Đề cương ôn tập Giữa kì 1 Vật Lí 12 Chân trời sáng tạo (có lời giải)
Bộ đề cương ôn tập Giữa kì 1 Vật Lí 12 Chân trời sáng tạo với bài tập trắc nghiệm, tự luận đa dạng có lời giải chi tiết giúp học sinh nắm vững kiến thức cần ôn tập để đạt điểm cao trong bài thi Lí 12 Giữa kì 1.
Đề cương ôn tập Giữa kì 1 Vật Lí 12 Chân trời sáng tạo (có lời giải)
Chỉ từ 80k mua trọn bộ đề cương ôn tập Giữa kì 1 Vật Lí 12 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
A. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM
Chương 1. Vật lí nhiệt
Bài 1. Sự chuyển thể
1. Mô hình động học phân tử và cấu trúc vật chất
2. Sự chuyển thể của các chất
3. Sự nóng chảy
4. Sự hoá hơi
Bài 2. Thang nhiệt độ
1. Chiều truyền năng lượng nhiệt giữa hai vật chênh lệch nhiệt độ tiếp xúc nhau
2. Thang nhiệt độ
Bài 3. Nội năng. Định luật 1 của nhiệt động lực học
1. Nội năng
2. Các cách làm thay đổi nội năng
3. Định luật 1 của nhiệt động lực học
B. BÀI TẬP CỦNG CỐ
Bài 1. Sự chuyển thể
PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 10. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ lựa chọn một phương án.
Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về mô hình động học phân tử?
A. Lực tương tác giữa các phân tử trong chất lỏng mạnh hơn so với các phân tử trong chất rắn.
B. Khoảng cách giữa các phân tử trong chất lỏng lớn hơn khoảng cách giữa các phân tử trong chất rắn.
C. Các phân tử trong chất rắn chuyển động hỗn độn hơn so với các phân tử trong chất lỏng.
D. Các phân tử trong chất rắn có kích thước lớn hơn so với các phân tử trong chất lỏng.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về mô hình động học phân tử đối với chất khí?
A. Chất khí gồm các phân tử có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách giữa chúng.
B. Những phân tử này không có cùng khối lượng.
C. Các phân tử chuyển động hỗn loạn, không ngừng.
D. Các phân tử chuyển động nhanh, va chạm đàn hồi với nhau và với thành bình, tạo áp suất lên thành bình.
Câu 3: Chọn phát biểu đúng về sự nóng chảy của một chất nào đó.
A. Xảy ra ở cùng nhiệt độ với sự hoá hơi.
B. Toả nhiệt ra môi trường.
C. Cần cung cấp nhiệt lượng.
D. Xảy ra ở 100 °C.
Câu 4: Vào mùa hè, nước trong hồ thường lạnh hơn không khí. Ví dụ, nước trong hồ bơi có thể ở 22 °C trong khi nhiệt độ không khí là 25 °C. Mặc dù không khí ấm hơn nhưng bạn vẫn cảm thấy lạnh khi ra khỏi nước. Điều này được giải thích là do:
A. Nước cách nhiệt tốt hơn không khí.
B. Trong không khí có hơi nước.
C. Nước trên da bạn đã bay hơi.
D. Hơi nước trong không khí bị ngưng tụ trên da bạn.
Câu 5: Một số chất ở thể rắn như iodine (i-ốt), băng phiến, đá khô (CO2 ở thể rắn),... có thể chuyển trực tiếp sang ...(1)...khi nó ...(2). Hiện tượng trên gọi là sự thăng hoa. Ngược lại, với sự thăng hoa là sự ngưng kết. Điền cưm từ thích hợp vào chỗ trống.
A. (1) thể lỏng; (2) toả nhiệt
B. (1) thể hơi; (2) toả nhiệt.
C. (1) thể lỏng; (2) nhận nhiệt.
D. (1) thể hơi; (2) nhận nhiệt.
Câu 6: Tính nhiệt lượng Q cần cung cấp để làm nóng chảy 500 g nước đá ở 0 °C. Biết nhiệt nóng chảy riêng của nước đá bằng 3,34.105 J/kg.
A. Q = 7.107 J.
B. Q = 167 kJ.
C. Q = 167 J.
D. Q = 167.106 J.
Câu 7: Nhiệt hóa hơi riêng của nước là 2,3.106 J/kg. Câu nào sau đây đúng?
A. Một lượng nước bất kì cần thu một lượng nhiệt là 2,3.106 J để bay hơi hoàn toàn.
B. Mỗi kilogam nước cần thu một lượng nhiệt là 2,3.106 J để bay hơi hoàn toàn.
C. Mỗi kilogam nước sẽ tỏa ra một lượng nhiệt là 2,3.106 J khi bay hơi hoàn toàn ở nhiệt độ sôi.
D. Mỗi kilogam nước cần thu một lượng nhiệt là 2,3.106 J để bay hơi hoàn toàn ở nhiệt độ sôi và áp suất chuẩn.
Câu 8: Biết nhiệt hóa hơi riêng của nước là L = 2,3.106 J/kg. Nhiệt lượng cần cung cấp để làm bay hơi hoàn toàn 100 g nước ở 100 °C là
A. 23.106 J.
B. 2,3.105 J.
C. 2,3.106 J.
D. 0,23.104 J.
Câu 9: Nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là 334.103 J/kg. Năng lượng được hấp thụ bởi 10,0 g nước đá để chuyển hoàn toàn từ thể rắn sang thể lỏng là
A. 3,34.103 J.
B. 334.104 J.
C. 334.101 J.
D. 334.102 J.
Câu 10: Ở nhiệt độ nào nước đá chuyển thành nước.
A. -20oC.
B. 0oC.
C. 100oC.
D. 20oC.
................................
................................
................................
Sở Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 1 - Chân trời sáng tạo
Năm học 2024 - 2025
Môn: Vật Lí 12
Thời gian làm bài: phút
(Đề 1)
PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ lựa chọn một phương án.
Câu 1: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về mô hình động học phân tử?
A. Vật chất được cấu tạo từ một số lượng rất lớn các phân tử.
B. Các phân tử chuyển động nhiệt không ngừng.
C. Các phân tử chuyển động nhiệt càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao.
D. Giữa các phân tử chỉ có lực tương tác hút.
Câu 2: Vật chất ở thể lỏng
A. thì các phân tử rất gần nhau, sắp xếp trật tự chặt chẽ tạo thành mạng.
B. rất khó nén.
C. có thể tích và hình dạng xác định.
D. có các phân tử chuyển động hoàn toàn hỗn loạn.
Câu 3: Biết nhiệt nóng chảy riêng của thiếc là 0,61.105 J/kg. Nhiệt lượng cần cung cấp cho một cuộn thiếc hàn có khối lượng 800 g nóng chảy hoàn toàn ở nhiệt độ nóng chảy là
A. 48 800 J.
B. 4 880 J.
C. 4,88.107 J.
D. 76 250 J.
Câu 4: Giả thiết rằng rượu ethylic có nhiệt hoá hơi riêng là 0,9.106 J/kg và khối lượng riêng là 0,8 kg/lít. Nhiệt lượng cần thiết để 10 lít rượu ethylic hoá hơi hoàn toàn ở nhiệt độ sôi là:
A. 7,2.103 J.
B. 1,125.105 J.
C. 7,2.106 J.
D. 9.105 J.
Câu 5: Biết nhiệt nóng chảy riêng của nhôm là 4,00.105 J/kg, của chì là 0,25.105 J/kg. Nhiệt lượng cần thiết để làm nóng chảy hoàn toàn 1 kg nhôm ở nhiệt độ nóng chảy có thể làm nóng chảy được bao nhiêu kilôgam chì?
A. 1,6 kg.
B. 1 kg.
C. 16 kg.
D. 160 kg.
Câu 6: Nội dung nào dưới đây không phải là sự thể hiện của hiện tượng bay hơi của vật chất?
A. Sản xuất muối của các diêm dân.
B. Sử dụng khí gas (R-32) trong các thiết bị làm lạnh của máy điều hoà không khí.
C. Bật quạt sau khi lau sàn nhà.
D. Xuất hiện các giọt nước ở thành ngoài cốc nước giải khát có đá khi để trong không khí.
Câu 7: Một hệ gồm hai vật, mỗi vật có nhiệt độ 30 °C. Nhiệt độ của hệ là
A. 10 °C.
B. 20 °C.
C. 30 °C.
D. 60 °C.
Câu 8: Một vật có nhiệt độ theo thang Celsius là 0 °C. Nhiệt độ của vật theo thang Kelvin (làm tròn) là
A. 0 K.
B. 173 K.
C. 273 K.
D. 305 K.
Câu 9: Cho hai vật có nhiệt độ khác nhau tiếp xúc với nhau. Năng lượng nhiệt được truyền từ
A. vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn.
B. vật có khối lượng lớn hơn sang vật có khối lượng nhỏ hơn.
C. vật ở trên cao sang vật ở dưới thấp.
D. vật ở dưới thấp sang vật ở trên cao.
Câu 10: Một hệ gồm hai vật A và B có cùng nhiệt độ nhưng khối lượng vật A lớn gấp đôi khối lượng vật B. Cho hai vật tiếp xúc với nhau. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường ngoài. Chọn đáp án đúng.
A. Nhiệt độ vật A giảm dần, nhiệt độ vật B tăng dần.
B. Nhiệt độ vật A tăng dần, nhiệt độ vật B giảm dần.
C. Nhiệt độ cả hai vật đều tăng.
D. Nhiệt độ cả hai vật đều không đổi.
Câu 11: Cho biết mối liên hệ giữa thang nhiệt độ Celsius và thang nhiệt độ Fahrenheit là T (°F) = 1,8t (°C) + 32. Một vật có nhiệt độ theo thang Celsius là 52 °C. Nhiệt độ của vật theo thang Fahrenheit là
A. 125,6 °F.
B. 152,6 °F.
C. 126,5 °F.
D. 162,5 °F.
Câu 12: Một vật có nhiệt độ theo thang Fahrenheit là 95 °F. Nhiệt độ của vật theo thang Kelvin (làm tròn) là
A. 35 K.
B. 308 K.
C. 368 K.
D. 178 K.
Câu 13: Biểu thức nào sau đây mô tả định luật 1 của nhiệt động lực học?
A. U = A + Q.
B. U = A - Q.
C. DU = A + Q.
D. DU = A - Q.
Câu 14: Đặt thanh gỗ A đứng yên, cọ xát thanh gỗ B lên thanh gỗ A thì
A. nhiệt độ thanh gỗ A không đổi, nhiệt độ thanh gỗ B tăng lên.
B. nhiệt độ thanh gỗ A tăng lên, nhiệt độ thanh gỗ B không đổi.
C. nhiệt độ cả hai thanh gỗ đều tăng.
D. nhiệt độ cả hai thanh gỗ đều không đổi.
Câu 15: Truyền cho khối khí trong xilanh nhiệt lượng 100 J, khối khí nở ra và sinh một công 70 J đẩy pit-tông lên. Độ biến thiên nội năng của khối khí là
A. DU = 30 J.
B. DU = 170 J.
C. DU = 100 J.
D. DU = -30 J.
Câu 16: Nhiệt lượng của một vật đồng chất thu vào là 6900 J làm nhiệt độ của vật tăng thêm 50 °C. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường. Biết khối lượng của vật là 300 g, nhiệt dung riêng của chất làm vật là
A. 460 J/kg.K.
B. 1 150 J/kg.K.
C. 71,2 J/kg.K.
D. 41,4 J/kg.K.
Câu 17: Trong công thức gần đúng xác định nhiệt dung riêng của nước , người ta sử dụng nhiệt kế để đo đại lượng nào dưới đây?
A. U, I.
B. mn.
C. t.
D. T, T0.
Câu 18: Trường hợp nào sau đây không làm thay đổi nội năng của miếng đồng?
A. Cọ xát miếng đồng lên mặt bàn.
B. Đốt nóng miếng đồng.
C. Làm lạnh miếng đồng.
D. Đưa miếng đồng lên một độ cao nhỏ so với mặt đất.
PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai
Câu 1: Trong mỗi phát biểu sau, em hãy chọn đúng hoặc sai.
a) Có hai cách làm thay đổi nội năng của vật là thực hiện công và truyền nhiệt.
b) Công và nhiệt lượng là hai dạng cụ thể của nội năng.
c) Khi xoa hai bàn tay vào nhau, nội năng của hai bàn tay tăng là do sự truyền nhiệt.
d) Nội năng của một chiếc yên xe đạp khi để ngoài trời nắng tăng lên là do sự truyền nhiệt.
Câu 2: Thông thường, nhiệt kế thuỷ ngân thường dùng để đo thân nhiệt có phạm vi đo từ 35 °C đến 42 °C. Trong mỗi phát biểu sau, em hãy chọn đúng hoặc sai.
a) Vì đó là giới hạn tối đa trong sự dãn nở vì nhiệt của thuỷ ngân.
b) Vì thân nhiệt bình thường của con người nằm trong khoảng này.
c) Vì nhiệt độ cao hơn 42 °C thì thể tích thuỷ ngân biến thiên không còn tuyến tính.
d) Vì nhiệt độ thấp hơn 35 °C thì thể tích thuỷ ngân biến thiên không còn tuyến tính.
Câu 3: Giả sử một nhiệt kế thuỷ ngân bị mất thông số vạch chia độ. Ở áp suất tiêu chuẩn, để xác định lại vị trí vạch 0 °C trên nhiệt kế thì cần đặt nhiệt kế vào đối tượng nào dưới đây? Trong mỗi phát biểu sau, em hãy chọn đúng hoặc sai.
a) Ngăn đông của tủ lạnh.
b) Ngọn lửa của bếp gas.
c) Nước đá đang tan chảy.
d) Nước sôi.
Câu 4: Trong mỗi phát biểu sau, em hãy chọn đúng hoặc sai khi thực hiện thí nghiệm đo nhiệt hoá hơi riêng của nước sử dụng ấm đun siêu tốc.
a) Công thức tính nhiệt hoá hơi riêng của nước là (với là công suất của ấm đun, Dm là khối lượng nước bị bay hơi sau thời gian t).
b) Sử dụng ấm đun siêu tốc đã biết công suất để xác định điện năng tiêu thụ.
c) Sử dụng cân điện tử đo chính xác khối lượng nước sôi còn lại trong ấm tại các thời điểm khác nhau.
d) Sử dụng đồng hồ đo thời gian để đo thời gian đun nước.
PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6
Câu 1: Một miếng bạc được cung cấp nhiệt lượng để tăng nhiệt độ đến nhiệt độ nóng chảy. Khi đến nhiệt độ nóng chảy, tiếp tục cung cấp thêm nhiệt lượng 25,2 kJ để hoá lỏng hoàn toàn miếng bạc. Biết nhiệt nóng chảy riêng của bạc là 1,05.105 J/kg. Tính khối lượng miếng bạc.
Câu 2: Một hỗn hợp gồm nước và nước đá có nhiệt độ 0°C và có khối lượng là M = 5 kg được đun nóng bằng một ấm đun có công suất điện không thay đổi. Khảo sát sự thay đổi nhiệt độ của hỗn hợp nước và nước đá theo nhiệt lượng mà ấm đun cung cấp, người ta thu được đồ thị như Hình 1.4. Biết nhiệt nóng chảy riêng của nước đá l = 3,34.105 J/kg. Xác định khối lượng của nước và của nước đá trong hỗn hợp ban đầu (bỏ qua mất mát nhiệt ra môi trường).
Câu 3: Xét một nhiệt kế sử dụng hai thang đo khác nhau với cách chọn mốc như sau: Thang đo X (nhiệt độ kí hiệu TX, có đơn vị °X) chỉ vạch 20 °X ứng với điểm nước đá tinh khiết đang tan ở 1 atm và chỉ 220 °X ứng với điểm nước tinh khiết sôi ở 1 atm; Thang đo Y (nhiệt độ kí hiệu TY, có đơn vị °Y) chỉ vạch −20 °Y ứng với điểm nước đá tinh khiết đang tan ở áp suất 1 atm và chỉ 380 °Y ứng với điểm nước tinh khiết sôi ở áp suất 1 atm. Khi thang nhiệt độ X chỉ 90 °X thì trong thang nhiệt độ Y chỉ giá trị bao nhiêu?
Câu 4: Một ấm đun siêu tốc có phần thân ấm làm bằng thép không gỉ có khối lượng 0,5 kg, đang chứa 1,8 lít nước ở 25 °C. Biết nhiệt dung riêng của thép và nước lần lượt là 460 J/kg.K và 4 180 J/kg.K. Biết công suất điện ghi trên ấm đun là 1 500 W. Tính thời gian đun sôi một ấm nước. Coi rằng điện năng chuyển hoàn toàn thành năng lượng nhiệt truyền cho ấm.
Câu 5: Một người thợ xác định nhiệt độ của một lò nung bằng cách đưa vào trong lò một miếng sắt có khối lượng 50 g. Coi thời gian nung là đủ dài và tốc độ nung chậm để miếng sắt có nhiệt độ bằng nhiệt độ lò nung. Khi đó, người thợ lấy miếng sắt ra khỏi lò nung và thả nó vào một nhiệt lượng kế có vỏ bằng thép, khối lượng 150g chứa 0,7 lít nước ở nhiệt độ 20 °C. Coi miếng sắt và nhiệt lượng kế chứa nước chỉ truyền nhiệt cho nhau. Khi cân bằng nhiệt, nhiệt độ của nước lúc này tăng lên đến 26 °C. Biết nhiệt dung riêng của sắt và thép là 460 J/kg.K, của nước là 4 180 J/kg.K. Tính nhiệt độ của lò nung.
Câu 6: Một ấm nhôm khối lượng 650 g chứa 2 kg nước ở nhiệt độ 23 °C được đun nóng bằng một bếp điện có công suất không đổi và có 80% nhiệt lượng do bếp cung cấp được dùng vào việc đun nóng ấm nước. Sau 40 phút thì có 400 g nước đã hoá hơi ở 100 °C. Biết nhiệt dung riêng của nước và của nhôm lần lượt là 4 200 J/kg.K và 880 J/kg.K. Nhiệt hoá hơi riêng của nước ở 100 °C là 2,3.106 J/kg. Tính công suất cung cấp nhiệt của bếp điện.
................................
................................
................................
Xem thêm đề cương ôn tập Vật Lí 12 Chân trời sáng tạo có lời giải hay khác:
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giáo án lớp 12 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 12 (các môn học)
- Giáo án Toán 12
- Giáo án Ngữ văn 12
- Giáo án Vật Lí 12
- Giáo án Hóa học 12
- Giáo án Sinh học 12
- Giáo án Địa Lí 12
- Giáo án Lịch Sử 12
- Giáo án Lịch Sử 12 mới
- Giáo án GDCD 12
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 12
- Giáo án Tin học 12
- Giáo án Công nghệ 12
- Giáo án GDQP 12
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Đề thi Ngữ văn 12
- Đề thi Toán 12
- Đề thi Tiếng Anh 12 mới
- Đề thi Tiếng Anh 12
- Đề thi Vật Lí 12
- Đề thi Hóa học 12
- Đề thi Sinh học 12
- Đề thi Địa Lí 12
- Đề thi Lịch Sử 12
- Đề thi Giáo dục Kinh tế Pháp luật 12
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 12
- Đề thi Tin học 12
- Đề thi Công nghệ 12