Top 4 Đề thi Địa Lí 10 Chương 1 có đáp án, cực hay



Top 4 Đề thi Địa Lí 10 Chương 1 có đáp án, cực hay

Để học tốt Địa Lí lớp 10, phần dưới đây liệt kê Top 4 Đề thi Địa Lí 10 Chương 1 có đáp án, cực hay. Bạn vào tên đề kiểm tra hoặc Xem đề kiểm tra để theo dõi chi tiết.

Quảng cáo

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra chương 1 Học kì 1

Môn: Địa Lí 10

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề 1)

Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1:(0,5 điểm) Hình bản đồ có mấy phép chiếu hình cơ bản?

A. Có 2 phép chiếu.

B. Có 3 phép chiếu.

C. Có 4 phép chiếu.

D. Có 5 phép chiếu.

Câu 2:(0,5 điểm) Phép chiếu phương vị là phương pháp thể hiện mạg lưới kinh vĩ tuyến của địa cầu lên mặt:

A. Phẳng.

B. Đứng.

C. Nghiêng.

D. Các ý trên đều đúng.

Câu 3:(0,5 điểm) Ở Bản đồ Thế giới có các đường kinh tuyến ,vĩ tuyến là:

A. Đường cong.

B. Đường thẳng.

C. Kinh tuyến đường cong, vĩ tuyến đường thẳng.

D. Vĩ tuyến đường cong, kinh tuyến đường thẳng.

Câu 4:(0,5 điểm) Ở Bản đồ Bán cầu, đường xích đạo và đường kinh tuyến là đường thẳng còn tất cả là đường cong.

A. Đúng

B. Sai

Câu 5:(0,5 điểm) Bản đồ là hình ảnh thu nhỏ một phần hay toàn bộ bề mặt Trái Đất lên mặt phẳng trên cơ sở nào?

A. Địa lí.

B. Toán học.

C. Suy đoán của con người.

D. Các ý trên đúng.

Câu 6:(0,5 điểm) Theo phép chiếu phương vị ngang chỉ có xích đạo là đường:

A. Cong.

B. Thằng.

C. Cong và thẳng.

D. Các ý trên đều sai.

Câu hỏi tự luận

Câu 1: (4 điểm) Hãy cho biết ý nghĩa của từng phép chiếu đồ.

Câu 2: (3 điểm) Phép chiếu hình bản đồ là gì? Phép chiếu đồ được sử dụng nhiều trong các bản đồ hiện nay.

Đáp án và thang điểm

Câu hỏi trắc nghiệm

Câu hỏi 1 2 3 4 5 6
Đáp án B A B A B B

Câu hỏi tự luận

Câu 1: (4 điểm) Ý nghĩa của từng phép chiếu đồ.

   - Phép chiếu phương vị: thường dùng đề vẽ bản đồ khu vực quanh cực ,bản đồ

bán cầu Tây, bán cầu Đông.

   - Phép chiếu hình nón đứng: thường dùng để vẽ bản đồ ở các vùng đất thuộc vĩ

độ trung bình (khu vực ôn đới) và kéo dài theo vĩ tuyến như: Liên bang Nga, Trung Quốc, Hoa Kì.

   - Phép chiếu hình trụ đứng: thường dùng để vẽ bản đồ ở khu vực gần xích đạo,

bản đồ thế giới, bản đồ châu lục.

Câu 2: (3 điểm)

a. Phép chiếu hình bản đồ là gì?

Phép chiếu hình bản đồ là cách biểu thị mặt cong của Trái Đất lên một mặt phẳng

, để mỗi điểm trên mặt cong tương ứng với 1 điểm trên mặt phẳng.

b. Phép chiếu đồ được sử dụng nhiều trong các bản đồ hiện nay.

   - Phép chiếu phương vị.

   - Phép chiếu hình nón.

   - Phép chiếu hình trụ.

Mỗi một phép chiếu đều có 3 cách: Phép chiếu đứng, Phép chiếu ngang, Phép chiếu nghiêng.

Ngoài 3 phép chiếu cơ bản nêu trên, còn có phép chiếu tự do có tính quy ước đề vẽ các bản đồ vì mục đích riêng.

Quảng cáo

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra chương 1 Học kì 1

Môn: Địa Lí 10

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề 2)

Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: (0,5 điểm) Phép chiếu hình bản đồ là cách biểu hiện mặt cong của địa cầu lên một mặt phẳng để mỗi điểm trên mặt cong tương ứng với:

A. một điểm trên mặt phẳng.

B. một điểm trên mặt cong.

C. Ý A và B đúng.

D. Ý A và B sai.

Câu 2: (0,5 điểm) Phép chiếu phương vị gồm có các phép chiếu là:

A. Ngang – Nghiêng

B. Đứng – Nghiêng

C. Đứng – Ngang

D. Đứng – Ngang – Nghiêng

Câu 3: (0,5 điểm) Khi phép chiếu hình nón đứng ra mặt phẳng thì các kinh tuyến và vĩ tuyến là:

A. Kinh tuyến là những đoạn thẳng đồng quy ở cực.

B. Vĩ tuyến là những cung tròn đồng tâm.

C. Kinh tuyến và vĩ tuyến song song vuông góc.

D. Ý A và B đúng.

Câu 4: (0,5 điểm) Do bề mặt Trái Đất cong, nếu khi thể hiện lên mặt phẳng thì các khu vực khác nhau trên bản đồ:

A. Hoàn toàn chính xác.

B. Không hoàn toàn chính xác.

C. Tùy theo cách thể hiện.

D. Các ý trên đều đúng.

Câu 5: (0,5 điểm) Theo phép chiếu phương vị ngang thì mặt chiếu tiếp xúc với mặt địa cầu:

A. Ở hai cực

B. Ở xích đạo và không song song với trục của địa cầu.

C. Ở xích đạo và song song với trục của địa cầu.

D. Ý A và B đều đúng.

Câu 6: (0,5 điểm) Cùng một phép chiếu, nhưng tùy theo vị trí của nguồn chiếu và mặt chiếu mà hình dạng kinh – vĩ tuyến:

A. Khác nhau

B. Giống nhau

C. Ý A và B đúng

D. Ý A và B sai

Câu hỏi tự luận

Câu 1: (4 điểm)

   - Nêu đặc điểm lưới kinh – vĩ tuyến của bản đồ cho phép chiếu phương vị thẳng (khi điểm tiếp xúc ở cực).

   - Vùng nào của bản đồ tương đối chính xác? Vùng nào kém chính xác?

Câu 2: (3 điểm) Theo phép chiếu phương vị ngang, khu vực nào trên bản đồ tương đối chính xác? Mức độ chính xác trên bản đồ thay đổi như thế nào?

Đáp án và thang điểm

Câu hỏi trắc nghiệm

Câu hỏi 1 2 3 4 5 6
Đáp án A D D B C A

Câu hỏi tự luận

Câu 1: (4 điểm)

   - Kinh tuyến là những đường thẳng xuất phát từ cực.

   - Vĩ tuyến là những đường tròn nhỏ dần về 2 cực.

   - Vùng tương đối chính xác là cực (vùng tiếp xúc).

   -Càng xa cực càng kém chính xác.

Câu 2: (3 điểm)

   - Khu vực nào trên bản đồ tương đối chính xác?

Là khu vực trung tâm nơi gặp gỡ giữa xích đạo và kinh tuyến đều thẳng ở trung tâm (khu vực tiếp xúc giữa mặt phẳng của giấy vẽ bản đồ với địa cầu)

   -Mức độ chính xác trên bản đồ thay đổi như thế nào?

Càng xa khu vực trung tâm càng kém chính xác.

Quảng cáo

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra chương 1 Học kì 1

Môn: Địa Lí 10

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề 3)

Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: (0,5 điểm) Theo phép chiếu phương vị đứng, mặt chiếu giấy vẽ bản đồ tiếp xúc với mặt địa cầu ở:

A. Cực. Trục địa cầu vuông góc với mặt chiếu.

B. Cực. Trục địa cầu song song với mặt chiếu.

C. Xích đạo. Trục địa cầu vuông góc với mặt chiếu.

D. Ý A và B đúng.

Câu 2: (0,5 điểm) Theo phép chiếu phương vị nghiêng thì mặt phẳng của giấy vẽ bản đồ tiếp xúc điểm nào trên mặt địa cầu.

A. Ở xích đạo

B. Ở cực bắc

C. Ở cực nam

D. Bất cứ điểm nào

Câu 3: (0,5 điểm) Theo phép chiếu đồ hình nón thì hệ thống vĩ tuyến và kinh tuyến là:

A. Vĩ tuyến là các đường cong đồng tâm.

B. Kinh tuyến chụm đầu ở cực.

C. Vĩ tuyến và kinh tuyến là những đường thẳng.

D. Ý A và B đúng.

Câu 4: (0,5 điểm) Theo phép chiếu đồ hình trụ đứng thì hệ thống kinh vĩ tuyến là:

A. Các đường thẳng song song với nhau. Các vĩ tuyến bằng nhau.

B. Các đường thẳng vuông góc với nhau .Các vĩ tuyến đều bằng nhau.

C. Các đường cong. Các vĩ tuyến khác nhau.

D. Các ý trên đều sai.

Câu 5: (0,5 điểm) Theo phép chiếu phương vị ngang, chỉ có xích đạo là đường thẳng, các vĩ tuyến còn lại khoảng cách:

A. Giảm dần khi càng xa xích đạo về 2 cực.

B. Tăng dần khi càng xa xích đạo về 2 cực.

C. Không thay đổi khi xa xích đạo.

D. Tăng hoặc giảm tùy thuộc 2 cực.

Câu 6: (0,5 điểm) Theo phép chiếu phương vị ngang, thì kinh tuyến gốc là đường:

A. Cong.

B. Nghiêng.

C. Thẳng.

D. Các ý trên đều đúng.

Câu hỏi tự luận

Câu 1: (4 điểm) Điền các nội dung thích hợp vào ô trống.

Đề thi Địa Lí 10 | Đề thi Địa Lí 10

Câu 2: (3 điểm)

- Bản đồ được phân loại thành những nhóm chính nào?

-Theo mục đích sử dụng, theo nội dung, theo lãnh thổ, người ta chia bản đồ thành những loại nào?

Đáp án và thang điểm

Câu hỏi trắc nghiệm

Câu hỏi 1 2 3 4 5 6
Đáp án A D D B B C

Câu hỏi tự luận

Câu 1: (4 điểm) Điền các nội dung thích hợp.

Phép chiếu đồThể hiện trên bản đồ
Các đường kinh tuyếnCác đường vĩ tuyếnKhu vực chính xácKhu vực kém chính xác
Hình nón đứngLà các đường thẳng đồng qui tại chóp hình nónLà những đường cong tròn đồng tâmLà toàn bộ vĩ tuyến tiếp xúc với hình nónCàng xa vĩ tuyến tiếp xúc thì khoảng cách giữa đường chiếu và hình chiếu càng xa
Hình trụ đứngLà những đường thẳng vuông góc với vĩ tuyếnLà những đường thẳng vuông góc với kinh tuyến.Càng xa xích đạo khoảng cách các vĩ tuyến càng lớn Gần xích đạoCàng xa xích đạo, càng kém chính xác

Câu 2: (3 điểm)

* Bản đồ được phân loại thành những nhóm:

   - Ngày bay,bản đồ được sử dụng rộng rãi trong xã hội với những loại hình vô cùng phong phú.

   - Bản đồ có thể chia thành các nhóm chính:

+ Theo tỉ lệ.

+ Theo nội dung.

+ Theo mục đích sử dụng.

+ Theo lãnh thổ,…

+ Theo từng nhóm chính lại chia thành các nhóm nhỏ với những bản đồ khác.

* Theo mục đích sử dụng: gồm có bản đồ tra cứu, bản đồ giáo khoa, quân sự, hàng hải.

* Theo nội dung: bản đồ địa lí nói chung, bản đồ chuyên đề.

* Theo lãnh thổ: bản đồ thế giới, nửa cầu, các châu, các đại dương.

Quảng cáo

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra chương 1 Học kì 1

Môn: Địa Lí 10

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề 4)

Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: (0,5 điểm) Phép chiều đồ phương vị, nếu điểm tiếp xúc nằm trên đường xích đạo thì đường kinh tuyến gốc và đường xích đạo là:

A. Hai đường cong

B. Hai đường thẳng

C. Kinh tuyến gốc là đường thẳng, xích đạo là đường cong

D. Xích đạo là đường thẳng, kinh tuyến gốc là đường cong

Câu 2: (0,5 điểm) Theo phép chiếu đồ phương vị ngang, thì kinh tuyến gốc là đường:

A. Cong.      B. Thẳng.

C. Nghiêng.      D. Ý A và B đúng.

Câu 3: (0,5 điểm) Phép chiếu hình nón là cách thể hiện mạng lưới kinh, vĩ tuyến của Địa cầu lên mặt chiếu là hình nón. Sau đó được triển khai mặt chiếu hình nón thành:

A. Hình tròn.   B. Hình nón.

C. Mặt phẳng.      D. Mặt nghiê   ng.

Câu 4: (0,5 điểm) Theo phép chiếu phương vị ngang (ngoài kinh tuyến gốc)thì các kinh tuyến là những đường cong. Vậy khoảng cách giữa các kinh tuyến:

A. Giữ nguyên khi càng xa kinh tuyến gốc.

B. Tăng dần khi càng xa kinh tuyến gốc.

C. Giảm dần khi càng xa kinh tuyến gốc.

D. Ý A và C đúng.

Câu 5: (0,5 điểm) Trong ngành hàng hải và hàng không thường dùng bản đồ có các đường kinh – vĩ tuyến là những đường thẳng. Vì bản đồ đó được vẽ theo phép chiếu đồ:

A. Phương vị.      B. Hình trụ.

C. Hình nón.      D. Hình trụ và hình nón.

Câu 6: (0,5 điểm) Khi triển khai phép chiếu hình nón ra mặt phẳng sẽ có một lưới chiếu có dạng:

A. Hình nón.      B. Hình trụ.

C. Hình chữ nhật.      D. Hình quạt.

Câu hỏi tự luận

Câu 1: (4 điểm) Vì sao khi vẽ bản đồ phải dùng phép chiếu hình bản đồ? Vì sao lại phải sử dụng nhiều phép chiếu hình khác nhau?

Câu 2: (3 điểm) Nêu ba loại phép chiếu đồ hình nón, tùy theo vị trí của hình nón so với địa cầu.

Đáp án và thang điểm

Câu hỏi trắc nghiệm

Câu hỏi 1 2 3 4 5 6
Đáp án C D C A B B

Câu hỏi tự luận

Câu 1: (4 điểm)

* Khi vẽ bản đồ phải dùng phép chiếu hình bản đồ, vì:

   - Phép chiếu hình bản đồ là phép chiếu hình kinh – vĩ tuyến từ mặt e-lip-xô-ít lên mặt phẳng bằng phương pháp toán học.

   - Thể hiện các hiện tượng địa lí tự nhiên, kinh tế - xã hội và các mối quan hệ giữa chúng với nhau thông qua các nội dung được trình bày các kí hiệu bản đồ.

* Phải sử dụng phép chiếu hình khác nhau, vì:

   - Phép chiếu hình bản đồ là cách biểu thị mặt cong của Trái Đất lên mặt phẳng.

   - Do bề mặt Trái Đất cong nên khi thể hiện lên mặt phẳng, các khu vực trên bản đồ không hoàn toàn chính xác như nhau.

Câu 2: (3 điểm)

Có 3 phép chiếu hình nón:

   - Phép chiếu hình nón đứng: trục của hình nón trùng với trục quay của địa cầu .

   - Phép chiếu hình nón ngang: trục của hình nón trùng với đường kính của xích đạo và vuông góc với trục quay của địa cầu.

   - Phép chiếu hình nón nghiêng: trục hình nón đi qua tâm của địa ccầu nhưng không trùng với trục địa cầu, không trùng với đường kính của xích đạo.

Xem thêm đề thi Địa Lí lớp 10 chọn lọc, có đáp án hay khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.




Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên