Các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông hay, chi tiết - Toán lớp 7



Các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông hay, chi tiết

Bài viết Các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông hay, chi tiết Toán lớp 7 gồm 2 phần: Lý thuyết và Các ví dụ áp dụng công thức trong bài có lời giải chi tiết giúp học sinh dễ học, dễ nhớ Các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông hay, chi tiết.

Quảng cáo

I. Lý thuyết

- Nếu hai cạnh góc vuông của tam giác vuông này lần lượt bằng hai cạnh góc vuông của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó bằng nhau.

Các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông hay, chi tiết | Toán lớp 7 (ảnh 1)

Xét hình vẽ

Tam giác ABC vuông tại A và A’B’C’ vuông tại A’

AB=A'B'AC=A'C'ΔABC=ΔA'B'C' (c – g – c)

- Nếu một cạnh góc vuông và một góc nhọn kề cạnh ấy của tam giác vuông này bằng một cạnh góc vuông và một góc nhọn kề cạnh ấy của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó bằng nhau.

Các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông hay, chi tiết | Toán lớp 7 (ảnh 1)

Xét hình vẽ: Tam giác ABC vuông tại A và A’B’C’ vuông tại A’

AB=A'B'ABC^=A'B'C'^ΔABC=ΔA'B'C' (g – c – g)

- Nếu cạnh huyền và một góc nhọn của tam giác vuông này bằng cạnh huyền và một góc nhọn của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó bằng nhau.

Các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông hay, chi tiết | Toán lớp 7 (ảnh 1)

Xét hình vẽ: Tam giác ABC vuông tại A và tam giác A’B’C” vuông tại A’

BC=B'C'ABC^=A'B'C'^ΔABC=ΔA'B'C' (cạnh huyền – góc nhọn).

- Nếu cạnh huyền và một cạnh góc vuông của tam giác vuông này bằng cạnh huyền và một cạnh góc vuông của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó bằng nhau.

Các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông hay, chi tiết | Toán lớp 7 (ảnh 1)

Xét tam giác ABC vuông tại A và A’B’C’ vuông tại A’

BC=B'C'AC=A'C'ΔABC=ΔA'B'C' (cạnh huyền – cạnh góc vuông)

II. Các ví dụ:

Ví dụ 1: Cho tam giác ABC cân tại A. Kẻ AH vuông góc với BC tại H. Chứng minh.

Lời giải:

Các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông hay, chi tiết | Toán lớp 7 (ảnh 1)

Vì tam giác ABC là tam giác cân tại A AB=ACABH^=ACH^ (tính chất)

Vì AH vuông góc với BC tại H nên AHB^=AHC^=90°

Xét và  có:

AB=ACABH^=ACH^AHB^=AHC^=90°ΔAHB=ΔAHC (cạnh huyền – góc nhọn)

Ví dụ 2: Cho tam giác ABC cân tại A A^<90°. Kẻ BH vuông góc với AC, CK vuông góc với AB (H thuộc AC; K thuộc AB).

a) Chứng minh AH = AK.

b) Gọi I là giao điểm của BH và CK. Chứng minh AI là tia phân gác của góc A.

Lời giải:

Các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông hay, chi tiết | Toán lớp 7 (ảnh 1)

a) Vì ABC là tam giác cân nên AB = AC

Vì BH là đường cao nên BH vuông góc với AC AHB^=90°

Vì CK là đường cao nên KC vuông góc với AB AKC^=90°

Xét tam giác AHB và tam giác AKC có:

AB=ACBAC^ chungAHB^=AKC^=90°ΔAHB=ΔAKC(cạnh huyền – góc nhọn)

AH=AK (hai cạnh tương ứng)

b) Xét hai tam giác AHI và AKI có

AH = AK (chứng minh trên)

AHI^=AKI^=90°

AI chung

Do đó ΔAHI=ΔAKI (cạnh huyền – cạnh góc vuông)

IAH^=IAK^ (hai góc tương ứng)

AI là phân giác góc A^.

Ví dụ 3: Cho tam giác ABC vuông tại A. Tia phân giác góc B cắt cạnh AC tại M. Kẻ MD vuông góc với BC (D thuộc BC).

a) Chứng minh BA = BD.

b) Gọi E là giao điểm của hai đường thẳng DM và BA. Chứng minh ΔABC=ΔDBE.

Lời giải:

Các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông hay, chi tiết | Toán lớp 7 (ảnh 1)

a) Vì BM là tia phân giác của góc CBA nên DBM^=MBA^(tính chất)

Vì MD vuông góc với BC nên MDB^=90°

Xét tam giác DBM và tam giác ABM có:

MDB^=MAB^=90°

DBM^=MBA^ (chứng minh trên)

BM chung

Do đó ΔDBM=ΔABM (cạnh huyền – góc nhọn).

DB=AB (hai cạnh tương ứng).

b) Xét tam giác ABC và tam giác DBE có:

AB = BD (chứng minh trên)

ABC^ chung

EDB^=CAB^=90°

Do đó: ΔABC=ΔDBE (g – c – g).

Xem thêm các Công thức Toán lớp 7 quan trọng hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official




Đề thi, giáo án các lớp các môn học
Tài liệu giáo viên