Giáo án Hóa 12 Kết nối tri thức Bài 9: Amino acid và peptide
Giáo án Hóa 12 Kết nối tri thức Bài 9: Amino acid và peptide
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Hóa học 12 Kết nối tri thức (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: Gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nêu được khái niệm về amino acid, amino acid thiên nhiên, amino acid trong cơ thể; gọi được tên một số amino acid thông dụng, đặc điểm cấu tạo phân tử của amino acid.
- Nêu được đặc điểm về tính chất vật lí của amino acid (trạng thái, nhiệt độ nóng chảy, khả năng hoà tan).
- Trình bày được tính chất hoá học đặc trưng của amino acid (tính lưỡng tính, phản ứng ester hoá; phản ứng trùng ngưng của ε- và ω-amino acid).
- Nêu được khả năng di chuyển của amino acid trong điện trường ở các giá trị pH khác nhau (tính chất điện di).
- Nêu được khái niệm peptide và viết được cấu tạo của peptide.
- Trình bày được tính chất hoá học đặc trưng của peptide (phản ứng thuỷ phân, phản ứng màu biuret).
- Nêu được khái niệm, đặc điểm cấu tạo phân tử, tính chất vật lí của protein.
- Trình bày được tính chất hoá học đặc trưng của protein (phản ứng thuỷ phân, phản ứng màu của protein với nitric acid và copper(II) hydroxide; sự đông tụ bởi nhiệt, bởi acid, kiềm và muối kim loại nặng).
- Nêu được vai trò của protein đối với sự sống; vai trò của enzyme trong phản ứng sinh hoá và ứng dụng của enzyme trong công nghệ sinh học.
2. Về năng lực
- Thực hiện được thí nghiệm phản ứng màu biuret của peptide.
- Thực hiện được thí nghiệm về phản ứng đông tụ của protein: đun nóng lòng trắng trứng hoặc tác dụng của acid, kiềm với lòng trắng trứng; phản ứng của lòng trắng trứng với nitric acid; mô tả các hiện tượng thí nghiệm, giải thích được tính chất hoá học của protein.
3. Về phẩm chất
- Khám phá vai trò của các amino acid trong thực phẩm, dược phẩm, mĩ phẩm,...
- Khơi dậy lòng yêu thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Dụng cụ và hoá chất thực hiện thí nghiệm trong SGK.
- Hình ảnh hoặc video một số ứng dụng của amino acid, vai trò và ứng dụng của protein và enzyme.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Mở đầu
1.1. Mục tiêu
- Huy động được vốn hiểu biết, kĩ năng có sẵn của học sinh (về acid – base Brønsted, cân bằng trong dung dịch, carboxylic acid, phản ứng ester hoá, amine,…) để chuẩn bị cho học bài mới; học sinh cảm thấy vấn đề sắp học rất gần gũi với mình.
- Kích thích sự tò mò, khơi dậy hứng thú của học sinh về chủ đề sẽ học; tạo không khí lớp học sôi nổi, chờ đợi, thích thú.
- Học sinh trải nghiệm qua tình huống có vấn đề, trong đó chứa đựng những nội dung kiến thức, những kĩ năng để phát triển phẩm chất, năng lực mới.
1.2. Nội dung
Giáo viên tổ chức cho học sinh trả lời câu hỏi để tìm các từ hàng ngang, sau đó tìm từ chìa khoá.
Câu 1: Tên hormone sinh ra ở tuyến tụy, có vai trò điều tiết lượng đường trong máu.
Câu 2: Cụm từ chỉ sự rất quan trọng và cần thiết, không thể thiếu được.
Câu 3: Cụm từ chỉ sự tồn tại với các biểu hiện sinh học như trao đổi chất, sinh trưởng và sinh sản.
Câu 4: Tên gọi chung của những đại phân tử, gồm nhiều amino acid liên kết lại với nhau, tạo cơ sở nền tảng cho sự sống.
Câu 5: Cụm từ chỉ hệ gồm hai điện tích điểm bằng nhau về độ lớn nhưng trái dấu.
Câu 6: Môi trường dung dịch làm phenolphthalein chuyển sang màu hồng.
1.3. Sản phẩm
Lysine là một trong các amino acid thiên nhiên thiết yếu cho sự sống, tham gia cấu tạo nên protein và các hormon như insulin. Phân tử lysine tồn tại ở dạng ion lưỡng cực và dung dịch lysine có môi trường base.
1.4. Tổ chức thực hiện
- Giáo viên thiết kế các câu hỏi dạng trò chơi Quizizz, Rung chuông vàng,… để khởi động buổi học.
2. Hoạt động 2: Amino acid
2.1. Mục tiêu
- Nêu được khái niệm về amino acid, amino acid thiên nhiên, amino acid trong cơ thể; gọi được tên một số amino acid thông dụng, đặc điểm cấu tạo phân tử của amino acid.
– Nêu được đặc điểm về tính chất vật lí của amino acid (trạng thái, nhiệt độ nóng chảy, khả năng hoà tan).
- Trình bày được tính chất hoá học đặc trưng của amino acid (tính lưỡng tính, phản ứng ester hoá; phản ứng trùng ngưng của ε- và ω- amino acid).
- Nêu được khả năng di chuyển của amino acid trong điện trường ở các giá trị pH khác nhau (tính chất điện di).
2.2. Nội dung
Nhiệm vụ 2.1: Khái niệm và danh pháp
1. Xét công thức cấu tạo của hai carboxylic acid đã học ở lớp 11:
a) Thay thế 1 nguyên tử H ở carbon α trong mỗi phân tử trên bằng nhóm amino (NH2).
b) Dự đoán tên cho mỗi sản phẩm thế theo quy tắc:
Vị trí nhóm thế (α)- tên nhóm thế (amino) tên mạch chính (tên thông thường của carboxylic acid).
c) Biết các sản phẩm thế thu được ở trên đều thuộc loại amino acid. Theo em, thế nào là amino acid?
2. Tìm thông tin cần thiết ở nội dung hoạt động trong SGK trang 41.
a) Viết thêm thành phần còn thiếu vào công thức của mỗi amino acid sau:
Valine |
|
Glutamic acid |
|
Lysine |
b) Theo em, các amino acid trong Hình 9.1 có điểm gì chung về cấu tạo?
c) Nêu khái niệm chung về amino acid.
3. Ba vòng tròn ở hình bên tượng trưng cho số lượng các α-amino acid có công thức chung dạng H2N–CH(R)–COOH. Hãy gán tên: amino acid thiên nhiên, amino acid tiêu chuẩn, amino acid thiết yếu cho mỗi vòng tròn. |
4. Tìm thông tin quy tắc gọi tên ở mục 1b (SGK trang 42).
Viết tên thay thế (dòng 1), tên bán hệ thống (dòng 2), tên thường và kí hiệu (dòng 3) vào cột bên phải.
Amino acid |
Danh pháp |
H2N−CH2−COOH |
|
H2N−CH(CH3)−COOH |
|
(CH3)2CH−CH(NH2)−COOH |
|
HOOC−[CH2]2−CH(NH2)COOH |
|
H2N−[CH2]4−CH(NH2)COOH |
................................
................................
................................
(Nguồn: NXB Giáo dục)
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Hóa học 12 Kết nối tri thức năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Hóa học lớp 12 Kết nối tri thức chuẩn khác:
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giáo án lớp 12 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 12 (các môn học)
- Giáo án Toán 12
- Giáo án Ngữ văn 12
- Giáo án Vật Lí 12
- Giáo án Hóa học 12
- Giáo án Sinh học 12
- Giáo án Địa Lí 12
- Giáo án Lịch Sử 12
- Giáo án Lịch Sử 12 mới
- Giáo án GDCD 12
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 12
- Giáo án Tin học 12
- Giáo án Công nghệ 12
- Giáo án GDQP 12
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Đề thi Ngữ văn 12
- Đề thi Toán 12
- Đề thi Tiếng Anh 12 mới
- Đề thi Tiếng Anh 12
- Đề thi Vật Lí 12
- Đề thi Hóa học 12
- Đề thi Sinh học 12
- Đề thi Địa Lí 12
- Đề thi Lịch Sử 12
- Đề thi Giáo dục Kinh tế Pháp luật 12
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 12
- Đề thi Tin học 12
- Đề thi Công nghệ 12