Trắc nghiệm Công nghệ 11 Bài 15: Vật liệu cơ khí có đáp án

Câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ 11 Bài 15: Vật liệu cơ khí có đáp án

Với 15 câu trắc nghiệm Công nghệ 11 Bài 15: Vật liệu cơ khí có đáp án chi tiết giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm Công nghệ 11.

Quảng cáo

Câu 1. Đâu không phải là đặc trưng của độ bền?

A. Giới hạn bền kéo

B. Độ dãn dài tương đối

C. Giới hạn bền nén

D. Giới hạn bền kéo và giới hạn bền nén

Đáp án: B

Giải thích: Độ dãn dài tương đối là đại lượng đặc trưng của độ dẻo.

Câu 2. Người ta chia giới hạn bền làm mấy loại?

A. 1                                                            

B. 2

C. 3                                                            

D. 4

Đáp án: B

Giải thích: Giới hạn bền được chia làm 2 loại, đó là:

+ Giới hạn bền kéo

+ Giới hạn bền nén

Câu 3. Bản chất của độ dẻo là gì?

A. Biểu thị khả năng chống lại biến dạng dẻo hay phá hủy của vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực.

B. Biểu thị khả năng biến dạng dẻo của vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực.

C. Biểu thị khả năng chống lại biến dạng dẻo của lớp bề mặt vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực.

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: B

Giải thích:

Đáp án A: Biểu thị khả năng chống lại biến dạng dẻo hay phá hủy của vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực là bản chất của độ bền nên A sai.

Đáp án C: Biểu thị khả năng chống lại biến dạng dẻo của lớp bề mặt vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực nên C sai.

Quảng cáo

Câu 4. Có mấy đơn vị đo độ cứng?

A. 1                                                                     

B. 2

C. 3                                                                     

D. 4

Đáp án: C

Giải thích: Có 3 đơn vị đo độ cứng, đó là:

+ Độ cứng Brinen

+ Độ cứng Rocven

+ Độ cứng vicker

Câu 5. Đâu là đặc trưng của độ dẻo?

A. Giới hạn bền kéo

B. Độ dãn dài tương đối

C. Giới hạn bền nén

D. Giới hạn bền kéo và giới hạn bền nén

Đáp án: B

Giải thích: Giới hạn bền kéo và giới hạn bền nén là đại lượng đặc trưng của độ bền.

Câu 6. Bản chất của độ cứng là gì?

A. Biểu thị khả năng chống lại biến dạng dẻo hay phá hủy của vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực.

B. Biểu thị khả năng biến dạng dẻo của vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực.

C. Biểu thị khả năng chống lại biến dạng dẻo của lớp bề mặt vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực.

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: C

Giải thích:

Đáp án A: Biểu thị khả năng chống lại biến dạng dẻo hay phá hủy của vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực là bản chất của độ bền nên A sai.

Đáp án B: Biểu thị khả năng biến dạng dẻo của vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực là bản chất của độ dẻo nên B sai.

Quảng cáo

Câu 7. Độ cứng Brinen có kí hiệu là:

A. HB

B. HRC

C. HV

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: A

Giải thích: HRC là kí hiệu của độ cứng Rocven, HV là kí hiệu của độ cứng Vicker.

Câu 8. Vật liệu nào sau đây có độ cứng cao?

A. Gang xám

B. Thép 45

C. Hợp kim cứng

D. Gang xám và thép 45

Đáp án: C

Giải thích: Gang xám có độ cứng trong khoảng 180 ÷ 240 HB (thấp), Thép hợp kim cứng có độ cứng trong khoảng 40 ÷ 45 HRC (trung bình), Thép hợp kim có độ cứng trong khoảng 13500 ÷ 16500 HV (cao).

Câu 9. Đối với vật liệu có độ cứng thấp, người ta sử dụng đơn vị đo độ cứng nào?

A. Brinen

B. Rocven

C. Vicker

D. Rocven và Vicker

Đáp án: A

Giải thích: Đơn vị Rocven đo vật liệu có độ cứng trung bình, đơn vị Viecker đo vật liệu có độ cứng cao.

Quảng cáo

Câu 10. Có mấy loại vật liệu hữu cơ?

A. 1                                                                     

B. 2

C. 3                                                                     

D. 4

Đáp án: B

Giải thích: Vật liệu hữu cơ gồm: nhựa nhiệt cứng và nhựa nhiệt dẻo.

Câu 11. Có mấy loại vật liệu compozit?

A. 1                                                                     

B. 2

C. 3                                                                     

D. 4

Đáp án: B

Giải thích: Vật liệu compozit gồm: Compozit nền là vật liệu hữa cơ và Compozit nền là kim loại.

Câu 12. Vật liệu vô cơ có độ bền nhiệt như thế nào?

A. Cao

B. Thấp

C. Trung bình

D. Không xác định

Đáp án: A

Giải thích: Vật liệu vô cơ có thể làm việc được ở nhiệt độ 20000C đến 30000C.

Câu 13. Trong chương trình Công nghệ 11, giới thiệu đến mấy loại vật liệu thông dụng?

A. 1                                                                     

B. 2

C. 3                                                                     

D. 4

Đáp án: C

Giải thích: Các loại vật liệu thông dụng được giới thiệu đến là: vật liệu vô cơ, vật liệu hữu cơ, vật liệu compozit.

Câu 14. Ứng dụng của vật liệu compozit nền vật liệu hữu cơ là:

A. Chế tạo đá mài

B. Chế tạo cánh tay rôbốt

C. Chế tạo bánh răng cho thiết bị kéo sợi

D. Chế tạo tấm lắp cầu dao điện

Đáp án: B

Giải thích:

+ Chế tạo đá mài là ứng dụng của vật liệu vô cơ nên A sai

+ Chế tạo bánh răng cho thiết bị kéo sợi là ứng dụng của nhựa nhiệt dẻo nên C sai

+ Chế tạo tấm lắp cầu dao điện là ứng dụng của nhựa nhiệt cứng nên D sai

Câu 15. Vật liệu compoizit nền kim loại có độ bền nhiệt:

A. Cao

B. Thấp

C. Trung bình

D. Không xác định

Đáp án: A

Giải thích: Vật liệu compoizit nền kim loại làm việc được ở nhiệt độ 8000C đến 10000C

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ lớp 11 có đáp án hay khác:

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên