Cấu trúc đề thi vào lớp 10 Văn năm 2025 | Kiến thức cần nhớ ôn thi vào 10 Văn

Với mục đích giúp phụ huynh và học sinh lớp 9 có cái nhìn toàn diện, cập nhật mới nhất về cấu trúc đề thi vào 10 môn Văn năm 2023-2024, đồng thời định hướng cho mình một lộ trình học và kế hoạch ôn tập phù hợp để có được kết quả tốt nhất, VietJack trân trọng cung cấp bộ tài liệu cấu trúc và phạm vi kiến thức cần ôn thi vào 10 môn văn mới nhất. Hi vọng đây sẽ là bộ tài liệu hữu ích cho tất cả các em.

Cấu trúc đề thi vào lớp 10 Văn năm 2025 | Kiến thức cần nhớ ôn thi vào 10 Văn

Xem thử Đề ôn vào 10 Văn Xem thử Đề vào 10 Văn Hà Nội Xem thử Đề vào 10 Văn Tp.HCM Xem thử Đề vào 10 Văn Đà Nẵng

Chỉ từ 150k mua trọn bộ đề ôn thi Văn vào 10 bản word có lời giải chi tiết:

Cấu trúc đề thi vào lớp 10 Văn năm 2025 Tp.HCM

Chiều 1/10/2024, Sở GD&ĐT TP.HCM thông tin về cấu trúc, yêu cầu đánh giá và bảng năng lực, cấp độ tư duy đề tuyển sinh vào lớp 10 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở cả ba môn Toán, Văn, Anh.

- Phần đọc hiểu lấy nguồn trích dẫn là ngữ liệu ngoài sách giáo khoa; văn bản văn học và một trong hai loại: văn bản nghị luận hoặc văn bản thông tin; tổng dung lương đề thi không dài quá 1.300 chữ.

- Phần viết gồm:

+ Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ). Một trong hai yêu cầu cần đạt là đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ hoặc một đoạn thơ; viết đoạn văn phân tích nội dung chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm và hiệu quả thẩm mĩ của nó.

+ Viết bài văn, một trong hai yêu cầu cần đạt là viết bài văn nghị luận về một vấn đề của đời sống, trình bày rõ vấn đề và ý kiến (đồng tình hay phản đối) của người viết về vấn đề đó; nêu được lí lẽ và bằng chứng thuyết phục

+ Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết; trình bày giải pháp khả thi và có sức thuyết phục.

Cấu trúc đề:

- Phần 1 (5,0 điểm): Đọc hiểu văn bản văn học và viết đoạn văn

Câu 1 (3,0 điểm): Đọc hiểu

Câu 2 (2,0 điểm): Viết đoạn văn

- Phần 2 (5,0 điểm): Đọc hiểu văn bản nghị luận hoặc văn bản thông tin và viết bài văn nghị luận xã hội

Câu 1 (1,0 điểm): Đọc hiểu

Câu 2 (4,0 điểm): Viết bài văn nghị luận xã hội

Thí sinh lưu ý, có 01 câu hỏi về tiếng Việt trong phần đọc hiểu văn bản văn học.

Đề thi được xây dựng theo định hướng tích hợp giữa đánh giá năng lực đọc hiểu và năng lực viết, nội dung trong phần viết có liên quan đến văn bản ở phần đọc hiểu.

Bảng năng lực và cấp độ tư duy môn văn:

Cấu trúc đề thi vào lớp 10 Văn năm 2025 Tp.HCM Cấu trúc đề thi vào lớp 10 Văn năm 2025 Tp.HCM

Cấu trúc đề thi vào lớp 10 Văn năm 2023-2024 (cả nước)

I. Cấu trúc đề thi Văn vào 10

STT

Nội dung

Điểm

Phần I: ĐỌC HIỂU 

- Ngữ liệu: có thể trong hoặc ngoài SGK Ngữ văn 9 (Ngữ liệu chung cho cả 3 câu hỏi)

- Có thể gồm 3 hoặc 4 câu. 

3,0

Câu 1

Nêu thông tin về: tác giả, tác phẩm/ đoạn trích (xuất xứ, nội dung chính, phương thức biểu đạt,…)

1,0

Câu 2

- Chỉ ra nét nghệ thuật tiêu biểu của đoạn trích.

- Nêu ý hiểu về giá trị biểu đạt của nét nghệ thuật đó.

1,0

Câu 3

- Viết 1 đoạn văn ngắn (tối đa ½ trang giấy thi):

+ Thể hiện suy nghĩ của bản thân về vấn đề được nêu ra ở đoạn trích.

+ Thực hiện yêu cầu về kĩ năng viết đoạn/ kĩ năng thực hành tiếng Việt.

1,0

Phần II: TẬP LÀM VĂN

Gồm 2 phần Nghị luận xã hội và Nghị luận văn học 

7,0

Câu 1

Nghị luận xã hội: viết 1 đoạn văn (200 chữ/ 12 câu/ ½ trang giấy) về một hiện tượng đời sống hoặc một tư tưởng đạo lí.

3,0

Câu 2

Nghị luận văn học: viết 1 đoạn văn hoặc bài văn về tác phẩm/ đoạn trích đã học trong sách Ngữ văn 9.

4,0

ĐỀ THI MẪU

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc kĩ văn bản và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

"Công nghệ càng trở nên ưu việt sau khi đón tiếp sự ra đời của những chiếc điện thoại thông minh, hay còn gọi là smartphone. Vậy điện thoại thì thông minh nhưng người dùng nó, đặc biệt là người trẻ đã thực sự thông minh"?

Theo một bài báo đưa tin về báo cáo mới nhất từ công ty chuyên nghiên cứu thị trường SuperAwesome (Anh), trẻ em từ 6-14 tuổi ở khu vực Đông Nam Á đang dẫn đầu thế giới về tỉ lệ sử dụng smartphone, cao hơn 20% so với một cường quốc công nghệ như Mĩ.

Trong thời đại công nghệ lên ngôi như hiện nay, smartphone mang tính cá nhân hóa rất lớn, kết nối internet dễ dàng, linh động và có thể sử dụng liên tục mọi lúc mọi nơi. Chúng ta dễ bắt gặp những hình ảnh giới trẻ cặm cụi vào chiếc smartphone, từ đi học đến đi chơi, vào quán cà phê, siêu thị và thậm chí là chờ đèn đỏ hay đi bộ qua đường.

Cũng vì smartphone quá vượt trội nên chính nó cũng gây ra không ít "tác dụng phụ". Nghiện selfie, nghiện đăng status, nghiện trở thành "anh hùng bàn phím", khiến giới trẻ mất dần sự tượng tác giữa người với người. Thật đáng buồn khi nhìn thấy trẻ em không còn thích thú với những món đồ chơi siêu nhân, búp bê, những trò chơi ngoài trời như đá bóng, nhảy dây,... những thứ từng là cả bầu trời tuổi thơ. Những buổi sum họp gia đình, ông bà, bố mẹ quây quần bên nhau còn con cháu lại chỉ biết lướt Facebook, đăng story. Hơn cả là tình trạng giới trẻ "ôm" điện thoại từ sáng đến khuya làm tổn hại đến sự phát triển thể chất và tâm hồn.

Không ai phủ nhận được những tính năng xuất sắc mà chiếc điện thoại thông minh mang lại, song giới trẻ cần có ý thức sử dụng: dùng điện thoại thông minh (1) một cách thông minh (2).

(Theo Thu Phương, Baomoi.com) 

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. (0,5 điểm)

Câu 2. Phân loại câu theo cấu tạo, câu "Cũng vì smartphone quá vượt trội nên chính nó cũng gây ra không ít "tác dụng phụ". thuộc loại câu gì? Xác định trợ từ trong câu. (0,5 điểm)

Câu 3. Em hãy giải thích ý nghĩa của từ "thông minh" (1) và "thông minh" (2). (1.0 điểm)

Câu 4. Nội dung chính của văn bản? (1.0 điểm)

II. TẬP LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1: (2.0 điểm)

Viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về việc làm thế nào để "dùng điện thoại thông minh một cách thông minh"?

Câu 2: (5,0 điểm)

Cảm nhận của em về nhân vật Phương Định, một trong những "ngôi sao xa xôi" trong truyện ngắn "Những ngôi sao xa xôi" của nhà văn Lê Minh Khuê.

HƯỚNG DẪN ĐÁP ÁN

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1:

- Phương thức biểu đạt chính của văn bản là nghị luận.

Câu 2:

- Câu "Cũng vì smartphone quá vượt trội nên chính nó cũng gây ra không ít "tác dụng phụ"" thuộc kiểu câu ghép. Trợ từ trong câu là: "chính".

Câu 3:

- Nghĩa của từ thông minh (1): là khái niệm chỉ một kiểu điện thoại di động tích hợp nhiều tính năng. Điện thoại thông minh ngày nay bao gồm tất cả chức năng của máy tính xách tay như duyệt web, wifi, các ứng dụng của bên thứ 3 trên di động và các phụ kiện đi kèm cho máy.

- Nghĩa của từ thông minh (2): chỉ cách người dùng sử dụng điện thoại, sử dụng để thực hiện được các yêu cầu công việc khác nhau một cách linh hoạt nhưng không lạm dụng quá mức dẫn đến lệ thuộc vào điện thoại, "nghiện" điện thoại.

Câu 4:

Nội dung chính của văn bản là thực trạng sử dụng smartphone của giới trẻ trong thời đại công nghệ hiện nay và những hậu quả của nó.

II. TẬP LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1:

Làm thế nào để dùng điện thoại thông minh một cách thông minh?

Gợi ý

- Thực trạng sử dụng smartphone hiện nay có không ít tác dụng phụ (ví dụ). 

- Cách sử dụng điện thoại thông minh một cách thông minh:

+ Sử dụng điện thoại cho những nhu cầu nghe, gọi, thư giãn, giải quyết công việc như đúng chức năng mà khi người khai sinh ra nó mong muốn.

+ Tự điều chỉnh khung thời gian biểu hợp lí để không quá chú tâm đến điện thoại, có thời gian tham gia những hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh khác. 

+ Các trang mạng xã hội nên quản lí nội dung phù hợp với lứa tuổi của người dùng.

+ Người dùng điện thoại cần nhận thức được điều quan trọng nhất là giữ gìn, xây đắp mối quan hệ yêu thương với những người thân chứ không phải những mối quan hệ ảo trên mạng xã hội...

+ Người lớn, cần có sự kiểm soát, làm gương cho trẻ nhỏ.

- Liên hệ bản thân: Là một học sinh, em đã được dùng điện thoại chưa? Nếu dùng rồi em đã và đang dùng điện thoại thông minh như thế nào để không ảnh hưởng đến việc học tập cũng như các hoạt động ngoài trời khác của mình?

Câu 2:

Cảm nhận của em về nhân vật Phương Định.

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả: Lê Minh Khuê là cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam thời chống Mĩ. Bà có sở trường viết truyện ngắn với đề tài chiến tranh, thường tập trung khai thác cuộc sống chiến đấu của thế hệ trẻ ở Trường Sơn.

- Giới thiệu tác phẩm: "Những ngôi sao xa xôi" là một trong những tác phẩm đầu tay của Lê Minh Khuê, viết năm 1971, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc ta đang diễn ra vô cùng ác liệt. Truyện ngắn làm nổi bật hình ảnh những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn - gan góc, quả cảm, lạc quan, yêu đời, có tinh thần trách nhiệm cao.

- Giới thiệu nhân vật Phương Định: Cô là nhân vật chính và cũng là người kể chuyện - có nhiều phẩm chất tốt đẹp, là đại diện tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mĩ.

2. Thân bài

Phương Định là một cô gái Hà Nội, còn rất trẻ nhưng đã từ biệt quê hương, gia đình, tham gia vào chiến trường ác liệt. Ở cô có nhiều vẻ đẹp đáng quý. 

a. Đó là một cô gái dũng cảm, kiên cường.

- Phương Định cùng đồng đội đảm nhận một công việc đầy gian khổ, hiểm nguy trên cung đường Trường Sơn, giữa những năm kháng chiến chống Mĩ ác liệt:

+ Cô thuộc tổ trinh sát mặt đường hàng ngày phải đo khối lượng đất đá lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần phải phá bom.

+ Vì thế, mỗi khi máy bay ném bom phải lao lên mặt đường, đánh dấu đoạn đường bị bom phá hỏng và những quả bom chưa nổ.

+ Không chỉ vậy, cô và tổ trinh sát còn đảm đương việc phá bom nổ chậm. Đây là nhiệm vụ đòi hỏi sự bình tĩnh, dũng cảm, quên mình của chiến sĩ vì thần chết luôn lẩn trong ruột những quả bom.

Þ Là công việc mà có làm bao nhiêu lần vẫn không thể quen, vẫn luôn căng thẳng đến mức "thần kinh căng như chão... tim đập bất chấp cả nhịp điệu".

Þ Vậy mà, cô vẫn bám trụ 3 năm liền trên tuyến đường Trường Sơn, chứng tỏ vẻ đẹp quả cảm, ý chí kiên cường, lòng yêu nước của Phương Định.

- Diễn biến tâm trạng Phương Định trong một lần phá bom nổ chậm:

+ Nền của tâm trạng là không khí căng thẳng: bầu trời, mặt đất vắng lặng phát sợ.

+ Phương Định đã chiến thắng nỗi sợ hãi của mình: Đi thẳng người đến bên quả bom; tất cả mọi giác quan của cô trở nên nhạy bén, có ngày cô phá bom đến 5 lần. Tinh thần trách nhiệm, sự quên mình trong công việc khiến cái chết trở nên mờ nhạt. Cô chỉ nghĩ đến "liệu mìn có nổ, bom có nổ không?"

Þ Cô là biểu tượng cho vẻ đẹp của lòng quả cảm, kiên cường của thế hệ nữ thanh niên xung phong thời chống Mĩ.

b. Vẻ đẹp tâm hồn nhạy cảm, mơ mộng, giày yêu thương

- Nét đẹp trẻ trung, hồn nhiên, mơ mộng:

+ Cô luôn chăm chút cho ngoại hình và rất tự hào về đôi mắt "có cái nhìn sao mà xa xăm" và cái cổ kiêu hãnh như đài hoa loa kèn Þ tự thấy mình là một cô gái khá.

+ Cô thích soi gương thích làm điệu trước các anh bộ đội.

+ Đặc biệt, Phương Định rất thích hát, thích nhiều loại nhạc khác nhau và còn thường bịa lời ra để hát.

+ Cô vui thích cuống quýt, háo hức trước một cơn mưa đá.

+ Cô cũng hay hồi tưởng về quá khứ, về tuổi học sinh, về căn nhà nhỏ bên quảng trường thành phố. Cô nhớ khung cửa sổ, nhớ những ngôi sao trên bầu trời Hà Nội, nhớ bà bán kem với lũ trẻ con háo hức vây quanh. Đó là những kí ức làm tươi mát tâm hồn cô trong hoàn cảnh chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh.

+ Vào chiến trường, phải trải qua nhiều gian khổ, thiếu thốn song Phương Định vẫn giữ vẹn nguyên thế giới tâm hồn mình. Đây là một minh chứng cho sức sống mãnh liệt của cô gái trẻ này.

- Tình cảm gắn bó, yêu thương cô dành cho những đồng đội:

+ Cô yêu thương, chiều chuộng Nho như một đứa em út trong nhà. Khi Nho bị thương, cô lo lắng, chăm sóc, cảm thấy đau như chính mình bị thương.

+ Với chị Thao: Phương Định hiểu tính cách và tình cảm của chị, cô coi chị Thao như người chị cả trong gia đình.

+ Khi đồng đội trên cao điểm, Phương Định ở nơi an toàn trực điện đài, mà chẳng thể yên lòng: cố gắt lên với đội trưởng, cô sốt ruột chạy ra ngoài rồi lo lắng.

+ Tất cả đã làm hiện lên một thế giới tâm hồn tinh tế, trong sáng, nhân hậu và vẻ đẹp nhân cách của một người thiếu nữ, sống giữa hiện thực chiến tranh khốc liệt mà vẫn tràn đẩy niềm yêu thương, tin tưởng dành cho con người và cuộc sống.

Þ Lê Minh Khuê đã khắc họa thành công nhân vật Phương Định, người thiếu nữ Hà Nội với tâm hồn phong phú và lòng dũng cảm, tinh thần quên mình vì nhiệm vụ. Nhà văn đã góp cho văn xuôi chống Mĩ một trong những hình tượng sống động và đáng yêu nhất.

c. Đặc sắc nghệ thuật

- Nghệ thuật miêu tả nhân vật đặc sắc.

- Nghệ thuật kể chuyện sinh động.

- Ngôn ngữ trần thuật phù hợp với nhân vật, nhịp kể biến đổi linh hoạt.

- Lựa chọn ngôi kể phù hợp, thể hiện được những nét tinh tế, sâu sắc trong tâm hồn nhân vật.

3. Kết bài

- Lê Minh Khuê đã làm nổi bật chân dung của Phương Định một cô gái hồn nhiên, trong sáng, tinh thần dũng cảm, lạc quan trong cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ. Phương Định là đại diện tiêu biểu của thế hệ trẻ thời kì kháng chiến chống Mĩ.

- Nhân vật Phương Định được xây dựng thành công với nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc. 

II. PHẠM VI KIẾN THỨC  

Trọng tâm đề thi vào 10 môn Văn thường tập trung vào các vấn đề sau:

1. Vận dụng kiến thức để giải quyết một trong các vấn đề sau về tiếng Việt và văn học: 

Từ vựng Tiếng Việt, các phép tu từ (ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa, so sánh…);

- Các phương châm hội thoại, thuật ngữ, khởi ngữ;

- Các thành phần biệt lập, liên kết câu và đoạn văn; nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn.

- Các kiến thức cơ bản về tác giả, tác phẩm trong chương trình lớp 9.

2. Làm văn nghị luận xã hội

- Để làm được các bài văn nghị luận xã hội thi các em không chỉ biết cách sử dụng, vận dụng từ vựng tiếng Việt, câu mà quan trọng là cần thiết phải chịu khó tìm hiểu các vấn đề đời sống, có được cách nhìn nhận và đánh giá đúng mực, thể hiện được quan điểm, tư tưởng cá nhân một cách đúng đắn.

- Chính vì vậy, làm văn nghị lận cần:

+ Vận dụng các kiến thức về đời sống, về văn hóa, xã hội

+ Về một sự kiện, sự việc, một hiện tượng đời sống; một tư tưởng đạo lý.

3. Làm văn nghị luận văn học

- Yêu cầu: Vận dụng khả năng đọc hiểu văn bản và các kiến thức ngữ văn để làm bài nghị luận văn học về các văn bản sau:

STT

TÊN VĂN BẢN

1

Chuyện người con gái Nam Xương (trích Truyền kì mạn lục – Nguyễn Dữ)

2

Truyện Kiều – Nguyễn Du (những trích đoạn trong chương trình hiện hành, không thi vào phần đọc thêm)

3

Các đoạn trích của “Truyện Lục Vân Tiên” – Nguyễn Đình Chiểu

4

Đồng chí – Chính Hữu

5

Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật

6

Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận

7

Bếp lửa – Bằng Việt

8

Ánh trăng – Nguyễn Duy

9

Làng – Kim Lân

10

Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long

11

Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng

12

Con cò – Chế Lan Viên

13

Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải

14

Viếng lăng Bác – Viễn Phương

15

Sang thu – Hữu Thỉnh

16

Nói với con – Y Phương

17

Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê

18

Kịch Tôi và chúng ta – Lưu Quang Vũ

19

Kịch Bắc Sơn – Nguyễn Huy Tưởng

* Ngoài ra còn một số tác phẩm văn học lớp 8 cần chú ý thêm một số bài như: tác phẩm: Trong lòng mẹ – Nguyên Hồng; Lão Hạc – Nam Cao.

Hi vọng một số gợi ý về cấu trúc đề thi và phạm vi kiến thức ôn tập trên sẽ giúp các em có kế hoạch ôn thi và có kết quả thi môn văn tốt nhất.

Chúc các em có một mùa tuyển sinh thành công!

Xem thêm các tài liệu Văn ôn thi vào lớp 10 năm 2024 hay khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ Văn được các Giáo viên hàng đầu biên soạn bám sát kiến thức trọng tâm, hệ thống lại câu hỏi phần Tiếng Việt, các tác phẩm văn học, bài thơ có trong đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 9 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên