Tổng hợp câu hỏi bài Nói với con (Y Phương)

Tổng hợp câu hỏi bài Nói với con (Y Phương)

Bài này sẽ khái quát phần Tác giả, một số nội dung chính về Tác phẩm và hệ thống các câu hỏi về bài thơ Nói với con có trong đề thi vào lớp 10 môn Văn.

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

Xem thêm: Tác giả, tác phẩm, các dạng đề: Nói với con

II. ÔN TẬP

Cho hai câu thơ

Chân phải bước tới cha

Chân trái bước tới mẹ

Câu 1: Hai câu thơ trên nằm trong tác phẩm nào? Tác giả? Trình bày hoàn cảnh ra đời của bài thơ.

Trả lời:

Hai câu thơ nằm trong tác phẩm "Nói với con" của Y Phương. Hoàn cảnh ra đời của bài thơ:

Bài thơ sáng tác năm 1980 khi đất nước gặp nhiều khó khăn do vừa thoát khỏi chiến tranh. Bài thơ như lời tâm sự với đứa con gái về những giá trị về tình người và văn hóa.

Câu 2: Chép chính xác 9 câu thơ tiếp để hoàn chỉnh đoạn thơ có chứa hai câu thơ trên. Nêu nội dung của đoạn thơ đó.

Trả lời:

Chân phải bước tới cha

Chân trái bước tới mẹ

Một bước chạm tiếng nói

Hai bước tới tiếng cười

Người đồng mình thương lắm con ơi

Đan lờ cài nan hoa

Vách nhà ken câu hát

Rừng cho hoa

Con đường cho những tấm lòng

Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới

Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời

Câu 3: Em hiểu “người đồng mình” là gì? Cách gọi “người đồng mình” của tác giả có gì sâu sắc?

Trả lời:

“Người đồng mình” là cách gọi thân thương, chân thành và giản dị của tác giả về người cùng quê, cùng bản với mình.

Câu 4: Cho câu văn: “Trong khổ thơ thứ nhất của bài thơ “Nói với con”, tạo không khí gia đình đầm ấm, hạnh phúc và gợi hình ảnh núi rừng quê hương thơ mộng và nghĩa tình".

Câu 5: Phân tích giá trị của hai câu thơ:

Đan lờ cài nan hoa

Vách nhà ken câu hát

Trả lời:

Tác giả là người am hiểu về phong tục tập quán, đời sống của “người đồng mình”.

Nhà thơ đã vẽ lên khung cảnh sinh hoạt văn hóa mang tính cộng đồng của dân tộc mình. Hai câu thơ gợi lên khung cảnh lao động của người dân miền núi.

    + Đan lờ cài nan hoa: hình ảnh miêu tả trực quan, từ động tác mềm mại của bàn tay những chàng trai, cô gái Tây, nan tre trở thành những bông hoa đẹp đẽ.

    + Vách nhà ken câu hát là câu thơ đầy chất thơ mộng, đây là những yếu tố văn hóa phi vật thể.

Hai câu thơ thi vị bởi trong lao động, người ta vẫn lạc quan, vui vẻ tận hưởng cuộc sống, và sống hạnh phúc bởi bàn tay lao động.

Câu 6: Con lớn lên trong tình yêu của cha mẹ và sự đùm bọc của bọc hương. Nội dung ấy được thể hiện như thế nào trong khổ thơ đầu tiên (từ đầu đến Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời) của bài thơ?

Trả lời:

Người cha nhắc cho đứa con nhớ về tình cảm gia đình. Cái nôi nuôi dưỡng con trưởng thành.

Con lớn lên hằng ngày trong sự thương yêu, trong sự nâng đỡ và mong chờ của cha mẹ.

    - Bằng cách nói cụ thể, bốn câu thơ đầu tạo được không khí gia đình ấm áp, tràn đầy tiếng nói, tiếng cười và niềm hạnh phúc của cha mẹ khi nâng đỡ, dìu dắt đứa con

    - Các điệp ngữ chân phải – chân trái; một bước – hai bước; tới cha – tới mẹ, tiếng nói - tiếng cười vừa diễn tả được bước đi chập chững của con, vừa diễn tả được tình cảm nâng niu, chở che của cha mẹ.

    - Đứa con còn được lớn lên trong sự nuôi dưỡng, đùm bọc của quê hương: “Người đồng mình yêu lắm con ơi – Đan lờ cài nan hoa – Vách nhà ken câu hát”.

    - Người cha hãnh diện, ngập tràn hạnh phúc khi nói về ngày “hạnh phúc nhất trên đời” - ngày cưới - của mình, và con, chính là kết quả của hạnh phúc đó.

    - Người cha nhắc cho con biết quê hương mình không chỉ cần cù, chăm chỉ lao động mà còn là tài hoa, khéo léo, gửi cả tâm hồn vào việc làm, những sản phẩm trong cuộc sống hằng ngày của họ.

→ Con lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ, người cha muốn nhắc con nhớ tới cội nguồn sinh dưỡng của mình. Thông qua các hình ảnh cụ thể, tác giả muốn gợi không khí ấm áp, quấn quít của gia đình.

- Cuộc sống lao động cần cù tươi vui của người đồng mình được tác giả gợi lên thông qua các câu thơ thật đẹp:

Người đồng mình thương lắm con ơi

Đan lờ cài nan hoa

Vách nhà ken câu hát

       + Đan lờ cài nan hoa: dụng cụ bắt cá của người miền núi.

       + Vách nhà ken câu hát: cuộc sống hòa với niềm vui.

       + Các động từ “cài, ken” diễn tả cụ thể khéo léo hoạt động lao động của con người, cũng là sự lạc quan trong lao động.

    - Con lớn lên trong sự đùm bọc, che chở của quê hương và núi rừng.

Rừng cho hoa

Con đường cho những tấm lòng

       + Hình ảnh thiên nhiên, rừng quê thơ mộng, trữ tình, nuôi dưỡng tâm hồn và lối sống của đứa con.

       + Thiên nhiên nuôi dưỡng, che chở con người cả về tâm hồn, lối sống.

       + Rừng mang lại vẻ đẹp ban tặng cho con người.

       + Con đường cho những tấm lòng là vẻ đẹp của tình người.

→ Người cha muốn nhắc con nhớ về quê hương là một vùng quê giàu truyền thống văn hóa và nghĩa tình.

⇒ Người cha muốn con nhớ rằng con không chỉ lớn lên bằng tình yêu của cha mẹ, làng quê mà con còn lớn lên giữa thiên nhiên bao la, giàu truyền thống văn hóa, giàu tình nghĩa.

Câu 7: Nhà thơ đã ca ngợi những tình cảm tốt đẹp nào của “người đồng mình” qua lời nói của người cha với con?

Trả lời:

Người cha nói với con về những đức tính cao đẹp của “người đồng mình” từ đó nhắc con những điều cần nhớ:

    - “Người đồng mình thương lắm con ơi”: Nhắc đứa con hiểu và đồng cảm với nỗi khổ cực nhưng giàu tình thương và đáng tự hào của người đồng mình.

       + Người đồng mình lấy cái cao của trời đất làm thước đo nỗi buồn của mình, lấy cái xa của đất để đo chí lớn.

       + Người cha muốn con lấy hiện trạng thiếu thốn, khó khăn khi dân tộc mình đang nghèo đói để làm động lực sống.

       + Con phải biết sống “như sông như suối” dùng chính nội lực của mình để trải qua gian nan, thử thách.

→ Thể hiện chí hướng, tầm vóc, sức sống của ý chí con người, quê hương.

    - “Người đồng mình thô sơ da thịt” nhưng “chẳng mấy ai nhỏ bé” là lời khẳng định chắc chắn rằng sự.

    - “Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương/ Còn quê hương thì làm phong tục": người đồng mình giàu lòng tự tôn dân tộc, có ý thức về dân tộc cũng như nền văn hóa, phong tục riêng biệt độc đáo. Trân trọng phong tục, tập quán, hướng về cội rễ chính là cách “người đồng mình” tự hào về quê hương.

→ Tác giả khẳng định phẩm chất của người đồng mình, phẩm chất của quê hương, bởi sức sống của quê hương do người đồng mình tạo ta, bằng lời nói mộc mạc, giản dị, giàu tình yêu thương, sự gần gũi.

Câu 8: Nét đặc sắc là lối tư duy và cách diễn đạt giàu hình ảnh mang bản sắc dân tộc miền núi. Hãy làm sáng tỏ điều đó.

Trả lời:

Nét đặc sắc của bài thơ chính là lối tư duy và cách diễn đạt giàu hình ảnh bản sắc dân tộc miền núi, bởi lẽ:

    - Tác giả tư duy bằng chính lối suy nghĩ của người miền núi, thẳng thắn, mạnh mẽ và chân thành.

       + Nhắc đứa con hiểu rằng gia đình luôn bên cạnh, nâng đỡ, bảo vệ con.

       + Cho con thấy vẻ đẹp của quê hương, niềm vui của lao động để đứa con thấy bản thân may mắn vì được sinh ra ở đây.

       + Tác giả cũng nêu ra hiện thực khó khăn, thiếu thốn của những con người sống ở miền núi, vốn quý nhất của họ là cơ thể “tuy thô sơ da thịt” nhưng “xa nuôi chí lớn”.

       + Người đồng mình với nhiều phẩm chất quý báu là điều người con cần kế thừa, gìn giữ: tình cảm với thiên nhiên, với nơi mình sinh ra lớn lên, niềm tin vào lao động…

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ Văn được các Giáo viên hàng đầu biên soạn bám sát kiến thức trọng tâm, hệ thống lại câu hỏi phần Tiếng Việt, các tác phẩm văn học, bài thơ có trong đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 9 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên