Giáo án Địa Lí 12 Bài 29: Thực hành: Vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp

Giáo án Địa Lí 12 Bài 29: Thực hành: Vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

- Củng cố kiến thức đ học về một số vấn đề phát triển ngành công nghiệp Việt nam.

- Bổ sung kiến thức về cơ cấu và sự chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp.

2. Kĩ năng:

- Biết cách phân tích lựa chọn và vẽ biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp.

- Biết phân tích nhận xét , giải thích sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp trên cơ sở đọc bản đồ SGK hoặc Atlat Địa lí Việt nam .

3. Thái độ:

- HS cần có ý thức , trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ được giao

4 . Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: Hợp tác; Giai quyết vấn đề

- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ , Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :

- Bản đồ giáo khoa treo tường việt nam. Thước kẻ , compa, máy tính, biểu đồ vẽ mẫu…..

II. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC :

1. Kiểm tra bài cũ:

- Thế nào là Tổ chức lãnh thổ công nghiệp ? So sánh các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở nước ta.

2. Bài mới:

- Một trong những thay đổi quan trọng trong quá trình phát triển công nghiệp nước ta là sự chuyển dịch cơ cấu ngành-vùng và theo thành phần kinh tế. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, trong bài học thực hành hôm nay chúng ta sẽ thực hiện việc vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp.

Hoạt động của GV và HS Nội dung chính

Hoạt động 1: ( Cả lớp )

- Bước 1: Gv yêu cầu hs đọc kĩ đầu bài và gợi ý cách làm:

+ Xem bảng số liệu là tuyệt đối hay tương đối, có phải xử lý hay không.

+ Vẽ biểu đồ dạng nào cho thích hợp.

+ Lưu ý phải đảm bảo các bước tiến hành vẽ biểu đồ ( Tên biểu đồ. Chú thích….).

- Bước 2: Gọi hs lên bảng làm bài tập.

- Bước 3: Đề nghị hs khác nhận xét và bổ sung.

- Bước 4: GV nhận xét và đánh giá.

1. Bài tập 1 :

a) Vẽ biểu đồ:

- Xử lí số liệu cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế (%).

Thành phần kinh tế     1995     2005

- Nhà nước     50.3     43.7

- Ngoài nhà nước     25.1     31.2

- Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài    24.6     25.1

- Vẽ biểu đồ hình tròn là thích hợp nhất.

- Lưu ý :

+ Tính bán kính hình tròn năm 1995 và 2005.

+ Có tên biểu đồ và chú giải.

b) Nhận xét:

- Khu vực nhà nước giảm mạnh.

- Khu vực ngoài quốc doanh và có vốn đầu tư của nước ngoài tăng nhanh ( Sử dụng số liệu để chứng minh)

c) Giải thích:

- Do chính sách đa dạng hóa các thành phần kinh tế

- Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài .

- Chú trọng phát triển công nghiệp.

Hoạt đông 2: ( Cặp nhóm, lớp)

- Hs làm bài tập số 2 , nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo vùng.

- Bước 1: GV yêu cầu hs đọc kĩ đầu bài và gợi ý cách nhận xét:

+ Nhận định chung về tỉ trọng gía trị sản xuất công nghiệp phân theo vùng.

+ Sự thay đổi về tỉ trọng giữa năm 1995 và năm 2005 đối với từng vùng.

- Bước 2: Gọi hs trình bày và GV nhận xét bổ sung kiến thức.

2. Bài tập 2 :

- Do sự khác nhau về nguồn lực, cho nên cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp không đều giữa các vùng.

+ Cơ cấu vùng chiếm tỉ trọng lớn nhất (Dẫn chứng).

+ Cơ cấu vùng chiếm tỉ trọng nhỏ nhất (Dẫn chứng).

- Có sự thay đổi về tỉ trọng giữa năm 1995 và 2005 đối với từng vùng.

+ Vùng tăng mạnh nhất (Dẫn chứng)

+ Vng giảm mạnh nhất (Dẫn chứng)

Hoạt động 3: ( Cặp nhóm, lớp )

- Hs làm bài tập số 3, giải thích tại sao Đông nam bộ là vùng có tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp cao nhất cả nước?

- Bước 1: Yêu cầu Hs xem lại bảng số liệu ở bài tập 2 để thấy được tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Nam Bộ. Căn cứ vào bản đồ công nghiệp Việt Nam hoặc Atlat và các kiến thức đã học để nhận xét và giải thích vấn đề.

- Bước 2: Yêu cầu Hs trả lời, GV nhận xét và bổ sung kiến thức.

3. Bài tập 3 :

* Đông Nam Bộ là vùng có tỉ trọng công nghiệp cao nhất là vì:

- Có vị trí thuận lợi.

- Lãnh thổ công nghiệp sớm phát triển, có TP Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp lớn cả nước . Vai trò của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

- Tài nguyên thiên nhiên.

- Dân cư và nguồn lao động.

- Cơ sở vật chất kĩ thuật.

- Đặc biệt thu hút nguồn vốn đầu tư của nước ngoài .

- Các nhân tố khác ( Thị trường, đường lối chính sách……..)

IV. ĐÁNH GIÁ :

V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:

- HS về nhà chuẩn bị trước bài tiếp theo.

VI. RÚT KINH NGHIỆM

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Xem thêm các bài soạn Giáo án Địa Lí lớp 12 mới, chuẩn khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Các loạt bài lớp 12 khác
Tài liệu giáo viên