Đề cương ôn tập Giữa kì 2 Lịch Sử 12 Chân trời sáng tạo (có lời giải)
Bộ đề cương ôn tập Giữa kì 2 Lịch Sử 12 Chân trời sáng tạo với bài tập trắc nghiệm, tự luận đa dạng có lời giải chi tiết giúp học sinh nắm vững kiến thức cần ôn tập để đạt điểm cao trong bài thi Sử 12 Giữa kì 2.
Đề cương ôn tập Giữa kì 2 Lịch Sử 12 Chân trời sáng tạo (có lời giải)
Chỉ từ 40k mua trọn bộ đề cương ôn tập Lịch Sử 12 Chương trình mới (dùng chung cho 3 sách) bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
PHẦN I. GIỚI HẠN ÔN TẬP
- Chủ đề 4. Công cuộc đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay
+ Khái quát về công cuộc Đổi mới từ năm 1986 đến nay
+ Thành tựu cơ bản và bài học của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay
- Chủ đề 5. Lịch sử đối ngoại Việt Nam thời cận - hiện đại
+ Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945)
+ Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) và kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975)
+ Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ năm 1975 đến nay
PHẦN II. BÀI TẬP TỰ LUYỆN
2.1. Trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn
Câu 1. Một trong những yếu tố khách quan tác động trực tiếp đến việc Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra đường lối đổi mới đất nước (từ tháng 12-1986) là
A. sự khủng hoảng của các nước xã hội chủ nghĩa.
B. các nước Đông Nam Á đều đã giành độc lập.
C. sự ra đời của tổ chức Liên Hợp Quốc.
D. chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
Câu 2. Nội dung cơ bản của đường lối đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra trong giai đoạn 1986 - 1995 là
A. đẩy mạnh công nghiệp hóa; coi trọng hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
B. đổi mới kinh tế gắn với đổi mới dân tộc nhưng trọng tâm là đổi mới kinh tế.
C. tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
D. chuyển từ hội nhập kinh tế sang chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện.
Câu 3. Nội dung nào sau đây không đúng về quan điểm đổi mới (từ tháng 12 - 1986) ở Việt Nam do Đảng Cộng sản lãnh đạo?
A. Bắt đầu từ cái cách lĩnh vực hành chính.
B. Tiến hành đồng bộ và toàn diện, lâu dài.
C. Không thay đổi mục tiêu xã hội chủ nghĩa.
D. Việc đổi mới phải lấy kinh tế làm trọng tâm.
Câu 4. Đại hội toàn quốc lần thứ VI (12/1986) của Đảng Cộng sản Việt Nam đã
A. đánh dấu sự thành công của công cuộc đổi mới.
B. bổ sung và hoàn thiện đường lối đổi mới đất nước.
C. bổ sung và phát triển đường lối đổi mới đất nước.
D. đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước.
Câu 5. Lĩnh vực nào sau đây được Đảng Cộng sản Việt Nam xác định là trọng tâm trong công cuộc đổi mới đất nước đề ra từ năm 1986?
A. Kinh tế.
B. Văn hóa.
C. Chính trị.
D. Xã hội.
Câu 6. Trong giai đoạn 1996-2006, ở Việt Nam, công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa được đẩy mạnh, gắn với việc từng bước phát triển
A. nền kinh tế tri thức.
B. giáo dục và đào tạo.
C. an ninh - quốc phòng.
D. văn hóa - xã hội.
Câu 7. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã xác định yếu tố nào sau đây vừa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội?
A. Giáo dục.
B. Chính trị.
C. Văn hóa.
D. Tư tưởng.
Câu 8. Đến năm 2008, Việt Nam đã
A. thực hiện thành công đổi mới đất nước.
B. ra nhập nhóm nước có thu nhập cao.
C. ra khỏi nhóm nước có thu nhập thấp.
D. trở thành “con rồng” của kinh tế châu Á.
Câu 9. Một trong những thành tựu nổi bật trong quá trình đổi mới chính trị ở Việt Nam là
A. vai trò của Mặt trận Việt Minh và các đoàn thể chính trị - xã hội được chú trọng phát huy.
B. hình thành hệ thống quan điểm lí luận về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
C. quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các quốc gia, vùng lãnh thổ từng bước được mở rộng.
D. Việt Nam tham gia nhiều hiệp ước, hiệp định song phương và đa phương về an ninh.
Câu 10. Trong quá trình đổi mới, trên lĩnh vực giáo dục - đào tạo, Việt Nam đã đạt được thành tựu nào sau đây?
A. Việt Nam đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở vào năm 2000.
B. Vị thế giáo dục đại học Việt Nam đứng đầu khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
C. Các chỉ số về giáo dục phổ thông của Việt Nam được đánh giá là đứng đầu châu Á.
D. Có sự phát triển mới về quy mô, đa dạng hóa về loại hình trường lớp ở các bậc học.
................................
................................
................................
Sở Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 2 - Chân trời sáng tạo
năm 2025
Môn: Lịch Sử 12
Thời gian làm bài: phút
(Đề 1)
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (7,0 ĐIỂM)
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 20. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1. Trong đường lối đổi mới đất nước (từ tháng 12/1986), Đảng cộng sản Việt Nam xác định trọng tâm của công cuộc đổi mới là
A. kinh tế.
B. giáo dục.
C. văn hóa.
D. chính trị.
Câu 2. Trong giai đoạn 1996-2006, ở Việt Nam, công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa được đẩy mạnh, gắn với việc từng bước phát triển
A. nền kinh tế tri thức.
B. giáo dục và đào tạo.
C. an ninh – quốc phòng.
D. văn hóa – xã hội.
Câu 3. Sau 10 năm tiến hành đổi mới (1986-1995), Việt Nam đã
A. ra khỏi nhóm nước có thu nhập thấp.
B. trở thành cường quốc số một của châu Á.
C. vượt qua khủng hoảng kinh tế-xã hội.
D. giải quyết triệt để những mâu thuẫn xã hội.
Câu 4. Trong quá trình đổi mới, Việt Nam đã đạt được thành tựu nào trên lĩnh vực xã hội?
A. Giải quyết triệt để vấn đề lao động và việc làm; nâng cao chất lượng nhân lực.
B. Hoàn thành xóa đói, giảm nghèo; nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.
C. Việt Nam đã giải quyết triệt để mọi mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân.
D. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện, nâng cao.
Câu 5. Lực lượng nào sau đây giữ vai trò tập hợp, đoàn kết toàn thể dân tộc trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay?
A. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
B. Mặt trận Liên hiệp quốc dân Việt Nam.
C. Mặt trận Việt Nam Độc lập đồng minh.
D. Liên minh nhân dân Việt – Miên – Lào.
Câu 6. Năm 1908, Phan Bội Châu đã tham gia thành lập tổ chức nào sau đây?
A. Việt Nam Nghĩa đoàn.
B. Đông Á Đồng minh.
C. Hội Phục Việt.
D. Hội Duy Tân.
Câu 7. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng hoạt động đối ngoại của Phan Châu Trinh trong những năm 1911-1925?
A. Sáng lập Hội Chấn Hoa Hưng Á và nhiều tổ chức chính trị khác.
B. Tố cáo và lên án Chính phủ Pháp cùng chính phủ các nước phương Tây.
C. Tiếp xúc với lực lượng cấp tiến ở Pháp; gửi kiến nghị lên chính phủ Pháp.
D. Tổ chức phong trào Đông du, tham gia các hoạt động của Đảng Xã hội Pháp.
Câu 8. Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc đã tham gia sáng lập tổ chức nào sau đây?
A. Hội Liên hiệp thuộc địa.
B. Việt Nam Quốc dân Đảng.
C. Tân Việt Cách mạng Đảng.
D. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
Câu 9. Trong giai đoạn 1941-1945, thông qua Mặt trận Việt Minh, hoạt động đối ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương thể hiện chủ trương
A. ủng hộ lực lượng phát xít chống Đồng minh.
B. ủng hộ lực lượng Đồng minh chống phát xít.
C. sát cánh của phe Liên minh trong chiến đấu.
D. sát cánh của phe Hiệp ước trong chiến đấu.
Câu 10. Hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành trong những năm 1911 - 1918 và các sĩ phu tiến bộ ở Việt Nam đầu thế kỉ XX có điểm gì tương đồng?
A. Có quá trình khảo sát thực tiễn ở các nước tư bản phương Tây.
B. Chủ trương cầu viện bên ngoài để giành độc lập cho dân tộc.
C. Có sự chuyển biến từ chủ nghĩa yêu nước sang lập trường tư sản.
D. Xuất phát từ động cơ yêu nước, nhằm mục đích cứu nước, cứu dân.
Câu 11. Những hoạt động đối ngoại của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Ái Quốc vào đầu thế kỉ XX đã
A. nâng cao vai trò và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
B. bước đầu kết nối cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới.
C. khẳng định tính đúng đắn trong đường lối đối ngoại của Đảng.
D. giúp Việt Nam nhận được sự ủng hộ, viện trợ quân sự của Liên Xô.
Câu 12. Năm 1950, những quốc gia nào sau đây đã công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là
A. Liên Xô, Mĩ, Anh.
B. Trung Quốc, Liên Xô.
C. Cộng hoà Dân chủ Đức, Pháp
D. Cộng hoà Liên bang Đức, Mĩ.
Câu 13. Các hoạt động đối ngoại mà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiến hành trong giai đoạn 1954-1960 nhằm mục đích gì?
A. đòi quyền tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình.
B. tăng cường tình đoàn kết giữa ba nước Đông Dương.
C. bảo vệ chủ quyền và lợi ích hợp pháp trên biển Đông.
D. đòi Mỹ, chính quyền Sài Gòn thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ.
Câu 14. Thắng lợi nào của quân dân Việt Nam đã buộc Mỹ phải chấp nhận ký Hiệp định Pa-ri?
A. Điện Biên Phủ trên không (1972).
B. Tiến công chiến lược 1972.
C. Chiến thắng Phước Long (1975).
D. Chiến thắng Mậu Thân (1968).
Câu 15. Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trước ngày 6/3/1946, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thực hiện sách lược hòa hoãn với Trung Hoa Dân Quốc nhằm
A. tránh trường hợp phải đối phó với nhiều kẻ thù cùng một lúc.
B. củng cố quan hệ ngoại giao với các nước xã hội chủ nghĩa.
C. củng cố quan hệ ngoại giao với các cường quốc tư bản.
D. hạn chế sự chống phá của thực dân Pháp ở miền Bắc.
Câu 16. Điều khoản nào của Hiệp định Pari năm 1973 có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước?
A. Hai bên ngừng bắn và giữ nguyên vị trí ở miền Nam.
B. Nhân dân miền Nam tự quyết định tương lai chính trị.
C. Các bên thừa nhận thực tế ở miền Nam có hai chính quyền.
D. Hoa Kì rút hết quân viễn chinh và quân các nước đồng minh.
Câu 17. Sự thay đổi sách lược đấu tranh chống ngoại xâm - nội phản của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trước và từ ngày 6/3/1946 chủ yếu là do
A. thiện chí hòa bình của nhân dân Việt Nam.
B. sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới.
C. sự thay đổi động thái của các thế lực ngoại xâm.
D. sự phát triển của lực lượng cách mạng Việt Nam.
Câu 18. Điểm giống nhau giữa Hiêp̣ định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương và Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam là
A. quân đội nước ngoài rút khỏi Việt Nam từ ngày ký hiệp định.
B. được kí kết trong bối cảnh có sự hòa hoãn giữa các nước lớn.
C. có sự tham gia đàm phán và cùng ký kết của các cường quốc.
D. quy định việc tập kết, chuyển quân và chuyển giao khu vực.
Câu 19. Trong giai đoạn 1975 – 1985, Việt Nam có hoạt động đối ngoại nào sau đây?
A. Tham gia tích cực các diễn đàn của tổ chức ASEAN.
B. Thành lập các tổ chức thương mại khu vực và quốc tế.
C. Đấu tranh chống chính sách bao vây, cấm vận từ bên ngoài.
D. Đẩy mạnh các hoạt động bảo vệ môi trường và hỗ trợ nhân đạo.
Câu 20. Trong những năm 1975-1985, Việt Nam có hoạt động đối ngoại nào sau đây đối với Trung Quốc?
A. Đàm phán giải quyết vấn đề xung đột biên giới.
B. Củng cố quan hệ đoàn kết, hữu nghị truyền thống.
C. Đàm phán về việc khai thác chung nguồn lợi hải sản.
D. Đàm phán, mở rộng quan hệ đối tác chiến lược toàn diện.
Thí sinh trả lời từ câu 21 đến câu 22. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 21. Đọc tư liệu sau đây:
Tư liệu. “Đưa kiến nghị, viết báo cáo, diễn thuyết, lập hội (hội buôn, hội học)... đều là những việc Phan Châu Trinh đã từng làm ở trong nước. Mười bốn năm ở Pháp, ông vẫn cứ tập trung chủ yếu vào các hoạt động nói trên, song với một nỗ lực cao hơn trong một môi trường chính trị thuận lợi hơn: quyền tự do ngôn luận và hội họp ở Pháp, sự hỗ trợ của những nhà hoạt động chính trị yêu nước khác như Phan Văn Trường, Nguyễn Ái Quốc... của những người bạn Pháp như: quan tư Roux, Pressense (Hội nhân quyền), Marius Moutet (Hạ nghị sĩ cánh tả) nên hiệu quả mang lại lớn hơn nhiều”.
(Nguyễn Văn Kiệm, Những hoạt động của Phan Châu Trinh ở Pháp (1911-1925), Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Tập 19, số 1, 2003, tr.34)
a) Hoạt động của Phan Châu Trinh ở Việt Nam và Pháp có nhiều điểm tương đồng về hình thức.
b) Tại Pháp, Phan Châu Trinh tham gia các buổi diễn thuyết để tố cáo tội ác của thực dân, kêu gọi tình đoàn kết.
c) Phan Châu Trinh đã xây dựng mối liên hệ với Chính phủ Pháp để thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức.
d) Hoạt động yêu nước của Phan Châu Trinh có sự hỗ trợ của người Việt yêu nước và một số người bạn Pháp.
Câu 22. Đọc tư liệu sau đây:
Tư liệu. “Đoàn kết toàn dân, phát huy tinh thần yêu nước nồng nàn và truyền thống phấn đấu anh dũng, lao động cần cù của nhân dân ta, đồng thời tăng cường đoàn kết với các nước xã hội chủ nghĩa anh em do Liên Xô đứng đầu, để đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng đời sống ấm no hạnh phúc ở miền Bắc và củng cố miền Bắc thành cơ sở vững mạnh cho cuộc đấu tranh thực hiện hoà bình thống nhất nước nhà, góp phần tăng cường phe xã hội chủ nghĩa, bảo vệ hoà bình ở Đông Nam Ávà thế giới".
(Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng Toàn tập, Tập 16, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002, tr.576)
a) Nội dung đoạn trích trên thể hiện rõ chủ trương đoàn kết toàn dân và đoàn kết quốc tế của Đảng.
b) Hoạt động đối ngoại đã tranh thủ sự ủng hộ của các lực lượng hoà bình, tiến bộ trên thế giới đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
c) Việt Nam xây dựng quan hệ đoàn kết, hợp tác toàn diện và chặt chẽ giữa với các nước xã hội chủ nghĩa.
d) Cuộc đấu tranh thực hiện hoà bình thống nhất nước nhà của Việt Nam đã làm sụp đổ hoàn toàn hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân trên phạm vi thế giới.
PHẦN II. TỰ LUẬN (3,0 ĐIỂM)
Câu 1 (3,0 điểm):
a) Làm rõ những hoạt động chủ yếu của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1986 đến nay thông qua những dẫn chứng cụ thể.
b) Chia sẻ một số hoạt động của trường em (hoặc địa phương em) nhằm góp phần xây dựng hình ảnh đất nước tươi đẹp, thân thiện trong mắt bạn bè quốc tế.
................................
................................
................................
Xem thêm đề cương ôn tập Lịch Sử 12 Chân trời sáng tạo có lời giải hay khác:
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giáo án lớp 12 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 12 (các môn học)
- Giáo án Toán 12
- Giáo án Ngữ văn 12
- Giáo án Vật Lí 12
- Giáo án Hóa học 12
- Giáo án Sinh học 12
- Giáo án Địa Lí 12
- Giáo án Lịch Sử 12
- Giáo án Lịch Sử 12 mới
- Giáo án GDCD 12
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 12
- Giáo án Tin học 12
- Giáo án Công nghệ 12
- Giáo án GDQP 12
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Đề thi Ngữ văn 12
- Đề thi Toán 12
- Đề thi Tiếng Anh 12 mới
- Đề thi Tiếng Anh 12
- Đề thi Vật Lí 12
- Đề thi Hóa học 12
- Đề thi Sinh học 12
- Đề thi Địa Lí 12
- Đề thi Lịch Sử 12
- Đề thi Giáo dục Kinh tế Pháp luật 12
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 12
- Đề thi Tin học 12
- Đề thi Công nghệ 12