Giáo án Địa Lí 12 Bài 38: Thực hành: So sánh về cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn giữa vùng Tây Nguyên với Trung du và miền núi Bắc Bộ
Giáo án Địa Lí 12 Bài 38: Thực hành: So sánh về cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn giữa vùng Tây Nguyên với Trung du và miền núi Bắc Bộ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Củng cố thêm kiến thức trong bài 37. Biết được những nét tương đồng và khác biệt về cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn giữa Tây Nguyên và Trung du, miền núi Bắc Bộ.
2. Kĩ năng:
- Xử lí và phân tích số liệu theo yêu cầu đề bài và rút ra các nhận xét cần thiết.
- Biết cách nhận xét, đánh giá so sánh các vấn đề giữa các vùng.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
- Các loại bản đồ: hình thể, nông nghiệp, nông nghiệp của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.
- Atlat Địa lí Việt Nam. Các dụng cụ học tập: máy tính bỏ túi, bút chì, thước kẻ…
II. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC :
1. Kiểm tra bài cũ:
- Tại sao trong khai thác tài nguyên rừng ở Tây Nguyên, cần hết sức chú trọng khai thác đi đôi với tu bổ và bảo vệ vốn rừng ?
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Vẽ biểu đồ thể hiện quy mô và cơ cấu diện tích cây công nghiệp lâu năm của cả nước, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên năm 2005.
Hình thức: Cá nhân
- Bước 1: GV yêu cầu 1 HS đọc rõ và xác định yêu cầu của đề bài.
- Bước 2: GV và HS phân tích đề bài và hướng dẫn HS tiến hành các bước thực hiện bài thực hành:
a. Xử lí số liệu: Lấy tổng giá trị của cả nước, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên là 100%, các loại cây tính cơ cấu % theo tổng diện tích.
Cơ cấu diện tích cây công nghiệp, năm 2005 (Đơn vị: %)
Cả nước | Trung du và miền núi Bắc Bộ | Tây Nguyên | |
---|---|---|---|
Cây công nghiệp lâu năm |
100 |
100 |
100 |
Cà phê |
30,4 |
3,6 |
70,2 |
Chè |
7,5 |
87,9 |
4,3 |
Cao su |
29,5 |
_ |
17,2 |
Các cây khác |
32,6 |
8,5 |
8,3 |
b. Tính quy mô: Lấy quy mô bán kính diện tích cây công nghiệp của Trung du và miền núi Bắc Bộ là 1 đvbk thì quy mô bán kính diện tích cây công nghiệp của Tây Nguyên và cả nước lần lượt là:
- Tây Nguyên: = 2,64 (đvbk);
- Cả nước: = 4,05 (đvbk)
c. Vẽ biểu đồ
Biểu đồ thể hiện quy mô và cơ cấu diện tích cây công nghiệp lâu năm của cả nước, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên năm 2005
Hoạt động 2: Nhận xét và giải thích về những sự giống nhau và khác nhau trong sản xuất cây công nghiệp lâu năm giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên. Hình thức: Cặp.
- Hai HS cùng bàn trao đổi để trả lời câu hỏi.
- Một số HS đại diện trình bày, các HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét phần trình bày của HS và bổ sung kiến thức.
Đáp án:
* Giống nhau:
a. Quy mô
- Là hai vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn của cả nước (về diện tích và sản lượng)
- Mức độ tập trung hóa đất đai tương đối cao, các khu vực chuyên canh cà phê, chè... tập trung trên quy mô lớn, thuận lợi cho việc tạo ra vùng sản xuất hàng hóa lớn phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu
b. Về hướng chuyên môn hóa
- Đều tập trung vào cây công nghiệp lâu năm.
- Đạt hiệu quả kinh tế cao.
c. Về điều kiện phát triển
- Điều kiện tự nhiên: đất, nước, khí hậu là những thế mạnh chung.
- Dân cư có kinh nghiệm trong việc trồng và chế biến sản phẩm cây công nghiệp.
- Được sự quan tâm của nhà nước về chính sách, đầu tư…
* Khác nhau:
Trung du miền núi Bắc Bộ | Tây Nguyên | |
---|---|---|
a. Về vị trí và vai trò của từng vùng |
Là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ 3 cả nước. |
Là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ hai cả nước. |
b. Về hướng chuyên môn hóa |
+ Quan trọng nhất là chè, sau đó là quế, sơn, hồi… + Các cây công nghiệp ngắn ngày có thuốc lá, đậu tương… |
+ Quan trọng nhất là cà phê, sau đó là chè, cao su. + Một số cây công nghiệp ngắn ngày: dâu tằm, bông vải… |
c. Về điều kiện phát triển |
||
Địa hình |
Miền núi bị chia cắt |
Cao nguyên xếp tầng, với những mặt bằng tương đối bằng phẳng. |
Khí hậu |
Khí hậu có một mùa đông lạnh, cộng với độ cao địa hình nên có điều kiện phát triển cây cận nhiệt (chè) |
Cận xích đạo với mùa khô sâu sắc |
Đất đai |
đất feralit trên đá phiến, đa gơ nai và các các loại đá mẹ khác. |
Đất badan màu mỡ, tầng phong hóa sâu, phân bố tập trung |
Kinh tế - xã hội |
- Dân số 12 triệu người (2006) là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người có kinh nghiệm, trồng cây công nghiệp. - Cơ sở chế biến còn hạn chế. |
- Vùng nhập cư lớn nhất nước ta. - Cơ sở hạ tầng còn thiếu nhiều. |
* Giải thích: Nguyên nhân của sự khác biệt về hướng chuyên môn hóa cây công nghiệp ở hai vùng:
- Do sự khác nhau về điều kiện tự nhiên:
+ Trung du miền núi Bắc Bộ có mùa đông lạnh, đất feralit có độ phì không cao, địa hình núi bị cắt xẻ, ít mặt bằng lớn dẫn đến đến quy mô sản xuất nhỏ.
+ Tây Nguyên có nền nhiệt cao, địa hình tương đối bằng phẳng, đất badan độ phì cao, thích hợp với quy hoạch các vùng chuyên canh có quy mô lớn và tập trung.
- Có sự khác nhau về đặc điểm dân cư - xã hội, lịch sử khai thác lãnh thổ, tập quán sản xuất…
+ Trung du và miền núi Bắc Bộ: dân cư có kinh nghiệm trong trồng và chế biến chè từ lâu đời.
+ Tây Nguyên: dân cư có kinh nghiệm trong trồng và chế biến cà phê.
Hoạt động 3: Tính tỉ trọng của trâu, bò trong tổng đàn trâu bò của cả nước, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên. Hình thức: Cá nhân
- GV yêu cầu 1/3 lớp tính tỉ trọng của trâu, bò trong tổng đàn trâu bò của cả nước, 1/3 lớp tính tỉ trọng trâu, bò của Trung du và miền núi Bắc Bộ, các HS còn lại tính tỉ trọng trâu bò của Tây Nguyên.
- Đáp án: Cơ cấu đàn trâu, bò cả nước, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên năm 2005
(Đơn vị: %)
Cả nước | Trung du và miền núi Bắc Bộ | Tây Nguyên | |
---|---|---|---|
Trâu |
34,5 |
65,1 |
10,4 |
Bò |
65,5 |
34,9 |
89,6 |
Hoạt động 4: Nhận xét và giải thích về chăn nuôi gia súc của Trung du, miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên.
Hình thức: Nhóm.
+ Bước 1: GV chia lớp thành các nhóm thảo luận và giao nhiệm vụ.
* Nhóm 1: Giải thích tại sao hai vùng trên đều có thế mạnh về chăn nuôi gia súc lớn? So sánh cơ cấu đàn trâu, bò của hai vùng.
* Nhóm 2: Giải thích tại sao ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, trâu được nuôi nhiều hơn bò, còn ở Tây Nguyên thì ngược lại?
+ Bước 2: GV hướng dẫn và đôn đốc HS trả lời.
+ Bước 3: GV yêu cầu các nhóm HS trình bày, nhận xét và bổ sung hoàn thiện.
- Đáp án:
- Hai vùng trên đều có thế mạnh về chăn nuôi gia súc lớn là do:
+ Hai vùng có một số đồng cỏ thuận lợi cho việc chăn nuôi: Mộc Châu, Đơn Dương - Đức Trọng... Bên cạnh đó, nguồn thực phẩm cho chăn nuôi ngày càng được tăng cường và đảm bảo do ngành trồng trọt có bước phát triển vững chắc
+ Khí hậu:
Trung du và miền núi Bắc Bộ: nhiệt đới có một mùa đông lạnh, ẩm thích hợp với điều kiện sinh thái của đàn trâu.
Tây Nguyên: nhiệt đới cận xích đạo có mùa khô, phù hợp với điều kiện sinh thái của bò.
+ Nhu cầu từ các vùng phụ cận với các sản phẩm chăn nuôi của các vùng là rất lớn Trung du miền núi Bắc Bộ (Đồng bằng sông Hồng), Tây Nguyên (Đông Nam Bộ).
+ Dân cư có kinh nghiệm trong chăn nuôi các gia súc lớn.
- Thế mạnh này được thể hiện như thế nào trong tỉ trọng của hai vùng so với cả nước?
- Tổng số đàn trâu và bò của hai vùng chiếm tỉ lệ lớn so với cả nước
+ Đàn trâu: chiếm 60% tổng số đàn trâu của cả nước.
+ Đàn bò: 27,3% so với tổng số đàn bò của cả nước.
- Tại sao ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, trâu được nuôi nhiều hơn bò, còn ở Tây Nguyên thì ngược lại?
- Đàn trâu tập trung chủ yếu ở Trung du miền núi Bắc Bộ vì phù hợp với điều kiện khí hậu lạnh, ẩm. Trâu vốn là gia súc có khả năng chịu ẩm và rét. ở đây lại có một số đồng cỏ nhỏ nằm rải rác thích hợp với tập quán chăn thả trong rừng. Đàn bò cũng phát triển khá vì có đồng cỏ lớn trên cao nguyên Mộc Châu, nên có điều kiện nuôi bò sữa tập trung. Giao thông được cải thiện nên việc vận chuyển đến các thị trường tiêu thụ (thành phố và các vùng đồng bằng) cũng thuận lợi.
- Đàn bò nuôi nhiều ở Tây Nguyên vì ở đây có một số đồng cỏ lớn, tập trung thích hợp với chăn nuôi bò đàn, bò sữa theo quy mô lớn. Tuy nhiên, chăn nuôi bò chưa phát triển t¬ương xứng với tiềm năng của vùng.
IV. ĐÁNH GIÁ:
- GV biểu dương và cho điểm các HS làm việc tích cực.
V. RÚT KINH NGHIỆM
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Xem thêm các bài soạn Giáo án Địa Lí lớp 12 mới, chuẩn khác:
- Giáo án Địa Lí 12 Bài 39: Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
- Giáo án Địa Lí 12 Bài 40: Thực hành: Phân tích tình hình phát triển công nghiệp ở Đông Nam Bộ
- Giáo án Địa Lí 12 Bài 41: Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long
- Giáo án Địa Lí 12 Bài 42: Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo
- Giáo án Địa Lí 12 Bài 43: Các vùng kinh tế trọng điểm
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giáo án lớp 12 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 12 (các môn học)
- Giáo án Toán 12
- Giáo án Ngữ văn 12
- Giáo án Vật Lí 12
- Giáo án Hóa học 12
- Giáo án Sinh học 12
- Giáo án Địa Lí 12
- Giáo án Lịch Sử 12
- Giáo án Lịch Sử 12 mới
- Giáo án GDCD 12
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 12
- Giáo án Tin học 12
- Giáo án Công nghệ 12
- Giáo án GDQP 12
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Đề thi Ngữ văn 12
- Đề thi Toán 12
- Đề thi Tiếng Anh 12 mới
- Đề thi Tiếng Anh 12
- Đề thi Vật Lí 12
- Đề thi Hóa học 12
- Đề thi Sinh học 12
- Đề thi Địa Lí 12
- Đề thi Lịch Sử 12
- Đề thi Giáo dục Kinh tế Pháp luật 12
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 12
- Đề thi Tin học 12
- Đề thi Công nghệ 12