Đề cương ôn tập Học kì 1 Vật Lí 12 Chân trời sáng tạo (có lời giải)
Bộ đề cương ôn tập Cuối kì 1 Vật Lí 12 Chân trời sáng tạo với bài tập trắc nghiệm, tự luận đa dạng có lời giải chi tiết giúp học sinh nắm vững kiến thức cần ôn tập để đạt điểm cao trong bài thi Lí 12 Học kì 1.
Đề cương ôn tập Học kì 1 Vật Lí 12 Chân trời sáng tạo (có lời giải)
Chỉ từ 80k mua trọn bộ đề cương ôn tập Học kì 1 Vật Lí 12 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
A. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM
Chương 2. Khí lí tưởng
Bài 5. Thuyết động học phân tử chất khí
1. Chuyển động Brown
2. Chất khí
3. Thuyết động học phân tử chất khí
Bài 6. Định luật Boyle. Định luật Charles
1. Trạng thái và quá trình biến đổi trạng thái khí
2. Định luật Boyle
3. Định luật Charles
Bài 7. Phương trình trạng thái của khí lí tưởng
1. Khí lí tưởng
2. Phương trình trạng thái của khí lí tưởng
3. Vận dụng phương trình trạng thái của khí lí tưởng
Bài 8. Áp suất. Động năng của phân tử khí
1. Áp suất của chất khí
2. Động năng phân tử
B. BÀI TẬP CỦNG CỐ
Bài 5. Thuyết động học phân tử chất khí
PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 10. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ lựa chọn một phương án.
Câu 1: Khi quan sát các hạt khói chuyển động lơ lửng trong không khí thì
A. chuyển động của các phân tử không khí được gọi là chuyển động Brown.
B. chuyển động của các hạt khói được gọi là chuyển động Brown.
C. chuyển động của cả các hạt khói và các phân tử không khí đều được gọi là chuyển động Brown.
D. chuyển động chậm của các hạt khói được gọi là chuyển động Brown, chuyển động nhanh của chúng được gọi là chuyển động của phân tử.
Câu 2: Đặc điểm nào không phải là của phân tử chất khí?
A. Chuyển động không ngừng.
B. Có lúc chuyển động nhanh, có lúc chuyển động chậm.
C. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của chất khí càng cao.
D. Chuyển động nhanh dần đến khi các phân tử tụ lại một điểm.
Câu 3: Nội dung nào dưới đây không phải là tính chất của các phân tử khí?
A. Chuyển động hỗn loạn, không ngừng.
B. Nhiệt độ càng cao, các phân tử khí chuyển động càng nhanh.
C. Các phân tử khí va chạm vào thành bình gây ra áp suất.
D. Chuyển động hỗn loạn xung quanh các vị trí cân bằng cố định.
Câu 4: Theo thuyết động học phân tử chất khí thì điều nào sau không đúng?
A. Các phân tử khí chuyển động hỗn loạn không ngừng, chuyển động này càng nhanh thì nhiệt độ của chất khí càng thấp.
B. Chất khí được cấu tạo từ các phân tử có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách giữa chúng.
C. Khi chuyển động hỗn loạn các phân tử khí va chạm vào thành bình gây ra áp suất lên thành bình.
D. Khi chuyển động hỗn loạn các phân tử khí va chạm vào nhau.
Câu 5: Áp suất của chất khí lên thành bình chứa là do
A. các phân tử chất khí va chạm vào nhau.
B. các phân tử chất khí đẩy nhau.
C. các phân tử chất khí va chạm nhau và không va chạm vào thành bình chứa.
D. khi chuyển động hỗn loạn, các phân tử khí va chạm vào nhau và va chạm vào thành bình chứa.
Câu 6: Khí lí tưởng là chất khí
A. Có khối lượng riêng lớn.
B. dễ bị nén khi tăng áp suất.
C. trong đó các phân tử được coi là chất điểm và chỉ tương tác khi va chạm.
D. trong đó phân tử khí có kích thước bằng khoảng cách giữa chúng.
Câu 7: Nhận xét nào sau đây về các phân tử khí lí tưởng là không đúng?
A. Có thể tích riêng không đáng kể.
B. Có lực tương tác không đáng kể khi không va chạm.
C. Có khối lượng không đáng kể.
D. Có vận tốc càng lớn khi nhiệt độ phân tử càng cao.
Câu 8: Tìm câu sai trong các câu sau đây: Số Avogadro là
A. số phân tử (hay nguyên tử) có trong 22,4 lít khí ở điều kiện tiêu chuẩn (0°C, 1atm).
B. số phân tử (hay nguyên tử) có trong 1 mol khí.
C. số phân tử (hay nguyên tử) có trong 1 đơn vị khối lượng khí.
D. số nguyên tử có trong 12 g carbon 12.
Câu 9: Chuyển động của các hạt phấn hoa trong thí nghiệm của Brown chứng tỏ
A. hạt phấn hoa hút và đẩy các phân tử nước.
B. các phân tử nước hút và đẩy hạt phấn hoa.
C. các phân từ nước lúc thì đứng yên, lúc thì chuyển động.
D. các phân tử nước không đứng yên mà chuyển động không ngừng.
Câu 10: Một bình kín chứa N = 3,01.1023 phân tử khí helium. Khối lượng helium chứa trong bình là
A. 0,5 g.
B. 1 g.
C. 2 g.
D. 4 g.
................................
................................
................................
Sở Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 1 - Chân trời sáng tạo
Năm học 2024 - 2025
Môn: Vật Lí 12
Thời gian làm bài: phút
(Đề 1)
PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ lựa chọn một phương án.
Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về mô hình động học phân tử?
A. Lực tương tác giữa các phân tử trong chất lỏng mạnh hơn so với các phân tử trong chất rắn.
B. Khoảng cách giữa các phân tử trong chất lỏng lớn hơn khoảng cách giữa các phân tử trong chất rắn.
C. Các phân tử trong chất rắn chuyển động hỗn độn hơn so với các phân tử trong chất lỏng.
D. Các phân tử trong chất rắn có kích thước lớn hơn so với các phân tử trong chất lỏng.
Câu 2: Vào mùa hè, nước trong hồ thường lạnh hơn không khí. Ví dụ, nước trong hồ bơi có thể ở 22 °C trong khi nhiệt độ không khí là 25 °C. Mặc dù không khí ấm hơn nhưng bạn vẫn cảm thấy lạnh khi ra khỏi nước. Điều này được giải thích là do:
A. Nước cách nhiệt tốt hơn không khí.
B. Trong không khí có hơi nước.
C. Nước trên da bạn đã bay hơi.
D. Hơi nước trong không khí bị ngưng tụ trên da bạn.
Câu 3: Tính nhiệt lượng Q cần cung cấp để làm nóng chảy 500 g nước đá ở 0 °C. Biết nhiệt nóng chảy riêng của nước đá bằng 3,34.105 J/kg.
A. Q = 7.107 J.
B. Q = 167 kJ.
C. Q = 167 J.
D. Q = 167.106 J.
Câu 4: Khi hai vật có nhiệt độ khác nhau tiếp xúc với nhau thì năng lượng nhiệt sẽ truyền một cách tự phát từ
A. vật có nhiệt độ thấp hơn sang vật có nhiệt độ cao hơn.
B. vật có khối lượng lớn hơn sang vật có khối lượng nhỏ hơn.
C. vật có thể tích lớn hơn sang vật có thể tích nhỏ hơn.
D. vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn.
Câu 5: Hai hệ ở trạng thái cân bằng nhiệt thì
A. chúng nhất thiết phải ở cùng nhiệt độ.
B. chúng nhất thiết phải chứa cùng một lượng nhiệt.
C. chúng nhất thiết phải có cùng khối lượng.
D. chúng nhất thiết phải được cấu tạo từ cùng một chất.
Câu 6: 104 °C ứng với bao nhiêu K?
A. 313 K.
B. 298 K.
C. 328 K.
D. 377 K.
Câu 7: Phát biểu nào sau đây về nội năng là không đúng?
A. Nội năng của một vật phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tích của vật.
B. Nội năng của một vật có thể bị biến đổi bằng quá trình truyền nhiệt hoặc thực hiện công.
C. Nội năng của một vật là tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
D. Số đo độ biến thiên nội năng trong quá trình truyền nhiệt được gọi là công.
Câu 8: Biết nhiệt dung của nước xấp xỉ là 4,18.103 J/kg.K. Nhiệt lượng cần cung cấp cho 1 kg nước ở 20 °C đến khi nước sôi 100 °C là
A. 8.104J.
B. 10.104J.
C. 33,44.104J.
D. 32.103J.
Câu 9: Nội năng của một vật
A. phụ thuộc vào động năng của chuyển động của vật.
B. phụ thuộc vào động năng chuyển động của các phân tử cấu tạo nên vật.
C. bằng không khi vật ở thể rắn.
D. tăng khi vật chuyển động.
Câu 10: Khi quan sát các hạt khói chuyển động lơ lửng trong không khí thì
A. chuyển động của các phân tử không khí được gọi là chuyển động Brown.
B. chuyển động của các hạt khói được gọi là chuyển động Brown.
C. chuyển động của cả các hạt khói và các phân tử không khí đều được gọi là chuyển động Brown.
D. chuyển động chậm của các hạt khói được gọi là chuyển động Brown, chuyển động nhanh của chúng được gọi là chuyển động của phân tử.
Câu 11: Đặc điểm nào không phải là của phân tử chất khí?
A. Chuyển động không ngừng.
B. Có lúc chuyển động nhanh, có lúc chuyển động chậm.
C. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của chất khí càng cao.
D. Chuyển động nhanh dần đến khi các phân tử tụ lại một điểm.
Câu 12: Nội dung nào dưới đây không phải là tính chất của các phân tử khí?
A. Chuyển động hỗn loạn, không ngừng.
B. Nhiệt độ càng cao, các phân tử khí chuyển động càng nhanh.
C. Các phân tử khí va chạm vào thành bình gây ra áp suất.
D. Chuyển động hỗn loạn xung quanh các vị trí cân bằng cố định.
Câu 13: Một bình kín chứa N = 3,01.1023 phân tử khí helium. Khối lượng helium chứa trong bình là
A. 0,5 g.
B. 1 g.
C. 2 g.
D. 4 g.
Câu 14: Hệ thức nào sau đây thể hiện đúng mối liên hệ giữa các thông số trạng thái khí lí tưởng trong quá trình đẳng áp?
A. .
B. .
C. .
D. .
Câu 15: Một lượng khí ở nhiệt độ 30 °C có thể tích 1,0 m3 và áp suất 2,0.105 Pa. Thực hiện nén khí đẳng nhiệt đến áp suất 3,5.105 Pa thì thể tích của lượng khí là
A. 0,6.105 m3.
B. 1,75 m3.
C. 0,6.10-5 m3.
D. 0,6 m3.
Câu 16: Khi thở ra dung tích của phổi là V1 = 2,4 lít và áp suất không khí trong phổi là p1 = 101,7.103 Pa. Khi hít vào áp suất của phổi là p2 = 101,01.103 Pa. Coi nhiệt độ của phổi là không đổi, dung tích của phổi khi hít vào bằng
A. 2,416 lít.
B. 2,384 lít.
C. 2,4 lít.
D. 1,327 lít.
Câu 17: Công thức nào sau đây là công thức tính áp suất chất khí theo mô hình động học phân tử chất khí?
A. .
B. .
C. .
D. .
Trong đó: p là áp suất chất khí, V là thể tích khí, N là số phân tử khí, m là khối lượng phân tử khí, p là khối lượng riêng của chất khí, là giá trị trung bình của bình phương tốc độ phân tử khí.
Câu 18: Động năng tịnh tiến trung bình của phân tử khí lí tưởng ở 25 °C có giá trị
A. 5,2.10-22 J.
B. 6,2.10-21 J.
C. 6,2.1023 J.
D. 3,2.1025 J.
PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai
Câu 1: Các phát biểu sau đây đúng hay sai?
a) Chất khí không có hình dạng và thể tích riêng, luôn chiếm toàn bộ thể tích bình chứa và có thể nén được dễ dàng.
b) Vật ở thể rắn có thể tích và hình dạng riêng, rất khó nén.
c) Vật ở thể lỏng có thể tích riêng nhưng không có hình dạng riêng.
d) Các chất không thể chuyển từ dạng này sang dạng khác.
Câu 2: Bảng sau đây ghi sự thay đổi nhiệt độ của không khí theo thời gian dựa trên số liệu của một trạm khí tượng ở Hà Nội ghi được vào ngày mùa đông.
Thời gian (giờ) |
1 |
4 |
7 |
10 |
13 |
16 |
19 |
22 |
Nhiệt độ (°C) |
13 |
13 |
13 |
18 |
18 |
20 |
17 |
12 |
Xét tính đúng hoặc sai của các phát biểu dưới đây:
a. Nhiệt độ lúc 4 giờ là 13 °C.
b. Nhiệt độ thấp nhất trong ngày là vào lúc 1 giờ.
c. Nhiệt độ cao nhất trong ngày là vào lúc 16 giờ.
d. Độ chênh lệch nhiệt độ trong ngày lớn nhất là 6 °C.
Câu 3: Một lượng nước và một lượng rượu có thể tích bằng nhau được cung cấp các nhiệt lượng tương ứng là Q1 và Q2. Biết khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3 và của rượu là 800 kg/m3, nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K và của rượu là 2500 J/kg.K. Xét tính đúng sai của các phát biểu sau:
a) Nhiệt lượng để làm tăng nhiệt độ của 1 kg nước lên 1 K là 2500 J.
b) Nhiệt lượng để làm tăng nhiệt độ của 1 kg rượu lên 1 K là 4200 J.
c) Có thể dùng công thức Q = mc(T1 - T2) để tính nhiệt lượng cung cấp cho nước và rượu.
d) Để độ tăng nhiệt độ của nước và rượu bằng nhau thì Q1 = 2,1Q2.
Câu 4: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?
a) Khoảng cách giữa các phân tử khí lí tưởng rất lớn so với kích thước mỗi phân tử nên có thể bỏ qua kích thước của chúng.
b) Khi không va chạm, có thể bỏ qua lực tương tác giữa các phân tử khí lí tưởng.
c) Các phân tử khí lí tưởng luôn chuyển động thẳng đều.
d) Khi va chạm với thành bình chứa, phân tử khí lí tưởng truyền động lượng cho thành bình và dừng lại.
PHẦN III. Câu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6
Câu 1: Một bình đựng nước ở 0,00°C. Người ta làm nước trong bình đông đặc lại bằng cách hút không khí và hơi nước trong bình ra ngoài. Lấy nhiệt nóng chảy riêng của nước là 3,3.105 J/kg và nhiệt hoá hơi riêng ở nước là 2,48.106 J/kg. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường bên ngoài. Tỉ số giữa khối lượng nước bị hoá hơi và khối lượng nước ở trong bình lúc đầu là bao nhiêu?
Câu 2: Một nhà hoá học nhận thấy có chất lỏng màu bạc trên sàn của phòng thí nghiệm và băn khoăn tự hỏi: không biết có ai đó đã đánh vỡ nhiệt kế thuỷ ngân mà không dọn dẹp cẩn thận. Nhà hoá học quyết định tìm hiểu xem chất lỏng màu bạc có đúng là thuỷ ngân không. Từ những kiểm tra của mình, nhà hóa học đã phát hiện ra nhiệt độ nóng chảy của chất đó là 275 K. Chất lỏng này có phải là thuỷ ngân hay không? Hãy giải thích câu trả lời của bạn.
Câu 3: Viên đạn chì có khối lượng 50 g, bay với tốc độ v0 = 360 km/h. Sau khi xuyên qua một tấm thép, tốc độ giảm xuống còn 72 km/h. Tính lượng nội năng tăng thêm của đạn và thép.
Câu 4: Một phân tử khí lí tưởng đang chuyển động qua tâm một bình cầu có đường kính 0,10 m. Số lần phân tử này va chạm vào thành bình chứa trong mỗi giây là 4 000 lần. Coi rằng phân tử này chỉ va chạm với thành bình và tốc độ của phân tử là không đổi sau mỗi va chạm. Hãy ước lượng tốc độ chuyển động của phân tử khí trong bình.
Câu 5: Sử dụng một cái bơm để bơm không khí vào quả bóng đá có bán kính khi bơm căng là 11 cm. Mỗi lần bơm đưa được 0,32 lít khí ở điều kiện 1 atm vào bóng. Giả thiết rằng quả bóng trước khi bơm không có không khí nhiệt độ không đổi trong quá trình bơm. Hỏi sau 35 lần bơm thì áp suất khí trong bóng là bao nhiêu?
Câu 6: Một bình chứa khí có vách ngăn di chuyển được. Khi dịch vách ngăn để bình có thể tích 15,0 lít ở nhiệt độ 27,0 °C thì áp suất khí trong bình là 1,50 atm. Tiếp tục dịch chuyển vách ngăn để nén khí đến thể tích 12,0 lít thì áp suất khí trong bình là 3,00 atm. Nhiệt độ của khí trong bình lúc này là ...... °C.
................................
................................
................................
Xem thêm đề cương ôn tập Vật Lí 12 Chân trời sáng tạo có lời giải hay khác:
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giáo án lớp 12 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 12 (các môn học)
- Giáo án Toán 12
- Giáo án Ngữ văn 12
- Giáo án Vật Lí 12
- Giáo án Hóa học 12
- Giáo án Sinh học 12
- Giáo án Địa Lí 12
- Giáo án Lịch Sử 12
- Giáo án Lịch Sử 12 mới
- Giáo án GDCD 12
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 12
- Giáo án Tin học 12
- Giáo án Công nghệ 12
- Giáo án GDQP 12
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Đề thi Ngữ văn 12
- Đề thi Toán 12
- Đề thi Tiếng Anh 12 mới
- Đề thi Tiếng Anh 12
- Đề thi Vật Lí 12
- Đề thi Hóa học 12
- Đề thi Sinh học 12
- Đề thi Địa Lí 12
- Đề thi Lịch Sử 12
- Đề thi Giáo dục Kinh tế Pháp luật 12
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 12
- Đề thi Tin học 12
- Đề thi Công nghệ 12