Top 4 Đề thi Địa Lí 10 Chương 2 có đáp án, cực hay



Top 4 Đề thi Địa Lí 10 Chương 2 có đáp án, cực hay

Để học tốt Địa Lí lớp 10, phần dưới đây liệt kê Top 4 Đề thi Địa Lí 10 Chương 2 có đáp án, cực hay. Bạn vào tên đề kiểm tra hoặc Xem đề kiểm tra để theo dõi chi tiết.

Quảng cáo

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra chương 2 Học kì 1

Môn: Địa Lí 10

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề 1)

Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: (0,5 điểm) Theo thuyết Big Bang Vũ Trụ được hình thành cách đây khoảng:

A. 10 tỉ năm

B. 13 tỉ năm

C. 15 tỉ năm

D. 16 tỉ năm

Câu 2: (0,5 điểm) Có mấy hành tinh trong hệ mặt trời?

A. 7      B. 8

C. 9      D. 10

Câu 3: (0,5 điểm) Mỗi thiên hà trong vũ trụ là một tập hợp của nhiều thiên thể như:

A. Các ngôi sao

B. Các hành tinh, vệ tinh

C. Khí, bụi bức xạ điện từ

D. Các ý trên đều đúng

Câu 4: (0,5 điểm) Hiện nay các nhà vũ trụ học đều thừa nhận vũ trụ:

A. Thủy tinh, Kim tinh và Trái Đất

B. Hỏa tinh, Cuộc tinh, Thổ tinh

C. Thiên Vương tinh, Hải Vương tinh, Diêm Vương tinh

D. Tất cả 9 hành tinh

Câu 5: (0,5 điểm) Hiện nay các nhà vũ trụ học đều thừa nhận vũ trụ:

A. Đang thu hẹp

B. Đang giãn nở

C. Không thay đổi

D. Ý A và B đúng

Câu 6: (0,5 điểm) Căn cứ vào đâu mà các nhà khoa học phân chia 9 hành tinh trong Hệ Mặt Trời thành 2 nhóm?

A. Vị trí so với Mặt Trời

B. Vào kích thước

C. Vào tính chất lí hóa của các hành tinh

D. Các ý trên đều đúng

Câu hỏi tự luận

Câu 1: (4 điểm) Hãy tóm tắt học thuyết Big Bang về sự hình thành Vũ Trụ.

Câu 2: (3 điểm) Vũ Trụ là gì? Hệ Mặt Trời là gì? Em có những hiểu biết gì về Hệ Mặt Trời?

Đáp án và thang điểm

Câu hỏi trắc nghiệm

Câu hỏi 1 2 3 4 5 6
Đáp án C C D D B D

Câu hỏi tự luận

Câu 1: (4 điểm)

Học thuyết Big Bang về sự hình thành Vũ Trụ là:

      - Vũ trụ được hình thành cách đây khoảng 15 tỉ năm.

      - Sau một vụ nổ lớn từ một nguyên tử nguyên thủy chứa vật chất bị nén ép trong không gian nhỏ bé, nhưng đậm đặc, có nhiệt độ rất cao và ở trạng thái không ổn định.

      - Về sau hình thành các ngôi sao, các thiên hà của Vũ Trụ.

Câu 2: (3 điểm)

* Vũ Trụ là gì?

      - Vũ Trụ là khoảng không gian vô tận chứa các thiên hà.

      - Thiên hà chứa Mặt Trời và các hành tinh của nó.

* Hệ Mặt Trời là gì?

      - Là một tập hợp các thiên thể nằm trong các dài ngân hà.

      - Hệ Mặt Trời gồm có Mặt Trời ở trung tâm, cùng với các thiên thể chuyển động xung quang Mặt Trời.

* Em có những hiểu biết gì về Trái Đất trong Hệ Mặt Trời?

      - Trái Đất cùng một lúc có hai chuyển động:

   +Tự quay quanh trục – từ Tây sang Đông, 1 vòng 23 giờ 56’.

   +Quay quanh Mặt Trời – từ Tây sang Đông, 1 vòng 365,25 ngày.

      - Trái đất cùng một lúc có 2 tác động:

   +Tác động của nội lực.

   +Tác động của ngoại lực.

      - Trái Đất là hành tinh duy nhất có sự sống là vì:

   +Vị trí, kích thước, khối lượng của Trái Đất.

   +Sự chuyển động của Trái Đất

Quảng cáo

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra chương 2 Học kì 1

Môn: Địa Lí 10

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề 2)

Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: (0,5 điểm) Khoảng cách trung bình từ Trái Đất đến Mặt Trời là:

A. 149,6 triệu km

B. 194,6 triệu km

C. 164,9 triệu km

D. 146,9 triệu km

Câu 2: (0,5 điểm) Hành tinh nào trong Hệ Mặt Trời không có vệ tinh:

A. Thủy tinh, Kim tinh

B. Mộc tinh, Thổ tinh

C. Trái Đất, Hỏa tinh

D. Mộc tinh, Hỏa tinh

Câu 3: (0,5 điểm) Ánh sáng truyền từ Mặt Trời đến Trái Đất phải mất hết:

A. 6 phút 13 giây

B. 7 phút 21 giây

C. 9 phút 25 giây

D. 8 phút 31 giây

Câu 4: (0.5 điểm) Kinh tuyến được chọn làm kinh tuyến đường chuyển ngày quốc tế là:

A. Kinh tuyến 180o đi qua Thái Bình Dương

B. Kinh tuyến 170o đi qua Đại Tây Dương

C. Kinh tuyến 160o đi qua Ấn Độ Dương

D. Các ý trên đều sai

Câu 5: (0,5 điểm) Ngoài chuyển động quanh Mặt Trời, các hành tinh còn chuyển động quanh trục với hướng:

A. Cùng chiều kim đồng hồ ( trừ Hỏa tinh và Mộc tinh)

B. Ngược chiều kim đồng hồ ( trừ Kim tinh và Thiên Vương tinh)

C. Cùng chiều kim đồng hồ ( trừ Thủy tinh và Hải Vương tinh)

D. Ngược chiều kim đồng hồ ( trừ Diêm Vương tinh và Thổ tinh)

Câu 6: (0,5 điểm) Cùng một lúc Trái Đất có mấy chuyển động?

A. 1      B. 2

C. 3      D. 4

Câu hỏi tự luận

Câu 1: (4 điểm) Hãy trình bày các hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất.

Câu 2: (3 điểm) Trình bày các chuyển động của Trái Đất.

Đáp án và thang điểm

Câu hỏi trắc nghiệm

Câu hỏi 1 2 3 4 5 6
Đáp án A A D A B B

Câu hỏi tự luận

Câu 1: (4 điểm)

Trái Đất chuyển động tự quay quanh trục có ba hệ quả sau:

* Sự luân phiên ngày và đêm:

      - Trái Đất hình khối cầu luôn được Mặt Trời chiếu sáng một nửa (ngày), một nửa không được chiếu sáng (đêm).

      - Trái Đất tự quay quanh trục trên các nơi trên bề mặt Trái Đất đều lần lượt sáng và tối.

* Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế.

      - Giờ trên Trái Đất:

   +Trái Đất tự quay quanh trục và hình khối cầu

   +Ở kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau.

   +Chia bề mặt Trái Đất thành 24 múi giờ.

   +Giờ quốc tế ở múi số 0 (giờ: GMT)

      - Đường chuyển ngày quốc tế:

   +Chia bề mặt Trái Đất ra 24 giờ.

   +Trái Đất hình khối cầu nên giờ số 0 trùng giờ số 24 nhưng lệch nhau một ngày.

   +Vì vậy chọn kinh tuyến 180o qua giữa múi giờ 12 ở Thái Bình Dương làm đường chuyển ngày quốc tế:

      • Đi từ Tây sang Đông qua kinh tuyến 180o thì cộng một ngày.

      • Đi từ Đông sang Tây qua kinh tuyến 180o thì trừ một ngày.

* Sự lệch hướng của các vật thể:

      - Trái Đất quay quanh trục, các địa điểm ở vĩ độ khác (trừ 2 cực) có vận tốc dài khác nhau, hướng chuyển động từ Tây sang Đông.

      - Lực làm lệch hướng gọi là lực Cô-ri-ô-lít.

      - Theo hướng chuyển động thì:

+ Ở bán cầu Bắc: vật chuyển động lệch bên phải.

+ Ở bán cầu Nam: vật chuyển động lệch bên trái.

Câu 2: (3 điểm)

Trình bày các chuyển động của Trái Đất:

      - Trái Đất cùng một lúc có hai chuyển động.

      - Chuyển động tự quay quanh trục:

   +Một vòng là 23 giờ 56 phút.

   +Theo hướng từ Tây sang Đông.

      - Chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời:

   +Một vòng: 365,25 ngày.

   +Theo hướng từ Tây sang Đông.

Quảng cáo

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra chương 2 Học kì 1

Môn: Địa Lí 10

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề 3)

Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: (0,5 điểm) Lực Cô-ri-ô-lít mang tên nhà toán học Cô-ri-ô-lít người quốc gia nào?

A. Người Mĩ       B. Người Pháp

C. Người Anh      D. Người Nga

Câu 2: (0,5 điểm) Trái Đất là hành tinh thứ mấy tính từ trong ra ngoài?

A. 2      B. 3

C. 4      D. 5

Câu 3: (0,5 điểm) Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng nào? Thời gian giáp một vòng là:

A. Đông sang Tây, một vòng là 24 giờ.

B. Tây sang Đông, một vòng là 23 giờ 56 phút.

C. Tây sang Đông, một vòng là 23 giờ 48 phút.

D. Đông sang Tây, một vòng là 23 giờ 46 phút.

Câu 4: (0,5 điểm) “Điểm cận nhật” là Trái Đất gần Mặt Trời nhất là ngày:

A. Ngày 1 tháng 3

B. Ngày 3 tháng 1

C. Ngày 5 tháng 1

D. Tất cả đều sai

Câu 5: (0,5 điểm) Khi Trái Đất gần Mặt Trời nhất thì khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là: ( làm tròn số)

A. 147 triệu km

B. 149 triệu km

C. 174 triệu km

D. 150 triệu km

Câu 6: (0,5 điểm) “Điểm viễn nhật” là Trái Đất xa Mặt Trời nhất là ngày:

A. Ngày 5 tháng 7

B. Ngày 7 tháng 5

C. Ngày 7 tháng 6

D. Ngày 6 tháng 7

Câu hỏi tự luận

Câu 1: (4 điểm) Giải thích câu ca dao Việt Nam:

“Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng Mười chưa cười đã tối”

Câu 2: (3 điểm)

Sự thay đổi các mùa có tác dụng như thế nào đến cảnh quan thiên nhiên , hoạt động sản xuất và đời sống con người?

Đáp án và thang điểm

Câu hỏi trắc nghiệm

Câu hỏi 123456
Đáp án B B B B A A

Câu hỏi tự luận

Câu 1: (4 điểm) Câu ca dao Việt Nam.

“Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng Mười chưa cười đã tối”

      - Chỉ đúng cho ở nước ta và một số nước ở bán cầu Bắc.

      - Do trục Trái Đất nghiêng trên mặt phẳng quý đạo một góc 66o33’. Nên khi chuyển động tịnh tiến quanh Mặt Trời:

   +Phần được chiếu sáng và phần bóng tối ở hai nửa cầu khác nhau.

   +Nên kéo theo sự dài, ngắn khác nhau của ngày và đêm.

Câu 2: (3 điểm) Sự thay đổi các mùa có tác dụng:

Trên bề mặt Trái Đất ở khắp mọi nơi đều có sự sống phát sinh, phát triển, tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau:

      - Đối với cảnh quan thiên nhiên: tùy theo mùa, theo khu vực mà cảnh quan thiên nhiên phát triển khác nhau.

      - Đối với hoạt động sản xuất: (Nhất là sản xuất nông nghiệp) con người phải tuân theo các mùa khác nhau mà tiến hành sản xuất khác nhau.

      - Đối với con người: phải biết được tính chất, đặc điểm cụ thể của từng mùa khác nhau. Có biện pháp hữu hiệu thích nghi cho cuộc sống.

Quảng cáo

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra chương 2 Học kì 1

Môn: Địa Lí 10

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề 4)

Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: (0,5 điểm) Khi Trái Đất ở xa Mặt Trời nhất thì khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là: (làm tròn số).

A. 149 triệu km

B. 150 triệu km

C. 152 triệu km

D. 154 triệu km

Câu 2: (0,5 điểm) Khi Trái Đất đến gần Mặt Trời nhất thì lực hút của Mặt Trời:

A. Trung bình

B. Nhỏ nhất

C. Lớn nhất

D. Ý B và C đúng

Câu 3: (0,5 điểm) Khi Trái Đất đến gần Mặt Trời thì tốc độ chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời là:

A. 29,5km/s

B. 30,3km/s

C. 33,0km/s

D. 34,5km/s

Câu 4: (0,5 điểm) Khi Trái Đất ở xa Mặt Trời nhất thì tốc độ chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời là:

A. 27,5km/s

B. 28,3km/s

C. 29,3km/s

D. 30,2km/s

Câu 5: (0,5 điểm) Trái Đất có mấy vệ tinh?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 6: (0,5 điểm) Hành tinh nào trong Hệ Mặt Trời có nhiều vệ tinh nhất?

A. Mộc tinh

B. Hỏa tinh

C. Kim tinh

D. Thổ tinh

Câu hỏi tự luận

Câu 1: (4 điểm) Hãy trình bày hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất và giải thích.

Câu 2: (3 điểm) Khái quát các hệ quả chuyển động của Trái Đất.

Đáp án và thang điểm

Câu hỏi trắc nghiệm

Câu hỏi 123456
Đáp án C C B C A D

Câu hỏi tự luận

Câu 1: (4 điểm)

Trái Đất quay quanh Mặt trời trên quỹ đạo hình e-líp có những hệ quả sau:

      * Chuyển động biếu kiến hằng năm của Mặt Trời:

      - Mặt Trời quay quanh Trái Đất từ Đông sang Tây mà chúng ta thấy hằng ngày là không có thật.

      - Thực tế là Trái Đất quay quanh Mặt Trời từ Tây sang Đông.

      - Mặt trời quay quanh Trái Đất là “ảo giác” không có thật gọi là “chuyển động biểu kiến”.

      * Các mùa trong năm:

      - Mùa là một phần thời gian trong năm. Có đặc điểm, thời tiết khí hậu riêng. Tính chất mùa khác nhau ở các địa điểm.

      - Mùa là do Trái Đất quay quanh Mặt Trời, trục nghiêng và hướng không đổi. Nên thời gian nửa các bán cầu ngả về phía Mặt Trời khác nhau.

      * Ngày, đêm dài, ngắn theo mùa và theo vĩ độ:

      - Trái Đất quay quanh Mặt Trời, trục Trái Đất nghiêng, không đổi hướng.

      - Tùy theo vị trí của Trái Đất trên quỹ đạo mà ngày, đêm, dài, ngắn khác theo mùa, theo vĩ độ.

Câu 2: (3 điểm) Trái Đất cùng một lúc có 2 chuyển động.

      - Chuyển động tự quay quanh trục có 3 hệ quả sau:

   +Sự luân phiên ngày và đêm.

   +Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngay quốc tế.

   +Sự lệch hướng của các vật thể.

      - Chuyển động quanh Mặt Trời có 3 hệ quả sau:

   +Chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời.

   +Các mùa trong năm.

   +Ngày, đêm, dài, ngắn theo mùa và theo vĩ độ.

Xem thêm đề thi Địa Lí lớp 10 chọn lọc, có đáp án hay khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.




Đề thi, giáo án lớp 10 các môn học
Tài liệu giáo viên