Top 100 Đề thi Hoá học 11 Chân trời sáng tạo (có đáp án)
Tuyển chọn 100 Đề thi Hoá học 11 Chân trời sáng tạo Học kì 1, Học kì 2 năm 2024 mới nhất có đáp án và lời giải chi tiết, cực sát đề thi chính thức gồm đề thi giữa kì, đề thi học kì giúp học sinh 11 ôn luyện và đạt điểm cao trong các bài thi Hoá học 11.
Đề thi Hoá học 11 Chân trời sáng tạo (có đáp án)
Xem thử đề thi GK1 Hóa 11 Xem thử đề thi CK1 Hóa 11 Xem thử đề thi GK2 Hóa 11 Xem thử đề thi CK2 Hóa 11
Chỉ từ 50k mua trọn bộ Đề thi Hoá học 11 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
Đề thi Hoá học 11 Giữa kì 1 Chân trời sáng tạo
Đề thi Hoá học 11 Học kì 1 Chân trời sáng tạo
Đề thi Hoá học 11 Giữa kì 2 Chân trời sáng tạo
Đề thi Hoá học 11 Học kì 2 Chân trời sáng tạo
Đề cương Hóa học 11 Chân trời sáng tạo
Xem thêm Đề thi Hoá học 11 cả ba sách:
Sở Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 1 - Chân trời sáng tạo
Năm học 2024 - 2025
Môn: Hoá học lớp 11
Thời gian làm bài: phút
Phần I: Trắc nghiệm (7 điểm)
* Mức độ nhận biết
Câu 1. Cân bằng hoá học là cân bằng động, do khi ở trạng thái cân bằng
A. phản ứng thuận và phản ứng nghịch vẫn xảy ra với tốc độ bằng nhau.
B. phản ứng nghịch dừng lại nhưng phản ứng thuận vẫn xảy ra.
C. phản ứng thuận và phản ứng nghịch đều dừng lại.
D. phản ứng thuận dừng lại nhưng phản ứng nghịch vẫn xảy ra.
Câu 2. Khi ở trạng thái cân bằng, mối quan hệ giữa tốc độ phản ứng thuận (vt) và tốc độ phản ứng nghịch (vn) là
A. vt = vn.
B. vt < vn.
C. vt > vn.
D. vt = vn = 0.
Câu 3. Sự điện li là
A. quá trình phân huỷ các chất thành chất mới khi hoà tan vào nước.
B. quá trình kết hợp giữa các ion thành phân tử trong dung dịch.
C. quá trình phản ứng giữa các ion tạo ra chất kết tủa.
D. quá trình phân li thành ion của các chất tan khi tan vào nước.
Câu 4. Chất điện li mạnh là những chất khi tan vào nước thì
A. không phân li thành ion.
B. chỉ một phần các phân tử tan phân li thành ion.
C. phân li hoàn toàn thành ion.
D. phân huỷ thành các chất mới.
Câu 5. Chất nào sau đây không phải là chất điện li?
A. C2H5OH.
B. NaCl.
C. HCl.
D. NaOH.
Câu 6. Giá trị pH của một dung dịch được tính theo biểu thức nào sau đây?
A. pH = −log[H+].
B. pH = log[H+].
C. pH = −log[OH-].
D. pH = log[OH−]
Câu 7. “Đất chua” là một khái niệm dân gian để chỉ loại đất có môi trường acid, vậy pH của “đất chua” có giá trị
A. lớn hơn 7.
B. bằng 7.
C. nhỏ hơn 7.
D. bằng 0.
Câu 8. Theo Bronsted – Lowry, acid là
A. chất nhận electron.
B. chất cho electron.
C. chất nhận proton.
D. chất cho proton.
Câu 9. Trong tự nhiên, nguyên tố nitrogen (N) tồn tại ở dạng nào sau đây?
A. Tồn tại ở cả dạng đơn chất và dạng hợp chất.
B. Chỉ tồn tại ở dạng đơn chất.
C. Chỉ tồn tại ở dạng hợp chất hữu cơ.
D. Chỉ tồn tại ở dạng hợp chất vô cơ.
Câu 10. Liên kết hoá học trong phân tử NH3 là liên kết
A. cộng hoá trị có cực.
B. ion.
C. cộng hoá trị không cực.
D. kim loại.
Câu 11. Dạng hình học của phân tử ammonia là
A. hình tam giác đều.
B. hình tứ diện đều.
C. đường thẳng.
D. hình chóp tam giác.
Câu 12. Cho vài giọt quỳ tím vào dung dịch NH3 thì dung dịch chuyển thành
A. màu hồng.
B. màu vàng.
C. màu đỏ.
D. màu xanh.
Câu 13. NH3 không có ứng dụng nào sau đây trong công nghiệp?
A. Làm nguyên liệu để điều chế khí N2.
B. Nguyên liệu sản xuất phân bón hoá học.
C. Làm nguyên liệu sản xuất HNO3.
D. Chất làm lạnh trong hệ thống làm lạnh.
Câu 14. Muối nào sau đây tan tốt trong nước?
A. CaCO3.
B. BaSO4.
C. NH4Cl.
D. AgCl.
Câu 15. Tính chất hóa học của NH3 là
A. tính base, tính khử.
B. tính base, tính oxi hóa.
C. tính acid, tính base.
D. tính acid, tính khử.
Câu 16. Nhóm các kim loại đều không phản ứng được với HNO3?
A. Al, Cu.
B. Au, Pt.
C. Mg, Au.
D. Ag, Pt.
* Mức độ thông hiểu
Câu 17. Xét các cân bằng sau:
(1) H2(g) + I2(g) 2HI(g) KC(1)
(2) H2(g) + I2(g) HI(g) KC(2)
Mối quan hệ giữa KC(1) và KC(2) là
A. KC(1) = KC(2).
B. KC(1) = (KC(2))2.
C. KC(1) =
D. KC(1) =
Câu 18. Cho các cân bằng hoá học:
(1) N2(g) + 3H2(g) 2NH3(g)
(2) H2(g) + I2(g) 2HI(g)
(3) 2SO2(g) + O2(g) 2SO3(g)
(4) 2NO2(g) N2O4(g)
Khi thay đổi áp suất những cân bằng hóa học bị chuyển dịch là:
A. (1), (2), (3).
B. (2), (3), (4).
C. (1), (3), (4).
D. (1), (2), (4).
Câu 19. Cho cân bằng (trong bình kín) sau:
CO (g) + H2O (g) CO2 (g) + H2 (g); < 0.
Trong các yếu tố: (1) tăng nhiệt độ; (2) thêm một lượng hơi nước; (3) thêm một lượng H2; (4) tăng áp suất chung của hệ; (5) dùng chất xúc tác.
Dãy gồm các yếu tố đều làm thay đổi cân bằng của hệ là:
A. (1), (4), (5).
B. (1), (2), (3).
C. (2), (3), (4).
D. (1), (2), (4).
Câu 20. Phương trình điện li nào dưới đây viết không đúng?
A. HCl → H+ + Cl-.
B. CH3COOH CH3COO- + H+
C. NaOH Na+ + OH−
D. Na3PO4 → 3Na+ + .
Câu 21. Trong dung dịch acetic acid (bỏ qua sự phân li của H2O) có những phần tử nào?
A. H+, CH3COO−.
B. H+, CH3COO−, H2O.
C. CH3COOH, H+, CH3COO−, H2O.
D. CH3COOH, CH3COO−, H+.
Câu 22. Cho phương trình: NH3 + H2O + OH−
Trong phản ứng thuận, theo thuyết Bronsted – Lowry chất nào là base?
A. NH3.
B. H2O.
C.
D. OH−.
Câu 23. Khí nitrogen trơ về mặt hoá học ở điều kiện thường là do
A. Phân tử có liên kết ba, năng lượng liên kết lớn.
B. Phân tử có liên kết ba, năng lượng liên kết nhỏ.
C. Phân tử có liên kết đôi, năng lượng liên kết lớn.
D. Phân tử có liên kết đôi, năng lượng liên kết nhỏ.
Câu 24. Ở nhiệt độ cao, khí nitrogen phản ứng với khí hydrogen và khí oxygen theo hai phương trình hoá học sau:
N2 + 3H2 2NH3 (1);
N2 + O2 2NO (2)
Trong các phản ứng (1) và (2), vai trò của N2 lần lượt là
A. chất oxi hoá; chất khử.
B. chất khử; chất khử.
C. chất oxi hoá; chất oxi hoá.
D. chất khử; chất oxi hoá.
Câu 25. Các loại bim bim (snack) là món yêu thích của nhiều người, nhất là các bạn trẻ. Lượng bim bim trong các gói thường chỉ chiếm một nửa thể tích, phần còn lại là khí nitrogen. Lí do khí nitrogen được bơm vào gói bim bim là
A. tạo môi trường trơ bảo quản bim bim.
B. diệt khuẩn để bảo quản bim bim lâu hơn.
C. tăng khối lượng cho gói bim bim.
D. tăng tính thẩm mĩ của gói bim bim.
Câu 26. Các chất khí điều chế trong phòng thí nghiệm thường được thu theo phương pháp đẩy không khí (cách 1, cách 2) hoặc đẩy nước (cách 3) như các hình vẽ dưới đây:
Có thể dùng cách nào trong 3 cách trên để thu khí NH3?
A. Cách 3.
B. Cách 1.
C. Cách 2.
D. Cách 2 hoặc cách 3.
Câu 27. Phương trình hóa học nào sau đây sai?
A.
B.
C.
D.
Câu 28. Cho các chất khí: NO, NO2, N2O và N2. Số chất khí là nguyên nhân góp phần gây ra hiện tượng mưa acid là
A. 2.
B. 1.
C. 3.
D. 4.
Phần II. Tự luận (3 điểm)
* Mức độ vận dụng – vận dụng cao
Câu 29 (1 điểm). Polystyrene là một loại nhựa thông dụng được dùng để làm đường ống nước. Nguyên liệu để sản xuất polystyrene là styrene . Styrene được điều chế từ phản ứng sau:
Cân bằng hoá học của phản ứng trên sẽ chuyển dịch theo chiều nào nếu:
a) Tăng áp suất của bình phản ứng.
b) Tăng nhiệt độ của phản ứng.
c) Tăng nồng độ của C6H5CH2CH3.
d) Thêm chất xúc tác.
Câu 30 (1 điểm). Khi thay nước ở một số ao nuôi tôm, người ta xả nước ao chưa xử lý ra các hồ xung quanh. Sau một thời gian, các hồ đó có hiện tượng nước chuyển sang màu xanh lục, làm cá, tôm bị chết. Nêu tên của hiện tượng trên. Giải thích.
Câu 31 (1 điểm). Hãy cho biết dung dịch phèn sắt (NH4Fe(SO4)2.12H2O) có môi trường acid hay base. Giải thích. Vì sao người ta có thể dùng phèn sắt để loại bỏ các chất lơ lửng trong nước?
Sở Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 1 - Chân trời sáng tạo
Năm học 2024 - 2025
Môn: Hoá học lớp 11
Thời gian làm bài: phút
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Câu 1. Phản ứng thuận nghịch là phản ứng
A. xảy ra theo hai chiều ngược nhau trong cùng điều kiện.
B. có phương trình hoá học được biểu diễn bằng mũi tên một chiều.
C. chỉ xảy ra theo một chiều nhất định.
D. xảy ra giữa hai chất khí.
Câu 2. Cho các nhận xét sau:
(a) Ở trạng thái cân bằng, tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản nghịch.
(b) Ở trạng thái cân bằng, các chất không phản ứng với nhau.
(c) Ở trạng thái cân bằng, nồng độ chất sản phẩm luôn lớn hơn nồng độ chất ban đầu.
(d) Ở trạng thái cân bằng, nồng độ các chất không thay đổi.
Các nhận xét đúng là
A. (a) và (b).
B. (b) và (c).
C. (a) và (c).
D. (a) và (d).
Câu 3. Chất nào dưới đây không phân li ra ion khi hòa tan trong nước?
A. MgCl2.
B. HClO3.
C. Ba(OH)2.
D. C6H12O6 (glucose).
Câu 4. Môi trường base là môi trường có
A. [H+] < [OH−].
B. [H+] > [OH−].
C. [H+] = [OH−].
D. [H+] > 1,0.10−7.
Câu 5. Ở nhiệt độ thường, nitrogen khá trơ về mặt hoạt động hóa học là do
A. nitrogen có bán kính nguyên tử nhỏ.
B. nitrogen có độ âm điện lớn.
C. phân tử nitrogen có liên kết ba bền vững.
D. phân tử nitrogen không phân cực.
Câu 6. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào không đúng?
A. NH3 là chất khí không màu, không mùi, tan ít trong nước.
B. Khí NH3 nặng hơn không khí.
C. Khí NH3 dễ hoá lỏng, tan nhiều trong nước.
D. Phân tử NH3 chứa các liên kết cộng hoá trị phân cực.
Câu 7. Thành phần chính của quặng galena là
A. PbS.
B. FeS2.
C. CaSO4.
D. BaSO4.
Câu 8. Sulfur được dân gian sử dụng để pha chế vào thuốc trị các bệnh ngoài da. Tên gọi dân gian của sulfur là
A. diêm sinh.
B. đá vôi.
C. phèn chua.
D. giấm ăn.
Câu 9. Bước sơ cứu đầu tiên cần làm ngay khi bị bỏng acid là
A. rửa ngay bằng nước sạch khoảng 20 phút.
B. trung hoà acid bằng kiềm đặc.
C. băng bó tạm thời vết bỏng.
D. đưa đến cơ sở y tế gần nhất.
Câu 10. Chất nào sau đây được dùng làm chất phụ gia để làm đông các sản phẩm như đậu hũ, đậu non…?
A. BaSO4.
B. CaSO4.
C. MgSO4.
D. (NH4)2SO4.
Câu 11. Nhận xét nào dưới đây về đặc điểm chung của các chất hữu cơ không đúng?
A. Các hợp chất hữu cơ thường khó bay hơi, bền với nhiệt và khó cháy.
B. Liên kết hoá học chủ yếu trong các phân tử hợp chất hữu cơ là liên kết cộng hoá trị.
C. Các hợp chất hữu cơ thường không tan hoặc ít tan trong nước, tan trong dung môi hữu cơ.
D. Các phản ứng hoá học của hợp chất hũu cơ thường xảy ra chậm và theo nhiều hướng khác nhau tạo ra một hỗn hợp các sản phẩm.
Câu 12. Hợp chất hữu cơ là các hợp chất của....... (trừ các oxide của carbon, muối carbonate, cyanide, carbide,...). Từ thích hợp điền vào chỗ trống trong định nghĩa trên là
A. carbon.
B. hydrogen.
C. oxygen.
D. nitrogen.
Câu 13. Phương pháp chiết là sự tách chất dựa vào sự khác nhau
A. về kích thước phân tử.
B. ở mức độ nặng nhẹ về khối lượng.
C. về khả năng bay hơi.
D. về khả năng tan trong các dung môi khác nhau.
Câu 14. Phương pháp kết tinh được ứng dụng trong trường hợp nào dưới đây?
A. Làm đường cát, đường phèn từ mía.
B. Giã cây chàm, cho vào nước, lọc lấy dung dịch màu để nhuộm sợi, vải.
C. Nấu rượu để uống.
D. Ngâm rượu thuốc.
Câu 15. Hydrocarbon là loại hợp chất hữu cơ mà thành phần phân tử có các nguyên tố nào sau đây?
A. C và H.
B. C, H và O.
C. C, H và N.
D. C, H, O và N.
Câu 16. Các chất hữu cơ có tính chất hoá học tương tự nhau và thành phần phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm CH2 được gọi là các chất
A. đồng phân của nhau.
B. đồng đẳng của nhau.
C. đồng vị của nhau.
D. đồng khối của nhau.
Câu 17. Cho phản ứng sau: 2C(s) + O2(g) ⇌ 2CO(g). Biểu thức hằng số cân bằng KC của phản ứng là
A. KC =
B. KC =
C. KC =
D. KC =
Câu 18. Cho phương trình: CH3COOH + H2O ⇌ CH3COO− + H3O+
Trong phản ứng nghịch, theo thuyết Bronsted – Lowry chất nào là acid?
A. CH3COOH.
B. H2O.
C. CH3COO−.
D. H3O+.
Câu 19. Phân biệt được đung dịch NH4Cl và NaCl bằng thuốc thử là dung dịch
A. KCl.
B. KNO3.
C. KOH.
D. K2SO4.
Câu 20. Trong những cơn mưa dông kèm sấm sét, nitrogen kết hợp trực tiếp với oxygen tạo thành sản phẩm là
A. NO.
B. N2O.
C. NH3.
D. NO2.
Câu 21. Số oxi hoá của N trong HNO3 là
A. +1.
B. +3.
C. +5.
D. +7.
Câu 22. Chất khí (X) tan trong nước tạo ra dung dịch làm quỳ tím hoá đỏ và khí (X) có thể được dùng làm chất tẩy màu. Khí (X) là
A. NH3.
B. CO2.
C. SO2.
D. O3.
Câu 23. Cho kim loại sắt tác dụng với acid H2SO4 đặc, nóng. Khí sinh ra có tên gọi là
A. khí oxygen.
B. khí hydrogen.
C. khí carbonic.
D. khí sulfur dioxide.
Câu 24. Phổ hồng ngoại là phương pháp vật lí rất quan trọng và phổ biến để nghiên cứu về
A. thành phần nguyên tố chất hữu cơ.
B. thành phần phân tử hợp chất hữu cơ.
C. cấu tạo hợp chất hữu cơ.
D. cấu trúc không gian hợp chất hữu cơ.
Câu 25. Cho hỗn hợp các alkane có mạch carbon thẳng sau: pentane (sôi ở 36 °C), heptane (sôi ở 98 °C), octane (sôi ở 126 °C) và nonane (sôi ở 151 °C). Có thể tách riêng các chất đó bằng cách nào sau đây?
A. Chiết.
B. Kết tinh.
C. Bay hơi.
D. Chưng cất.
Câu 26. Phổ khối lượng của hợp chất hữu cơ X được cho như hình vẽ bên dưới:
Phân tử khối của hợp chất hữu cơ X là
A. 45.
B. 60.
C. 43.
D. 15.
Câu 27. Công thức hoá học nào sau đây không phù hợp với thuyết cấu tạo hoá học?
A. CH3 – CH2 – OH.
B. CH3–O=CH–CH3.
C. CH3 – CH2 – CH2 – NH2.
D. CH3Cl.
Câu 28. Cặp chất nào dưới đây là đồng phân loại nhóm chức?
A. CH3COCH3 và CH3CH2CH2OH.
B. CH3COOH và HCOOCH3.
C. CH2 = CH – CH3 và CH2 = C(CH3)CH3.
D. CH3CH2CH2OH và CH3CH(OH)CH3.
II. PHẦN TỰ LUẬN. (3,0 điểm)
Câu 29. Buta-1,3-diene là một hydrocarbon được dùng nhiều nhất trong sản xuất cao su. Phân tử khối của của buta-1,3-diene gấp 1,6875 phân tử khối của oxygen.
Hãy lập công thức phân tử của buta-1,3-diene, biết kết quả phân tích nguyên tố của buta-1,3-diene có = 8.
Câu 30. Xác định loại đồng phân cấu tạo có thể có và viết các đồng phân cấu tạo có thể có của các hợp chất có công thức phân tử C4H10O.
Câu 31. Lưu huỳnh có nhiều ứng dụng trong đời sống và sản xuất. Người ta dùng lưu huỳnh để bảo quản thuốc bắc cũng như bảo quản hoa quả tươi lâu hơn. Hãy giải thích điều này. Việc làm này có gây hại gì cho sức khoẻ con người không?
Sở Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 2 - Chân trời sáng tạo
Năm học 2024 - 2025
Môn: Hoá học lớp 11
Thời gian làm bài: phút
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Câu 1: Bề mặt những vũng đầm lầy thường xuất hiện các bong bóng khí, đó là alkane đơn giản nhất, có tên gọi là
A. butane.
B. ethane.
C. propane.
D. methane.
Câu 2: Carbon (*) trong alkane dưới đây có bậc là
A. I.
B. II.
C. III.
D. IV.
Câu 3: Trong các chất dưới đây, chất nào có nhiệt độ sôi thấp nhất?
A. Butane.
B. Ethane.
C. Methane.
D. Propane.
Câu 4: Quá trình “bẻ gãy” các phân tử alkane mạch dài thành những hydrocarbon mạch ngắn hơn được gọi là
A. cracking.
B. reforming.
C. tách halogen.
D. oxi hoá.
Câu 5: Alkene là các hydrocarbon không no, mạch hở, có công thức chung là
A. CnH2n+2 (n ≥ 1).
B. CnH2n (n ≥ 2).
C. CnH2n (n ≥ 3).
D. CnH2n-2 (n ≥ 2).
Câu 6: Hợp chất nào sau đây là một alkyne?
A. CH3-CH2-CH2-CH3.
B. CH3-CH=CH2.
C. CH3-CH2-C≡CH.
D. CH2=CH-CH=CH2.
Câu 7: Nếu muốn phản ứng: CH≡CH + H2 dừng lại ở giai đoạn tạo thành ethylene thì cần sử dụng xúc tác nào dưới đây?
A. H2SO4 đặc.
B. Lindlar.
C. Ni/to.
D. HCl loãng.
Câu 8: Alkyne nào sau đây không có nguyên tử hydrogen linh động?
A. CH3-C≡CH.
B. CH3CH2-C≡CH.
C. CH3-C≡C-CH3.
D. HC≡CH.
Câu 9: Khi cho acetylene phản ứng với lượng dư AgNO3/NH3 tới khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được sản phẩm hữu cơ là
A. HC≡CH.
B. HC≡CAg.
C. AgC≡CAg.
D. CH2=CH2.
Câu 10: Số nguyên tử carbon và hydrogen trong benzene lần lượt là:
A. 12 và 6.
B. 6 và 6.
C. 6 và 12.
C. 6 và 14.
Câu 11: Công thức của toluene (hay methylbenzene) là
A.
B.
C.
D.
Câu 12: Hydrocarbon X có công thức cấu tạo như sau:
Tên gọi của X là
A. dimethylbenzene.
B. o-diethylbenzene.
C. m-dimethylbenzene.
D. m-diethylbenzene.
Câu 13: Benzene có thể phản ứng với bromine khan khi có mặt xúc tác FeBr3. Phản ứng này thuộc loại phản ứng nào?
A. Phản ứng thế.
B. Phản ứng cộng.
C. Phản ứng tách.
D. Phản ứng đốt cháy.
Câu 14: Mỗi nguyên tử halogen trong phân tử dẫn xuất halogen của hydrocarbon tạo được bao nhiêu liên kết?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 15: Tên gọi theo danh pháp thay thế của dẫn xuất halogen có công thức cấu tạo CH3 – CHCl – CH3 là
A. 1-chloropropane.
B. 2-chloropropane.
C. 3-chloropropane.
D. propyl chloride.
Câu 16: Cho các dẫn xuất halogen sau: (1) C2H5F; (2) C2H5Cl; (3) C2H5Br; (4) C2H5I. Thứ tự giảm dần của nhiệt độ sôi là
A. (1) > (2) > (3) > (4).
B. (1) > (4) > (2) > (3).
C. (4) > (3) > (2) > (1).
D. (4) > (2) > (1) > (3).
Câu 17: Phần trăm khối lượng hydrogen trong alkane X là 25,00 %. Công thức phân tử của X là
A. CH4.
B. C2H6.
C. C3H8.
D. C4H10.
Câu 18: Khi cho 2,2-dimethylbutane tác dụng với chlorine thu được tối đa bao nhiêu dẫn xuất monochloro?
A. 3.
B. 2.
C. 5.
D. 4.
Câu 19: Đồng phân cấu tạo nào của alkane có công thức phân tử C6H14 tạo ra nhiều sản phẩm thế nhất khi phản ứng với chlorine (tỉ lệ mol 1:1), chiếu sáng?
A. 2-methylpentane.
B. 3-methylpentane.
C. pentane.
D. 2,2-dimethylbutane.
Câu 20: Ứng với công thức phân tử C5H8 có bao nhiêu alkyne là đồng phân cấu tạo của nhau?
A. 3.
B. 2.
C. 5.
D. 4.
Câu 21: Cho alkene có công thức:
Tên gọi của alkene trên là
A. trans-pent-2-ene.
B. cis - 2 - methylpent-3-ene.
C. cis - 3 - methylpent-2-ene.
D. trans-pent-3-ene.
Câu 22: Sản phẩm chính của phản ứng cộng hợp nước vào 2-methylpropene là
A. CH3-CH(OH)-CH3.
B. CH3-CCH3(OH)-CH3.
C. HO-CH2CH2CH3.
D. CH3-O-CH2CH3.
Câu 23: Thực hiện thí nghiệm như hình vẽ bên. Kết thúc thí nghiệm, trong bình đựng dung dịch AgNO3 trong NH3 xuất hiện kết tủa màu vàng nhạt.
Chất X là
A. CaO.
B. Al4C3.
C. CaC2.
D. Ca.
Câu 24: Không thể phân biệt methane và acetylene bằng chất nào sau đây?
A. NaOH.
B. Br2.
C. KMnO4.
D. AgNO3/NH3.
Câu 25: Đun nóng hydrocarbon thơm X có công thức phân tử C8H10 với dung dịch KMnO4 nóng thu được dung dịch X có chứa C6H5COOK và K2CO3. Chất X là
A. o-xylene.
B. p-xylene.
C. ethyl benzene.
D. styrene.
Câu 26: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Hydrocarbon thơm là những hydrocarbon trong phân tử có vòng benzene.
B. Các chất trong phân tử có vòng benzene được gọi là hydrocarbon thơm.
C. Những hydrocarbon trong phân tử có vòng benzene được gọi là hydrocarbon thơm.
D. Dãy đồng đẳng của benzene có công thức tổng quát CnH2n-6 (n > 6).
Câu 27: Ở điều kiện thích hợp (nhiệt độ, áp suất, chất xúc tác), benzene tác dụng được với tất cả các chất trong dãy nào dưới đây?
A. HCl, HNO3, Cl2, H2.
B. HNO3, H2, Cl2, H2O.
C. HNO3, Cl2, KMnO4, Br2.
D. HNO3, H2, Cl2, O2.
Câu 28: Nhiệt độ sôi của các dẫn xuất halogen được sắp xếp theo thứ tự: CH3F < CH3CI < CH3Br < CH3I. Nguyên nhân dẫn đến sự tăng dần nhiệt độ sôi từ CH3F đến CH3I là do
A. sự phân cực của liên kết carbon - halogen giảm dần từ CH3F đến CH3I.
B. độ âm điện của các halogen trong dẫn xuất giảm dần từ F đến I.
C. tương tác van der Waals tăng dần từ CH3F đến CH3I.
D. độ dài liên kết carbon - halogen tăng dần từ CH3F đến CH3I.
Câu 29: Cho vài giọt brombenzene vào ống nghiệm có chứa sẵn nước, lắc nhẹ rồi để yên trong vài phút. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Chất lỏng trong ống nghiệm phân thành hai lớp.
B. Xảy ra phản ứng thế halide, tạo ra hợp chất có công thức là C6H5OH.
C. Brombenzene tan vào nước tạo ra chất lỏng màu vàng nâu.
D. Xảy ra phản ứng tách halide, tạo ra hợp chất có công thức C6H4.
II. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)
Câu 30 (1 điểm): Hợp chất A là dẫn xuất monochloro của alkylbenzene (B). Phân tử khối của A bằng 126,5.
(a) Tìm công thức phân tử và viết công thức cấu tạo có thể có của A.
(b) Chất A có phản ứng thủy phân khi đun nóng với dung dịch NaOH, tạo ra chất E có mùi thơm, có khả năng hòa tan nhiều chất hữu cơ, ức chế sự sinh sản của vi khuẩn nên được dùng nhiều trong công nghiệp sản xuất mĩ phẩm. Tìm công thức cấu tạo đúng của A. Viết phương trình hóa học.
Câu 31 (1 điểm):
a. Viết các phương trình phản ứng minh hoạ các quá trình điều chế polystyrene từ hexane.
b. Vì sao khu vực trạm xăng dầu, khu vực có nhiều xe cơ giới qua lại, nơi có khói thuốc lá …lại được xem là nơi có nguồn hydrocarbon thơm gây tổn hại đến sức khoẻ con người?
Câu 32 (1 điểm): Một bình gas (khí hóa lỏng) sử dụng trong hộ gia đình X chứa 12 kg hỗn hợp propane và butane với tỉ lệ mol 1 : 2. Khi đốt cháy hoàn toàn, 1 mol propane tỏa ra lượng nhiệt là 2 220 kJ và 1 mol butane tỏa ra lượng nhiệt là 2 850 kJ. Trung bình, lượng nhiệt tiêu thụ từ đốt khí gas của hộ gia đình X là 11 000 kJ/ngày và hiệu suất sử dụng nhiệt là 80%.
(a) Tính tổng lượng nhiệt tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn 12 kg gas trên.
(b) Tính số ngày hộ gia đình X sử dụng hết bình gas trên.
Sở Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 2 - Chân trời sáng tạo
Năm học 2024 - 2025
Môn: Hoá học lớp 11
Thời gian làm bài: phút
PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ Câu 1 đến Câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1: Butane là tên theo danh pháp thay thế của
A. .
B. .
C. .
D. .
Câu 2: Chất nào sau đây không có đồng phân hình học?
A. CH3-CH=CH-CH3.
B. (CH3)2-C=CH-CH3.
C. CH3-CH=CH-CH(CH3)2.
D. (CH3)2CHCH=CHCH (CH3)2.
Câu 3: Chất nào sau đây là alkene?
A. CH≡C-CH3.
B. CH3-C≡C-CH3.
C. CH2=CH-CH2-CH3.
D. CH2=CH-C≡CH.
Câu 4: Cho các chất kèm theo nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi (oC) như sau:
(X) but-1-ene (-185 và -6,3); (Y) trans-but-2-ene (-106 và 0,9); (Z) cis-but-2-ene (-139 và 3,7); (T) pent-1-ene (-165 và 30). Chất nào là chất lỏng ở điều kiện thường?
A. (T).
B. (Y).
C. (Z).
D. (X).
Câu 5: Tên gọi theo danh pháp thay thế của dẫn xuất halogen có công thức cấu tạo CH3CH2CH2Br là
A. 1-bromopropane.
B. 2-bromopropane.
C. 3-bromopropane.
D. isopropyl bromide.
Câu 6: Số đồng phân cấu tạo của alcohol bậc II có công thức C4H9OH là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 1.
Câu 7: Cho alcohol có công thức cấu tạo sau: (CH3)2CHCH2CH2CH2OH. Danh pháp thay thế của alcohol đó là
A. 4-methylpentan-1-ol.
B. 2-methylbutan-3-ol.
C. 3-methylbutan-2-ol.
D. 1,1-dimethylpropan-3-ol.
Câu 8: Cho các hợp chất hữu cơ sau: (1) CH4; (2) CH3Cl; (3) C2H5OH; (4) CH3OH.
Thứ tự giảm dần nhiệt độ sôi của các chất trên là
A. (1) > (2) > (3) > (4).
B. (1) > (4) > (2) > (3).
C. (3) > (4) > (2) > (1).
D. (4) > (2) > (1) > (3).
Câu 9: Chất nào sau đây vừa phản ứng với Na, vừa phản ứng với NaOH?
A. CH3OH.
B. CH3CHO.
C. C6H5OH.
D. C6H5CH2OH.
Câu 10: Công thức tổng quát của hợp chất aldehyde no, đơn chức, mạch hở là
A. .
B. .
C. .
D. .
Câu 11: Trong những cặp chất sau đây, cặp chất nào thuộc loại hợp chất carbonyl?
A. CH3OH, C2H5OH.
B. C6H5OH, C6H5CH2OH.
C. CH3CHO, CH3OCH3.
D. CH3CHO, CH3CHOCH3.
Câu 12: Phản ứng CH3 - CH = O + HCN → CH3CH(OH)CN thuộc loại phản ứng nào sau đây?
A. Phản ứng thế.
B. Phản ứng cộng.
C. Phản ứng tách.
D. Phản ứng trùng hợp.
Câu 13: Trong các hợp chất sau, hợp chất nào tham gia phản ứng iodoform?
A. HCHO.
B. CH3COCH3.
C. CH3OH.
D. CH3Cl.
Câu 14: Xăng sinh học E5 là nhiên liệu chứa 5% thể tích cồn sinh học và 95% thể tích xăng truyền thống. Một người đi xe máy mua 4 lít xăng E5 để đổ vào bình chứa nhiên liệu. Thể tích ethanol có trong lượng xăng trên là
A. 50 mL.
B. 200 mL.
C. 46 mL.
D. 100 mL.
Câu 15: Biết độ dài liên kết C=C là 134pm, liên kết C-C là 154 pm. Thực tế 3 liên kết π trong vòng benzene không cố định mà trải đều trên toàn bộ vòng benzene. Giá trị nào dưới đây phù hợp với độ dài liên kết giữa carbon và carbon trong phân tử benzene?
A. 125 pm.
B. 132 pm.
C. 160 pm.
D. 139 pm.
Câu 16: Tiến hành thí nghiệm phản ứng tráng bạc bằng cách lấy 50 mL dung dịch CH3CHO 1M phản ứng với thuốc thử Tollens dư. Phát biểu nào sau đây không đúng:
A. Sau khi kết thúc phản ứng, bình phản ứng có một lớp bạc sáng bóng bám vào thành bình.
B. Loại bỏ hoá chất trong bình rồi tráng bằng nước cất, sấy khô, thấy khối lượng bình tăng lên.
C. Có thể thay CH3CHO bằng CH3COCH3 vẫn thu được hiện tượng như trên.
D. Trong phản ứng CH3CHO đóng vai trò là chất khử.
Câu 17: Xylitol là chất tạo ngọt thiên nhiên. Thực nghiệm cho biết, công thức phân tử của xylitol là C5H12O5 phân tử có mạch carbon không phân nhánh và 0,02 mol xylitol tác dụng vừa đủ với 0,05 mol khí H2. Phát biểu nào sau đây sai:
A. Xilytol có chứa 5 nhóm OH.
B. Xylitol có thể hoà tan Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam.
C. Xylitol là hợp chất tạp chức.
D. %C trong xylitol là 39,47%.
Câu 18: Keo dán phenol fomaldehyde (PF) có độ kết dính cao, chịu nhiệt và nước, thường dùng để ép gỗ, dán gỗ trong xây dựng (gỗ coppha). PF là sản phẩm trùng ngưng của fomaldehyde (HCHO) với
A. ethalnol (C2H5OH).
B. phenol (C6H5OH).
C. toluene (C6H5CH3).
D. benezene (C6H6).
PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.(Đ – S)
Câu 1: Một arene Y có phần trăm khối lượng carbon bằng 92,307%.
a. Phân tử Y có 7 nguyên tử C.
b. Phân tử khối của Y là 78.
c. Y là toluene.
d. Y phản ứng với Cl2 (askt) thu được 1,2,3,4,5,6 – hexachlorocyclohexane.
Câu 2: Thực hiện thí nghiệm sau:
Bước 1: Cho vào ống nghiệm 1mL dung dịch CuSO4 2% và 1mL dung dịch NaOH 10%.
Bước 2: Lắc nhẹ ống nghiệm rồi nhỏ vào 7 - 10 giọt glycerol.
Hiện tượng quan sát được như sau:
+ Sau bước 1, thấy xuất hiện kết tủa xanh trong ống nghiệm.
+ Sau bước 2, kết tủa tan thành dung dịch xanh lam đậm.
a. Thí nghiệm chứng tỏ glycerol có các nhóm -OH liền kề.
b. Nếu thay glycerol bằng ethanol, hiện tượng vẫn tương tự.
c. Có thể dùng thí nghiệm này để phân biệt glycerol và ethanol.
d. Thay glycerol bằng các alcohol đa chức khác, hiện tượng vẫn diễn ra tương tự.
Câu 3: Aspirin được sử dụng để hạ sốt và giảm đau nhẹ đến trung bình do tình trạng đau nhức cơ, răng, cảm lạnh đau đầu và sưng tấy do viêm khớp.
Aspirin có công thức cấu tạo như sau:
a. Aspirin là hợp chất đa chức.
b. Aspirin có 1 nhóm – OH alcohol.
c. Aspirin có 1 nhóm – COOH.
d. Công thức phân tử của asprin là C9H8O4.
Câu 4: Thực hiện thí nghiệm theo các bước như sau:
Bước 1: Thêm 4 mL isoamyl alcohol và 4 mL acetic acid và khoảng 2 ml H2SO4 đặc vào ống nghiệm khô. Lắc đều.
Bước 2: Đưa ống nghiệm vào nồi nước sôi từ 10 -15 phút. Sau đó lấy ra và làm lạnh.
Bước 3: Cho tiếp dung dịch NaCl bão hòa vào ống nghiệm.
a. Tại bước 2 xảy ra phản ứng ester hóa.
b. Sau bước 3, hỗn hợp chất lỏng tách thành hai lớp.
c. Sau bước 3, hỗn hợp chất lỏng thu được có mùi hoa nhài.
d. H2SO4 đặc đóng vai trò chất xúc tác và hút nước để chuyển dịch cân bằng.
PHẦN III: Câu hỏi trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.
Câu 1. Giấm ăn được dùng phổ biến trong chế biến thực phẩm, có chứa acetic acid với hàm lượng 4 – 8% về thể tích. Một chai giấm ăn thể tích 500 mL có hàm lượng acetic acid là 5%, thể tích acetic acid có trong chai giấm ăn đó là bao nhiêu?
Câu 2. Tiến hành chuẩn độ acetic acid bằng dung dịch sodium hydroxide 0,15 M. Sau khi thực hiện thí nghiệm chuẩn độ này 3 lần, thu được bảng dưới đây:
Số lần |
Thể tích acetic acid (mL) |
Thể tích dung dịch NaOH cần dùng (mL) |
1 |
6,0 |
20,0 |
2 |
6,0 |
19,9 |
3 |
6,0 |
20,0 |
Nồng độ mol của acetic acid là bao nhiêu?
Câu 3. Khi đun nóng hỗn hợp alcohol gồm CH3OH và C2H5OH (xúc tác H2SO4 đặc, ở 140oC) thì số ether thu được tối đa là bao nhiêu?
Câu 4. Sản phẩm chính theo quy tắc Zaitsev của phản ứng tách HCl ra khỏi phân tử 2-chloro-3-methyl butane là gì?
Câu 5. Vì sao các hợp chất carbonyl mạch ngắn như formandehyde, acetandehyde, acetone lại tan tốt trong nước?
Câu 6: Một bình gas (khí hoá lỏng) chứa 12 kg hỗn hợp propane và butane với tỉ lệ số mol 1:2. Cho biết các phản ứng:
C3H8(g) + 5O2(g) → 3CO2(g) + 4H2O (l) = –2 220 kJ
C4H10(g) + O2(g) → 4CO2(g) + 5H2O (l) = –2 874 kJ
Trung bình mỗi ngày, một hộ gia đình cần đốt gas để cung cấp 10 000 kJ nhiệt (hiệu suất hấp thụ nhiệt là 80%). Sau bao nhiêu ngày hộ gia đình trên sẽ sử dụng hết bình gas 12 kg?
Tham khảo đề thi Hoá học 11 bộ sách khác có đáp án hay khác:
Xem thêm đề thi lớp 11 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác:
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 11 (các môn học)
- Giáo án Toán 11
- Giáo án Ngữ văn 11
- Giáo án Tiếng Anh 11
- Giáo án Vật Lí 11
- Giáo án Hóa học 11
- Giáo án Sinh học 11
- Giáo án Lịch Sử 11
- Giáo án Địa Lí 11
- Giáo án KTPL 11
- Giáo án HĐTN 11
- Giáo án Tin học 11
- Giáo án Công nghệ 11
- Giáo án GDQP 11
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 11 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 11
- Đề cương ôn tập Văn 11
- Đề thi Toán 11 (có đáp án)
- Đề thi Toán 11 cấu trúc mới
- Đề cương ôn tập Toán 11
- Đề thi Tiếng Anh 11 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 11 mới (có đáp án)
- Đề thi Vật Lí 11 (có đáp án)
- Đề thi Hóa học 11 (có đáp án)
- Đề thi Sinh học 11 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 11
- Đề thi Địa Lí 11 (có đáp án)
- Đề thi KTPL 11
- Đề thi Tin học 11 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 11
- Đề thi GDQP 11 (có đáp án)