Các trường hợp bằng nhau của hai tam giác thường hay, chi tiết - Toán lớp 7



Các trường hợp bằng nhau của hai tam giác thường hay, chi tiết

Bài viết Các trường hợp bằng nhau của hai tam giác thường hay, chi tiết Toán lớp 7 gồm 2 phần: Lý thuyết và Các ví dụ áp dụng công thức trong bài có lời giải chi tiết giúp học sinh dễ học, dễ nhớ Các trường hợp bằng nhau của hai tam giác thường hay, chi tiết.

Quảng cáo

I. Lý thuyết

Định nghĩa hai tam giác bằng nhau: Hai tam giác bằng nhau là hai tam giác có csc cạnh tương ứng bằng nhau và các góc tương ứng bằng nhau.

Cho tam giác ABC và tam giác A’B’C’.

Các trường hợp bằng nhau của hai tam giác thường hay, chi tiết | Toán lớp 7 (ảnh 1)

ΔABC=ΔA'B'C' khi

A^=A'^;B^=B'^;C^=C'^AB=A'B';AC=A'C';BC=B'C'

1. Trường hợp bằng nhau thứ nhất (c – c – c)

Nếu ba cạnh của tam giác này bằng ba cạnh của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau.

Các trường hợp bằng nhau của hai tam giác thường hay, chi tiết | Toán lớp 7 (ảnh 1)

Xét tam giác ABC và tam giác A’B’C’

AB=A'B'AC=A'C'BC=B'C'ΔABC=ΔA'B'C' (c – c – c)

2. Trường hợp bằng nhau thứ hai (c – g – c)

Nếu hai cạnh và góc xen giữa của tam giác này bằng hai cạnh và góc xen giữa của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau.

Các trường hợp bằng nhau của hai tam giác thường hay, chi tiết | Toán lớp 7 (ảnh 1)

Xét tam giác ABC và tam giác A’B’C’ có:

AB=A'B'B^=B'^BC=B'C'ΔABC=ΔA'B'C' (c – g – c)

3. Trường hợp bằng nhau thứ ba (g – c – g)

Nếu một cạnh và hai góc kề cạnh của tam giác này bằng một cạnh và hai góc kề cạnh của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau.

Các trường hợp bằng nhau của hai tam giác thường hay, chi tiết | Toán lớp 7 (ảnh 1)

Xét tam giác ABC và tam giác A’B’C’ ta có:

C^=C'^B^=B'^BC=B'C'ΔABC=ΔA'B'C' (g – c – g)

II. Các ví dụ:

Ví dụ 1: Cho tam giác ABC có AB = AC. Gọi M là trung điểm của BC. Chứng minh :

a) B^=C^.

b) AM là tia phân giác của BAC^.

Lời giải:

Các trường hợp bằng nhau của hai tam giác thường hay, chi tiết | Toán lớp 7 (ảnh 1)

a) Xét tam giác ABM và tam giác ACM có:

AB = AC (giả thuyết)

BM = MC (do M là trung điểm của BC)
AM chung

Do đó ΔABM=ΔACM(c – c – c)

B^=C^ (hai góc tương ứng).

b) Vì ΔABM=ΔACMBAM^=CAM^ (hai góc tương ứng)

AM là phân giác của BAC^.

Ví dụ 2: Cho tam giác ABC có AB < AC. Phân giác của góc A cắt cạnh BC tại điểm D. Trên cạnh AC lấy E sao cho AE = AB. Chứng minh:

a) ΔABD=ΔAED.

b) DA là tia phân giác của góc BDE^.

c) Chứng minh ABC^>ACB^.

Lời giải:

Các trường hợp bằng nhau của hai tam giác thường hay, chi tiết | Toán lớp 7 (ảnh 1)

a) Vì AD là tia phân giác A^BAD^=EAD^ (tính chất)

Xét tam giác ABD và tam giác AED có:

AB = AE (giả thuyết)

BAD^=EAD^ (chứng minh trên)

AD chung

Do đó ΔABD=ΔAED(c – g – c)

b) Vì ΔABD=ΔAEDADB^=ADE^ (hai góc tương ứng)

DA là phân giác BDE^.

c) Vì ΔABD=ΔAED nên ABD^=AED^ (hai góc tương ứng) hay ABC^=AED^ (1)

Xét tam giác DCE có AED^ là góc ngoài tại đỉnh E của tam giác

AED^>ACB^ (tính chất góc ngoài của tam giác)  (2)

Từ (1) và (2)

ABC^>ACB^ (điều phải chứng minh).

Ví dụ 3: Cho tam giác ABC. Trên tia đối của tia AB lấy điểm M sao cho AM = AB. Qua M kẻ đường thẳng d song song với BC, đường thẳng d cắt CA tại N. Chứng minh:

a) ΔABC=ΔAMN;

b) A là trung điểm của NC.

Lời giải:

Các trường hợp bằng nhau của hai tam giác thường hay, chi tiết | Toán lớp 7 (ảnh 1)

a) Vì đường thẳng d đi qua M song song với BC cắt AC tại N nên MN // BC.

NMA^=ABC^ (hai góc so le trong)

Xét tam giác AMN và tam giác ABC có:

NMA^=ABC^ (chứng minh trên)

AM = AB (giả thuyết)

BAC^=MAN^ (hai góc đối đỉnh)

Do đó: (g – c – g).

b) Vì ΔABC=ΔAMNAC=AN (hai cạnh tương ứng)

Mà ba điểm A, N, C thẳng hàng

Nên A là trung điểm của NC.

Xem thêm các Công thức Toán lớp 7 quan trọng hay khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official




Các loạt bài lớp 12 khác
Tài liệu giáo viên