Đề cương ôn tập Giữa kì 2 Lịch Sử 12 Cánh diều (có lời giải)
Bộ đề cương ôn tập Giữa kì 2 Lịch Sử 12 Cánh diều với bài tập trắc nghiệm, tự luận đa dạng có lời giải chi tiết giúp học sinh nắm vững kiến thức cần ôn tập để đạt điểm cao trong bài thi Sử 12 Giữa kì 2.
Đề cương ôn tập Giữa kì 2 Lịch Sử 12 Cánh diều (có lời giải)
Chỉ từ 40k mua trọn bộ đề cương ôn tập Lịch Sử 12 Chương trình mới (dùng chung cho 3 sách) bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
PHẦN I. GIỚI HẠN ÔN TẬP
- Chủ đề 4. Công cuộc đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay
+ Khái quát về công cuộc Đổi mới từ năm 1986 đến nay
+ Thành tựu cơ bản và bài học của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay
- Chủ đề 5. Lịch sử đối ngoại Việt Nam thời cận - hiện đại
+ Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945)
+ Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) và kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975)
+ Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ năm 1975 đến nay
PHẦN II. BÀI TẬP TỰ LUYỆN
2.1. Trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn
Câu 1. Một trong những yếu tố khách quan tác động trực tiếp đến việc Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra đường lối đổi mới đất nước (từ tháng 12-1986) là
A. sự khủng hoảng của các nước xã hội chủ nghĩa.
B. các nước Đông Nam Á đều đã giành độc lập.
C. sự ra đời của tổ chức Liên Hợp Quốc.
D. chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
Câu 2. Nội dung cơ bản của đường lối đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra trong giai đoạn 1986 - 1995 là
A. đẩy mạnh công nghiệp hóa; coi trọng hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
B. đổi mới kinh tế gắn với đổi mới dân tộc nhưng trọng tâm là đổi mới kinh tế.
C. tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
D. chuyển từ hội nhập kinh tế sang chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện.
Câu 3. Nội dung nào sau đây không đúng về quan điểm đổi mới (từ tháng 12 - 1986) ở Việt Nam do Đảng Cộng sản lãnh đạo?
A. Bắt đầu từ cái cách lĩnh vực hành chính.
B. Tiến hành đồng bộ và toàn diện, lâu dài.
C. Không thay đổi mục tiêu xã hội chủ nghĩa.
D. Việc đổi mới phải lấy kinh tế làm trọng tâm.
Câu 4. Đại hội toàn quốc lần thứ VI (12/1986) của Đảng Cộng sản Việt Nam đã
A. đánh dấu sự thành công của công cuộc đổi mới.
B. bổ sung và hoàn thiện đường lối đổi mới đất nước.
C. bổ sung và phát triển đường lối đổi mới đất nước.
D. đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước.
Câu 5. Lĩnh vực nào sau đây được Đảng Cộng sản Việt Nam xác định là trọng tâm trong công cuộc đổi mới đất nước đề ra từ năm 1986?
A. Kinh tế.
B. Văn hóa.
C. Chính trị.
D. Xã hội.
Câu 6. Trong giai đoạn 1996-2006, ở Việt Nam, công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa được đẩy mạnh, gắn với việc từng bước phát triển
A. nền kinh tế tri thức.
B. giáo dục và đào tạo.
C. an ninh - quốc phòng.
D. văn hóa - xã hội.
Câu 7. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã xác định yếu tố nào sau đây vừa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội?
A. Giáo dục.
B. Chính trị.
C. Văn hóa.
D. Tư tưởng.
Câu 8. Đến năm 2008, Việt Nam đã
A. thực hiện thành công đổi mới đất nước.
B. ra nhập nhóm nước có thu nhập cao.
C. ra khỏi nhóm nước có thu nhập thấp.
D. trở thành “con rồng” của kinh tế châu Á.
Câu 9. Một trong những thành tựu nổi bật trong quá trình đổi mới chính trị ở Việt Nam là
A. vai trò của Mặt trận Việt Minh và các đoàn thể chính trị - xã hội được chú trọng phát huy.
B. hình thành hệ thống quan điểm lí luận về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
C. quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các quốc gia, vùng lãnh thổ từng bước được mở rộng.
D. Việt Nam tham gia nhiều hiệp ước, hiệp định song phương và đa phương về an ninh.
Câu 10. Trong quá trình đổi mới, trên lĩnh vực giáo dục - đào tạo, Việt Nam đã đạt được thành tựu nào sau đây?
A. Việt Nam đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở vào năm 2000.
B. Vị thế giáo dục đại học Việt Nam đứng đầu khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
C. Các chỉ số về giáo dục phổ thông của Việt Nam được đánh giá là đứng đầu châu Á.
D. Có sự phát triển mới về quy mô, đa dạng hóa về loại hình trường lớp ở các bậc học.
................................
................................
................................
Sở Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 2 - Cánh diều
năm 2025
Môn: Lịch Sử 12
Thời gian làm bài: phút
(Đề 1)
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (7,0 ĐIỂM)
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 20. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12/1986) của Đảng Cộng sản Việt Nam được xem là Đại hội mở đầu cho công cuộc
A. xây dựng đoàn kết.
B. phát triển kinh tế.
C. đổi mới đất nước.
D. chỉnh đốn Đảng.
Câu 2. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã xác định nội dung nào sau đây là quốc sách hàng đầu?
A. Văn hóa và tư tưởng.
B. Giáo dục và đào tạo.
C. An ninh, quốc phòng.
D. Kinh tế và chính trị.
Câu 3. Trong quá trình Đổi mới đất nước, thành phần kinh tế nào sau đây giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế Việt Nam?
A. Tư nhân.
B. Nhà nước.
C. Cá thể.
D. Nước ngoài.
Câu 4. Một trong những thành tựu về đổi mới Chính trị, An ninh-Quốc phòng ở Việt Nam là
A. xây dựng thành công hạm đội tàu sân bay mạnh nhất châu Á.
B. xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa vững mạnh.
C. tham gia đầy đủ vào các tổ chức quân sự quốc tế và khu vực.
D. trở thành ủy viên thường trực hội đồng bảo an Liên hợp quốc.
Câu 5. Đường dây 500kV được xây dựng và đóng điện thành công (1994) có nghĩa như thế nào đối với Việt Nam?
A. Giải quyết nạn thiếu điện ở miền Nam, thúc đẩy kinh tế phát triển.
B. Khẳng định chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước Việt Nam.
C. Giải quyết xong vấn đề tranh chấp đường biên giới trên bộ với Lào.
D. Biến Sài Gòn trở thành trung tâm kinh tế chính trị lớn nhất đất nước.
Câu 6. Năm 1908, Phan Bội Châu đã tham gia thành lập tổ chức nào sau đây?
A. Hội liên hiệp thuộc địa.
B. Điền Quế Việt liên minh.
C. Mặt trận Việt-Miên-Lào.
D. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Câu 7. Trong những năm ở Pháp giai đoạn 1911 - 1925, Phan Châu Trinh đã có hoạt động đối ngoại nào sau đây?
A. Viết báo, diễn thuyết để thức tỉnh dư luận Pháp về tình hình Việt Nam.
B. Sáng lập Hội Chấn Hoa Hưng Á và nhiều tổ chức chính trị khác.
C. Viết tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” để tố cáo tội ác của kẻ thù.
D. Tổ chức phong trào Đông du, tham gia các hoạt động của Đảng Xã hội Pháp.
Câu 8. Trong giai đoạn từ năm 1923 đến năm 1927, Nguyễn Ái Quốc đã thực hiện các hoạt động đối ngoại ở đâu?
A. Ấn Độ.
B. Liên Xô.
C. Mỹ.
D. Nhật Bản.
Câu 9. Sự kiện nào sau đây đánh dấu Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước, giải phóng cho dân tộc Việt Nam?
A. Bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế ba (1920).
B. Gửi bản yêu sách của Nhân dân An Nam (1919).
C. Đọc được bản Luận cương của Lênin (1920).
D. Tham gia hợp nhất các tổ chức cộng sản (1930).
Câu 10. Những hoạt động đối ngoại của Hồ Chí Minh trong giai đoạn (1942-1945) có tác dụng như thế nào đối với cách mạng Việt Nam?
A. Tranh thủ sự ủng hộ đối với cách mạng Việt Nam.
B. Tập hợp nông dân đứng dưới ngọn cờ của Đảng.
C. Thúc đẩy sự phát triển của phong trào công nhân.
D. Xu thế cách mạng vô sản đã thắng thế hoàn toàn.
Câu 11. Một trong những điểm giống nhau về kết quả trong các hoạt động đối ngoại của Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh là
A. đã thúc đẩy phong trào công nhân.
B. Pháp cho thực hiện nhiều cải cách.
C. đã nhận ra được bản chất kẻ thù.
D. chưa giành lại độc lập cho dân tộc.
Câu 12. Năm 1950, quốc gia đầu tiên trên thế giới thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là
A. Liên Xô.
B. Trung Quốc.
C. Cộng hoà Dân chủ Đức.
D. Cộng hoà Liên bang Đức.
Câu 13. Ngày 6-3-1946, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ký với đại diện của Chính phủ Pháp bản hiệp định nào sau đây?
A. Bàn Môn Điếm.
B. Giơ-ne-vơ.
C. Hiệp định Pa-ri.
D. Hiệp định Sơ-bộ.
Câu 14. Một trong những nhiệm vụ của hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn 1965-1975 là
A. đòi Mỹ, Diệm thi hành Hiệp định Pa-ri.
B. tố cáo tội ác của chiến tranh xâm lược.
C. đòi quyền tự do dân sinh và dân chủ.
D. bảo vệ các chủ quyền trên biển Đông.
Câu 15. Trong thời kì 1954 - 1975, hoạt động đối ngoại của Việt Nam tập trung phục vụ sự nghiệp nào sau đây?
A. Bảo vệ miền Bắc, xây dựng chủ nghĩa xã hội.
B. Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
C. Bảo vệ và thống nhất chủ nghĩa xã hội.
D. Thống nhất đất nước bằng con đường hoà bình.
Câu 16. Đâu là kết quả mà cách mạng Việt Nam đạt được khi ký Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954?
A. Thống nhất đất nước.
B. Miền Bắc giải phóng.
C. Miền Nam giải phóng.
D. Đánh bại đế quốc Mỹ.
Câu 17. Sự kiện nào đây có ý nghĩa là bước ngoặt mới đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1954-1975 của Nhân dân Việt Nam?
A. Hội nghị cấp cao ba nước Đông Dương.
B. Chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi, 1965).
C. Hiệp định Pa-ri được ký kết năm 1973.
D. Chiến thắng Lam Sơn 719 năm 1971.
Câu 18. Từ thắng lợi của Việt Nam trong Hội nghị Pa-ri (1973), Đảng đã rút ra bài học kinh nghiệm gì cho đường lối ngoại giao hiện nay?
A. Thực hiện đường lối ngoại giao độc lập, tự chủ.
B. Tranh thủ tối đa sự ủng hộ của các cường quốc.
C. Giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
D. Đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế.
Câu 19. Một trong những hoạt động đối ngoại của Việt Nam đối với Trung Quốc trong giai đoạn 1975-1985 là:
A. đàm phán giải quyết vấn đề xung đột biên giới.
B. hội nghị thượng đỉnh bàn về vấn đề của ASEAN.
C. đàm phán về việc khai thác chung nguồn khí đốt.
D. thương lượng để Trung Quốc tăng cường viện trợ.
Câu 20. Trong giai đoạn 1975 đến 1985 Việt Nam đã tham gia
A. Phong trào không liên kết.
B. Cộng đồng văn hóa ASEAN.
C. Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG).
D. Cộng đồng kinh tế ASEAN.
Thí sinh trả lời từ câu 21 đến câu 22. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 21. Đọc tư liệu sau đây:
Tư liệu. “Họ [những thanh niên trong phong trào Đông Du] đến Nhật Bản với một tinh thần thực sự cầu thị nhằm học hỏi những kinh nghiệm quý giá về sự thành công của Nhật Bản duy tân để trở về đánh Pháp, khôi phục Việt Nam, giành lại độc lập cho nước nhà. Với sự giúp đỡ của nhân dân Nhật Bản, những thanh niên ưu tú Việt Nam lần lượt được thu xếp vào học tại các trường quân sự, chính trị, khoa học, kỹ thuật, văn hoá ở Nhật Bản”.
(Hoàng Văn Hiển, Tiếp cận Lịch sử thế giới và Lịch sử Việt Nam - Một cách nhìn, Nxb Chính trị Quốc gia, 2009, tr.52)
a) Năm 1905, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh cùng nhiều sĩ phu yêu nước khác đã tổ chức phong trào Đông Du.
b) Việc tổ chức phong trào Đông Du cho thấy: Phan Bội Châu chủ trương cứu nước bằng con đường cải cách.
c) Phong trào Đông Du đã nhận được sự giúp đỡ của nhiều người Nhật tiến bộ.
d) Thông qua các hoạt động thực tiễn của phong trào Đông Du, Phan Bội Châu đã xác lập được mối quan hệ gắn bó giữa Việt Nam với chính quyền Nhật Bản.
Câu 22. Đọc tư liệu sau đây:
Tư liệu. “Với các giải pháp linh hoạt, lúc thì chủ trương "Hoa - Việt thân thiện”, hoà với Tưởng để hạn chế hành động chống phá cách mạng Việt Nam của chúng và để rảnh tay đối phó với thực dân Pháp; lúc thì hoà hoãn với Pháp để đẩy quân Tưởng về nước, thực hiện chủ trương “hoà để tiến". Đây là những mẫu mực về sự mềm dẻo trong sách lược và nghệ thuật lợi dụng mâu thuẫn giữa các thế lực thù địch, đưa cách mạng Việt Nam vượt qua tình thế hiểm nghèo".
(Đinh Xuân Lý (2013), Đối ngoại Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử (1945 - 2012), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.33)
a) Nội dung đoạn tư liệu trên phản ánh chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam năm đầu tiên sau Cách mạng tháng Tám.
b) Theo đoạn tư liệu, Việt Nam phải sử dụng linh hoạt các giải pháp ngoại giao để đấu tranh với từng kẻ thù trong từng thời điểm để bảo vệ độc lập dân tộc.
c) Việt Nam luôn kiên trì theo đuổi giải pháp xung đột quân sự đối với thực dân Pháp - kẻ thù nguy hiểm nhất của dân tộc.
d) Việt Nam đã thực hiện chủ trương hoà để tiến với Trung Hoa Dân quốc để đuổi chúng về nước.
PHẦN II. TỰ LUẬN (3,0 ĐIỂM)
Câu 1 (3,0 điểm):
a) Làm rõ những hoạt động chủ yếu của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1986 đến nay thông qua những dẫn chứng cụ thể.
b) Theo anh/ chị: việc bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Mỹ có ý nghĩa như thế nào đối với việc phá thế bao vây, cô lập của Việt Nam?
................................
................................
................................
Xem thêm đề cương ôn tập Lịch Sử 12 Cánh diều có lời giải hay khác:
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giáo án lớp 12 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 12 (các môn học)
- Giáo án Toán 12
- Giáo án Ngữ văn 12
- Giáo án Vật Lí 12
- Giáo án Hóa học 12
- Giáo án Sinh học 12
- Giáo án Địa Lí 12
- Giáo án Lịch Sử 12
- Giáo án Lịch Sử 12 mới
- Giáo án GDCD 12
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 12
- Giáo án Tin học 12
- Giáo án Công nghệ 12
- Giáo án GDQP 12
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Đề thi Ngữ văn 12
- Đề thi Toán 12
- Đề thi Tiếng Anh 12 mới
- Đề thi Tiếng Anh 12
- Đề thi Vật Lí 12
- Đề thi Hóa học 12
- Đề thi Sinh học 12
- Đề thi Địa Lí 12
- Đề thi Lịch Sử 12
- Đề thi Giáo dục Kinh tế Pháp luật 12
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 12
- Đề thi Tin học 12
- Đề thi Công nghệ 12