Giáo án Hóa học 12 Bài 33: Hợp kim của sắt mới nhất
Với mục đích giúp các Thầy / Cô giảng dạy môn Hóa học dễ dàng biên soạn Giáo án Hóa học lớp 12, VietJack biên soạn Giáo án Hóa học 12 Bài 33: Hợp kim của sắt phương pháp mới theo hướng phát triển năng lực theo 5 bước bám sát mẫu Giáo án môn Hóa học chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu Giáo án Hóa học 12 này sẽ được Thầy/Cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quí báu.
Giáo án Hóa học 12 Bài 33: Hợp kim của sắt mới nhất
Chỉ từ 250k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Hóa học 12 theo phương pháp mới bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
A. CHUẨN KIẾN THỨC – KĨ NĂNG
I. KIẾN THỨC – KĨ NĂNG
1. Kiến thức
Nêu được:
- Định nghĩa và phân loại gang, sản xuất gang (nguyên tắc, nguyên liệu, cấu tạo và chuyển vận của lò cao, biện pháp kĩ thuật).
- Định nghĩa và phân loại thép, sản xuất thép (nguyên tắc chung, phương pháp Mác - tanh, Be- xơ - me, Lò điện: ưu điểm và hạn chế)
- Ứng dụng của gang, thép.
2. Kĩ năng
- Quan sát mô hình, hình vẽ, sơ đồ... rút ra được nhận xét về nguyên tắc và quá trình sản xuất gang, thép.
- Viết các PTHH phản ứng oxi hoá - khử xảy ra trong lò luyện gang, luyện thép.
- Phân biệt được một số đồ dùng bằng gang, bằng thép.
- Sử dụng và bảo quản hợp lí được một số hợp kim của sắt.
- Tính khối lượng quặng sắt cần thiết để sản xuất một lượng gang xác định theo hiệu suất.
3. Thái độ
+ Học sinh có thái độ tích cực, chủ động, nghiêm túc trong học tập, trong nghiên cứu, trong hoạt động nhóm.
+ Có ý thức bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên, các loại vật liệu bằng sắt, có ý thức tìm tòi sáng tạo tận dụng những nguyên liệu có sẵn.
II. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
Năng lực chuyên biệt
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực tính toán qua việc giải thích các bài tập hóa học có bối cảnh thực tiễn.
Các năng lực khác
- Năng lực sáng tạo, năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác trong hoạt động nhóm.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: diễn đạt trình bày ý kiến nhận định của bản thân.
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Phiếu học tập.
2. Học sinh
- Chuẩn bị bài trước ở nhà theo hướng dẫn của giáo viên.
- Tích cực, chủ động thực hiện các nhiệm vụ theo lựa chọn và sự phân công.
C. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:
Phương pháp sử dụng: Phương pháp dạy học theo nhóm, ki thuật khăn trải bàn.
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Hoạt động khởi động
1.1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...
Khởi động: Tổ chức cho HS chơi trò chơi giải ô chữ gồm 9 hàng ngang và một hàng dọc
Để ôn lại kiến thức cũ và vào bài mới với từ khóa là Hợp kim sắt
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của Học sinh – Phát triển năng lực |
Nội dung |
GV chia lớp thành 3 nhóm hoàn thành các nhiệm vụ sau (tìm hiểu trước ở nhà) NV1: Tìm hiểu khái niệm, phân loại, tính chất và ứng dụng của gang NV2: Tìm hiểu sản xuất gang - Nguyên tắc và nguyên liệu sản xuất gang - các phản ứng xảy ra trong quá luyện quặng thành gang - sự tạo thành gang |
HS thảo luận nhóm và hoàn thành nhiệm vụ theo yêu cầu của GV HS đổi chỗ thành nhóm mảnh ghép theo HD của GV, thảo luận phần kiến thức đã chuẩn bị hoàn thành phiếu học tập HS trình bày HS lắng nghe HS nghi lại nội dung tóm tắt |
I – GANG 1. Khái niệm: Gang là hợp kim của sắt và cacbon trong đó có từ 2 – 5% khối lượng cacbon, ngoài ra còn có một lượng nhỏ các nguyên tố Si, Mn, S,… 2. Phân loại: Có 2 loại gang a) Gang xám: Chứa cacbon ở dạng than chì. Gang được dùng để đúc bệ máy, ống dẫn nước, cánh cửa,… b) Gang trắng - Gang trắng chứa ít cacbon hơn và chủ yếu ở dạng xementit (Fe3C). - Gang trắng (có màu sáng hơn gang xám) được dùng để luyện thép. 3. Sản xuất gang a) Nguyên tắc: Khử quặng sắt oxit bằng than cốc trong lò cao. b) Nguyên liệu: Quặng sắt oxit (thường là hematit đỏ Fe2O3), than cốc và chất chảy (CaCO3 hoặc SiO2). c) Các phản ứng hoá học xảy ra trong quá trình luyện quặng thành gang Phản ứng tạo chất khử CO C + O2 CO2 CO2 + C 2CO Phản ứng khử oxit sắt - Phần trên thân lò (4000C) 3Fe2O3 + CO 2Fe3O4 + CO2 - Phần giữa thân lò (500 – 6000C) Fe3O4 + CO FeO + CO2 - Phần dưới thân lò (700 – 8000C) FeO + CO Fe + CO2 Phản ứng tạo xỉ (10000C) CaCO3 → CaO + CO2↑ CaO + SiO2 → CaSiO3 d) Sự tạo thành gang (SGK) |
Xem thêm các bài soạn Giáo án Hóa học lớp 12 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:
- Giáo án Hóa học 12 Bài 37: Luyện tập: Tính chất hóa học của sắt và hợp chất của sắt
- Giáo án Hóa học 12 Bài 34: Crom và hợp chất của crom
- Giáo án Hóa học 12 Bài 34: Crom và hợp chất của crom (tiết 2)
- Giáo án Hóa học 12 Bài 38: Luyện tập: Tính chất hóa học của crom, đồng và hợp chất của chúng
- Giáo án Hóa học 12 Bài 39: Thực hành: Tính chất hóa học của sắt, đồng và nhưng hợp chất của sắt, crom
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giáo án lớp 12 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 12 (các môn học)
- Giáo án Toán 12
- Giáo án Ngữ văn 12
- Giáo án Vật Lí 12
- Giáo án Hóa học 12
- Giáo án Sinh học 12
- Giáo án Địa Lí 12
- Giáo án Lịch Sử 12
- Giáo án Lịch Sử 12 mới
- Giáo án GDCD 12
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 12
- Giáo án Tin học 12
- Giáo án Công nghệ 12
- Giáo án GDQP 12
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Đề thi Ngữ văn 12
- Đề thi Toán 12
- Đề thi Tiếng Anh 12 mới
- Đề thi Tiếng Anh 12
- Đề thi Vật Lí 12
- Đề thi Hóa học 12
- Đề thi Sinh học 12
- Đề thi Địa Lí 12
- Đề thi Lịch Sử 12
- Đề thi Giáo dục Kinh tế Pháp luật 12
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 12
- Đề thi Tin học 12
- Đề thi Công nghệ 12