Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Tuần 34 (có đáp án)
Tài liệu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Tuần 34 có đáp án, chọn lọc Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều như là phiếu đề kiểm tra cuối tuần để Giáo viên và phụ huynh có thêm tài liệu giúp học sinh ôn tập môn Tiếng Việt lớp 2.
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Tuần 34 (có đáp án)
Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 KNTT Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 CTST Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 CD
Chỉ từ 180k mua trọn bộ phiếu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 - Tuần 34 - Kết nối tri thức
I- Bài tập về đọc hiểu
Đánh cá đèn
Chiều hôm ấy, bãi biển tấp nập hẳn lên. Ai cũng muốn xem các đội thuyền ra khơi đánh cá đèn. Lũ trẻ cũng theo ra bãi.
Các thuyền nổ máy ran ran rồi vọt ra khơi, trườn nhanh qua vùng sóng lừng. Nắng chiều tỏa ánh vàng hoe. Màu cầu vồng hiện lên trên bụi nước đầu sóng. Mặt trời lặn. Màn đêm buông xuống. Đèn điện trên các thuyền bật sáng rực rỡ. Vài tiếng đồng hồ sau, thấy ánh đèn, cá kéo về đen đặc. Những con mối, con nục nổi lên, cuốn vào nhau lúc nhúc. Dưới ánh điện, mắt chúng sáng rực cả một vùng như trận mưa tàn lửa… Mỗi thuyền chỉ đánh bốn mẻ lưới mà chở không hết cá, phải đùn vào lưới thả xuống nước kéo về. Thuyền nào cũng no, lặc lè trên sóng.
(Bùi Nguyên Khiết)
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
1. Các đội thuyền bắt đầu ra khơi đánh cá đèn vào lúc nào?
a- Lúc nắng chiều tỏa ánh vàng hoe
b- Lúc mặt trời vừa mới bứt đầu lặn
c- Lúc màn đêm vừa buông xuống
2. Dòng nào dưới đây nêu đúng những từ ngữ tả cá biển về rất nhiều khi đèn điện bật sáng trên các thuyền? (Đoạn 2)
a- Kéo về đen đặc; thuyền chở không hết cá
b- Cuốn vào nhau lúc nhúc; lặc lè trên sóng
c- Kéo về đen đặc; cuốn vào nhau lúc nhúc
3. Khi thuyền chở không hết cá, mọi người trên thuyền đã làm gì?
a- Đùn cá vào lưới thả trên biển để nuôi
b- Đùn cá vào lưới thả xuống nước kéo về
c- Đùn cá vào lưới đưa sang thuyền khác
(4). Dòng nào gợi tả con thuyền chở nhiều cá?
a- Nổ máy ran ran
b- Trườn qua sóng lừng
c- Lặc lè trên sóng
II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
1. Viết lại các từ ngữ sau khi đã điền đúng
a) tr hoặc ch
- leo …èo/…….. - ….ống đỡ/………. |
- hát ….èo/……… -…..ống trải/…….. |
b) ong hoặc ông
tr……nom/………. tr……sáng/……..
c) rả hoặc rã
tan……../………. kêu ra………/………..
2. Gạch dưới từ trái nghĩa với từ in đậm trong mỗi câu tục ngữ sau:
(1) Trên kính dưới nhường
(2) Hẹp nhà rộng bụng
(3) Việc nhỏ nghĩa lớn
(4) Áo rách khéo vá hơn lành vụng may
(5) Áo rách khéo vá hơn lành vụng may
3. Đặt câu với mỗi từ chỉ nghề nghiệp:
a) nông dân:………………………………………………
b) công nhân:…………………………………………….
c) bác sĩ:…………………………………………………
4. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) kể về công việc của một người mà em biết.
Gợi ý:
a) Người đó là ai, làm nghề gì?
b) Hằng ngày, người đó làm những việc gì?
c) Những việc ấy đem lại lợi ích ra sao?
………………………………………………………………..
……………………………………………………………….
………………………………………………………………..
ĐÁP ÁN
I- 1.a 2.c3.b (4).c
II -1.
a) leo trèo – hát chèo; chống đỡ - trống trải
b) trông nom – trong sáng
c) tan rã – kêu ra rả
2.
(1) Trên kính dưới nhường
(2) Hẹp nhà rộng bụng
(3) Việc nhỏ nghĩa lớn
(4) Áo rách khéo vá hơn lành vụng may
(5) Áo rách khéo vá hơn lành vụng may
3.
a) Các bác nông dân đang cấy lúa trên đồng
b) Các chú công nhân làm việc trong nhà máy
c) Bác sĩ là người khám và chữa bệnh cho nhân dân
4. Bác Lan ở cạnh nhà em bán bánh cuốn ở chợ Thanh Trì. Hằng ngày, bác dậy tráng bánh từ rất sớm rồi đem ra chợ bán. Bánh cuốn của bác Lan tráng rất khéo, trông thật ngon. Nhờ gánh hàng của bác, cả gia đình có thêm tiền chi tiêu và nuôi được hai người con thi đỗ vào đại học.
Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 - Tuần 34 - Chân trời sáng tạo
I. Luyện đọc văn bản sau:
BÀI CA MÔI TRƯỜNG
Mẹ! mẹ ơi cô dạy
Bài bảo vệ môi trường
Mỗi khi đi tắm biển
Phải nhớ mang áo phao.
Không làm ồn gây ào
Không vứt rác bừa bãi
Vỏ bim bim bánh kẹo
Vỏ bánh gói, ni lông
Các bé nhớ nghe không
Phải bỏ vào thùng rác
Bỏ đúng nơi quy định
Để bảo vệ môi trường.
Giữ trong xanh nước biển
Cho không khí trong lành
Cho mực, tôm, cá, ghẹ…
Phát triển và sinh sôi
Cung cấp cho con người
Thức ăn giàu dinh dưỡng.
Đồng thời giúp phát triển
Tiềm lực về giao thông
Đường biển lại hàng không
Tàu bè đi tấp nập
Người du lịch, nghỉ mát
Cảm thấy rất vừa lòng
Biển đẹp, nước lại trong.
Có công của bé đấy
Vì bé nhớ lời cô
Biết bảo vệ môi trường.
Nguyễn Thị Loạt
II. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:
1. Khi đi tắm biển, bé cần nhớ mang theo:
A. Bim bim B. Bánh kẹo C. Kính bơi D. Áo phao
2. Vỏ bim bim, bánh kẹo, bánh gói, ni lông phải được bỏ vào đâu?
A. gốc cây B. thùng rác C. túi quần, túi áo.
3. Loài vật nào sau đây được nhắc tới trong đoạn thơ?
A. Mực B. Ốc C. Cua D. Sao biển
4. Tìm trong bài và viết lại lợi ích của biển mang lại cho con người:
5. Hãy kể những việc em đã làm để bảo vệ môi trường:
III. Luyện tập:
5. Tìm trong bài đọc và viết lại:
a. 5 từ chỉ sự vật:
b. 5 từ chỉ hoạt động:
6. Tô màu vào ô chứa từ ngữ chỉ hành động bảo vệ môi trường:
Phân loại rác |
Trồng cây |
Đi xe đạp |
Dùng túi ni-lông |
Chặt phá rừng |
Nhặt rác |
7.
a. Điền vào chỗ chấm r/d/gi:
Khắp .....ừng, đâu cũng có chim đa đa, nhưng chim nhát quá, hễ hơi thấy động là bay nên không thợ săn nào tới gần được để săn bắn. Mèo biết được chuyện đó, bèn nghĩ cách để săn bắt chim đa đa. Vào .....ừng, Mèo cởi nút thắt bao, ….ắc lúa mạch ....a xung quanh, ...ấu ....ây bẫy lẫn trong cỏ, ...ồi núp trong một bụi cây gần đó, nằm ....ình.
(Theo Truyện cổ Grim)
b. Đặt vào chữ in đậm dấu hỏi/ dấu ngã
Làng tôi có luy tre xanh
Có sông Tô Lịch chay quanh xóm làng
Bên bờ vai nhan hai hàng,
Dưới sông cá lội từng đàn tung tăng.
ĐÁP ÁN - TUẦN 34
I. Luyện đọc văn bản:
- Học sinh tự đọc văn bản.
II. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:
1. D
2. B
3. A
4. Tìm trong bài và viết lại lợi ích của biển mang lại cho con người:
Biển vừa mang lại nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng, giup phát triển tiềm lực giao thông và là địa điểm du lịch nghỉ dưỡng thư giãn.
5. Hãy kể những việc em đã làm để bảo vệ môi trường:
- Không vứt giác xuống biển.
- Làm vệ sinh khu công cộng cùng mọi người.
III. Luyện tập:
5. Tìm trong bài đọc và viết lại:
a. 5 từ chỉ sự vật: Gói bánh, bim bim, mực, tôm, cá,…
b. 5 từ chỉ hoạt động: Dạy, đi, mang, vứt, bỏ,…
6. Tô màu vào ô chứa từ ngữ chỉ hành động bảo vệ môi trường:
Phân loại rác |
Trồng cây |
Đi xe đạp |
Dùng túi ni-lông |
Chặt phá rừng |
Nhặt rác |
7. a. Điền vào chỗ chấm r/d/gi:
Khắp rừng, đâu cũng có chim đa đa, nhưng chim nhát quá, hễ hơi thấy động là bay nên không thợ săn nào tới gần được để săn bắn. Mèo biết được chuyện đó, bèn nghĩ cách để săn bắt chim đa đa. Vào rừng, Mèo cởi nút thắt bao, rắc lúa mạch ra xung quanh, giấu dây bẫy lẫn trong cỏ, rồi núp trong một bụi cây gần đó, nằm rình.
(Theo Truyện cổ Grim)
b. Đặt vào chữ in đậm dấu hỏi/ dấu ngã
Làng tôi có lũy tre xanh
Có sông Tô Lịch chạy quanh xóm làng
Bên bờ vải nhãn hai hàng,
Dưới sông cá lội từng đàn tung tăng.
Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 - Tuần 34 - Cánh diều
I- Bài tập về đọc hiểu
Chim chiền chiện
Chiền chiện có nhiều nơi còn gọi là sơn ca. Chiền chiện giống sẻ đồng nhưng áo không một màu nâu sồng như chim sẻ. Áo của chiền chiện màu đồng thau, đốm đậm đốm nhạt rất hài hòa. Chiền chiện chân cao và mảnh, đầu rất đẹp, dáng thấp như một kị sĩ.
Chiền chiện có mặt ở khắp nơi, nhất là những vùng trời đất bao la.
Khi chiều thu buông xuống, lúc đã kiếm ăn no nê trên bãi trên đồng, chiền chiện vụt bay lên như viên đá ném vút lên trời. Theo cùng tiếng chim bay lên, từ không trung vọng xuống tiếng hót trong sáng diệu kì, giọng ríu ran đổ hồi, âm điệu hài hòa quyến rũ.. Tiếng chim là tiếng nói của sứ giả mặt đất gửi tặng trời. Rồi, tiếng chim lại là tiếng nói của thiên sứ gửi lời chào mặt đất.
(Theo Ngô Văn Phú)
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
1. Hình dáng chim chiền chiện có những điểm gì khác chim sẻ?
a- Áo màu nâu sồng, chân cao và mảnh, đầu rất đẹp
b- Áo màu đồng thau, chân cao và mảnh, đầu rất đẹp
c- Áo màu đồng thua, chân cao và mập, đầu rất đẹp
2. Khi nào chiền chiện vụt bay lên như viên đá ném vút lên trời?
a- Khi chiều thu buông xuống, lúc đã kiếm ăn no nê
b- Khi chiều thu buông xuống, lúc đồng bãi vắng vẻ
c- Khi chiều thu buông xuống, vùng trời và đất bao la.
3. Tiếng hót của chim chiền chiện được miêu tả thế nào?
a- Trong sáng diệu kì, ríu ran đổ hồi, âm điệu mượt mà quyến rũ
b- Trong sáng diệu kì, ríu ran đổ hồi, âm điệu hài hòa quyến rũ
c- Trong sáng diệu kì, ríu rít từng hồi, âm điệu hài hòa quyến luyến
(4). Dòng nào dưới đây nêu đúng và đủ nhận xét về tiếng chim chiền chiện?
a- Là tiếng nói của sứ giả mặt đất gửi tặng trời
b- Là tiếng nói của thiên sứ gửi lời chào mặt đất
c- Là sợi dây gắn bó, giao hòa giữa trời và đất
II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
1. Ghép các từ ngữ và viết lại cho đúng chính tả:
a) M:
Trả bài trả bài chả |
Trẻ củi ………. chẻ |
Trở đò ………. chở |
Trổ bông ……… chổ |
b) tuốt
tuốt lúa …….. tuốc |
buột chặt ………. buộc |
suốt ngày ………. suốc |
thuột bài ……….. thuộc |
2. Xếp tên các loài chim dưới đây vào đúng cột trong bảng:
Chiền chiện, bồ câu, diều hâu, gà, chích chòe, vịt, tu hú, ngỗng, cú mèo, ngan (Vịt xiêm)
Loài chim nuôi trong nhà |
Loài chim sống hoang dại |
………………………… ………………………… ………………………… |
………………………….. ………………………….. …………………………. |
3. a) Viết câu trả lời cho mỗi câu hỏi:
(1) Người nông dân trồng lúa ở đâu?
-…………………………………………………..
……………………………………………………
(2) Chim chiền chiện thường hót ở đâu?
-…………………………………………………..
…………………………………………………..
b) Đặt câu hỏi có cụm từ ở đâu cho mỗi câu:
(1) Mẹ dạy em tập viết ở nhà
-…………………………………………….
(2) Chim hải âu thường bay liệng trên mặt biển
-………………………………………………
4. a) Viết lời đáp của em vào chỗ trống:
Em dắt tay một người bạn khiếm thị qua đường. Bạn nói: “Cảm ơn bạn đã giúp đỡ mình!”
Em đáp lại:………………………………………..
……………………………………………………..
b) Viết 2- 3 câu về một loài chim nuôi trong nhà (hoặc chim sống hoang dại) mà em biết.
Gợi ý: Đó là con gì? Hình dáng nó có gì nổi bật (về bộ lông hay đôi cánh, đầu, mỏ, chân..)? Hoạt động chủ yếu của nó ra sao (hót hoặc bay, nhảy, đi lại, ăn uống, kiếm mồi.. )?
ĐÁP ÁN – TUẦN 34
I- 1.b 2.a3.b (4).c
II- 1.
a) chẻ củi – chở đò – trổ bông
b) tuốt lúa- buộc chặt – suốt ngày – thuộc bài
2.
Loài chim nuôi trong nhà |
Loài chim sống hoang dại |
Bồ câu, gà, vịt, ngỗng, ngan (vịt xiêm) |
Chiền chiện, diều hâu, chích chòe, tu hú, cú mèo |
3. a) VD: (1) Người nông dân trồng lúa ở đồng ruộng
(2) Chim chiền chiện thường hót trên không trung.
b) VD : (1) Mẹ dạy em tập viết ở đâu?
(2) Chim hải âu thường bay liệng ở đâu?
4. a) VD: Mình chỉ giúp bạn một việc nhỏ thôi mà.
b) VD:
(1) Nhà bà ngoại em có nuôi một con gà trống, đó là con vật mà em rất thích. Bộ lông nó sặc sỡ nhiều màu sắc, trông thật thích mắt. Mỗi lần em về thăm bà, lại được nghe tiếng gà trống gáy dõng dạc ngoài sân: “Ò…ó..o..o ! Ò..ó…o..o!”
(2) Em thích nhất loài chim sâu. Chim sâu có đôi chân nhỏ nhắn và cái mỏ xinh xinh. Đôi chân nhỏ giúp chim sâu chuyền cành, cái mỏ xinh gắp những con sâu ở thân cây nhanh thoăn thoắt.
(3) Trong thế giới loài chim, em thích nhất chim bồ câu. Nó có bộ lông màu trắng tinh, hai mắt tròn xoe như hai hạt nhãn tiêu. Ban ngày, bồ câu đi kiếm ăn. Nó thường ăn hạt đậu, hạt thóc. Buổi tối, bồ câu bay về làm tổ trên những thân cây. Bồ câu còn là một chú chim biết đưa thư nên ai ai cũng quý nó. Em coi nó như một người bạn thân nhất của em.
(4) Chim hoàng yến là loài chim em thích nhất. Mỏ chúng rất ngắn, bộ lông của chúng có màu xanh ô liu. Chúng hót rất hay. Tiếng hót của chúng véo von như ca sĩ của rừng xanh. Ôi, chim hoàng yến thật đáng yêu làm sao!
Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 KNTT Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 CTST Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 CD
Xem thêm các phiếu Bài tập cuối tuần, đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 có đáp án hay khác:
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Đề thi Toán, Tiếng Việt lớp 2 có đáp án được biên soạn bám sát nội dung chương trình sách giáo khoa Toán, Tiếng Việt lớp 2 của các bộ sách mới.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 2
- Giáo án Tiếng Việt lớp 2
- Giáo án Toán lớp 2
- Giáo án Tiếng Anh lớp 2
- Giáo án Đạo đức lớp 2
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 2
- Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 2
- Giáo án Âm nhạc lớp 2
- Giáo án Mĩ thuật lớp 2
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi Tiếng Việt lớp 2 (cả ba sách)
- Đề thi Toán lớp 2 (cả ba sách)
- Đề thi Tiếng Anh lớp 2 (cả ba sách)
- Toán Kangaroo cấp độ 1 (Lớp 1, 2)
- Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 (cả ba sách)
- Bài tập cuối tuần Toán lớp 2 (cả ba sách)
- Bài tập Tiếng Việt lớp 2 (hàng ngày)
- Bài tập Toán lớp 2 (hàng ngày)
- Bài tập Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức
- Bài tập Tiếng Việt lớp 2 Cánh diều
- Bài tập Toán lớp 2 Kết nối tri thức
- Bài tập Toán lớp 2 Cánh diều
- Đề cương ôn tập Toán lớp 2
- Ôn hè Toán lớp 2 lên lớp 3
- Ôn hè Tiếng Việt lớp 2 lên lớp 3