, với Bác Hồ của những người miền Nam. Nhà thơ bày tỏ ước muốn hóa thân để ở lại bên cạnh Bác:
“Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.”
- Nhịp điệu dồn dập và điệp từ “muốn làm” khởi đầu cho mỗi dòng thơ giúp nhà thơ tô đậm mức độ thiết tha, mãnh liệt của niềm mong ước.
- Hệ thống hình ảnh giàu sức gợi: “con chim”, “đóa hoa”, “cây tre”
+ Lớp nghĩa thực: Tác giả muốn góp cuộc đời mình để làm đẹp cho cảnh quan quanh lăng, ao ước được hóa thân thành con chim để cất tiếng hót làm vui lăng Bác; làm đóa hoa để đem lại sắc hương, tô điểm cho vườn hoa quanh lăng. Đặc biệt là ước nguyện “muốn làm cây tre trung hiếu” để nhập vào hàng tre bát ngát, tỏa bóng mát cho lăng.
+ Lớp nghĩa ẩn dụ: Khát vọng ở lại để canh giấc ngủ thiên thu cho người; Bày tỏ niềm biết ơn sâu sắc dành cho vị cha già của dân tộc; góp phần làm nên vẻ đẹp bất khuất, hiên ngang, trung hiếu của tâm hồn Việt Nam.
- Hình ảnh cây tre có tính tượng trưng, một lần nữa nhắc lại khiến bài thơ có kết cấu đầu cuối tương ứng. Hình ảnh hàng tre quanh lăng Bác được lặp ở câu thơ cuối như mang thêm nghĩa mới, tạo ấn tượng sâu sắc, làm dòng cảm xúc được trọn vẹn.
Bài thơ khép lại bằng hình ảnh “cây tre trung hiếu”, tạo nên một kết cấu đầu cuối tương ứng, nhăm bày tỏ khát vọng và tâm lòng nhà thơ dành cho Bác.
III. Tổng kết
1. Nội dung
Niềm xúc động thiêng liêng, thành kính, niềm tự hào, đau xót của nhà thơ và đồng bào miền Nam vừa được giải phóng ra thăm lăng Bác.
2. Nghệ thuật
- Giọng điệu thơ phù hợp với nội dung tình cảm, cảm xúc: vừa trang nghiêm, sâu lắng, vừa tha thiết, đau xót, tự hào.
- Thể thơ 8 chữ, xen lẫn những dòng thơ 7 hoặc 9 chữ. Nhịp thơ chủ yếu là nhịp chậm, diễn tả sự trang nghiêm, thành kính và những cảm xúc sâu lắng. Riêng khổ cuối, nhịp thơ nhanh hơn, phù hợp với sắc thái của niềm mong ước.
- Hình ảnh thơ có nhiều sáng tạo, kết hợp hình ảnh thực với hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng. Những hình ảnh ẩn dụ - biểu tượng như “mặt trời trong lăng”, “tràng hoa”, “trời xanh” vừa quen thuộc, vừa gần gũi với hình ảnh thực, vừa sâu sắc, có ý nghĩa khái quát và mang giá trị biểu cảm.
Truyện ngắn Làng
I. Những nét chính về tác giả - tác phẩm
1. Tác giả
- Kim Lân (1920 - 2007), tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài. Ông sinh ra và lớn lên trên một làng quê trù phú và giàu truyền thống văn hóa ở Từ Sơn - Bắc Ninh.
- Con người: Kim Lân là người nghiêm khắc với bản thân, nghiêm túc với công việc.
- Kim Lân bắt đầu “cầm bút” từ những năm 1941, lựa chọn cho mình sở trường truyện ngắn và nhanh chóng trở thành một cây bút xuất sắc của nền văn học Việt Nam hiện đại.
- Ông là một trong những nhà văn am hiểu sâu sắc về nông thôn và người nông dân. Bởi vậy, ông lựa chọn đề tài về người nông dân để phát huy sở trường của mình.
+ Trước Cách mạng tháng Tám: Tái hiện được cuộc sống, sinh hoạt văn hóa và những thú vui bình dị chốn thôn quê như: đánh vật, chọi gà, thả chim,...
+ Sau Cách mạng tháng Tám: Khám phá vẻ đẹp tâm hồn người nông dân. Đó là những con người với cuộc sống cực nhọc, khổ nghèo nhưng vẫn chăm chỉ làm lụng, tràn đầy niềm tin vào tương lai.
- Phong cách nghệ thuật: Kim Lân có một lối viết tự nhiên, chậm rãi, nhẹ nhàng, hóm hỉnh và giàu cảm xúc; cách miêu tả rất gần gũi, chân thực. Đặc biệt ông có biệt tài phân tích tâm lí nhân vật.
2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh sáng tác
- Truyện ngắn “Làng” được viết năm 1948. Đây là thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
-Tác phẩm được đăng lần đầu trên Tạp chí Văn nghệ năm 1948.
b. Ý nghĩa nhan đề
- Xuyên suốt tác phẩm, nhà văn kể về làng chợ Dầu nhưng không lấy tên tác phẩm là “Làng Chợ Dầu” Nếu lấy tên tác phẩm là “Làng chợ Dầu” thì câu chuyện sẽ trở thành chuyện riêng của một cái làng cụ thể; ông Hai sẽ trở thành người nông dân cụ thể của làng chợ Dầu ấy. Như vậy, chủ đề, tư tưởng của truyện bị bó hẹp, không mang ý nghĩa khái quát.
- Tác giả đã sử dụng một danh từ chung là “Làng”, mang ý nghĩa khái quát để đặt tên cho tác phẩm. Đó sẽ là một câu chuyện về những làng quê nước ta trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp; ông Hai sẽ trở thành nhân vật biểu tượng cho người nông dân Việt Nam yêu làng, yêu nước. Như vậy, chủ đề, tư tưởng, ý nghĩa của truyện được mở rộng.
c. Tóm tắt
Ông Hai người làng chợ Dầu, trong kháng chiến, buộc phải rời làng đi tản cư. Là một người nông dân yêu làng tha thiết: ông hay khoe về làng mình; ngày nào cũng ra phòng thông tin vờ xem tranh ảnh để lắng nghe tin tức về làng. Ruột gan ông cứ múa lên, trong đầu bao nhiêu ý nghĩ vui thích khi nghe về những chiến công của làng.
Một hôm, tại quán nước, ông Hai nghe tin làng chợ Dầu làm Việt gian theo giặc. Ông cảm thấy khổ tâm, nhục nhã và xấu hổ vô cùng, về nhà, ông nằm vật ra giường nhìn lũ con mà nước mắt trào ra. Ông không dám đi đâu, chỉ ru rú ở nhà, norm nớp lo sợ. Ông Hai lâm vào hoàn cảnh bế tắc khi bà chủ nhà có ý đuổi khéo gia đình ông, nhưng không thể về làng vì về làng là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ. Ông chỉ biết tâm sự với đứa con về nỗi lòng của mình.
Chỉ khi thông tin được cải chính, rằng làng chợ Dầu vẫn kiên cường đánh giặc ông mới vui vẻ và phấn chấn hẳn lên. Ông đi khoe với bác Thứ, với mọi người: nhà ông bị giặc đốt, làng ông bị giặc phá, về nhà, ông vui vẻ mua quà cho lũ con.
d. Ngôi kể
- Truyện được kể theo ngôi thứ ba.
- Tác dụng: Làm cho câu chuyện trở nên khách quan và tạo cảm nhận giác chân thực cho người đọc.
II. Trọng tâm kiến thức
1. Tình huống truyện và ý nghĩa của tình huống truyện
- Tình huống truyện đặc sắc: Ông Hai nghe tin làng chợ Dầu làm Việt gian theo Tây.
+ Tác giả đã đặt nhân vật ông Hai vào một tình huống đối nghịch với tình cảm, niềm tự hào: Một con người vốn yêu làng và luôn hãnh diện về nó thì bỗng nghe tin làng lập tề theo giặc.
+ Tình huống bất ngờ ấy đã bộc lộ một cách sâu sắc, mạnh mẽ tình yêu làng, yêu nước và tinh thần kháng chiến của ông Hai.
- Ý nghĩa của tình huống truyện:
+ Về mặt kết cấu của truyện: Tình huống này phù hợp với diễn biến của truyện, tô đậm tình yêu làng, yêu nước của người nông dân Việt Nam mà tiêu biểu là nhân vật ông Hai.
+ Về mặt nghệ thuật: Tình huống truyện đã tạo nên một cái thắt nút cho câu chuyện, tạo điều kiện để bộc lộ mạnh mẽ tâm trạng và phẩm chất của nhân vật, góp phần thế hiện chủ đề của tác phẩm.
2. Diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai
a. Người nông dân mang tình yêu làng tha thiết
- Ông tự hào, hãnh diện về làng và kể về nó với niềm say mê, náo nức đến lạ thường:
+ Trước Cách mạng tháng Tám: Ông khoe con đường làng lát toàn đá xanh, trời mưa đi chẳng lấm chân; ông khoe sinh phần của một vị quan tổng đốc trong làng;...
+ Khi kháng chiến bùng nổ: Ông khoe về một làng quê đi theo kháng chiến làm cách mạng; ông kể một cách rành rọt những hộ, những ụ, những giao thông hầm hào;...
- Khi buộc phải tản cư, ông Hai đã rất nhớ về làng:
+ Ông thường xuyên chạy sang nhà bác Thứ để kể lể đủ thứ chuyện về làng, để vơi đi cái nỗi nhớ làng.
+ Ông kể cho sướng cái miệng, cho vơi cái lòng mà không cần biết người nghe có thích hay không.
+ Ông thường xuyên theo dõi tình hình của làng cũng như tình hình chiến sự.
Tạo ra một hoàn cảnh đặc biệt, Kim Lân đã thể hiện một cách rất tự nhiên, chân thực tình cảm, niềm tự hào của ông Hai với làng chợ Dâu của mình.
b. Khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc
• Ban đầu, ông chết lặng vì đau đớn, tủi hồ như không thế điều khiển được cơ thê của mình: “Cổ ông lão nghẹn đắng lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng hẳn đi, tưởng như không thở được”.
- Cái tin ấy quá bất ngờ và khi trấn tĩnh lại, ông còn cố không tin vào cái tin dữ ấy. Nhưng rồi những người tản cư kể rành rọt quá, lại khẳng định họ “vừa ở dưới ấy lên”, “mắt thấy tai nghe”, làm ông không thể không tin.
• Sau giây phút ấy, tất cả dường như sụp đổ, tâm trí ông bị ám ảnh, lo lắng, day dứt:
- Ông vờ lảng ra chỗ khác, rồi về thẳng nhà. Nghe tiếng chửi bọn Việt gian, ông “cúi gằm mặt mà đi”.
- Về đến nhà ông nằm vật ra giường, nhìn lũ con, tủi thân mà “nước mắt ông cứ tràn ra”.
- Muôn vàn nỗi lo ùa về trong tâm trí ông:
+ Ông lo cho số phận của những đứa con rồi sẽ bị khinh bỉ, hắt hủi vì là trẻ con làng Việt gian: “Chúng nó cùng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu”.
+ Ông lo cho bao nhiêu người tản cư làng ông sẽ bị khinh, tẩy chay, thù hằn, ghê tởm: “Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian!... Suốt cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước...”
+ Ông lo cho tương lai của gia đình rồi sẽ đi đâu, về đâu, làm ăn sinh sống ra sao: “Rồi đây biết làm ăn, buôn bán làm sao? Ai người ta chứa”.
Một loạt những câu hỏi gợi lên tâm trạng khủng hoảng, rối rắm, không có lối thoát của ông Hai.
- Trong trạng thái khủng hoảng, giận dữ ông nam chặt hai tay mà rít: “chúng bay ăn miếng cơm hay ăn miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhà thế này”.
- Niềm tin bị phản bội, những mối nghi ngờ bùng lên và giằng xé trong ông: “ông kiểm điểm từng người trong óc”.
• Mấy ngày sau đó, ông hoang mang, sợ hãi khi phải đối diện với cuộc sống xung quanh:
- Ông không dám đi đâu, chỉ quẩn quanh ở nhà và nghe ngóng tình hình bên ngoài: “một đám đông tủm lại, ông cũng để ý, dăm bảy tiếng nói cười xa xa ông cũng chột dạ”.
- Lúc nào ông cũng nơm nớp, hoang mang, lo sợ tưởng như người ta để ý đến, bàn tán đến “cái chuyện ấy”. Thoáng nghe những tiếng Tây, Việt gian, cam nhông... là ông lùi ra một góc, nín thít: “Thôi lại chuyện ấy rồi!”
- Ông không dám nói chuyện với vợ, hay ông không dám nhìn thẳng vào thực tế phũ phàng đang làm ông đớn đau.
• Tình yêu làng quê và tinh thần yêu nước đã dẫn đến cuộc xung đột nội tâm ở ông Hai.
- Ông Hai rơi vào tình trạng khủng hoảng, tuyệt vọng và bế tắc hoàn toàn:
+ Ông thoáng có ý nghĩ “hay là trơ về làng” - rồi ông lại gạt bỏ ý nghĩ về làng, bởi “làng đã theo Tây, về làng là rời bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ, là cam chịu trở về kiếp sống nô lệ”.
+ Buộc phải lựa chọn một, ông đã tự xác định một cách đau đớn nhưng dứt khoát: “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây rồi thì phải thù”.
Quyết định của ông Hai đã khẳng định tình yêu nước mạnh mẽ, thiêng liêng, rộng lớn, bao trùm lên tình cảm của làng quê. Điều gì đã khiến ông có sự lựa chọn dứt khoát đó? Phải chăng chính niềm tin vào Đảng, cách mạng, kháng chiến đã hướng ông có được sự lựa chọn đó.
- Nhưng dù đã dứt khoát như thế, ông vẫn không thể dứt bỏ tình cảm với nơi mà ông đã sinh ra, lớn lên và gắn bó gần hết cuộc đời. Bởi vậy, ông muốn được tâm sự, như để phân bua, để minh oan, cởi bỏ nỗi lòng.
+ Ông trút hết nỗi lòng vào những lời thủ thỉ, tâm sự với đứa con ngây thơ, bé bỏng.
+ Tình yêu sâu nặng với làng, nên ông muốn lí trí và trái tim bé bỏng của con phải khắc sâu, ghi nhớ câu: “Nhà ta ở làng chợ Dầu” - nơi chôn rau cắt rốn của bố con ông.
+ Ông nhắc cho con về tấm lòng thủy chung với kháng chiến, với cụ Hồ của bố con ông: “Anh em đồng chí biết cho bố con ông. Cụ Hồ trên đầu, trên có soi xét cho bố con ông”.
+ Ông khẳng định tình cảm sâu nặng, bền vững và rất thiêng liêng ấy: “Cái lòng của bố con ông là như thế đấy, có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai”.
Dưới hình thức trò chuyện, tâm với đứa con, nhưng thực chất là lời tự vấn, để tự minh oan và khẳng định tấm lòng thủy chung của mình với làng, kháng chiến, cách mạng; để làm vơi đi phần nào những khổ tâm đã dằn vặt ông bấy lâu nay.
Qua diễn biến tâm trạng của ông Hai, Kim Lân đã khám phá và làm nổi bật những nét đẹp trong tâm hồn người nông dân cách mạng: hài hòa giữa lòng yêu làng và tình yêu nước, nhiệt tình cách mạng.
c. Khi nghe tin làng cải chính
- Khi nghe tin cải chính làng chợ Dầu không theo giặc, như có một phép hồi sinh khiến thái độ ông Hai thay đổi hẳn: “Cái mặt buồn thiu mọi ngày bong tươi vui, rạng rỡ hẳn lên”.
- Nó giúp rũ sạch mọi đau khổ, tủi nhục, bế tắc và đưa ông trở lại với “thói quen” cũ, lật đật đi khắp nơi khoe làng: “Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ, đốt nhẵn! Ông chủ tịch làng tôi vừa mới lên đây cải chính cái tin làng Dầu chúng tôi đi Việt gian ấy mà. Láo, Láo hết! Toàn là sai sự mục đích cả”.
- Phải chăng, khi niềm tin và tình yêu bị phản bội, bị dồn nén trong những dằn dặt, khủng hoảng quá lâu dễ khiến con người ta có những suy nghĩ không bình thường?
+ Đối với người nông dân, căn nhà là tất cả cơ nghiệp, là biết bao công cày cuốc mà nên. Vậy mà ông sung sướng, hê hả loan báo cho mọi người biết cái tin “Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ, đốt nhẵn!” một cách tự hào như một niềm vui, niềm hạnh phúc.
+ Nhưng ngôi nhà là tài sản riêng, dù có mất nhưng danh dự vẫn còn, thế là ông vui, ông hạnh phúc.
+ Đó là minh chứng hùng hồn, chứng minh cho làng ông, cho bố con gia đình ông và những người tản cư trên đây không theo giặc, vẫn một lòng thủy chung, tình nghĩa và sẵn sàng hi sinh tất cả cho kháng chiến.
Ông Hai chỉ là một người nông dân bình thường như bao người nông dân khác nhưng ông đã biết hi sinh tài sản riêng của mình cho kháng chiến. Điều này cho thấy cuộc kháng chiến chống Pháp đã đi sâu vào tiềm thức của người dân để trở thành cuộc kháng chiến toàn dân.
- Ông phấn khởi mua quà về chia cho các con và có ý định nuôi con lợn để ăn mừng,...
Tình yêu làng và lòng yêu nước của ông Hai thực sự sâu sắc và khiến người đọc vô cùng cảm động. Tin cải chính đã trả lại cho ông tình yêu, niềm tự hào sâu sắc về làng. Nó đã xây dựng lên trong ông những “bức tường thành” vững chắc không súng đạn nào có thể công phá, cháy rụi được.
3. Những đặc sắc về nghệ thuật
- Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện: Tác giả đặt nhân vật vào tình huống cụ thể để thử thách nhân vật, để nhân vật tự bộc lộ chiều sâu tư tưởng và chủ đề của truyện.
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật:
+ Khắc họa thành công nhân vật ông Hai, một người nông dân yêu làng, yêu nước tha thiết,...
+ Tác giả miêu tả rất cụ thể những diễn biến nội tâm từ suy nghĩ, hành động đến ngôn ngữ,...
+ Với thủ pháp nghệ thuật đối thoại và độc thoại nội tâm đã diễn tả một cách chính xác và mạnh mẽ những ám ảnh, day dứt của nhân vật.
Điều đó chứng tỏ Kim Lân am hiểu sâu sắc người nông dân và thế giới tinh thần của họ.
- Nghệ thuật sử dụng ngôn từ rất đặc sắc:
+ Ngôn ngữ truyện mang tính khẩu ngữ và lời ăn, tiếng nói hàng ngày của người nông dân.
+ Lời kể chuyện và lời nói của nhân vật có sự thống nhất về sắc thái, giọng điệu.
+ Ngôn ngữ nhân vật vừa có nét chung của người nông dân Việt Nam cần cù, chịu khó, lại vừa mang đậm những nét cá tính riêng của nhân vật nên rất sinh động.
- Cách trần thuật truyện tự nhiên, linh hoạt với những chi tiết sinh hoạt, đời sống hàng ngày xen vào với mạch tâm trạng khiến cho truyện sinh động hơn.
III. Tổng kết
1. Nội dung
- Kim Lân đã tái hiện thành công diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai để mà qua đó làm nổi bật nét đẹp trong tâm hồn người nông dân Việt Nam: vẻ đẹp của tấm lòng chất phác, nồng hậu, vừa yêu làng, lại vừa yêu nước, nhiệt tình với cách mạng.
2. Nghệ thuật
- Lối kể chuyện giản dị, tự nhiên, ngôn ngữ mang tính khẩu ngữ.
- Ngòi bút phân tích tâm lí sắc sảo.
- Sự kết hợp giữa ngôn ngừ độc thoại và đối thoại.
- Hệ thống hình ảnh chi tiết, giàu sức gợi.
Xem thử Đề ôn vào 10 Văn Xem thử Đề vào 10 Văn Hà Nội Xem thử Đề vào 10 Văn Tp.HCM Xem thử Đề vào 10 Văn Đà Nẵng
Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ Văn được các Giáo viên hàng đầu biên soạn bám sát kiến thức trọng tâm, hệ thống lại câu hỏi phần Tiếng Việt, các tác phẩm văn học, bài thơ có trong đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 9 (các môn học)
- Giáo án Toán 9
- Giáo án Ngữ văn 9
- Giáo án Tiếng Anh 9
- Giáo án Khoa học tự nhiên 9
- Giáo án Vật Lí 9
- Giáo án Hóa học 9
- Giáo án Sinh học 9
- Giáo án Địa Lí 9
- Giáo án Lịch Sử 9
- Giáo án GDCD 9
- Giáo án Tin học 9
- Giáo án Công nghệ 9
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 9 (có đáp án)
- Đề thi Toán 9 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 9 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 9 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 9 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 9 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 9 (có đáp án)